YOMEDIA
ADSENSE
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4 THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA BÁC ( 1957 – 2007 )
244
lượt xem 20
download
lượt xem 20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quân khu 4 thuộc Bắc Trung bộ, có địa bàn rộng, gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp Quân khu 3, phía Nam giáp Quân khu 5, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp biển Đông. Địa thế hẹp kéo dài, cả 6 tỉnh đều có bờ biển, có tuyến biên giới nên rất dễ bị chia cắt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4 THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA BÁC ( 1957 – 2007 )
- LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4 THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA BÁC ( 1957 – 2007 ) Quân khu 4 thuộc Bắc Trung bộ, có địa bàn rộng, gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Ngh ệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phía B ắc giáp Quân khu 3, phía Nam giáp Quân khu 5, phía Tây giáp n ước CHDCND Lào, phía Đông giáp bi ển Đông. Địa thế hẹp kéo dài, cả 6 tỉnh đều có bờ biển, có tuyến biên gi ới nên rất d ễ b ị chia cắt. Do vị trí địa lý và điều kiện xã hội nên từ xa xưa mảnh đất này chiếm vị trí h ết sức quan trọng. Đây từng là chốn “biên thuỳ ”, là “phên dậu” và là n ơi phát tích c ủa nhiều cuộc khởi nghĩa như: Khởi nghĩa của Triệu Trinh N ương ch ống quân Ngô th ế k ỷ III; Mai Thúc Loan đánh quân Đường tại Nam Đàn th ế k ỷ VIII; Lê L ợi cùng các nhân tài về đất Lam Sơn tụ nghĩa đánh quân Minh thế kỷ XV … Vào giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đem quân xâm lược n ước ta, phong trào đấu tranh của nhân dân khu 4 đã liên tiếp nổ ra khi ến cho k ẻ thù nhi ều phen khi ếp s ợ. Đặc biệt, kể từ khi Đảng cộng sản Việt nam ra đời (3/2/1930), dưới sự lãnh đ ạo c ủa Đảng cùng cả nước quân và dân khu 4 đã hoàn thành xuất sắc nhi ệm vụ làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 và cách mạng tháng 8/1945. Sau cách mạng tháng Tám, do yêu cầu chung của c ả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng xứ uỷ Trung kỳ đã ký Quyết định thành lập chiến khu 4 vào ngày 15/10/1945, gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Qu ảng Tr ị ,Th ừa Thiên. Và k ể từ đây, ngày 15/10 trở thành ngày truyền thống của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 4. Ngay sau khi thành lập, được sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, chiến khu 4 đã hoàn thành nhi ệm vụ bảo vệ và xây d ựng vùng t ự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến Bình - Trị - Thiên , thực hiện liên minh chiến đấu Việt - Lào góp phần cùng nhân dân c ả n ước đánh b ại k ẻ thù xâm lược là thực dân Pháp.
- Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, do yêu c ầu chuyển h ướng ch ỉ đạo chiến lược của Đảng, ngày 3/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 017/SL thành lập Quân khu 4, cử thiếu tướng Nguyễn Đôn làm Tư lệnh, thi ếu tướng Chu Huy Mân làm Chính uỷ. “Cơ quan Quân khu bước đầu có: Phòng Tham mưu, Phòng Hậu cần, Phòng Chính trị. Lực lượng chủ lực gồm 3 Trung đoàn đ ộc lập (269,270,271);3 Tiểu đoàn bảo vệ bờ biển (499,500,501);4 Tiểu đoàn biên phòng (923,925,927,929). Tổng quân số là 13.356 người” [26; 3]. Ngay sau khi thành lập, Quân khu đẩy mạnh công cuộc xây dựng toàn di ện LLVT, trong đó lấy công tác huấn luyện làm trung tâm chú tr ọng ph ương th ức tác chi ến hiện đại, vừa tranh thủ học tập tri thức khoa học tiên ti ến, vừa bám sát ph ương châm huấn luyện những nội dung thực tế. Trong thời điểm phong trào huấn luyện, xây d ựng quân đội và củng cố quốc phòng đang diễn ra mạnh mẽ toàn Quân khu thì ngày 15/6/1957 diễn ra sự kiện Bác Hồ về thăm quê. Sau 50 năm xa cách, Người lần lượt đi thăm nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thăm các cơ quan nhà máy, trường học và thăm LLVT Quân khu 4. Trong buổi nói chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ tại Quân khu, Nguời ân c ần bi ểu d ương những thành tích của LLVT Quân khu trong thời gian qua là: “1. Đã cố gắng bảo vệ mặt biển, ranh giới của Tổ Quốc, cùng nhân dân gi ữ gìn an ninh trật tự. 2. Đã cố gắng học tập chính trị, quân sự. 3. Giúp nhân dân sửa sai, chống đói, chống bão, chống lụt, chống hạn. Đó là ba ưu điểm, ba thành tích đáng khen. Bây giờ, Bác nói đến khuyết điểm: 1. Tinh thần cảnh giác chưa đầy đủ. 2. Có một số cán bộ, chiến sĩ có óc công thần, cho ta đây là thành tích lâu năm, cho ta là trời, sa xuống cái hố cá nhân chủ nghĩa, suy bì đãi ngộ quên r ằng mọi cán bộ, mọi chiến sĩ quân đội nhân dân phải hết lòng phục vụ, không nên một nửa thì phục vụ, một nửa thì suy bì ghen tị.
- 3. Ý thức lao động chưa đầy đủ. Phải biết rằng lao động là vẻ vang, lao động chân tay càng vẻ vang… Lao động gì có ích cho xã hội, cho nhân dân đều vẻ vang. 4. Ý thức tổ chức kỷ luật chưa nghiêm cần sửa chữa. Bây giờ Bác nêu nhiệm vụ trước mắt: 1. Phải nâng cao cảnh giác. Nước ta còn tạm thời chia làm 2 miền. Bọn Mĩ - Diệm không muốn ta thành công. Chúng muốn phá hoại ta, chúng tìm trăm phương nghìn kế để phá hoại cho nên ta phải cảnh giác. 2. Làm cho tốt việc học tập và chỉnh huấn chính trị. 3. Phải cố gắng học tập kỹ thuật quân sự và nghiệp vụ. 4. Phải chống tham ô, lãng phí. Phải làm sao cho trong quân đội ta không có tham ô, lãng phí. Phải nâng cao ý thức về kỷ luật lao động, nâng cao ý thức tiết kiệm. 5. Phải đoàn kết. Đoàn kết nội bộ, toàn quân đoàn kết, đoàn kết Bắc -Nam, đoàn kết quân dân.” [45- 46; 2 ] Ba điều khen ngợi, bốn điều phê bình, năm điều dặn dò c ủa Bác đã tr ở thành phương hướng hành động của các LLVT Quân khu trong giai đo ạn m ới c ủa cách m ạng. Theo phương hướng đó, Quân khu quyết định đẩy m ạnh công tác lãnh đ ạo các đ ơn v ị, tập trung xây dựng toàn diện các mặt quân sự, chính trị, hậu c ần, đ ưa b ộ đ ội ti ến d ần lên chính quy hoá, góp phần vào công cuộc cải tạo, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. *Về quân sự: Quân khu đẩy mạnh thực hiện phong trào “ tiến nhanh vượt mức kế hoạch ”, phong trào thi đua nhằm đẩy nhanh tốc độ xây dựng quân đội được thực hiện từ đầu năm 1958. Qua phong trào thi đua “ ba nhất ” đã xuất hiện nhiều tập thể “ ba nhất ”, chiến sĩ “ ba nhất ” trong LLVT Quân khu. Tiêu biểu là Đại đội 3 Lê Hồng Phong thuộc Trung đoàn 270 được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Kháng chi ến hạng nhất. Khẩu hiệu “ Ngày không giờ, tuần không thứ để tất cả vì Miền Nam ruột thịt ” dấy lên sôi nổi trong toàn Quân khu.
- *Về chính trị: Đi đôi với công tác huấn luyện quân sự, từ 1959 Quân khu ti ến hành kiện toàn công tác chi bộ nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo c ủa Đ ảng. Nhi ều chi b ộ điển hình ra đời trong phong trào xây dựng chi bộ vững mạnh, toàn di ện nh ư: Đ ảng b ộ Sư đoàn 342. Nguồn bổ sung cho Đảng được các chi bộ chú trọng. Năm 1959, toàn Quân khu phát triển được 1.300 Đảng viên, đưa tổng số Đảng viên lên tới 14.893 đ ồng chí, tăng hơn 6.000 Đảng viên so với năm 1955. Để tiến thêm một bước về chính quy hoá, từ tháng 3/1958 cùng với toàn quân, Quân khu bắt đầu thực hiện chế độ tiền lương, quân hàm, khen thưởng, điều lệnh, điều lệ…do Nhà nước ban hành. Tháng 4/1958, Nghệ An là một trong những t ỉnh đ ược ch ọn làm thí điểm thực hiện nghĩa vụ quân sự. Các huyện đội dưới sự lãnh đạo c ủa Đảng bộ và chính quyền địa phương đã hướng dẫn, giáo dục quần chúng v ề lu ật nghĩa v ụ quân sự. Kết quả có 5.200 thanh niên tham gia lực lượng thường trực, 9.200 quân nhân phục viên vào dự bị 1 và 4.200 người vào dự bị 2… *Về hậu cần: Song song với xây dựng lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn, Quân khu chú trọng xây dựng lực lượng hậu b ị làm nòng c ốt cho nền quốc phòng toàn dân ( QPTD ). Do vậy, cuối năm 1958 quân số th ường tr ực gi ảm từ 36.000 người xuống còn 26.000 người. Mười nghìn cán bộ chiến sĩ được chuyển về các địa phương tham gia sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã…Kết quả là nhiều vùng kinh tế, nhiều nông trường mới được xây dựng như: Nông tr ường 1/5, nông trường Bãi Phủ…góp phần hình thành tuyến hậu phương chiến lược trong chiến tranh. Cùng với những vùng kinh tế mới, các công trình công nghi ệp cũng đ ược xây dựng như: Nhà máy gỗ Vinh, nhà máy đường Nghệ An…Đặc biệt là các công trình thu ỷ nông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh cũng lần lượt đ ược xây d ựng và đ ưa vào s ử dụng.Trong nông nghiệp, nổi lên hợp tác xã Đại Phong ( Lệ Thuỷ- Quảng Bình) tr ở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua của ngành nông nghiệp toàn miền Bắc. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện lời dạy của Bác, Quân khu đã có những chuyển biến mạnh về mọi mặt trong đó LLVT được củng cố v ề t ổ ch ức, từng bước tiến lên chính quy làm nòng cốt cho công cuộc phòng thủ trên đ ịa bàn. Bên cạnh đó, Quân khu còn chi viện đắc lực cho chiến trường toàn miền Nam, ti ến lên gi ải phóng Trị- Thiên- Huế cùng cả nước giành thắng lợi quyết đ ịnh, gi ải phóng hoàn toàn miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc.Mặt khác, Quân khu còn làm hậu thuẫn vững chắc hỗ trợ quân và dân Lào nổi dậy tiến công, giành toàn bộ chính quyền, gi ải phóng
- đất nước, xứng đáng với 8 chữ vàng: “ Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” do Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng và cũng xứng đáng v ới l ời khen của Bác Hồ :“Quân và dân Quân khu 4 rất xứng đáng là tuyến đầu của miền Bắc anh dũng”. Trên tinh thần tiến công, Quân khu 4 bước vào thời kỳ xây dựng và b ảo v ệ T ổ quốc. Toàn Quân khu đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, đi ều chỉnh xây d ựng lực lượng cùng quân dân cả nước ghi tiếp chiến công, giành thắng lợi trong cu ộc chi ến đấu và bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, hoàn thành nhi ệm v ụ quốc tế đối với Lào và Campuchia. Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,trước những diễn biến phức tạp của tình hình Thế giới và Khu vực, Quân khu 4 tập trung xây d ựng v ững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đẩy mạnh xây dựng LLVT theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đồng thời, phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng phát huy sức mạnh của nền QPTD, chiến tranh nhân dân địa phương, xây dựng khu vực tỉnh thành vững mạnh. Kết quả là: LLVT Quân khu đã không ngừng trưởng thành, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực như: *Trong xây dựng, tổ chức lực lượng chiến đấu: Quân khu 4 đã nhanh chóng sáp nhập với Quân khu Trị Thiên(1976); Thành lập Bộ chỉ huy quân sự, cơ quan chỉ huy thống nhất các tỉnh, thành phố đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đ ấu (C ục Biên phòng; Cục Kinh tế…). Đặc biệt, Quân khu đã tiến hành thành lập Trung tâm xúc ti ến vi ệc làm phát triển thành Trường dạy nghề số 4; Thành lập Công ty 85, Công ty Thanh S ơn, Công ty Lam Hồng… *Trong thực hiện nhiệm vụ chiến đấu: Quân khu trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 324, Sư đoàn 968, Trung đoàn 176 chuyên gia quân sự làm nhiệm v ụ qu ốc t ế ở Lào; T ổ ch ức các đợt diễn tập C81, C89 của Quân khu với cơ quan Bộ, c ủa Quân khu v ới các T ỉnh, các Sư đoàn, Lữ đoàn; Từng bước hoàn chỉnh các phương án A, A1,A2 xây d ựng khu vực phòng thủ Tỉnh, Thành phố; Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học… *Trong xây dựng kinh tế gắn với quốc phòng: Quân khu tiến hành rà phá bom mìn, mở các chiến dịch tháo gỡ hơn 3 triệu quả bom mìn, gi ải phóng 280 km2 đ ất đai, vườn tược; Làm đường sắt thống nhất đoạn Minh Cầm- Tiên An dài 144 km, xây m ới và sửa chữa 322 cầu cống các loại; Xây dựng khu Lâm nghiệp Nam Long Đ ại, thành lập Công ty hợp tác kinh tế Việt- Lào…Trong 5 năm(1995- 2000), các doanh nghi ệp c ủa
- Quân khu đã nộp cho ngân sách Nhà nước và Bộ Quốc phòng 150 tỷ đ ồng. Riêng năm 2003, khối thường trực đạt nguồn thu 16 tỷ đồng, Trường dạy nghề số 4 doanh thu 3.532 triệu đồng. Mặt khác, Quân khu còn vận chuyển giúp bạn Lào 117 t ấn Xi măng, 29.5 t ấn Thép (1975 – 1976 ); Xây dựng đường 48 dài 122 km; Sửa chữa sân bay B ản Quý, Phôn Xa Vẳn… *Trong công tác Đảng, công tác chính trị, hậu cần kỹ thuật: Quân khu tiến hành xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững m ạnh, hàng năm k ết n ạp h ơn 1.200 Đoàn viên vào Đảng; Tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đại hội Đ ảng; Đ ẩy m ạnh công tác chính sách, quy tập hài cốt liệt sỹ( quy tập được 11.884 mộ/24.000 m ộ); Xây 710 nhà bia, xây dựng 20.114 nhà tình nghĩa trị giá 30.775 tỷ; Quyên góp 8.919 tỷ đ ồng và 376 tấn lương thực, thực phẩm làm quỹ đền ơn đáp nghĩa. Với những thành tích đạt được trong 50 năm qua, Quân khu đã đ ược Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý: 02 Huân chương Hồ Chí Minh (1979, 2001); 01 Huân chương Quân công hạng nhất (1984 ); 01 Huân chương Sao vàng (1985 ); Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, trong th ời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có 511 đơn vị thuộc 27 đ ầu m ối tr ực thu ộc Quân khu được Đảng và Nhà nước tuyên dương anh hùng LLVT nhân dân, 174 cá nhân đ ược phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân; Trong thời kỳ xây d ựng và b ảo v ệ T ổ quốc XHCN, Quân khu có 7 đơn vị được nhà nước tuyên dương anh hùng LLVT nhân dân ( Lữ đoàn 414 công binh, Trung đoàn 206 tăng thiết giáp, Công ty h ợp tác kinh t ế Việt - Lào, Xưởng 467- Cục Kỹ thuật…), 13 đơn vị xuất sắc thuộc Quân khu được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ, 52 đơn vị được tặng cờ c ủa B ộ tr ưởng B ộ Qu ốc phòng [ 858; 1] Tuy nhiên, Quân khu vẫn còn một số tồn tại như: “Trong lãnh đạo, chỉ huy còn một số sơ hở, chưa nhạy bén, chủ động giáo dục giữ vững và phát huy b ản chất truy ền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, của LLVT Quân khu, để xảy ra hi ện tượng tiêu cực( lơ là mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, vô kỷ luật, xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng, vi phạm pháp luật…); Đoàn kết nội bộ ở một số đơn vị giảm sút kéo dài kéo dài; Có thời kỳ phải tập trung nhiều chăm lo cho các đơn vị chủ lực cơ động thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế nên công tác quân sự địa phương và xây dựng LLVT địa phương có phần chưa coi trọng đúng mức; Đời
- sống cán bộ, chiến sĩ, hậu phương cán bộ ( từ 1990 trở về tr ước ) cũng ch ưa th ật coi trọng; Trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật kinh tế và khoa học quản lý kinh tế còn bất cập so với nhiệm vụ tham gia làm kinh tế của Quân khu” [840 ;1]. Như vậy, trải qua 50 năm phấn đấu xây dựng và làm theo lời Bác, LLVT Quân khu 4 không ngừng trưởng thành vững mạnh tạo cơ sở và tiền đề vững chắc để quân và dân Quân khu 4 cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ti ếp t ục phát huy tinh th ần sáng tạo, làm phong phú thêm kinh nghiệm và truyền thống vẻ vang của Quân khu. T ừ đó, khẳng định thêm vị trí chiến lược của Quân khu 4 với c ả n ước “ Quân khu 4 mạnh là cả nước mạnh, khu 4 còn là cả nước còn”( Lê Duẩn). Tài liệu tham khảo: 1.Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 : Quân khu 4 - Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc( 1975 - 2005), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2005. 2.Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Cục Chính trị : Phát huy truyền thống LLVT Quân khu xứng danh “ Bộ đội Cụ Hồ” trên quê hương Bác ( Lưu hành nội bộ ), Xưởng in Quân khu 4, 2005. 3.Quân khu 4 : Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước , NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội-1998.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn