YOMEDIA
ADSENSE
Luận vănThạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
204
lượt xem 55
download
lượt xem 55
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nêu cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân, thực trạng ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận vănThạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- ĐAI HOC THAI NGUYÊN ̣ ̣ ́ TRƯƠNG ĐAI HOC KINH TÊ VA QUAN TRỊ KINH DOANH ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ HÀ THÁI ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HOA ĐỐI VỚI KINH TÊ ́ ́ HÔ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ̣ Chuyên nganh: Kinh tế nông nghiệp ̀ Mã số: 60.31.10 LUÂN VĂN THAC SY KINH TÊ ̣ ̣ ̃ ́ THÁI NGUYÊN - 2008
- ĐAI HOC THAI NGUYÊN ̣ ̣ ́ TRƯƠNG ĐAI HOC KINH TÊ VA QUAN TRỊ KINH DOANH ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ HÀ THÁI ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI KINH TẾ HÔ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THANH PHÔ THAI NGUYÊN ̣ ̀ ́ ́ Chuyên nganh: Kinh tế nông nghiệp ̀ Mã số: 60.31.10 LUÂN VĂN THAC SY KINH TÊ ̣ ̣ ̃ ́ Người hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Anh Tài THÁI NGUYÊN - 2008
- i LƠI CAM ĐOAN ̀ Luân văn “Ảnh hƣởng của xu hƣớng đô thị hoá đối với kinh tế hộ ̣ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” đươc thưc hiên tư tháng ̣ ̣ ̣ ̀ 10/2007 đến tháng 5/2008. Luân văn sư dung nhưng thông tin tư nhiêu nguôn ̣ ̉ ̣ ̃ ̀ ̀ ̀ khác nhau. Các thông tin nay đa đươc chỉ ro nguôn gôc , có một số thông tin ̀ ̃ ̣ ̃ ̀ ́ thu thâp tư điêu tra thưc tê ơ đị a phương, sô liêu đa đươc tông hơp va xư ly. ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̃ ̣ ̉ ̣ ̀ ̉ ́ Tôi xin cam đoan răng , sô liêu va kêt qua nghiên cưu trong lu ận văn nay ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̀ là hoàn toàn trung thưc va chưa đươc sư dung đê bao vê môt hoc vị nao. ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ Tôi xin cam đoan răng moi sư giup đơ cho viêc thưc hiên luân văn nay ̀ ̣ ̣ ́ ̃ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ đa đươc cam ơn va moi thông tin trong khoa luân đa đươc chỉ ro nguôn gôc. ̃ ̣ ̉ ̀ ̣ ́ ̣ ̃ ̣ ̃ ̀ ́ Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2008 Học viên Hà Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii LƠI CAM ƠN ̀ ̉ Trong thơi thưc hiên luân văn , em đa nhân đươc sư quan tâm giup đơ ̀ ̣ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ ̣ ́ ̃ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trươc hêt , em xin chân tha nh cam ơn Ban Giam hiêu , Ban Chu nhiêm ́ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̉ ̣ khoa Sau đai hoc cung cac thây cô giao trương Đai hoc Kinh tê va Quan trị ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ kinh doanh đa tân tì nh giang day va giup đ ỡ em trong suôt qua trì nh hoc tâp ̃ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ ́ ́ ̣ ̣ tại trường. Em xin bay to long b iêt ơn sâu săc đên TS . Đỗ Anh Tài - Giảng viên ̀ ̉ ̀ ́ ́ ́ trương Đai hoc Kinh tê va Quan trị kinh doanh ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ , ngươi đa tân tì nh chỉ bao , ̀ ̃ ̣ ̉ giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn. Em xin chân thanh cam ơn UBND thanh phô Thai Nguyên ̀ ̉ ̀ ́ ́ , Phòng Kê ́ hoạch và Đầu tư TP Thái Nguyên , Phòng Thống kê TP Thái Nguyên và các hô nông dân đa giup đơ va tao điêu kiên thuân lơi cho em trong qua trì nh thu ̣ ̃ ́ ̃ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ thâp thông tin đê thưc hiên Luân văn. ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ Em xin chân thanh cam ơn! ̀ ̉ Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2008 Học viên Hà Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................................ iii Danh mục ký tự viết tắt ....................................................................................... vii Danh mục bảng biểu, sơ đồ ................................................................................. viiii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ....................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn: ....................................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và ảnh hƣởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân .............................................. 5 1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân ...................................................... 5 1.1.1.1. Hộ nông dân ........................................................................................... 5 1.1.1.2. Động thái kinh tế hộ nông dân ............................................................... 7 1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị ....................................... 9 1.1.2.1. Khái niệm về đô thị ................................................................................ 9 1.1.2.2. Phân loại đô thị ...................................................................................... 10 1.1.2.3. Chức năng của đô thị ............................................................................. 11 1.1.2.4 Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị .................................................. 12 1.1.2.5. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ................ 12 1.1.3. Lý luận về đô thị hoá ................................................................................ 13 1.1.3.1. Khái niệm đô thị hoá .............................................................................. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iv 1.1.3.2. Tính tất yếu của đô thị hoá..................................................................... 14 1.1.3.3. Quan điểm của đô thị hoá ...................................................................... 15 1.1.3.4. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá .. 16 1.1.3.5 Tác động của đô thị hoá .......................................................................... 17 1.2. Thực tiễn quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam .................. 20 1.2.1. Tình hình đô thị hoá trên thế giới ........................................................... 21 1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới.............................. 22 1.2.2.1. Hà Lan .................................................................................................... 22 1.2.2.2. Trung Quốc ............................................................................................ 23 1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam ............................................................ 25 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam ..... 28 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 30 1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 30 1.3.2. Cơ sở phương pháp luận ......................................................................... 30 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 30 1.3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 30 1.3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin ................................................. 31 1.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 33 1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm của thành phố Thái Nguyên ..................................................... 37 2.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị ...................................................................... 37 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 42 2.2. Thực trạng của quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................................................................ 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- v 2.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển đô thị hoá ........................................... 43 2.2.2. Sự biến động về đất đai trong quá trình đô thị hóa của thành phố Thái nguyên ................................................................................................................. 45 2.3. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân đƣợc điều tra . 48 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ........................................................ 48 2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra ....................................... 50 2.3.3. Tình hình chung và nghề nghiệp của hộ ................................................... 52 2.3.4. Nguồn lực của hộ ...................................................................................... 54 2.3.5. Thu nhập của hộ ........................................................................................ 56 2.3.6. Tình hình sử dụng tiền đền bù đất của các hộ điều tra ............................. 60 2.4. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp ................................ 62 2.5. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp ......................... 66 2.6. Ảnh hƣởng của các nhân tố đến thu nhập của các hộ nông dân ........... 68 2.7. Đánh giá sự ảnh hƣởng của đô thị hoá tới kinh tế hộ thông qua các câu hỏi định tính ................................................................................................ 75 2.7.1. Mức độ ảnh hưởng đến thu nhập do tác động của đô thị hóa ................... 75 2.7.2. Mức độ tác động của đô thị hoá ................................................................ 77 2.7.3. Kế hoạch của hộ nông dân thành phố Thái nguyên trong trong thời gian tới......................................................................................................................... 80 2.8. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp trên đại bàn thành phố Thái Nguyên .............................................................. 81 2.8.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 81 2.8.2. Tác động tiêu cực ...................................................................................... 83 Chƣơng 3: MÔT SÔ GIAI PHAP NÂNG CAO ĐƠI SÔNG KINH TÊ HÔ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ́ ́ ̣ TRONG QUA TRÌ NH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ THÁI ́ NGUYÊN 3.1. Định hƣớng phát triển đô thị hoá thành phố Thái Nguyên tới năm 2020 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- vi 3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị ............................................... 86 3.1.2 Phân khu chức năng ................................................................................ 87 3.1.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị ................................ 90 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa ................... 90 3.2.1. Giải pháp từ phía các hộ nông dân ......................................................... 91 3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền Thành phố ......................... 92 3.2.2.1. Quy hoạch tổng thể ................................................................................ 92 3.2.2.2. Giải pháp về lao động - việc làm ........................................................... 93 3.2.2.3. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường................................................... 94 3.2.3. Các giải pháp từ phía nhà nước .............................................................. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ........................................................................................................... 98 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- vii DANH MUC KÝ TỰ VIẾT TẮT ̣ CĐ : Cao đẳng CM KHCN : Cách mạng khoa học công nghiệp CNH : Công nghiệp hoá ĐH : Đại học ĐTH : Đô thị hoá GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐH : Hiện đại hoá KD-DV : Kinh doanh - dịch vụ KH : Kế hoạch KT - XH : Kinh tế - xã hội NN : Nông nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh SXNN : Sản xuất nông nghiệp TDMNBB : Trung du miền núi Bắc bộ THCS : Trung học cơ sở THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TP : Thành phố TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- viii DANH MUC CAC BANG BIÊU, SƠ ĐÔ ̣ ́ ̉ ̉ ̀ Sơ đô 1.1 Phát triển bền vững ............................................................................. 15 ̀ Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn ............ 21 Bảng 2.1 Tình hình biến động dân số của thành phố Thái nguyên giai đoạn 2005-2007 ............................................................................................. 40 Bảng 2.2 Tình hình biến động đất đai của thành phố Thái Nguyên từ năm 2005-2007 ............................................................................................... 46 Bảng 2.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra ................................................... 48 Bảng 2.4 Tình hình biến động đất đai của hộ trước và sau đô thị hoá ............... 51 Bảng 2.5 Tình hình chung của hộ trước và sau ĐTH ......................................... 52 Bảng 2.6 Nguồn lực của hộ ................................................................................. 55 Biêu đô 2.1 Nguôn lưc cua hô............................................................................. 56 ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ Bảng 2.7 Thu nhâp cua hô................................................................................... 59 ̣ ̉ ̣ Bảng 2.8 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ ............................................. 60 Biêu đô 2.2 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ ......................................... 61 ̉ ̀ Bảng 2.9 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp............................. 63 Biêu đô 2.3 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp. ....................... 64 ̉ ̀ Bảng 2.10 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp .................... 67 Bảng 2.11 Ý kiến của các hộ điều tra về xu hướng thay đổi thu nhập do tác động của ĐTH ..................................................................................................... 75 Bảng 2.12. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của đô thị ............... 77 Bảng 2.13 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới ............... 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MƠ ĐÂU ̉ ̀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới. Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp các khu thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở rộng quy mô của các khu đô thị đã có. Như vậy sự hình thành các khu đô thị mới và mở rộng các đô thị đã có bắt nguồn từ sự tác động của quá trình công nghiệp hoá và diễn ra song song với quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, quá trình đô thị hoá là một quá trình bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hoá và ngắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu hướng tất yếu. Sự hình thành các khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới những năm qua tại thành phố Thái Nguyên và sự hình thành các phường xã mới là xu thế tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đồng thời với việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người dân sau khi cắt phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với cuộc sống của người nông dân, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hƣởng của xu hƣớng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Đề tài thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thái Nguyên. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về xu hướng đô thị hoá và ảnh của nó tới kinh tế hộ nông dân. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và sự ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân. - Tìm ra những giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống kinh tế của những hộ nông dân bị mất đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hoá và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. - Quá trình đô thị hoá tại thành phố Thái Nguyên. - Những hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất và một số hộ dân không bị thu hồi đất sản xuất. * Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Thái Nguyên. + Phạm vi thời gian: • Thời gian nghiên cứu: Năm 2004 và tiến trình đô thị hoá tại thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2007 • Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2007 đến tháng 5/2008 + Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về phát triển kinh tế hộ nông dân thành phố Thái Nguyên dưới tác động của quá trình đô thị hoá. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp cho hộ nông dân phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. 5. Bố cục của luận văn: - Phần Mở đầu + Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu + Chương II: Thực trạng của quá trình đô thị hoá tại thành phố Thái Nguyên + Chương III: Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 - Phần Kết luận và kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Chƣơng 1 TÔNG QUAN TAI LIÊU NGHIÊN CƢU VA PHƢƠNG PHAP ̉ ̀ ̣ ́ ̀ ́ NGHIÊN CƢU ́ 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và ảnh hƣởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân 1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 1.1.1.1. Hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988). Hộ nông dân có những đặc điểm sau: - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường. Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau. Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình nông dân, coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó các khái niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả hoạt động kinh tế của gia đình là giá trị sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, đó là kết quả chung của lao động gia đình. Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động - tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao dộng. Giá trị sản lượng chung của hộ gia đình trừ đi chi phí sẽ là giá trị sản lượng thuần mà gia đình sử dụng cho tiêu dùng, đầu tư tái sản xuất và tích luỹ. Người nông dần không tính giá trị tiền công lao động đã sử dụng, mà chỉ lấy mục tiêu là có thu nhập thuần cao. Bởi vậy, muốn có thu nhập cao hơn thì các hộ nông dân phải tăng thời gian lao động của gia đình. Số lượng lao động bỏ ra gọi là trình độ tự bóc lột của lao dộng gia đình. Mỗi một hộ nông dân cố gắng đạt được một thu nhập thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự cân bằng giữa mức độ thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc của lao động. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo quy luật sinh học do tỷ lệ giữa Người tiêu dùng và Người lao động quyết định. Một hộ nông dân sau khi một cặp vợ chồng cưới nhau và ra ở riêng, đẻ con thì Người tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 dùng tăng lên, gia đình gặp khó khăn, nhưng dần dần con cái lớn lên số lao động tăng thêm, gia đình trở nên khá hơn. Đến lúc con lớn lên thành lập hộ mới thì chu kỳ bắt đầu lại từ đầu. Sự cân bằng này phụ thuộc rất nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Chính nhờ quy luật này mà các doanh nghiệp gia đình có sức cạnh tranh mạnh hơn các nông trại tư bản chủ nghĩa vì trong điều kiện mà nông trại lớn phá sản thì hộ nông dân làm việc nhiều giờ hơn, chịu bán sản phẩm rẻ hơn, không tính đến lãi, hạn chế tiêu dùng để qua được các thời kỳ khó khăn. 1.1.1.2. .Động thái kinh tế hộ nông dân Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm: Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất. Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân. Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động). Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp. Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra. Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường. Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng ăn). Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều kiện sau: Khả năng mở rộng diện tích (có thể bằng tăng vụ) có hay không: - Có thị trường lao động không, vì Người nông dân có thể bán sức lao động để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao. - Có thị trường vật tư không vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư thêm một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi). - Có thị trường sản phẩm không vì Người nông dân phải bán đi một ít sản phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác. Trong các điều kiện này người nông dân có phản ứng một ít với thị trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định. Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân. 1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị 1.1.2.1. Khái niệm về đô thị Trong tiếng Việt, có nhiều từ chỉ khái niệm “đô thị”: đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã... Các từ đó đều có 2 thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ, nơi buôn bán, biểu hiện của phạm trù hoạt động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại trong quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm dân cư sống phi nông nghiệp và làm chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 kinh tế của một khu vực lớn nhỏ, là những tiêu chí cơ bản đầu tiên để định hình đô thị [11, 549]. Ở Việt Nam, theo nghị định 72/2001/NĐ/CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ quyết định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu chuẩn sau [7, 11]. Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Thứ hai, đặc điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu từ 4000 người trở lên. Thứ ba, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại phát triển. Thứ tư, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị. Thứ năm, có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/ km2 trở lên. 1.1.2.2. Phân loại đô thị Ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra quyết định về phân cấp, phân loại đô thị. Đô thị nước ta chia làm 5 loại. - Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu người trở lên, mật độ 15.000 người/km2. - Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu người, mật độ 12.000 người/km2. - Đô thị loại 3: là đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35 vạn người, mật độ 10.000 người/km2. - Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn), mật độ 8000 người/km2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn