LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU "
lượt xem 129
download
Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng khi có các Ngân hàng nước ngoài được mở Chi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta là một nước đầy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU "
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S. THÁI VĂN ĐẠI THÁI HÁN BÍCH Mssv: 4043402 L ớp: Tài chính-Ngân hàng 2_K30 i
- Năm 2008 ii
- LỜI CẢM TẠ Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD trường Đại học Cần Thơ, sau hai tháng rưỡi thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu”. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các anh chị trong ngân hàng. Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Bạc Liêu đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng. Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị, đặc biệt là tổ Hành chánh đã giúp em hiểu biết thêm về các quy chế trong ngân hàng, các anh chị Phòng Khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực tế các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Em vô cùng biết ơn quý Thầy Cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho chúng em trong 4 năm vừa qua. Đặc biệt là Th ầy Thái Văn Đại đã giúp em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp cuối khóa này. Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Kính chúc Ban Giám đốc, các anh chị trong Vietinbank luôn hoàn thành tốt công tác và những lời chúc tốt đẹp nhất! Trân trọng! Sinh viên thực hiện Thái Hán Bích iii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các s ố liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm …….. Sinh viên thực hiện Thái Hán Bích iv
- NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm … Giám đốc chi nhánh v
- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • Họ và tên người hướng dẫn: ....................................................................................... • Học vị: ............................................................................................................................ • Chuyên ngành: ................................................................................................................ • Cơ quan công tác: .......................................................................................................... • Tên học viên: ................................................................................................................. • Mã số sinh viên: ............................................................................................................. • Chuyên ngành: ................................................................................................................ • Tên đề tài: ...................................................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2. Về hình thức: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…) ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm 200…. NGƯỜI NHẬN XÉT vi
- MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .........................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4.1. Không gian ............................................................................................... 3 1.4.2. Thời gian .................................................................................................. 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................3 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ...............................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...5 2.1 Phương pháp luận ...........................................................................................5 2.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ..........................................5 2.1.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh ...............................................5 2.1.3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh ............................................5 2.1.4. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh ..........................................6 2.1.5. Thu nhập của Ngân hàng .......................................................................6 2.1.6. Chi phí của Ngân hàng ...........................................................................6 2.1.7. Lợi nhuận của Ngân hàng ......................................................................7 2.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận .............................................................7 2.1.9. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ....................................................................9 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................11 2.2.2 Phương pháp phân tích ..........................................................................11 vii
- Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU ............................................................................................................. 12 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu ....................................................................12 3.2. Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................... 13 3.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận ...................13 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động ......................................................13 3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban ......................................14 3.4. Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua ba năm (2005-2007)........................................................................................16 3.5. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu trong những năm qua ............................................................................................ 17 3.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 17 3.5.2. Khó khăn ................................................................................................ 18 3.6. Định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc liêu ................19 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ............................................................................................. 21 4.1. Thu nhập ........................................................................................................ 21 4.1.1. Thu nhập từ lãi cho vay ........................................................................21 4.1.2. Thu từ phí dịch vụ Ngân hàng .............................................................24 4.1.3. Thu khác ................................................................................................ 25 4.2. Chi phí ............................................................................................................. 27 4.2.1. Chi phí lãi vốn huy động ......................................................................27 4.2.2. Chi trả lãi vốn điều hoà .......................................................................28 4.2.3. Chi phí khác ........................................................................................... 29 4.3. Lợi nhuận ....................................................................................................... 30 4.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, rủi ro .........................................................31 4.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ...........................................................31 4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ..................................................................33 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................................................................37 5.1. Giải pháp làm tăng thu nhập .........................................................................37 viii
