intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật Giao Dịch Điện Tử: Bao giờ hiện thực?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

182
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XI (tháng 11/2005), dự thảo Luật Giao Dịch Điện Tử (GDĐT) chỉ lấy được 2 ý kiến đóng góp của các đại biểu. Có ý kiến cho rằng dự luật này mang tính chuyên môn và như thế sẽ khó đi vào cuộc sống. TS. Mai Anh, ủy viên Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Quốc Hội, thành viên ban soạn thảo, tổ trưởng tổ biên tập luật GDĐT giải thích:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật Giao Dịch Điện Tử: Bao giờ hiện thực?

  1. Luật Giao Dịch Điện Tử: Bao giờ hiện thực? Nguồn: Chungta.com Tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XI (tháng 11/2005), dự thảo Luật Giao Dịch Điện Tử (GDĐT) chỉ lấy được 2 ý kiến đóng góp của các đại biểu. Có ý kiến cho rằng dự luật này mang tính chuyên môn và như thế sẽ khó đi vào cuộc sống. TS. Mai Anh, ủy viên Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Quốc Hội, thành viên ban soạn thảo, tổ trưởng tổ biên tập luật GDĐT giải thích: Dự thảo Luật GDĐT đã được trình 1 lần trong kỳ họp thứ 7 Quốc Hội (QH) khóa XI (tháng 5/2005), được nhiều đại biểu (ĐB) góp ý kiến. Sau đó đã chỉnh lý, sửa đổi, tiếp tục lấy ý kiến trong 2 cuộc hội thảo với các cơ quan thẩm tra, các cơ quan pháp luật, rồi lại trình tại hội nghị chuyên trách, là hội nghị chuẩn bị cho kỳ họp QH thứ 8. Hội nghị chuyên trách đóng góp ý kiến một lần nữa, rồi lại chỉnh sửa. Như vậy dự thảo Luật này đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý. Đặc biệt, trong kỳ họp 7 có hẳn một chuyên đề giới thiệu về CNTT và các vấn đề pháp lý có liên quan đến toàn bộ các ĐB QH. Sau đó trong hội nghị chuyên trách lại giới thiệu ngắn trong vòng 20 phút về chữ ký điện tử (CKĐT) và quy luật vận hành của nó. Không có một luật nào được "ưu tiên" như vậy nên các ý kiến không còn nhiều nữa. Đến kỳ họp này chỉ còn 2 ý kiến. Tuy nhiên, cũng không thể nói dự luật đã hoàn chỉnh. Chúng tôi cũng thấy có thể vì đây là một luật mang tính chuyên sâu nên nhiều ĐB không quan tâm nghiên cứu kỹ và đóng góp ý kiến như đối với các dự luật khác. Thưa ông, các ý kiến tại kỳ họp lần này có gì đáng chú ý và ban soạn thảo đã tiếp thu như thế nào?
  2. ĐB Đỗ Trung Tá, bộ trưởng Bộ BCVT đề nghị đẩy mạnh việc ứng dụng GDĐT trong các cơ quan nhà nước, yêu cầu các cơ quan nhà nước nếu có đủ điều kiện về kinh tế và nguồn nhân lực thì bắt buộc phải triển khai ứng dụng GDĐT. Đây là một ý kiến rất tốt, được tiếp thu, nhưng có lẽ chỉ tiếp thu ở mức độ thôi. Vì trong Khoản 3 (cũ) Điều 40 của dự thảo cũng có quy định: Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội mà các cơ quan nhà nước có lộ trình cụ thể để triển khai ứng dụng GDĐT trong hoạt động của mình. Như vậy là cũng có nói đến lộ trình rồi, tuy không nói bắt buộc. Nếu nói có đầy đủ điều kiện kinh tế và nguồn nhân lực thì thế nào là đầy đủ? Nếu đưa vào như thế sợ không khả thi. Để tiếp thu ý kiến của ĐB Đỗ Trung Tá, kết hợp với khoản 3 đã có sẵn, ban soạn thảo dự định thêm vào một khoản nữa, viết rằng, nếu các cơ quan nhà nước có đầy đủ điều kiện về kinh tế và nguồn nhân lực, thì có quyền chủ động triển khai ứng dụng GDĐT trong hoạt động của mình. Ý kiến thứ 2 là của ĐB Ngô Anh Dũng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật của QH, muốn ban soạn thảo trình diễn về GDĐT để các ĐB hiểu kỹ hơn và vững tâm hơn khi bấm nút thông qua vào ngày 19/11/2005. Đây là một yêu cầu rất chính đáng. Mặc dù thời gian đến ngày dự định bấm nút rất ngắn (chỉ khoảng 2 tuần) nhưng ngay hôm đó thường trực Ủy Ban Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường của Quốc Hội đã quyết định làm một bộ phim khoảng 40-45 phút và hôm sau đã có kịch bản. Phim được chia làm 3 đoạn chính. Đoạn 1 nêu xu hướng ứng dụng CNTT trên thế giới, quá trình phát sinh loại hình GDĐT. Đoạn 2 giới thiệu những GDĐT được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam đồng thời trả lời câu hỏi Luật GDĐT giải quyết vấn đề gì. Đoạn thứ 3 cho biết thông điệp dữ liệu là gì, CKĐT là thế nào và vận hành ra sao. Ông có nhận xét gì về khả năng đi vào cuộc sống của Luật? Chúng ta đã có sự chuẩn bị nào về CKĐT và chứng thực CKĐT?
  3. Theo Luật Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật, khi trình luật phải trình luôn các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngay trong phiên trình dự luật GDĐT ngày 5/11, có 4 nghị định (NĐ) hướng dẫn thi hành cũng được trình luôn. Đó là các NĐ về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, GDĐT trong lĩnh vực ngân TS. Mai Anh, ủy viên Ủy hàng, GDĐT trong lĩnh vực tài chính, NĐ về thương Ban Khoa Học Công mại điện tử (TMĐT). Trong số đó, có thể thấy NĐ về Nghệ và Môi Trường GDĐT trong lĩnh vực ngân hàng sẽ được ban hành rất Quốc Hội, thành viên ban sớm. Ngành ngân hàng đã thực hiện thanh toán điện tử soạn thảo, tổ trưởng tổ trong ngành dựa trên Quyết Định 44 của Thủ Tướng biên tập luật GDĐT. Chính Phủ, nay nhân có luật này mà mở rộng thì sẽ rất nhanh. GDĐT trong lĩnh vực tài chính cũng sẽ được tiến hành rất nhanh, vì nội dung của NĐ ấy liên quan đến kế toán điện tử, hải quan điện tử, thuế điện tử, đều là những vấn đề Bộ Tài Chính đã triển khai rồi. NĐ về TMĐT cũng sẽ được triển khai nhanh vì Bộ Thương Mại đã chuẩn bị cho TMĐT trong nhiều năm. Riêng NĐ về chữ ký số và xác thực chữ ký số (CA) thì phải mất một thời gian mới đi vào đời sống được. Nhưng trong thực tế, chữ ký số hay CKĐT nói chung cũng không phải là mới đối với Việt Nam mà đã hình thành trong một vài năm qua. Ví dụ, công ty VASC đã công bố cung cấp dịch vụ chữ ký số và chứng thực chữ ký số. Ngành ngân hàng kể từ khi có Quyết Định 44 cũng đã sử dụng CKĐT và chứng thực CKĐT. Trong nước cũng có một vài công ty nữa đã cung cấp dịch vụ CKĐT. Như vậy, CKĐT và chứng thực CKĐT đã có tiền đề về công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn của một số ngành. Tất nhiên để hình thành một hệ thống quốc gia tương thích với chuẩn quốc tế và hệ thống CA chuyên dùng của các bộ ngành và CA công thì còn phải có thời gian thực tiễn. Nhưng thời gian đó sẽ không quá dài. Ông giải thích thế nào khi một số người lo ngại Luật GDĐT có những điểm trùng
  4. với dự thảo Luật CNTT và dự thảo Luật Sở Hữu Trí Tuệ? Trước đây dự thảo Luật GDĐT có một chương về sở hữu trí tuệ trong GDĐT, sau đó đã bỏ đi. Còn dự thảo luật CNTT thì có nhiều chương, điều có tên gần giống nhau. Chẳng hạn dự thảo Luật GDĐT có một chương về GDĐT trong các cơ quan nhà nước. Trong khi đó dự thảo Luật CNTT lại có chương nói về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoặc trong Luật GDĐT có chương về hợp đồng điện tử, còn bên kia có chương ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại. Nghe thoáng thì có vẻ trùng nhau, nhưng không trùng vì tinh thần chính của Luật GDĐT là công nhận giá trị pháp lý của các ứng dụng CNTT trong các hoạt động kinh tế xã hội thể hiện bởi thông điệp dữ liệu và CKĐT. Còn tinh thần chính của Luật CNTT là quy định các quy trình ứng dụng và dỡ bỏ những rào cản, tạo khung pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng CNTT hơn nữa (tính pháp lý của các ứng dụng đó đã được bảo đảm bằng Luật GDĐT rồi).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2