LUẬN VĂN:TỐI ƯU HÓA TOPOLOGY TRONG MẠNG AD-HOC
lượt xem 34
download
Ngày nay, Internet đã thực sự phát triển và đi sâu vào đời sống của mỗi con người. Khả năng chia sẻ những tài nguyên lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả luôn nhận được quan tâm từ những người nghiên cứu cũng như sử dụng Internet. Với những đặc điểm phù hợp, mạng ngang hàng, đặc biệt là mạng ngang hàng có cấu trúc ngày càng được sử dụng phổ biến cho các ứng dụng nêu trên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, mạng ngang hàng có cấu trúc cũng bộc lộ những hạn chế nhất định,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:TỐI ƯU HÓA TOPOLOGY TRONG MẠNG AD-HOC
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Đức Hải TỐI ƯU HÓA TOPOLOGY TRONG MẠNG AD-HOC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2009
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Đức Hải TỐI ƯU HÓA TOPOLOGY TRONG MẠNG AD-HOC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Hồng Quân HÀ NỘI - 2009
- Lời cảm ơn Để hoàn thành được khóa luận này trước hết em xin gửi cảm ơn tất cả các thầy cô trong trường Đại Học Công Nghệ đã truyền thụ cho em những kiến thức để có thể nghiên cứu những vấn đề của khóa luận, sự cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Hồng Quân, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận, đến anh Vũ Anh Hải ban BCCS VNPT, người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình xây dựng chương trình mô phỏng. Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Sinh viên Nguyễn Đức Hải
- Tóm tắt nội dung Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các thiết bị di dộng, nhu cầu kết nối giữa các thiết bị mọi lúc mọi nơi ngày càng trở nên cấp thiết. Một trong những giải pháp cho yêu cầu này đó là xây dựng nên một mạng ad-hoc. Về cơ bản, mạng ad-hoc có thể kết nối tất cả các thiết bị truyền thông không dây mà không sử dụng bất cứ các cơ sở hạ tầng cố định nào. Rất nhiều vấn đề đã được đặt ra đó là làm sao tạo ra được một mạng ahoc là tối ưu nhất. Một trong những vấn đề cần giải quyết đó là làm thế nào để duy trì được mạng ad-hoc với thời gian là dài nhất trong điều kiện bị giới hạn về nguồn năng lượng. Trong khóa luận này chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này theo một phương pháp tiếp cận là tối ưu hóa topology của mang ad-hoc sao cho các node trong mạng có thể truyền được số lượng các gói tin là lớn nhất và sử dụng nguồn năng lượng là nhỏ nhất.
- MỤC LỤC Mở đầu .................................................................................................................................1 Chương 1. Giới thiệu về mạng Ad-hoc .............................................................................2 1.1. Mạng Ad-Hoc............................................................................................................2 1.2. Những sự thách thức .................................................................................................4 Chương 2. Mô hình hóa mạng ad-hoc ..............................................................................6 2.1. Kênh truyền không dây .............................................................................................6 2.2. Đồ thị truyền thông .................................................................................................10 2.3. Mô hình hóa sự tiêu thụ năng lượng .......................................................................13 2.4. Mô hình hóa tính di động ........................................................................................16 Chương 3. Tối ưu hóa Topology......................................................................................20 3.1. Vấn đề về vùng ảnh hưởng......................................................................................20 3.1.1. Định nghĩa vấn đề ............................................................................................20 3.1.2. Vấn đề RA trong những mạng một chiều (One-Dimensional Networks). ......21 3.1.3. Vấn đề RA trong mạng 2 và 3 chiều................................................................23 3.1.4. Vấn đề về tính đối xứng...................................................................................25 3.2.Chi phí năng lượng của Range Assignment tối ưu. .................................................33 Chương 4. Hiệu quả năng lượng của sự kết nối các topology ......................................34 4.1. Hiêu quả năng lượng Unicast..................................................................................34 4.2. Hiệu quả năng lượng broadcast...............................................................................39 Chương 5. Mô phỏng và kết quả thực nghiệm ..............................................................43 5.1. Ý tưởng xây dựng một chương trình mô phỏng......................................................43 5.2. Xây dựng chương trình mô phỏng ..........................................................................43 5.3. Kết quả mô phỏng ...................................................................................................44 5.4. Nhận xét ..................................................................................................................44 Chương 6. Kết luận ..........................................................................................................46 6.1. Những kết quả đạt được và mặt hạn chế của khóa luận..........................................46 6.2. Phương hướng phát triển.........................................................................................47 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................48
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Mô hình two-ray group............................................................................................8 Hình 2: Chiều của mạng và phạm vi vùng ảnh hưởng của node........................................11 Hình 3: Đồ thị điểm 2 chiều ...............................................................................................12 Hình 4: Các cạnh backward................................................................................................21 Hình 5: Minimum Spanning Tree.......................................................................................24 Hình 6: SRA và WSRA......................................................................................................26 Hình 7: Gadget cho cạnh (a, b)...........................................................................................29 Hình 8: Sự sắp xếp các node và khoảng cách giữa chúng..................................................33 Hình 9: Đồ thị maxpower G và đồ thị con G’ với các hệ số power stretch .......................35 Hình 10: Bảng các đồ thị định tuyến và các hệ số liên quan..............................................37 Hình 11: Một vùng bao phủ của 1 node trong đồ thị Gabriel ............................................38 Hình 12: Giao diện chính của chương trình .......................................................................43
- Mở đầu Những thiết bị tính toán và truyền thông không dây đã trở nên phổ biến và đi kèm với đó là cơ sở hạ tầng truyền thông ngày càng lớn mạnh đã làm nên một sự phát triển nhanh chóng của mạng không dây. Hầu hết các nghiên cứu và sự phát triển dành cho mạng không dây đó là những sự ổn định, được sự quan tâm của cộng đồng khoa học và nghành công nghiệp truyền thông, lĩnh vực truyền thông đang được kích thích và đang hướng tới truyền thông giao tiếp mà không cần bất cứ một cơ sở hạ tầng nào. Với những yêu cầu cấp thiết này thì mạng ad-hoc là một giải pháp hữu hiệu. Vấn đề đặt ra đó là làm sao để thiết kế được mạng ad-hoc với một độ ổn định cao, hiệu năng trên đường truyền là lớn nhất, đồng thời tiết kiêm được năng lượng sử dụng cho mỗi node. Trong khóa luận này chúng ta sẽ tiếp cận và giải quyết vấn đề này theo một phương pháp là tối ưu hóa Topology để đạt tới hiệu năng sử dụng của mạng một cách cao nhất, đồng thời tiết kiệm năng lượng được sử dụng cho từng node. Một số nội dung chính của khóa luận khi nghiên cứu về vấn đề tối ưu hóa Topology được trình bày lần lượt theo các chương sau: Chương 1: Giới thiệu về mạng ad-hoc, tầm quan trọng, tính năng nổi bật cũng như những thách thức khi xây dựng một mạng ad-hoc. Chương 2: Mô hình hóa mạng ad-hoc, mô hình về các kênh truyền không dây, xây dựng topology của mạng ad-hoc dựa trên đồ thị truyền thông Chương 3: Tối ưu hóa Topology, đưa ra các thuật toán nhằm tính toán và tạo ra được topology cho mạng ad-hoc sao cho một cách tối ưu nhất Chương 4: Hiệu quả năng lượng từ việc tối ưu hóa Topology, chúng ta sẽ chứng minh rằng với Topology tối ưu thì năng lượng sử dụng cho mạng ad-hoc sẽ được giảm xuống. Chương 5: Mô tả về chương trình mô phỏng, đưa ra các ý tưởng xây dựng chương trình mô phỏng, các module chính, kết quả thực nghiệm và các đánh giá thực tế Chương 6: Kết luận, đưa ra những mặt đã đạt được của khóa luận, những mặt còn hạn chế và bước phát triển tiếp theo của khóa luận trong tương lai 1
- Chương 1. Giới thiệu về mạng Ad-hoc 1.1. Mạng Ad-Hoc Mạng ad-hoc là lĩnh vực nền tảng trong truyền thông không dây.Công nghệ này cho phép những node mạng có thể truyền thông ngay lập tức với những node khác sử dụng những bộ phát không dây mà không cần sử dụng một cơ sở hạ tầng cố định. Điều này là một sự khác biệt rất lớn của mạng ad-hoc với nhiều mạng không dây cổ điển như mạng cellular hay wireless LAN, trong những mạng này, mỗi node sẽ phải truyền thông với một trạm cơ sở và những trạm cơ sở này thì sử dụng mạng có dây. Mạng ad-hoc đang được trông đợi sẽ là một cuộc cách mạng hóa của truyền thông không dây trong vài năm tới: bằng sự bổ sung những mô hình mạng cổ điển (Internet, mạng cellular, truyền thông vệ tinh), mạng ad-hoc sẽ trở nên vô cùng phổ biến, bằng cách khai thác công nghệ không dây ad-hoc, những thiết bị không dây vô cùng phổ biến (điện thoại , PDA, laptop …) và những thiết bị cố định (máy trạm, những điểm truy xuất Internet không dây …) có thể được kết nối cùng nhau sẽ tạo thành một mạng rộng khắp hay là một mạng toàn cầu. Những ứng dụng trong tương lai theo xu hướng công nghệ mạng ad-hoc sẽ chứng minh rằng nó rất hữu dụng.Ví dụ, hãy xem xét những tình huống sau đây. Một trận động đất đã phá hủy hầu hết mọi thứ, các cớ sở hạ tầng thông tin liên lac của một thành phố lớn(đường dây điện thoại, các máy trạm của mạng cellular …). Một vài đội cứu hộ (chữa cháy, cảnh sát, y tế …) đang làm việc trên thảm họa đó để cứu mọi người và giúp đỡ những người bị thương.Để mang lại một sự giúp đỡ tốt hơn cho người dân thì những đội cứu hộ phải được phối hợp với nhau.Rõ ràng, một hành động phối hợp chỉ có thể đạt được nếu những người cứu hộ có khả năng giao tiếp, với những người trong đội của mình vả cả những đội khác nữa (ví dụ như cảnh sát với cảnh sát hay cứu hỏa với y tế). Với công nghệ có sẵn, những nỗi nỗ lực phối hợp của những người cứu hộ trong hoàn cảnh cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc bị phá hủy nghiêm trọng là rất khó khăn: thậm chí nếu các thành viên trong nhóm được trang bị những bộ đàm hoặc là các thiết bị tương tự, khi không có quyền truy cập vào các cớ sở hạ tầng cố định có sẵn thì những người cứu hộ chỉ có thể liên lạc trong một phạm vi gần. Vì vậy một trong những ưu tiên ngày nay trong quản lý thiên tai đó là làm thế nào để khôi phục lại được hệ thống cơ sở thông tin liên lạc càng nhanh càng tốt, việc này thường được thực hiện bằng cách sửa chữa các cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy và triển khai các thiết bị thông tin liên lạc tạm thời. 2
- Tình hình có thể khác đi rất nhiều nếu công nghệ mạng ad-hoc đã sẵn sàng: bằng cách sử dụng đầy đủ các hình thức truyền thông không dây phân cấp hay truyền thông không dây đa chặng, những người cứu hộ sẽ có khả năng giao tiếp trong một khoảng cách tương đối xa. Đối với môt khu vực thiên tai có một mật độ dân cư đông hay là một thành phố thì công nghệ mạng ad-hoc có thể mang lại thành công trong những nỗ lực cứu hộ mà không cần sử dụng một cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc nào. Ví dụ trên phần nào mô tả được những tính năng nối bật của những ứng dụng sử dụng công nghệ mạng ad-hoc: Mạng không đồng nhất: Một mạng ad-hoc điển hình là một mạng lưới bao gồm nhiều thiết bị không đồng nhất. Ví dụ ở giả thiết phía trên đã mô tả, các nhóm cứu hộ làm việc trên vùng bị thiên tai sẽ được trang bị các thiết bị truyền thông giao tiếp khác nhau như: điện thoại di động, PDAs, bộ đàm hay máy tính xách tay … .Để cho việc thiết lập một mạng lưới thông tin liên lạc một cách thành công thì công nghệ mạng phải là nền tảng giúp cho phép các thiết bị khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Tính di động: trong một mạng ad-hoc điển hình, hầu hết các node trong mạng là di động, một ví dụ trong trường hợp này chính là những người làm việc trong vùng bị thiên tai mà ta đã nêu trong giả thiết phía trên. Mạng phân tán: việc xây dựng một mạng ad-hoc phân tán là khi các nút trong mạng là phân tán theo phương diện vật lý, trong thực tế khi các nút mạng là gần nhau thì truyền thông qua một chặng sẽ hữu dụng hơn rất nhiều và sự truyền thông qua nhiều chặng là không cần thiết. Tiềm năng của những ứng dụng trong mạng ad-hoc là rất nhiều , trong đó chúng ta đánh giá những điều sau đây: Phân phối nhanh chóng lưu lượng truy cập trên đường cao tốc và khu đô thị: .Những tuyến đường cao tốc và các khu đô thị có thể được trang bị những trạm phát vô tuyến cố định, gửi những thông tin quảng bá tới những xe hơi có gắn những thiết bị thu nhận GPS. Lần lượt các xe đang hoạt động có thể cập nhật được giao thông rất nhanh chóng.So với những công nghệ cũ thì công nghệ mới này sẽ cung cấp những chính xác và nhanh chóng hơn. Truy cập Internet khắp nơi: Trong một tương lai rất gần, những khu vực công cộng như, sân bay, nhà ga, khu mua sắm cao cấp, sẽ được trang bị những điểm truy cập Internet không dây, bằng cách sử dụng các thiết bị di động của những người dùng khác như là một cầu nối không dây việc truy cập internet sẽ được phủ rộng hầu hết mọi nơi. 3