- 5.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng .....................................................38 5.1.2. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn ...................................................................38 5.2. Giải pháp hạn chế chi phí ............................................................................39 5.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn ....................................40 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................42 6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 42 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 42 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương ........................................................42 6.2.2. Đối với Hội sở chính ..........................................................................43 6.2.3. Đối với ngân hàng ...............................................................................43 ix
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1 : Khái quát kết quả kinh doanh qua 3 năm.............................................17 Bảng 2: Thu nhập của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu ba năm vừa qua (2005 - 2007)............................................................................ 22 Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ ....................................................................24 Bảng 4: Chi phí của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu ba năm vừa qua (2005 - 2007) ..............................................................................26 Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và vốn điều hòa .................................................................................................... 28 Bảng 6: Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận........................................30 Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh............................................................................................ 31 Bảng 8: Tỷ trọng nợ quá hạn theo ngành kinh tế .............................................34 Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn .................................................................. 34 Bảng 10: Tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất...........................................35 Bảng 11: Hệ số nhạy cảm lãi suất .....................................................................36 x
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu .........14 Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí ......................................29 xi
- DANH S ÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CBNV: Cán bộ nhân viên CP: Cổ phần HĐBT: Hội Đồng Bộ Trưởng HĐKD:Hoạt động kinh doanh KQKD: Kết quả kinh doanh NH: Ngân hàng NHCT: Ngân hàng Công Thương NHCTBL: Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTW: Ngân hàng trung ương TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định SPDV: Sản phẩm dịch vụ VN: Việt Nam VNĐ: Việt Nam đồng Tiếng Anh WTO: World Trade Organization. xii
- Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi đ ộng hơn nữa. Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng khi có các Ngân hàng nước ngoài được mở Chi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta là một nước đầy tiềm năng để phát triển. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các Ngân hàng phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững. Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi Ngân hàng, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh c ủa mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các Ngân hàng tìm ra các biện pháp sát thực đ ể tăng cường các hoạt động kinh doanh và quản lý, nhằm huy động mọi khả năng về vốn, lao động,… vào quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển trong tương lai của Ngân hàng. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong thực tế thì đề tài này được phục vụ cho những đối tượng sau: Ngân hàng Công Thương - chi nhánh Bạc Liêu, Hội sở chính Ngân hàng Công 1
- Thương Việt Nam, và là cơ sở tham cho các NHTM khác. Đối với Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu: Đề tài này sẽ giúp cho Ngân hàng thấy được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế. Từ đó mà Ngân hàng sẽ có những chính sách để phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế và làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Ví dụ như kiểm toán nội bộ sẽ kiểm tra phát hiện những sai sót để khắc phục kịp thời. Đối với Hội sở Ngân hàng Công Thương Việt nam: căn cứ vào kết quả của ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu mà Ngân hàng Hội sở sẽ có những chính sách để chỉ đạo giúp cho NHCT Bạc Liêu hoạt động có hiệu quả tốt. Ví dụ như việc ngân hàng Hội sở sẽ cấp vốn điều hoà nhiều hay ít thậm chí không cấp thì tuỳ vào kết quả hoạt động của NHCT Bạc Liêu. Đối với các NHTM khác: Đề tài này sẽ giúp cho các NHTM khác lấy đó làm cơ sở để tham khảo. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm để cho ngân hàng mình hoạt động có hiệu quả tốt. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu qua 3 năm 2005-2007 để có những giải pháp làm cho hoạt động kinh doanh sắp tới của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm từ 2005 đến 2007. - Phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu. 2
- 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài này sẽ trả lời những vấn đề sau: - Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu trong những năm gần đây đã đạt được kết quả như thế nào? - Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng là gì? Ngân hàng sẽ làm gì để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó? - Làm gì để NH phát triển trong thời gian tới? 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Không gian Đề tài này được thực hiện tại Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu. 1.4.2. Thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/02/2008 cho đến ngày 25/04/2008 cũng chính là thời gian mà em thực tập tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu. Số liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy trong ba năm từ ngày 01/01/2005 cho đến ngày 31/12/2007 từ Phòng Tín dụng của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Các thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu từ năm 2005 đến năm 2007. 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Dưới đây là một số tài liệu có liên quan: 1. "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cái Khế" của Trần Trung Hiếu, sinh viên lớp Kế Toán 02-K29. Trong đề tài này chủ yếu đi sâu vào phân tích hiệu quả tín dụng, còn hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chỉ phân tích một cách khái quát. 2. "Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hậu Giang" của sinh viên Phạm Thanh Trúc. Đề tài này thì đi giới thiệu về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Hậu Giang. Nội dung trọng tâm được đi sâu phân tích hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn mà không đi sâu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3
- Đề tài của tôi sẽ phân tích sâu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chứ không đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn. Qua phân tích sẽ giúp ta thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, có những giải pháp xác với tình hình thực tế nhằm giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. 4
- Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các đối tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đ ến việc đ ề ra các định hướng hoạt động tiếp theo. Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng. 2.1.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế mà mình đã đề ra. - Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng. - Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình. - Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả. - Nhận diện rủi ro và phòng ngừa rủi ro. 2.1.3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế. Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. 5
- 2.1.4. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng của ngân hàng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phục những tồn tại yếu kém của NH, góp phần mang lại hiệu quả KT cho địa phương. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 2.1.5. Thu nhập của Ngân hàng Thu nhập Ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ,... Các khoản thu nhập của Ngân hàng: Thu từ hoạt động tín dụng: Tín dụng là nguồn tạo ra khoản thu nhập chủ yếu, quan trọng nhất cho Ngân hàng, chiếm khoản 80% tổng thu nhập của ngân hàng. Thu từ hoạt động kinh doanh: ví dụ như đầu tư chứng khoán, hùn vốn góp vốn liên doanh,... Thu từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Thu từ các dịch vụ ngân hàng. Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập, để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng; đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh. 2.1.6. Chi phí của Ngân hàng Chi phí là toàn bộ tái sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh. Các khoản chi phí của ngân hàng: Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay: đây là khoản chi phí lớn nhất từ trước đến nay và sẽ là chi phí lớn nhất trong tương lai và sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi. Tiền lương và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí. 6
- Các khoản thuế: Ngân hàng cũng phải nộp các khoản thuế như những doanh nghiệp khác như: thuế thu nhập doanh nghiệp,... Các chi phí khác: Bao gồm tất cả các chi phí khác không được phân loại trên đây nhưng dù sao cũng cần thiết cho hoạt động của Ngân hàng như: Chi phí bảo hiểm, chi phí quản cáo, chi phí các cuộc thanh tra. Đặc biệt là chi phí in ấn và các thiết bị văn phòng. 2.1.7. Lợi nhuận của Ngân hàng Lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Lợi nhuận ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết đ ịnh vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các dịch vụ. Tóm lại, việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt động ngân hàng, không chỉ nó quyết định sự sống còn của ngân hàng mà nó giúp cho Ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự góp vốn của các cổ đông để ngân hàng ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả hơn. 2.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 2.1.8.1. Hệ số lãi ròng Là lợi nhuận sau thuế còn gọi là suất sinh lợi của thu nhập. Thể hiện cứ 1 đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận. LR HSLR = TN Trong đó: HSLR: Hệ số lãi ròng LR: Lãi ròng TN: Thu nhập 7
- 2.1.8.2. Suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on asset) Thể hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị cuả ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Do đó, hệ s ố này càng cao thì càng tốt. LR ROA = TTS Trong đó: ROA: suất sinh lợi của tài sản LR: Lãi ròng TTS: Tổng tài sản Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Còn càng thấp thì thể hiện vốn đang được sử dụng càng không hiệu quả. 2.1.8.3. Mức lợi nhuận biên tế Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản sinh lời của NH có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho NH. Nó phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Do đó, hệ số này càng cao càng tốt. Thu nhập lãi suất – Chi phí lãi suất Mức lãi biên tế = Tài sản sinh lời Tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + TSCĐ và thiết bị). Trong đó: - Tài sản sinh lời là tất cả tài sản đầu tư đem lại tiền lãi. - Thu nhập lãi suất bao gồm: thu lãi cho vay. - Chi phí lãi suất bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi trả tiền vay. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trình bày báo cáo Luận văn tốt nghiệp
15 p | 8249 | 2735
-
Tài liệu hướng dẫn sinh viên khi làm luận văn tốt nghiệp - Quách Tuấn Ngọc
14 p | 2637 | 1140
-
Hướng dẫn trình bày đồ án, luận văn tốt nghiệp
15 p | 2806 | 1116
-
HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
17 p | 3760 | 845
-
Luận văn tốt nghiệp: "Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông"
165 p | 1594 | 755
-
Luận văn tốt nghiệp “Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại ”
60 p | 2129 | 571
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Hòa Dung
131 p | 890 | 344
-
Hướng dẫn Nghiên cứu khoa học và Luận văn tốt nghiệp - Hoàng Văn Hải
26 p | 876 | 217
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng Đông Dương
85 p | 911 | 196
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp”
77 p | 534 | 151
-
Luận văn tốt nghiệp: Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiên đại hoá ở nước ta
41 p | 300 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp than Thành Công
152 p | 258 | 49
-
Luận văn tốt nghiệp: CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
30 p | 134 | 20
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng Struts 1 xây dựng Website quản lý khóa luận tốt nghiệp
23 p | 129 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm giảng dạy Toán học
0 p | 131 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay
104 p | 47 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ Design by Contact và xây dựng công cụ hỗ trợ cho C#
0 p | 72 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp: Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu
57 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn