YOMEDIA
ADSENSE
LUYỆN THI ĐH VĂN: TÂY TIẾN
104
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thông qua cảm hứng bi hùng của bài thơ,hướng dẫn học sinh tìm hiểu,phân tích phẩm chất anh hùng,tinh thần yêu nước của các chiến sĩ Tây Tiến..Không sờn lòng trước khó khăn gian khổ,họ phơi phới lạc quan,sẳn sàng hy sinh vì lý tưởng.Vẻ đẹp hoang vu,kỳ thú hấp dẫn của phong cảnh rất tương xứng với tâm hồn lãng mạn,anh hùng của các chiến sĩ Tây Tiến.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUYỆN THI ĐH VĂN: TÂY TIẾN
- TÂY TIẾN A – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : Thông qua cảm hứng bi hùng của bài thơ,hướng dẫn học sinh tìm hiểu,phân tích phẩm chất anh hùng,tinh thần yêu nước của các chiến sĩ Tây Tiến..Không sờn lòng trước khó khăn gian khổ,họ phơi phới lạc quan,sẳn sàng hy sinh vì lý tưởng.Vẻ đẹp hoang vu,kỳ thú hấp dẫn của phong cảnh rất tương xứng với tâm hồn lãng mạn,anh hùng của các chiến sĩ Tây Tiến. Chuẩn bị : Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,bài soạn của học sinh,tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12 (2001 –2002 NXB giáo dục) B – LÊN LỚP : Hoạt động của Thầy và trò Nội dung 1- Ổn định lớp. 2- Kiểm tra bài củ,nhận xét cho điểm. 3- Dạy bài mới. I – ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM : +Học sinh tham khảo phần tiểu dẫn Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm,sinh năm
- và tóm tắt các ý chính. 1921 tại Phượng Trì,huyện Đan Phượng,nay thuộc tỉnh Hà Tây,mất năm 1988 tại Hà Nội. Quang Dũng từng tham gia đoàn quân Tây Tiến,hoạt động + Cho biết chủ đề của bài thơ. ở biên giới Việt - Lào. Sau đó chuyển sang đơn vị khác nên tác giả viết bài thơ này. Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Bài thơ là nỗi nhớ của tác giả đối với hình ảnh đoàn quân Tây Tiến. Những thanh niên Hà Nội yêu nước,tài hoa,lãng mạn đã tham gia vệ quốc trong hoàn cảnh sống chiến đấu hết sức khắc nghiệt nhưng họ vẫn phơi phới tinh thần yêu nước. Vẫn oai phong lãng mạn và rất đổi hào hoa.Đó là một khúc ca bi tráng về người chiến sĩ trong những năm +Thử hình dung hình ảnh người lính đầu kháng chiến. Bài thơ được viết bằng cảm hứng Tây Tiên trên bước đường hành lãng mạn,vừa thơ mộng vừa dữ dội và bi tráng. quân và nói lên cảm tưởng của em II – PHÂN TÍCH : 1 – Đoàn quan Tây Tiến trên con đường hành quân về cuộc hành quân ấy. gian khổ : - Thiên nhiên hoang dã,khắc nghiệt,hiểm trở : Sài Khao sương lấp,đoàn quân mỏi.
- Mường lác hoa về trong đên hơi. Dốc lên khúc khuỷu,dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây,súng ngửi trời. +HS thảo luận và phát biểu.GV chốt lại những điểm chính. (có thể Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống. cho điểm thưởng) Nhà ai Pha Luông,mưa khơi xa… Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch,cọp trêu người - Những thiếu thốn và sự khắc nghiệt của thiên nhiên khiến ngưới lính mệt mỏi nhưng vẫn oai phong,cái oai phong của loài hổ (dữ dội và hoang dã ): Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mủ,bỏ quên đời… Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mông qua biên giới… Sông Mã gầm lên khúc độc hành * Bước chân của đoàn quân Tây Tiến đã trải qua nhiều địa hình hiểm trở,hoang dã,trên một địa bàn rộng lớn. Con đường hành quân gian khổ ấy được
- miêu tả bằng những câu thơ nhiều thanh trắc,khó đọc,gợi lên cái trắc trở,trập trùng của địa hình. Vừa phải đối mặt với thiên nhiên hiểm trở,đoàn quân Tây Tiến còn phải đối mặt với những thiếu thốn về điều kiện sống. Ngưới lính mệt mỏi,đói khát,bệnh tật…Thế nhưng họ vẫn giử được vẻ oai phong và phơi phới tinh thần. Chính sự đối lập ấy đã tạo nên +Khổ thơ thứ hai và thứ ba,tác giả nét hiên ngang,khí phách hào hùng của người chiến nhắc đến những kỷ niệm nào của sĩ. Họ có mệt mỏi,gầy ốm xanh xao nhưng ở họ người chiến sĩ.Qua đó em có nhận vẫn toát lên vẻ oai phong lãng mạn,cái oai phong xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người của loài hổ giửa chốn rừng thiêng nước độc. chiến sĩ Tây Tiến. Bên cạnh những câu thơ nhiều thanh trắc khó đọc gợi nổi nhọc nhằn,trắc trở là những câu thơ nhiều thanh bằng tạo âm điệu khác lạ gợi cảm giác mông lung,chơi vơi,kích thích hứng thú phiêu lưu mạo hiểm. 2 – Những kỷ niệm khó quên trên bước đường hành quân : +Học sinh phát hiện và bình. Giáo - Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, viên hổ trợ (nếu thấy cần ).
- Kìa em xiêm áo tự bao giờ… - Có nhớ dáng người trên độc mộc, (có thể cho điểm thưởng) Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa - Mắttrừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm…(đối với tình yêu cũng khác lạ,dữ dội) - Mường Lác hoa về trong đêm hơi (cảm giác lâng lâng,núi rừng hùng vĩ nhưng cũng cho những sản vật thơm ngon : cơm nếp xôi…gian khổ trở thành yếu tố kich thích sự phiêu lưu mạo hiểm,kich thích hứng thú khám phá của người lính trẻ) Trong cuộc hành quan gian khổ nhưng lòng * +Vì sao có thể nói Tây Tiến là một người lính trẻ luôn tràn đầy cảm giác lâng lâng ấm áp trước núi rừng thiên nhiên hùng vĩ. Thiên nhiên khúc ca bi tráng. +Học sinh thảo luận và bình. Giáo khắc nghiệt đã cho người lính cái thú phiêu lưu viên có thể bổ sung. mạo hiểm,cho người lính cái ấm áp của cơm lên khói,cái hương vị ngọt ngào của nếp xôi.Trên (có thể cho điểm thưởng) đường hành quân còn có những đêm hội đuốc hoa +Cho biết ấn tượng chung nhất của tưng bừng sơi động khó quên bởi vẽ đẹp của những
- em về bài thơ. thiếu nữ miền sơn cước xinh xinh như nụ hoa của núi rừng tây bắc. Những hình ảnh lãng mạn,lạ lùng (có thể cho điểm thưởng) của “dáng người trên độc mộc,trôi dòng nước lủ hoa đung đưa”. Cũng có lúc người chiến sĩ thả hồn về nơi phố thị “mơ dáng kiều thơm”. Quả là một tâm hồn lãng mạn,gian khổ không hề ngăn nổi tâm hồn mơ mộng của các chàng trai trẻ. Quang Dũng đã giúp ta nhìn thấy vẻ đẹp của người lính ở một góc độ mới mẽ độc đáo trong hoàn cảnh khá đặc biệt. 3 – Tây Tiến- Một khúc ca bi tráng. _ Bi: Mất mác,gian khổ,hy sinh…rất khốc liệt.(đoàn quân không mọc tóc,quân xanh màu lá,rải rác biên cương mồ viễn xứ,áo bào thay chiếu anh về đất,sông Mã gầm lên khúc độc hành… _ Tráng : Tinh thần hiên ngang,phơi phới trong tâm hồn một đi không trở lại,vững tin ở hành động xả thân vì nước (chiến truờng đi chẳng tiếc đời xanh,Tây Tiến người đi không hẹn ước,đường lên thăm thẳm một chia phôi).Dáng vẽ oai hùng,dữ dội
- tương xứng với hình ảnh của thiên nhiên (ngay khi ngã xuống cũng với tiếng gầm dử dội của thiên nhiên). Vẫn luôn trong tư thế bước tới (gục lên súng mủ,bỏ quên đời) * Có thể nói,Tây Tiến là cái nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của cuộc chiến,tuy có bi mà không luỵ. Chiến trường đầy gian khổ,mất mát ,hy sinh,rất khốc liệt nhưng các chàng trai Tây Tiến vẫn luôn hào hứng,lãng mạn,vẫn quyết chí ra đi. Hình ảnh ngưới lính Tây Tiến mang dáng dấp của người chiến binh ngày xưa. Quyết chí ra đi là chấp nhận tất cả. Ra đi là dẫu có chết (da ngựa bọc thây) cũng không màn. Người chiến sĩ chấp nhận “áo bào thay chiếu anh về đất”là chấp nhân cái chết hào hùng vì nợ nước,ra đi trong tiếng nhạc đưa tiển trầm hùng của thiên nhiên (sông Mã gầm lên khúc độc hành ). Những từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ cũng góp phần tạo cho hình tượng người chiên sĩ Tây Tiến dáng dấp của người chiến binh trong thơ cổ.
- III – TỔNG KẾT : Có thể nói Tây Tiến là tuợng đài bất tử về người chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì nước. Phản ánh cuộc chiến đấu bi hùng của người lính những năm đầu kháng chiến chống Pháp,thể hiện tâm tình của những thanh niên trí thức yêu nước vừa xếp bút nghiên đi theo tiêng gọi của non sông. Anh hùng và lãng mạn,đó là nét đẹp rất riêng của họ. * Dặn dò : - Học thuộc bài thơ.Chọn bình đoạn mà em thích nhất. - Chuẩn bị bài tiếp theo : Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn