intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật Báo chí cần được tôn trọng hơn nữa!

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

100
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bên cạnh đó, họ phải dựa vào sự cổ vũ, hỗ trợ từ bạn đọc đủ các giới, các ngành, các cấp. Song thứ quan trọng nhất giúp họ ngăn chặn những mối đe dọa, giúp họ tự tin vượt qua hiểm nguy để đem đến cho bạn đọc những thông tin đầy đủ, trung thực, chính là Luật Báo chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật Báo chí cần được tôn trọng hơn nữa!

  1. Luật Báo chí cần được tôn trọng hơn nữa! Bên cạnh đó, họ phải dựa vào sự cổ vũ, hỗ trợ từ bạn đọc đủ các giới, các ngành, các cấp. Song thứ quan trọng nhất giúp họ ngăn chặn những mối đe dọa, giúp họ tự tin vượt qua hiểm nguy để đem đến cho bạn đọc những thông tin đầy đủ, trung thực, chính là Luật Báo chí. Tôi - người viết bài - từng gặp Giám đốc một học viện ở Hà Nội. Ông Giám đốc bị bạn đọc tố cáo: Khi thợ đấu đào đất đóng gạch trong vườn trường, gặp bộ hài cốt vô chủ, ông ta bèn cho nhập
  2. tiểu rồi “phong” luôn thành “hài cốt liệt sỹ”(!), đem táng cạnh giảng đường lớn, xây cả điện thờ, mời bà đồng về cúng… Xác minh thấy sự việc có thật, tôi tìm gặp, bị ông quát ngay: “Ai viết đơn gửi cho anh?”. Tôi đáp “Bạn đọc, gửi đến toà soạn, có tên, địa chỉ, chúng tôi xác minh thấy không phải mạo danh”. “Đưa xem” - ông ta chìa tay. “Không đưa được”. “Vì sao?” - ông ta quát to hơn. “Luật Báo chí không cho phép”. Nghe tôi đáp vậy, bất ngờ ông ta rút phắt trong túi áo chiếc Thẻ Nhà báo, chĩa vào mặt tôi và gào tướng: “Anh tưởng chỉ mình anh là nhà báo à?!”. Tôi buộc phải nhắc ông ta: “Anh là nhà báo nhưng không tôn
  3. trọng Luật Báo chí. Nếu anh chưa đọc, hoặc đọc rồi mà quên, tôi xin nhắc: Luật Báo chí không cho phép tôi cung cấp cho anh ai là người tố cáo tới toà báo những việc làm mang tính dị đoan của anh!”. Chuyện trên, xảy ra đã lâu. Các nhà báo chuyên nghiệp đều dễ dàng đoán được điều gì sẽ đến, nếu họ không giữ kín nguồn cấp tin cho toà báo. Trên Tiền phong số ra ngày 21/6 năm ngoái, tôi có bài viết về vụ một nữ Phó Giám đốc của một viện khoa học đã phải nhảy lầu tự tử, vì không chịu nổi sức ép từ ông Giám đốc. Khi báo chí đăng bài về những tiêu cực ở viện, ông Giám đốc đã họp hết cuộc này đến cuộc khác; bỏ qua mọi lời giải trình, ông ta không ngần ngại “đổ” cho bà Phó Giám đốc cung cấp thông tin
  4. cho nhà báo. Thậm chí ông ta còn làm cả công văn gửi cấp trên, đề nghị xử lý kỷ luật bà Phó Giám đốc! Đây là những giọt nước cuối cùng làm tràn ly, bởi trước đó, bà Phó Giám đốc đã chịu quá nhiều áp lực, quá nhiều bất công, từ ông Giám đốc nổi tiếng gia trưởng, độc đoán. Ngay cả nhà báo, khi đang tác nghiệp, cũng có thể bị giật máy ảnh và thụi vào bụng, rồi bị “triệu” về trụ sở cơ quan người đã đấm mình. Đó chính là trường hợp nhà báo Nguyễn Duy Chiến đã được Tiền phong nêu trong loạt bài đầu năm nay. Mới đây, một đồng nghiệp ở báo SGGP bị triệu tập (không phải
  5. “mời”, mà là “triệu” hẳn hoi) tới trụ sở cơ quan có liên quan đến thông tin báo này nêu. Trước khi triệu phóng viên, người ta đã gửi công văn đến toà báo, yêu cầu Tổng biên tập cho biết: “1/ Tác giả bài viết là ai? Tên thật là gì? Chức vụ? 2/ Tác giả thu thập nguồn tin từ đâu? Ai cung cấp? Cung cấp ở đâu? Hình thức cung cấp thông tin?”. Tôi đã đọc đi đọc lại cái công văn này. Nếu nói rằng cơ quan chức năng cần toà báo phối hợp để phục vụ công tác điều tra, e rằng không phải. Bởi những yêu cầu vừa trích dẫn, toà báo có đáp ứng cũng chẳng giúp được gì cho việc điều tra tội phạm. Còn ví như cơ quan chức năng muốn phê bình toà báo đưa tin thiếu cơ sở chắc chắn, dễ gây hiểu lầm bất lợi, thì cứ phê bình rồi yêu cầu “nói lại cho rõ”. Việc này, nếu toà báo giải quyết không
  6. thoả đáng, đã có toà án phân xử. Những vụ việc được nêu trong bài báo này, trong thực tế xảy ra không nhiều. Điều đáng lo ngại là gần đây chúng đang có xu hướng tăng lên. Mới đây thôi, PV Tiền phong cũng đã tiếp hai cán bộ cơ quan pháp luật đến trụ sở báo, đưa giấy giới thiệu ghi là “liên hệ công tác”, song suốt buổi làm việc chỉ xoay đi xoay lại hai câu: Ai là tác giả bài điều tra? Ai đã cung cấp thông tin cho toà báo? Đại diện báo Tiền phong tiếp hai cán bộ đã viện dẫn Luật Báo chí để từ chối trả lời cả hai câu hỏi này. Tuy nhiên, sau mỗi “cuộc” như vậy, sự hăm hở, lòng nhiệt tình
  7. của các nhà báo, đặc biệt là của những người đang dấn thân vào thể loại điều tra, dường như lại “nguội” đi chút ít… “Nếu có ước muốn …”, các nhà báo sẽ ước điều gì? Cũng không khó đoán. Dù trung ương hay địa phương, báo hình hay báo viết, lâu năm hay mới vào nghề, họ đều ước: Luật Báo chí cần phải được tôn trọng hơn nữa!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2