intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý trước khi “chia tay” máy tính cũ

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn muốn sắm máy tính mới sau một thời gian dài sử dụng chiếc máy tính cũ đã “lỗi thời”, và có dự định bán lại hay đơn giản sẽ “xếp xó” chiếc máy tính cũ, hãy thử tham khảo những lời khuyên ở bài viết dưới đây. Linh kiện máy tính đổi mới từng ngày, và tuổi thọ trung bình của một chiếc máy tính chỉ ở khoảng 3, 4 năm trước khi chủ nhân quyết định sắm một chiếc mới. Thông thường, chiếc máy tính cũ sẽ được cho lại người khác, hoặc được bán đi. Bài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý trước khi “chia tay” máy tính cũ

  1. Lưu ý trước khi “chia tay” máy tính cũ Nếu bạn muốn sắm máy tính mới sau một thời gian dài sử dụng chiếc máy tính cũ đã “lỗi thời”, và có dự định bán lại hay đơn giản sẽ “xếp xó” chiếc máy tính cũ, hãy thử tham khảo những lời khuyên ở bài viết dưới đây. Linh kiện máy tính đổi mới từng ngày, và tuổi thọ trung bình của một chiếc máy tính chỉ ở khoảng 3, 4 năm trước khi chủ nhân quyết định sắm một chiếc mới. Thông thường, chiếc máy tính cũ sẽ được cho lại người khác, hoặc được bán đi. Bài viết dưới đây sẽ lưu ý một vài thông tin để thực hiện trước khi quyết định “chia tay” chiếc máy tính cũ. 1. Sao lưu dữ liệu: Sau một thời gian dài sử dụng, dữ liệu người dùng đều chứa trên ổ cứng của máy tính cũ. Do vậy, điều đầu tiên cần thực hiện đó là sao lưu các loại dữ liệu: - Các file cá nhân: bao gồm các loại như hình ảnh, nhạc, phim, tài liệu và các loại file cần thiết khác trên máy tính. Bạn có thể sao lưu những file này ra một ổ cứng mới, hay ghi chúng ra các đĩa CD/DVD. Để thuận tiện trong việc sao lưu dữ liệu, bạn có thể nhớ đến phần mềm EASEUS Todo Backup đã được giới thiệu tại http://dantri.com.vn/c119/s119-371510/sao-luu-du-lieu-va-toan-bo-he- thong-voi-easeus-todo-backup.htm
  2. - Dữ liệu trình duyệt: bao gồm danh sách bookmark, mật khẩu đăng nhập, các extension và các thiết lập cá nhân. Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian để thực hiện lại các thiết lập này trên máy tính mới, bạn nên sao lưu chúng. Để thực hiện điều này, bạn có thể nhờ đến công cụ FavBackup. - Email: Nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý mail như Thunderbird hay Outlook, hãy nhớ sao lưu các thông tin về email của mình chứa trong phần mềm. - Font chữ: trong trường hợp bạn có download và cài đặt thêm các bộ font chữ trong quá trình sử dụng, bạn có thể sao lưu chúng bằng cách truy cập vào đường dẫn ‘C:/Windows/’ và copy toàn bộ thư mục Fonts ra một vị trí khác và sử dụng chúng trên máy tính mới (Copy thư mục vào vị trí đường dẫn như trên). 2. Sao lưu thông tin bản quyền phần mềm: Đây là vấn đề quan trọng của nhiều người dùng. Nếu bạn đã bỏ ra một khoảng tiền không nhỏ để sở hữu bản quyền phần mềm, hãy nhớ sao lưu chúng để sử dụng, nếu không sẽ là một điều phí phạm. Để sao lưu thông tin bản quyền các phần mềm và sử dụng trên máy tính mới, bạn có thể sử dụng cách thức sao lưu thông tin bản quyền đang có trên hệ thống. 3. Xóa an toàn các dữ liệu riêng tư:
  3. Nếu ổ cứng chứa các dữ liệu cá nhân và không muốn bị người khác tìm thấy hoặc khôi phục lại, bạn có nhờ đến những công cụ xóa file an toàn để xóa chúng đi. Simple File Shredder là phần mềm miễn phí, cho phép bạn thực hiện điều này. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tiến hành format toàn bộ các phân vùng có trên ổ cứng, và cài đặt mới Windows (kèm theo format ổ C) trước khi đem bán chiếc máy tính cũ của mình. 4. Giữ lại những phần còn có thể sử dụng: Trong trường hợp bạn quyết định bán lại chiếc máy tính cũ, nghĩa là các linh kiện của máy tính đều vẫn còn sử dụng được. Do vậy, hãy cân nhắc để giữ lại những thành phần nào có thể tận dụng cho chiếc máy tính mới. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí để đầu tư vào chiếc máy tính mới. - Màn hình: Nếu không muốn đổi sang màn hình mới hoặc lớn hơn, màn hình là thiết bị có thể giữ lại mà không cần bán kém cả bộ máy tính. - Các thiết bị gắn ngoài như chuột, bàn phím… vẫn có thể được tận dụng. Người mua máy tính cũ chắc hẳn không muốn sử dụng những thiết bị cũ này (Bởi lẽ giá chúng khá rẻ, họ có thể mua mới để sử dụng tốt hơn). - Ổ cứng: trong trường hợp máy tính cũ có nhiều ổ cứng, bạn chỉ cần giữ cho chiếc máy tính cũ 1 ổ cứng để sử dụng, số còn lại có thể tận dụng để lắp vào máy tính mới. - RAM: nếu RAM trên máy tính cũ tương thích với mainboard của máy tính mới mà bạn dự định mua (đều là DDR2 hoặc DDR3…), bạn cũng có thể để
  4. lại cho mình 1 hoặc 2 thanh RAM để sử dụng (trong trường hợp máy tính cũ có nhiều hơn 1 thanh RAM). - Ngoài ra, còn một vài linh kiện khác mà bạn có thể thương lượng với người mua (nếu bán lại máy tính) để giữ lại, như ổ đĩa CD/DVD, card màn hình, card âm thanh… Trong trường hợp máy tính cũ sẽ bị “xếp xó” chứ không bán lại, hãy tận dụng tất cả những linh kiện nào còn có thể sử dụng. 5. Cân nhắc trước khi quyết định đổi máy tính: Đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất. Hãy cân nhắc thật kỹ xem có thực sự phải đổi máy tính cũ để chuyển sang máy tính mới hay không. Nếu chiếc máy tính cũ của bạn vẫn hoạt động ổn định, nhưng chỉ gặp vấn đề về tốc độ, hãy thử nâng cấp một vài linh kiện như CPU, RAM… thay vì đổi mới toàn bộ máy tính. Trong trường hợp các linh kiện trên máy tính đã quá cũ và không còn tìm được linh kiện tương ứng để thay thế, nâng cấp thì việc đổi sang một chiếc máy tính mới, với các linh kiện sử dụng công nghệ mới là điều bạn nên thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2