- Phân phối những điểm thu nhận thông tin: Bằng cách sử dụng những trạm truyền thông không dây những điểm thu nhận thông tin có thể phân phối hoặc thu thập thông tin từ những người sử dụng. Ví dụ về một điểm thu nhận thông tin đó là một thông tin về một chuyến du lịch, các sự kiện xung quanh, thông tin về các cửa hàng, nhà ăn trong khu một khu vực. … 1.2. Những sự thách thức Mặc dù công nghệ dành cho mạng ad-hoc là tương đối hoàn thiện nhưng những ứng dụng trên nó hầu như hoàn toàn không có.Một phần của thực tế này chính là một số vấn đề trong mạng ad-hoc còn chưa có hướng giải quyết.Trong phần này chúng ta sẽ mô tả những trạng thái của công nghệ mạng ad-hoc hiện thời và đối điện với thách thức trong việc thiết kế mạng ad-hoc. Mạng không dây ad-hoc đã thu hút được nhiều sự quan tâm của của các nhà ngiên cứu và các ngành công nghiệp trong một vài năm gần đây.Với tư cách là kết quả của một loạt các hoạt động ngiên cứu đáng kể, các cơ chế truyền thông không dây ad-hoc cơ bản đã được thiết kế và chuẩn hóa. Những ví dụ phổ biến nhất, chuẩn giao tiếp IEEE 802.11 và Bluetooth đã được thực thi trong hàng loạt các thiết bị không dây thương mại, và những chuẩn này cho phép các thiết bị không dây giao tiếp với nhau mà ít sử dụng các cơ sở hạ tầng. Vì vậy, giao tiểp không dây, multihop giữa các thiêt bị khác nhau như điện thoại di động, máy tính cách tay, PDA hay các thiết bị thông minh đều có thể trở thành hiện thực với công nghệ được cung cấp hiện thời. Mặc dù thực tế là công nghệ dành cho mạng ad-hoc đang tồn tại, nhưng những ứng dụng trên nền tảng mô hình mạng ad-hoc hầu như hoàn toàn không có.Nguyên nhân của điều này đó là thực tế khi triển khai các dịch vụ mạng ad-hoc gặp rất nhiều khó khăn.Những thách thức chính mà chúng ta sẽ gặp phải là: - Sự duy trì năng lượng: Những thiết bị trong mạng ad-hoc thường được sư dụng nguồn năng lượng thông qua pin được gắn cùng, một trong những mục tiêu chính đó là thiết kế mạng sao cho nguồn năng lượng được sử dụng một cách hiệu quả nhất. - Hình trạng mạng không cấu trúc và/hoặc thay đổi theo thời gian: Trong một mạng lưới các node, về nguyên tắc một thiết bị di động có thể ở bất kỳ nơi nào trong một khu vực rộng lớn và liên tục di động, như vậy một đồ thị của hình trạng mạng sẽ biểu 4
- diễn cho sự liên kết giữa các node thường là không có cấu trúc.Hơn nữa hình trạng mạng sẽ thay đổi theo thời gian vì các nodes gần như liên tục di chuyển.Với nguyên nhân này việc tối ưu hóa các giao thức trong mạng ad-hoc là một công việc rất khó khăn. - Chất lượng thông tin liên lạc kém: Thông tin liên lạc trong trên một kênh truyền không dây nói chung là kém chất lượng hơn so với một kênh truyền có dây.Hơn nữa chất lượng thông tin liên lạc là bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, (điều kiện thời tiết, các vật cản, chướng ngại vật, sự can thiệp của các mạng lưới không dây khác, …).Vì vậy các ứng dụng cho mạng ad-hoc nên có khả năng phục hồi nhanh chóng để đáp ứng lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài này. - Tính toán sự giới hạn tài nguyên: Đặc trưng của mạng ad-hoc là những tài nguyên sẵn có rất ít.Đặc biệt năng lượng và lương băng thông được cung cấp trong mạng rất hạn chế so với những mô hình mạng trước đây.Những giao thức trong mạng ad-hoc phải mang lại mức độ thực thi cao trong điều kiện những tài nguyên có sẵn bị hạn chế. - Khả năng mở rộng: Trong tương lai không xa của mạng ad-hoc, mạng có thể gồm hàng trăm hay tới hàng nghìn những node, điều này có nghĩa là giao thức dành cho mạng ad-hoc phải có khả năng hoạt động hiệu quả trong môi trường có một số lượng rất lớn các node tham gia. Trong trường hợp công nghệ mạng ad-hoc được sử dụng để tạo nên một mạng rộng khắp thì các vấn đề sau đây cũng nên được quan tâm: Phân chia mạng toàn cầu: Trong viễn cảnh của một mạng rộng khắp được mô tả trong phần 1.1.1 thì dữ liệu sẽ đi qua hầu hết các mô hình của các mạng: ad-hoc, cellular, vệ tinh, wireless LAN, Internet, vv.Một lý thuyết lý tưởng là người sử dụng có thể chuyển dữ liệu thông suốt từ một mạng này tới một mạng khác mà không cần những ứng dụng chuyển đổi hoặc ngắt chuyển đổi.Và để thực hiện được điều này thì quả thực là một nhiệm vụ rất khó khăn. Mô phỏng sự liên kết giữa các node: Khi thiết kế một giao thức mạng, việc thiết kế thường được giả định rằng tất cả các node đều tình nguyện tham gia thực thi mạng này. Trong tương lai của những ứng dụng mạng ad-hoc, những node mạng thường được sở hữu bởi các đối tượng khác nhau (người dùng cá nhân, các chuyên gia hay những tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận), và những node này sẽ tự động tham gia thực thi các giao thức trong mạng ad-hoc. Vì vậy những node trong mạng phải được mô phỏng theo một giao thức nào đó một cách chi tiết và đặc biệt 5
- Chương 2. Mô hình hóa mạng ad-hoc Trong chương này, chúng ta sẽ giới thiệu một mô hình mạng ad-hoc không dây đơn giản nhưng đã được áp dụng rộng khắp.Mô hình này cũng được áp dụng cho những mạng có kiểu tương tự như mạng ad-hoc 2.1. Kênh truyền không dây Những node trong mạng ad-hoc truyền thông thông qua những bộ thu phát không dây. Vì lý do này, một điều quan trọng khi xây dựng một khối mô hình cho mạng ad-hoc là xây dựng kênh truyền không dây. Một kênh truyền không dây giữa một đơn vị truyền u và một đơn vị nhận v được thiết lập khi và chỉ khi cường độ của tín hiệu nhận được bởi node v (Pr) ở trên một ngưỡng, ngưỡng này được gọi là cảm ứng với ngưỡng (sensitivity threshold). Về mặt hình thức có một liên kết không dây trực tiếp giữa u và v nếu Pr ≥ β , β là giá trị cảm ứng với ngưỡng, giá trị chính xác của β phụ thuộc vào bộ truyền không dây và tốc độ truyền dữ liệu: cho một kênh truyền không dây, nếu tốc độ truyền dữ liệu là cao thì giá trị của β cũng cao hơn.Điều này cũng cho thấy rằng Pr cũng cần cao hơn. Để đơn giản hóa trong các ví dụ sau thì chúng ta giả thiết rằng β sẽ có giá trị 1. Cường độ của tín hiệu nhận được Pr sẽ phụ thuộc vào cường độ tín hiệu gửi Pt của u trên kênh truyền không dây và với sự mất mát trên đường truyền, tín hiệu trên mô hình này sẽ bị suy giảm theo khoảng cách. Gọi PL(u,v) là giá trị mất mát trên kênh truyền giữa u và v chúng ta có thể tính Pr theo công thức: Pt Pr = PL(u, v) Vì vậy sự cố của một kênh truyền không dây giữa hai node mạng bất kỳ có thể được dự đoán trước nếu sự mất mát trên đường truyền được biết Việc mô hình hóa sự mất mát trên đường truyền trước đó là một nhiệm vụ khó khăn nhất của các nhà thiết kế hệ thống mạng không dây.Các nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến những tín hiệu không dây lan truyền trong môi trường có thể được phân thành ba nhóm: sự phản xạ, nhiễu, sự phân tán. Sự phản xạ xảy ra khi sóng điện từ va chạm với bề mặt của một đối tượng nào đó sẽ tạo ra một sóng điện từ khác có bước sóng gần bằng với bước sóng ban đầu tùy thuộc vào bề mặt phản xạ.Ví dụ như, tín hiệu không dây sẽ được 6
- phản xạ bởi mặt đất, những tòa nhà lớn và những bức tường.Nhiễu được gây ra bởi một đối tượng khác nằm giữa người gửi và người nhận mà tiêu biểu là sự giao thoa sóng sẽ gây nên sự nhiễu tín hiệu. Sự suy giảm xảy ra khi một số nhỏ các đổi tượng người nhận và người gửi cũng sẽ nhận những tín hiệu dẫn đến sóng lan truyền bị phân tán và suy giảm cường độ.Trong phần sau đây chúng tôi xin giới thiệu một cách ngắn gọn những mô hình mất mát trên đường truyền phổ biến nhất. 2.1.1. Mô hình truyền free space Mô hình này được sử dụng để truyền các tín hiệu lan truyền khi đường truyền giữa người gửi và người nhận là rỗi và không bị tắc nghẽn. Có nghĩa là với Pr(d) là cường độ của tín hiệu nhận được từ người gửi với khoảng cách giữa 2 node gửi và nhận là d, chúng ta có công thức 2.1: Pt .Gt .Gr .λ2 Pr(d) = (4π ) 2 .d 2 .L Với Gt là gia lượng ănten (transmitter angtenna gain) của người gửi, Gr là gia lượng ăngten của người nhận, L là hệ số mất mát hệ thống không liên quan đến quá trình truyền và λ là bước sóng.Vì chúng ta không quan tâm đến những đặc điểm riêng của người gửi, chúng ta có thể đơn giản hóa và có công thức 2.2 sau: Pt Pr (d ) = C f . d2 Cf là một hằng số phụ thuộc và các đặc điểm của người gửi Với công thức trên đã cho chúng ta thấy rằng cường độ suy giảm của tín hiệu nhận được tỉ lệ với bình phương khoảng cách d giữa người gửi và người nhận Kết hợp với công thức 2.2 với giá trị cảm ứng ngưỡng, những tín hiệu chỉ có thể được truyền đi khi và chỉ khi d ≤ C f .Pt Nói cách khác, vùng bao phủ của một node truyền chính là một vùng tròn có bán kính là C f .Pt với node truyền là tâm Công thức free space chỉ đúng khi giá trị d là tương đối lớn đối với ăngten phủ của người truyền là tương đối xa 2.1.2. Mô hình two-ray ground 7
- Mô hình free space là một trường hợp đặc biệt, khi mà đường truyền giữa người gửi và người nhận là duy nhất và tín hiệu truyền cũng là duy nhất.Chính vì lý do này mô hình free space thường là không chính xác. Để cải thiện tính chính xác hay xem xét mô hình two-ray ground theo 2 phần: đường truyền trực tiếp và đường truyền phản xạ qua mặt đất giữa người gửi và người nhận. Xem hình bên dưới. Hình 1: Mô hình two-ray group Trong mô hình two-ray ground cường độ của tín hiệu nhận với khoảng cách truyền nhận là d được tính theo công thức 2.3: ht2 .hr2 Pr (d ) = Pt .Gt .Gr . d4 ht là độ cao của ăngten của bên truyền, hr là độ cao của ăngten bên nhận, nếu khoảng cách giữa người gửi và người nhận là tương đối lớn. ( d >> ht .hr ) .Với giả thiết này ta có thể viết được một công thức đơn giản (2.4) để tính cường độ sóng nhận với khoảng cách d là Pt Pr = C t . d4 Ct(t viết tắt của two – ground model), Ct là một hằng số phụ thuộc và các đặc điểm của người gửi. Vì vậy điểm khác biệt với mô hình “free space ” là độ suy giảm tín hiệu trong trường hợp này tỉ lệ với khoảng cách tương quan lên tới lũy thừa 4 thay vì bình phương khoảng cách tương quan. Kết hợp với công thức 2.2 với giá trị cảm ứng ngưỡng, chúng ta có vùng bao phủ của một node truyền chính là một vùng tròn có bán kính là C t .Pt 4 8
- 2.1.3 Mô hình log- distance path Mô hình log- distance path thu được nhờ sự kết hợp của các phương pháp phân tích và phương pháp thực ngiệm. Phương pháp thực nghiệm dựa trên cơ sở các phép thử ngiệm đo lường cũng như là các phép điều chỉnh trực tiếp trên dữ liệu.Mô hình này có thể được coi là mô hình tổng quát của hai mô hình trên, mô hình free space và two-ray ground. Biết rằng hệ số mất mát đường truyền trung bình tương ứng với khoảng cách d một cách chính xác là số mũ của α , nó được gọi là mất mát đường truyền hệ số mũ hay là độ suy giảm cường độ theo khoảng cách. Pt Pr (d ) = dα Miền bao phủ sóng của mô hình này là một vùng tròn có bán kính là Pt với node α truyền là tâm Giá trị của α phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, và nó được đánh giá trong nhiều trường hợp thực ngiệm khác nhau Dưới đây là một bảng thể hiện một số giá trị của α theo từng điều kiện môi trường (Trích Topology Control In Wireless Ad-hoc Networks (Paolo Santi)) α Môi trường Trống trải 2 Khu vực dân cư 2.7 – 3.5 2.1.4 Những biến đổi quy mô lớn và quy mô nhỏ Mô hình truyền log-distance path thường dự đoán giá trị trung bình cường độ tín hiệu nhận được nhờ một khoảng cách nhất đinh, tuy nhiên cường độ của các tín hiệu nhận được thường là rất khác nhau từ những giá trị trung bình này. Vì lý do này, mô hình xác suất đã được sử dụng để tính toán cho các sự thay đổi của các kênh không dây.Trong mô hình xác suất, diện tích bao phủ sẽ không xa hơn một vùng tròn, cho tới khi một kênh không dây giữa hai node xuất hiện như là một sự kiện ngẫu nhiên. Mô hình kênh truyền xác xuất có thể chia thành 2 lớp: Mô hình những biến đổi quy mô lớn: mô hình này sẽ dự đoán những biến đổi của cường độ tín hiệu trong một vùng rộng lớn. 9
- Mô hình những biến đổi quy mô nhỏ: mô hình này sẽ dự đoán những biến đổi của cường độ tín hiệu trong một vùng nhỏ, chúng còn được gọi là mô hình multipath fading. 2.2. Đồ thị truyền thông Đồ thị truyền thông tạo nên những hình trạng của mạng (Network Topology) có nghĩa là, các node kết nối không dây sẽ sử dụng để kết nối đến những node khác.Như đã đưa ra thảo luận trong các phần trước, rõ ràng là sự liên kết giữa 2 đơn vị u và v trong mạng phụ thuộc rât nhiều vào khoảng cách giữa u và v, cường độ truyền được sử dụng để truyền dữ liệu và những môi trường xung quanh. Từ việc tính toán cho sự biến đổi của tín hiệu không dây ở mức độ lớn và mức độ nhỏ đồng thời tạo ra một mô hình chặt chẽ gắn liền với các ứng dụng thực tiễn là một công việc rất phức tạp, trong chương này và các phần còn lại của khóa luận chúng ta sẽ mô hình hóa kênh không dây sử dụng mô hình log-distance path, chúng sẽ được loại trừ nhiều đặc tính của môi trường.Đây là mô hình được coi là tiêu chuẩn trong nghiên cứu về kiểm soát topology trong mạng ad-hoc. Gọi N là tập hợp những node không dây, với | N | = n. Các node được đặt trong vùng giới hạn R. Để đơn giản hơn, chúng ta giả sử rằng R là một chiều của một hình lập phương với cạnh là l. Ta có R = [0, l]d với l > 0 khi d = 1, 2 3. Với bất kỳ node u thuộc N, vị trí của u trong R , được xác định bởi L(u), được diễn tả như chiều tọa độ. Do đó hàm L : N α R sẽ ánh xạ tất cả các node trong mạng thành một đồ thị được giới hạn bởi R. Nếu các node là di động, thì vị trí vật lý của các node sẽ phụ thuộc vào thời gian. Nếu node di chuyển trong vùng R. Chúng ta có thể giả định rằng sự mất mát nói chung của tính di động có thể được thêm vào bằng một đối số trong L, đó là khoảng thời gian thiết lập t. Tóm tắt lại hàm L : N x T α R sẽ gán toàn bộ các tính chất của những node N và tại bất kỳ thời điểm t thuộc T thành tập hợp những tọa độ d chiều để biểu diễn cho những node vật lý tại thời điểm t. Một d –chiều di động của mạng ad-hoc được biểu diễn bởi cặp Md = (N, L), N, L đã được định nghĩa tại phía trên. Cho một mạng lưới Md = (N, L) , một vùng ảnh hưởng của Md là một hàm gán cho tất cả các thành phần u của N một giá trị RA(u) nằm trong khoảng từ [0 , rmax], được coi là vùng ảnh hưởng. Thông số rmax được gọi là vùng ảnh hưởng lớn nhất, và thông số này phụ thuộc vào những thuộc tính của trạm truyền được trang bị trên các node. Và một điều giả định rằng tất cả các node đều được trang bị những thiết bị có các thuộc tính tương tự 10
- nhau, có nghĩa là tất cả các node trong mạng đều có rmax bằng nhau. Trong trường hợp mạng bao gồm các đơn vị được trang bị các thiết bị có khả năng thu phát là khác nhau và giá trị rmax sẽ được lấy giá trị là vùng ảnh hưởng lớn nhất của node. Vùng ảnh hưởng của một node u có nghĩa là trong vùng ảnh hưởng ấy dữ liệu được truyền bởi node u bắt buộc phải được nhận một cách chính xác. Cho một vùng có độ rộng r vùng ảnh hưởng của R để dữ liệu có thể chuyển một cách chính xác phụ thuộc vào chiều mạng : trong trường hợp mạng một chiều, nó sẽ là chiều dài gồm 2 phần có độ dài là 2r với u là trung tâm, trong trường hợp là mạng 2 chiều nó sẽ là một vòng tròng có bán kính là r và u là trung tâm, trong trường hợp là 3 chiều, nó là một khối cầu có bán kính là r và u là trung tâm. (xem hình bên dưới). Hình 2: Chiều của mạng và phạm vi vùng ảnh hưởng của node Chú ý rằng, dưới giả thiết sự lan truyền tín hiệu không dây theo mô hình log distance, với bất kỳ node, trong một pham vi truyền r ∈ (0, rmax] thì cường độ truyền sẽ là Pr ∈ (0, Pmax], Pmax là mức cường độ truyền là lớn nhất của các node.Vì vậy cần chú ý rằng khái niệm phạm vi truyền và cường độ truyền là tương đương nhau, và chúng có thể hoàn toàn thay thế cho nhau trong những phần còn lại của bài viết này. Cho một mạng Md = (N, L) và một vùng ảnh hưởng RA, đồ thị truyền thông bao gồm RA trên Md tại thời điểm t được định nghĩa là một đồ thì có hướng Gt = (N, E(t)), E(t) là một cạnh có hướng giữa u và v , nó sẽ có được nếu RA(u ) ≥ δ ( L(u, t ), L(v, t )) trong đó δ ( L(u, t ), L(v, t )) là khoảng cách giữa u và v theo thời điểm t. Nói cách khác những liên kết có hướng không dây (u , v) có thể có được khi và chỉ khi node u và v nằm trong khoảng cách từ chính nó tới RA (u) tại thời điểm t. Trường hợp này v được gọi là 1 hop hàng xóm, hay một hàng xóm trong khoảng ngắn của node u. Một kết nối được gọi là thuộc 2 hướng, hay có tính đối xứng khi tại một thời điểm t (u, v) ∈ E(t) và (v, u) ∈ E(t). Trong trường hợp này các node u và v được gọi là hàng xóm đối xứng 11
- Vùng ảnh hưởng với max power có nghĩa là RA(u) = rmax cho mỗi node u, hay tất cả các node u trong mạng sẽ truyền với tối đa sức mạnh. Đồ thị truyền thông thu được cuối cùng được gọi là đồ thị sức mạnh tối đa và nó sẽ được biểu diễn tất cả các kết nối có thể giữa các node mạng. Một vùng ảnh hưởng RA được gọi là kết nối tại thời điểm t, hay đơn giản hơn là kết nối, nếu đồ thị truyền thông thu được cuối cùng tại thời điểm t là một kết nối mạnh, có nghĩa là với bất kỳ cặp u và v, có ít nhất một đường đi có hướng từ u tới v. Một vùng ảnh hưởng mà trong đó tất cả các node đều có một vùng ảnh hưởng như nhau là r, 0 < r < rmax được được gọi là đồng nhất r. Cần chú ý rằng đồ thị truyền thông được sinh ra bởi RA đồng nhất có thể được coi như là đại lượng vô hướng, từ (u, v) thuộc E(t) ⇔ (v,u) thuộc E(t). Nếu mạng là di động, vùng ảnh hưởng có thể là khác nhau với thời gian để duy trì tính ổn định của đồ thị truyền thông, chẳng hạn như là tính kết nối Nói chung, chúng ta có thể xác định một số chuỗi những vùng ảnh hưởng trong khoảng thời gian sống của mạng, RAti là vùng ảnh hưởng tại thời điểm ti , và sự chuyển tiếp giữa các RA được xác định bởi các giao thức thích hợp. Nếu mạng là tĩnh (nghĩa là vị trí của tất cả các node không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của mạng) các mô hình đã được giới thiệu ở phía trên có thể được đơn giản hóa bằng cách là coi L là một hàm của N mà thôi. Tuy nhiên vì nguyên tắc thì các RA có thể khác nhau trong quá trình sử dụng của mạng.Các RA có thể được thay đổi, ví dụ như để hỗ trợ các loại truy cập ( ví dụ, trong mạng cảm biến thông tin được gửi ra bên ngoài phụ thuộc vào các sự kiện được phát hiện ) hoặc là để đạt được một sự cân bằng trong việc sử dụng năng lượng giữa các node mạng. Vì vậy nói chung là đồ thị truyền thông sẽ phụ thuộc vào thời gian, ngay cả khi mạng là tĩnh. Hình 3: Đồ thị điểm 2 chiều 12
- Tương tự như mô hình biểu đồ được sử dụng trong lý thuyết xác suất, như là đồ thị liên thông và đồ thị hình học ngẫu nhiên.Trong các lý thuyết xác suất một đơn vị đĩa đồ ( unit disk graph ) là một đồ thị mà trong đó 2 node được kết nối bởi một cạnh khi và và chỉ khi khoảng cách tối đa giữa 2 node là 1.Tiến đến việc tiêu chuẩn hóa, một đơn vị đĩa đồ tương ứng với các mô hình đã được giới thiệu trong những phần trước với RA là đồng nhất. Theo lý thuyết xác suất thì một tập hợp các điểm được phân phối theo một các hệ số phân phối xác suất trong một số khu vực nhất định. Những điểm sau đó được kết nối theo một số quy tắc nhất định (ví dụ như kết nối đến tất cả các điểm trong khoảng cách r hoặc là kết nối đến k điểm gần nhất v. v ) để tạo ra đồ thị hình học ngẫu nhiên. Ngoài ra mô hình này là một trường hợp đặc biệt của chúng ta trong đó các node được phân phối một cách ngẫu nhiên và các RA được xác định theo một quy tắc đặc biệt nào đó.Nếu các bạn quan tâm tới thông tin về lý thuyết về đồ thị liên thông và đồ thị hình học ngẫu nhiên có thể tìm hiểu thêm trong tài liệu Topology Control in wireless ad-hoc and sensor networks, còn trong phần này chúng ta sẽ không đi sâu vào các lý thuyết xác suất và lý thuyết về hình học. Điểm chính của mô hình đồ thị điểm đó là sự giả định về phạm vi vùng ảnh hưởng thông thường đạt đến mức hoàn hảo: vùng ảnh hưởng là một vùng tròn d chiều với trung tâm chính là điểm truyền sóng.Như đã thảo luận trong các phần trước giả thiết này là khá thực tế trong môi trường phẳng. Thật không maylà thực tế trong cuôc sống khá nhiều sự ảnh hưởng từ môi trưởng, chẳng hạn là có sự ngăn cản của các bức tường, các tòa nhà vv. Tuy nhiên nếu gộp tất cả các chi tiết trên vào một mô hình mạng sẽ làm cho nó trở nên vô cùng phức tạp và sẽ phụ thuộc nhiều vào các giả thiết, các kết quả thu được từ việc phân tích và tổng hợp sẽ trở nên cực kỳ cồng kềnh. Vì lý do này, mặc dù mô hình đồ thị điểm khả năng còn khá giới hạn nhưng nó vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong việc ngiên cứu các đặc tính của mạng ad-hoc. Trước khi kết thúc chương này, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các kết quả thu được bằng cách sử dụng mô hình đồ thị điểm là rất hữu ích, ít nhất ở một vài mức độ, chẳng hạn như với các điểm thu phát có các vùng ảnh hưởng là khác nhau. 2.3. Mô hình hóa sự tiêu thụ năng lượng Một trong những mối quan tâm chính của người thiết kế mạng ad-hoc đó chính là việc sử dụng hiệu quả sự tiêu thụ năng lượng.Vì vậy, cần một mô hình cơ bản để xác định 13
- việc tiêu thụ năng lượng của các node một cách chính xác và hiệu quả.Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về việc sử dụng năng lương cho các node trong mạng ad-hoc 2.3.1 Mạng ad-hoc Tùy thuộc vào các sự giả định, mạng ad-hoc có thể được tạo thành từ rất nhiều các thiết bị rất đa dạng: máy tính xách tay, điện thoại di động, PDA, các thiết bị thông minh vv. Hơn nữa, với nhiều ứng dụng tiềm năng trong tương lai, mạng có thể bao gồm cả những thiết bị không đồng nhất.Do tính đa dạng của các node, một cách tiếp cận điển hình là chỉ chú ý duy nhất tới việc tiêu thụ năng lượng của việc truyền các tín hiệu không dây.Và đây cũng là sự lựa chọn của chúng ta, cụ thể chúng ta chỉ quan tâm đến việc giảm sự tiêu thụ năng lượng được sử dụng để giao tiếp giữa các node. Trên các loại thiết bị lượng tiêu thụ năng lượng được sử dụng để truyền thông giao tiếp dao động trong khoảng từ 15% đến 35% trong tổng số năng lượng được sử dụng cho node. Những thông số sử dụng năng lượng trước đây được cung cấp cho card không dây một máy tính xách tay thuân thủ theo chuẩn IEEE 802.11. và mới đây là được sử dụng để cung cấp cho một thiết bị PDA.Kể từ khi năng lượng được sử dụng cho card không dây là một phần trong năng lượng được sử dụng cho một node thì việc tối ưu hóa việc sử dụng cho việc giao tiếp trở thành một vấn đề quan trọng. Một số các nhóm phát triển đã tiến hành đo đạc sự tiêu thụ năng lượng của một card không dây theo chuẩn 802.11.Một card không dây chuẩn 802.11 thông thường sẽ có 4 chế độ hoạt động - Nhàn rỗi: Card là được bật, tuy nhiên nó không được sử dụng - Truyền: Card đang ở chế độ truyền các gói dữ liệu - Nhận: Card đang ở chế độ nhận các gói dữ liệu - Ngủ: Sự cung cấp năng lượng giảm. Bảng bên dưới cho chúng ta thấy sự tiêu thụ năng lượng của card CISCO Aironet IEEE 802.11 a/b/g. (Trích Topology Control In Wireless Ad-hoc Networks (Paolo Santi)) Card Gửi (mA) Nhận(mA) Nhàn rỗi(mA) 802.11 a 318 554 203 802.11 b 327 539 203 802.11 g 282 530 203 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn