intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý khi chăm con mùa nóng

Chia sẻ: Cuctay_1 Cuctay_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vẫn là chủ đề 'muôn năm cũ', nhưng chưa hẳn mẹ nào cũng đã biết bảo vệ sức khỏe con trẻ ngày hè. Nước rất quan trọng với cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt 1. Chế độ ăn uống Để trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người lớn cần phải thường xuyên đổi món. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, bệnh viện Nhi TW, mùa hè đặc biệt là những ngày nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể rất dễ khiến trẻ mất nước, mệt và kém ăn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý khi chăm con mùa nóng

  1. Lưu ý khi chăm con mùa nóng
  2. Vẫn là chủ đề 'muôn năm cũ', nhưng chưa hẳn mẹ nào cũng đã biết bảo vệ sức khỏe con trẻ ngày hè. Nước rất quan trọng với cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt 1. Chế độ ăn uống Để trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người lớn cần phải thường xuyên đổi món. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, bệnh viện Nhi TW, mùa hè đặc biệt là những ngày nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể rất dễ khiến trẻ mất nước, mệt và kém ăn. Do vậy, cần cho trẻ ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C và các loại thực phẩm giàu chất đạm như sữa mẹ, sữa bò, trứng, thịt... Với trẻ nhỏ, cần đặc biệt lưu ý là chất béo phải luôn chiếm từ 25-30% trong khẩu phần ăn hàng ngày. 2. Cung cấp đủ nước
  3. Nước rất quan trọng với cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt. Vì vậy, cần cho trẻ uống đủ nước để vừa giảm nóng, vừa bù vào lượng nước bị mất do mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, hạn chế cho trẻ uống nước để trong tủ lạnh, nước đá vì dễ gây viêm họng. Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng bệnh tiêu chảy, bệnh truyền nhiễm. 3. Nhà ở phải sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng Phòng cho trẻ phải luôn thoáng mát. Thoáng để khi bé thở ra khí CO2 chúng sẽ đi nơi khác thì bé sẽ nạp vào phổi nhiều oxy hơn. Mát tức là trong phòng để quạt thì chỉ nên đối lưu không khí chứ không chĩa thẳng vào người trẻ. Nếu dùng máy điều hòa thì nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 7-10 độ C. Tuy nhiên quạt hay điều hòa đều làm cho phòng hơi khô nên tốt nhất là để một chậu nước nhỏ trong phòng để tăng độ ẩm, hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ấm để duy trì độ ẩm trong phòng.
  4. Cần cho trẻ ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C 4. Không để trẻ nóng, lạnh đột ngột Trước khi cho trẻ ra khỏi phòng, nên tắt điều hoà, mở cửa cho trẻ quen dần với không khí nóng. Đặc biệt là khi ra nắng, phải cho trẻ đội mũ phòng tránh say nắng. Cho trẻ ra ngoài chơi cần đội mũ, che ô. Khi đi biển, cần mang theo kem chống nắng và xoa lên cơ thể bé trước khi ra nắng 30 phút.Trẻ vừa vận động dưới nắng về đang toát mồ hôi, cần để trẻ ráo mồ hôi mới tắm và tắm bằng nước ấm. Tốt nhất, chỉ cho trẻ chơi dưới nắng trước 9h sáng để xương phát triển tốt. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.. Lưu ý Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, da nóng khô, không có mồ hôi, mạch đập
  5. nhanh, buồn ngủ, lú lẫn và bất tỉnh là trẻ đã bị say nắng. Cha mẹ cần đưa ngay trẻ vào chỗ mát, cởi bỏ quần áo. Lấy nước ấm lau toàn thân và đắp khăn mát lên trán. Không hạ nhiệt nhanh bằng cách chườm nước lạnh, nước đá vì gặp lạnh các lỗ chân lông co lại khó tản nhiệt hơn.Trẻ vẫn tỉnh táo thì cho trẻ uống nước cam hoặc chanh pha đường. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn không giảm, cần đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế tránh để trẻ bị co giật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2