intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện trí nhớ bằng cách liên tưởng

Chia sẻ: Phạm Thị Kiều Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

6.242
lượt xem
4.896
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc đời học sinh, các bạn đã sử dụng rất nhiều phương pháp ghi nhớ trong học tập một cách tự nhiên, theo cách học thông thường mà ai cũng áp dụng và ít nhiều đều có được kết quả nhất định. Tuy vậy, muốn “rèn luyện” trí nhớ, muốn phát huy tính khám phá, tính sáng tạo, muốn “nâng cấp” trí nhớ thì không thể không có phương pháp. Tham khảo tài liệu dưới đây để có thêm phương pháp rèn luyện trí nhớ cho mình nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện trí nhớ bằng cách liên tưởng

  1. Luyện trí nhớ: Phương pháp liên tưởng. Trong cuộc đời học sinh, các bạn đã sử dụng rất nhiều phương pháp ghi nhớ trong học tập một cách tự nhiên, theo cách học thông thường mà ai cũng áp dụng và ít nhiều đều có được kết quả nhất định. Tuy vậy, muốn “rèn luyện” trí nhớ, muốn phát huy tính khám phá, tính sáng tạo, muốn “nâng cấp” trí nhớ thì không thể không có phương pháp. Kỳ này, (Hiếu học) giới thiệu khái quát một trong số các phương pháp tư duy quan trọng và rất có hiệu quả, đó là: Phương pháp tư duy liên tưởng (Phương pháp liên tưởng). Phương pháp liên tưởng này sẽ còn rất hữu dụng và cần thiết cho suốt cả cuộc đời. Nói cụ thể, phương pháp liên tưởng là cách kết nối một vấn đề đang học, một vấn đề đang gặp phải cần được ghi nhớ, một vấn đề chưa thật quen thuộc, chưa thật hiểu rõ, nay ta móc nối nó vào cái mà mình đã biết rành rẽ thì sẽ rất dễ nhớ và nhớ rất lâu. Để ứng dụng, ta cần xem lại các định luật liên tưởng như sau: 1
  2. 1- Luật tương tự: các sự vật tương tự về tính chất hoặc đặc trưng có thể hình thành liên tưởng. Như sắt thép làm ta liên tưởng đến sự cứng rắn, truyện “Tấm Cám” làm ta liên tưởng đến tình cảm gia đình… 2- Luật tương phàn: Các sự vất có những đặc điểm tương phản có thể hình thành liên tưởng. Như: sáng-tối, nóng-lạnh, nhút nhát-can đảm, thành công-thất bại… 3- Luật gần nhau: các sự vật gần nhau về thời gian và không gian cũng hình thành liên tưởng. Như thấy hoa thì có thể liên tưởng đến bướm, đến ong… 4- Luật quan hệ: Hình thành liên tưởng do mối quan hệ giữa các sự vật. Như: do cây cối ta nghĩ đến rừng, thấy ong ta nghĩ đến mật lại có thể tiếp tục liên tưởng đến sự ngọt ngào… 5- Ba luật phụ là: - Luật sáng rõ: liên tưởng càng rõ ràng thì ấn tượng càng sâu sắc. - Luật lập lại: ấn tượng càng sâu sắc khi liên tưởng được lập đi lập lại nhiều lần. - Luật (thời gian) xa gần: thời gian hình thành liên tưởng càng gần càng sâu sắc, càng xa chúng ta thì càng mờ nhạt. Mỗi loại liên tưởng sẽ là một kết nối, là một “móc dính” với các nội dung tư liệu cần ghi nhớ. Vì thế, nếu bạn muốn có một trí nhớ tốt hãy thường xuyên rèn luyện: Khéo léo kết nối nó với những sự vật, sự việc muôn màu muôn sắc trong cuộc sống chung quanh. Chắc chắn bạn sẽ có một trí nhớ ngày càng tốt hơn. Ngoài nhiệm vụ chính là liên tưởng, là tìm ra sự liên hệ giữa các kiến thức với nhau để dễ ghi nhớ. Phương pháp tư duy liên tưởng còn giúp chúng ta có thể tự học được nhiều hơn, phát huy tính khám phá, tính sáng tạo. Ví dụ: từ quả táo rụng, nhờ liên tưởng nên Newton 2
  3. đã tìm ra các định luật chuyển động, đó là một minh chứng cho hiệu quả của sự liên tưởng. Vì vậy, đã là nhà khoa học, nhà nghệ thuật… thì ai cũng phải dùng phương pháp tư duy này. Tóm lại, phương pháp liên tưởng là một phương pháp tư duy quan trọng rất thường được sử dụng. Nó không chỉ có tác dụng và cần thiết trong đời sống học tập hiện nay của bạn, mà phương pháp liên tưởng này sẽ còn rất hữu dụng và cần thiết cho suốt cả cuộc đời. Theo chúng tôi Phương pháp liên tưởng là phương pháp rất quan trọng và hiệu quả đối với học sinh cũng như mọi người. Để thực hiện phương pháp này, chúng ta cần chú ý đến một số quy luật như:  Quy luật tương tự ví như nhớ đến mùa thu là hình ảnh lá vàng rơi, màu xanh nhớ tới nước biển, màu lá cây, màu nước biển, …  Quy luật tương phản như sáng – tối, nóng – lạnh, xa – gần, buồn – vui, …  Quy luật gần gũi ví như thấy hoa nghĩ tới ong bướm, thấy cá nghĩ tới nước, …  Quy luật quan hệ như trời nhiều mây sẽ mưa hoặc trời nhiều mây đen, gió to có thể có bão lớn, …  Quy luật liên tưởng: mỗi khi có một dãy số, thông tin cần ghi nhớ thay vì bạn cố gắng ghi nhớ rời rạc, từng từ một thì hãy mã hóa chúng thành những hình ảnh có thể sinh động hoặc hài hước, … Bạn tưởng tượng càng sinh động càng tốt. Thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ấn tượng càng sâu sắc và giúp hình thành phản xạ tự nhiên. Ví như: hôm nay bạn phải đi chợ mua rất nhiều đồ bao gồm: gạo, rau, hoa quả, hành tươi, … thì bạn có thẻ mã hóa thành: Một chú hề trên đầu tóc biến thành rau, bụng chứa gạo rất to, miệng ngậm hoa quả, trên mũi là hành tươi, … Phương pháp liên tưởng này không những giúp bạn ghi nhớ dễ dàng mà cuộc sống sẽ trở nên ngày một sinh động hơn. Bạn hãy trải nghiệm nhé! 3
  4.  Quy luật viết tắt ví như: ASEAN, NATO, WTO, …  Quy luật viết ký tự đầu: ví dụ như bài thơ về dãy hoá kim loại: Ka-li, Ba-ri, Can-xi, Na-tri, Ma-giê, Nhôm, Kẽm, Sắt, Ni-ken, Thiếc, Chì, Hy-dro, Đồng, Thuỷ Ngân, Bạc, Bạch kim, Vàng (K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au). “Khi Bà Con Nào May Áo Giáp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu”.  Quy luật liên kết ví như để ghi nhớ độ cao của đỉnh Phan – xi – păng thì rất ít người có thể nhớ, nhưng số Pi (=3,14) rất ít người quên. Vì vậy, bạn kết nối sự kiện độ cao của đỉnh Phan – xi – pang với số Pi (=3,14) và thêm số 3 vào sau số Pi ta được: 3,143 và có thể ghi nhớ trong suốt cuộc đời. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1