BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
LƯU THỊ THU HIỀN<br />
<br />
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH<br />
VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG<br />
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐĂK LĂK<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
ĐĂK LĂK – 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
LƯU THỊ THU HIỀN<br />
<br />
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH<br />
VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG<br />
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐĂK LĂK<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính<br />
Mã số: 60 38 01 02<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ DIỆU OANH<br />
<br />
ĐĂK LĂK – 2016<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng là một công cụ<br />
sắc bén có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý thuế giá<br />
trị gia tăng cũng như quyết định sự tồn tại, phát triển của sắc thuế này.<br />
Hoạt động xử lý vi phạm hành chính không đạt hiệu quả cũng có nghĩa là<br />
các quy định về thuế giá trị gia tăng chưa phù hợp, cần phải điều chỉnh,…<br />
Việc xây dựng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong<br />
lĩnh vực thuế giá trị gia tăng phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của<br />
Luật xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải khai thác, phát huy những<br />
thế mạnh mang tính đặc thù riêng của thuế giá trị gia tăng mà một trong<br />
số đó là các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về thuế chỉ<br />
bao gồm các hình thức xử phạt và một số biện pháp khắc phục hậu quả,<br />
không quy định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.<br />
Đăk Lăk là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, thuận<br />
lợi cho việc giao lưu hàng hoá, những năm qua tỉnh được đánh giá có sức<br />
mua lớn nhất khu vực. Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và<br />
chợ trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho các du<br />
khách đến tham quan và đầu tư tại Đắk Lắk. Tuy nhiên, cùng với việc<br />
phát triển về kinh tế, thời gian vừa qua tình hình vi phạm pháp luật về<br />
thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh có diễn biến ngày càng phức tạp,<br />
hành vi vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng bị phát hiện ngày càng<br />
nhiều nhưng việc xử lý chưa đạt hiệu quả.<br />
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả xin chọn đề<br />
tài “Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh<br />
Đăk Lăk” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình với hy vọng những<br />
đóng góp của đề tài sẽ phần nào giải quyết được khó khăn, tồn tại trong<br />
công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, nâng cao hiệu<br />
quả của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, hướng tới một<br />
hệ thống thuế hiệu quả và công bằng.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn<br />
Qua tìm hiểu những công trình đã được nghiên cứu có thể thấy<br />
một số công trình đã nghiên cứu có liên quan về thuế giá trị gia tăng như:<br />
Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học<br />
(2013), Trương Thị Hồng Nhung, Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa luật.<br />
Luận văn đi sâu nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật về thuế<br />
giá trị gia tăng và hướng hoàn thiện; Những vấn đề pháp lý về việc áp<br />
<br />
1<br />
<br />
dụng thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam (2002), luận án tiến sỹ Luật học,<br />
Nguyễn Thị Thương Huyền, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật;<br />
Pháp luật về thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – những vấn đề<br />
lý luận và thực tiễn (2012), Luận án tiến sỹ Luật, Vũ Văn Cương, Đại học<br />
Luật Hà Nội; Pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, thực trạng và<br />
hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ luật học, Trần Thị Minh Hiền, người<br />
hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thu Giang; Pháp luật về thuế giá trị<br />
gia tăng và các biện pháp bảo đảm thực hiện (2002), luận văn thạc sỹ, Lê<br />
Thị Bích Liên, Hà nội; Một số ý kiến trao đổi về dự thảo Luật thuế giá trị<br />
gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008), TS Phạm Thị Thu<br />
Giang, Tạp chí Luật học số 4/2008,…<br />
Có thể thấy các công trình kể trên tác giả đã hướng tới nghiên<br />
cứu pháp luật về thuế giá trị gia tăng hoặc những vấn đề liên quan đến<br />
pháp luật về thuế nói chung, một số đề tài cũng đã bước đầu nghiên cứu<br />
về xử phạt hành chính trong lĩnh thuế giá trị gia tăng nhưng mới dừng lại<br />
ở nghiên cứu một góc độ, một khía cạnh (chủ yếu là hành vi vi phạm)<br />
chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh và chuyên sâu về việc xử lý vi<br />
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nhất là trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn<br />
3.1. Mục đích<br />
Luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia<br />
tăng, từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo hoạt động xử lý vi phạm hành<br />
chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng đạt hiệu quả và phù hợp với tình<br />
hình thực tế của địa phương.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau:<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vi phạm hành chính và xử lý vi<br />
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành chính và<br />
hoạt động xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế<br />
tỉnh Đăk Lăk.<br />
- Đề xuất và luận chứng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,<br />
hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng<br />
tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
2<br />
<br />
Đối tượng của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt<br />
động xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh<br />
Đăk Lăk.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Về không gian: Cục thuế tỉnh Đăk Lăk.<br />
- Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay (tháng 6 năm 2016).<br />
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ<br />
bản của hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị<br />
gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, các văn bản pháp luật và chủ trương,<br />
chính sách đảm bảo cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính của Cục<br />
thuế tỉnh Đăk Lăk được nghiêm minh, chính xác và kịp thời trong giai<br />
đoạn hiện nay, cụ thể:<br />
+ Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước đối với<br />
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng hiện nay;<br />
+ Phân tích, đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính về<br />
thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk;<br />
+ Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả<br />
của việc xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế<br />
tỉnh Đăk Lăk.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
5.1. Phương pháp luận<br />
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về<br />
nhà nước và pháp luật, về tuyên truyền, giáo dục và thực hiện pháp luật.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng<br />
và duy vật lịch sử, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân<br />
tích, tổng hợp, hệ thống hoá, thống kê,….<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
6.1. Ý nghĩa lý luận<br />
Tổng kết lý luận về công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế<br />
giá trị gia tăng đi từ tổng quan vấn đề nghiên cứu, đến hệ thống khái<br />
niệm, các nội dung quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính về thuế<br />
giá trị gia tăng, tạo cơ sở vững chắc cho việc đề xuất các biện pháp quản<br />
lý hoạt động trên.<br />
6.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sách<br />
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng; là tài liệu<br />
tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm<br />
<br />
3<br />
<br />