intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý luận văn nghệ "Mác xít - Phân tâm" của E.Fromm

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

107
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói chung các nhà mỹ học và lý luận nghệ thuật Mácxít phương Tây (Wester marxism) cho rằng từ Platon đến Kant đều nghiên cứu chủ khách thể thẩm mỹ như những phạm trù trừu tượng tiên nghiệm, trái lại chủ nghĩa Mác vượt qua các lối tư duy siêu hình này, đã gắn những vấn đề của mỹ học và lý luận nghệ thuật với xã hội và lịch sử. Tán thành và đi theo chủ nghĩa Mác, nhưng họ lại cho rằng nó thiếu một lý thuyết hoàn chỉnh về chủ thể, cần phải được bổ sung và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý luận văn nghệ "Mác xít - Phân tâm" của E.Fromm

  1. Lý luận văn nghệ "Mác xít - Phân tâm" của E.Fromm Nói chung các nhà mỹ học và lý luận nghệ thuật Mácxít phương Tây (Wester marxism) cho rằng từ Platon đến Kant đều nghiên cứu chủ khách thể thẩm mỹ như những phạm trù trừu tượng tiên nghiệm, trái lại chủ nghĩa Mác vượt qua các lối tư duy siêu hình này, đã gắn những vấn đề của mỹ học và lý luận nghệ thuật với xã hội và lịch sử. Tán thành và đi theo chủ nghĩa Mác, nhưng họ lại cho rằng nó thiếu một lý thuyết hoàn chỉnh về chủ thể, cần phải được bổ sung và hoàn thiện, tất nhiên theo những lối khác nhau, như việc kết hợp với chủ nghĩa hiện sinh của J.P. Sartre, v.v... Nhưng tâm lý học của S. Freud, qua K.G. Jung đến A. Adler cũng cung cấp nhiều kiến giải về căn nguyên, động lực và quá trình của chủ thể thẩm mỹ cùng vai trò của nó trong hoạt động nghệ thuật. Mặc dù có sự phản đối của cả hai bên, nhưng vẫn có sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phân tâm học từ triết học đến mỹ học. Và tiêu biểu cho sự kết hợp này về mỹ học và lý luận nghệ thu ật là H. Marcuse và E. Fromm. Về H. Marcuse, không những triết học nói chung, mà ngay về mỹ học cũng bao hàm một nội dung vô cùng sâu rộng, xu hướng kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phân tâm học chỉ là một khía cạnh, tập trung trong công trình Ái dục và văn minh (Eros and civilization, 1955) của ông. Lẽ tự nhiên, khi kết hợp chủ nghĩa Mác với phân tâm học, thì không những chủ nghĩa Mác, mà cả phân tâm học cũng không còn nguyên dạng nữa. Quả vậy, trong công trình Ái dục và văn minh . H. Marcuse tiếp thu lý thuyết của S. Freud về căn nguyên ẩn ức của bản năng con người, nhưng cho rằng vấn đề tính dục quá hạn hẹp, cần phải mở rộng phạm vi ra thành
  2. ái dục. Theo ông, tính dục chỉ là sự ham muốn trong quan hệ giữa hai giới. Còn ái dục, thì hiển nhiên có bao hàm tính dục, nhưng ngoài ra còn có việc tham sống, ham chơi, tham ăn và nhiều ham muốn bản năng khác của con người. Điều này là đúng với thực tế toàn diện hơn, và theo H. Marcuse, lại càng mở ra một trường diện rộng rãi cho việc kết hợp với chủ nghĩa Mác, bởi vì Mác đã bàn đến nỗi khổ ải nhiều mặt của con người trong xã hội áp bức, nhất là trong chủ nghĩa tư bản chồng chất nhưng tha hoá. Tiến hành sự kết hợp như vậy, H. Marcuse đi đến kết luận cho giải phóng nhân loại là tiêu diệt sự tha hoá, giải phóng những ái dục, giải phóng toàn diện bản năng đời sống, trong đó có vai trò to lớn của nghệ thuật. Bởi vì cái thẩm mỹ nói chung, nghệ thuật nói riêng, xét về bản chất, có thể phục vụ cho những hoạt động thể hiện bản năng sống của con người. Nó có thể vươn lên trên hiện thực, khắc phục được sự áp chế đối với nguyên tắc khoái lạc. Khi mà bản năng sống, tính dục nói riêng, ái dục nói chung bị áp chế, thì sự tưởng tượng và ảo tưởng trong nghệ thuật có thể giúp con người thoát khỏi những ràng buộc của nguyên tắc hiện thực, H. Marcuse nói: “S. Freud chỉ chọn mộng tưởng như là một hoạt động tâm lý, thậm chí ngay trong khi lĩnh vực ý thức đang phát triển, thì ở một mức độ khá lớn nó vẫn có thể thoát khỏi sự ràng buộc của nguyên tắc hiện thực… Tâm lý học của S. Freud đã khôi phục quyền lợi phải có của tưởng tượng. Mộng tưởng như là một quá trình tâm lý cơ bản độc lập mang giá trị chân lý riêng, phù hợp với trải nghiệm của bản thân, đó là vượt qua thực tại của nhân loại mang tính đối kháng. Trong tưởng tượng, cá thể với chỉnh thể, dục vọng và sự thực hiện, hạnh phúc với lý tính sẽ có được sự hài hoà. Cho dù nguyên tắc hiện thực hiện có làm cho sự hài hoà này trở nên không tưởng, thì mộng tưởng vẫn kiên trì cho rằng loại hài hoà này có thể và cần phải trở thành hiện thực. Chân lý của tưởng tượng ngay lúc đầu với hình thức ảo giác đã được nhận thức, là lúc sáng tạo ra một thế giới của tri giác và lý giải, một thế giới vừa chủ quan vừa khách quan cũng được nhận thức. Đó là tình huống nảy sinh ra nghệ thuật. Cho nên việc phân tích chức năng nhận thức của ảo giác sẽ sản sinh ra mỹ học với tư cách là khoa học thẩm mỹ. Đằng sau hình thức mỹ học bao giờ cũng là sự hài hoà bị áp chế giữa mỹ cảm và lý tính, nó mãi mãi là sự kháng nghị việc thống trị của lô - gíc đối với tổ chức cuộc sống”(1).
  3. Ý của H. Marcuse muốn nói rằng trong toàn bộ hoạt động tâm lý, chỉ có tưởng tượng và mộng tưởng mới cho con người vươn lên trên hiện thực và hồi quy về bản năng sinh mệnh của mình, và cũng chính hai loại chức năng tâm lý này mới có thể sản sinh ra nghệ thuật, đồng thời cũng chỉ có nghệ thuật, mới có thể cho chúng ta được tự do dồi dào để hoạt động, cho nên bản chất vượt qua hiện thực có liên hệ với bản năng sống của nhân loại, mang ý nghĩa bản thể dựa trên mục tiêu tương lai hợp lý của con người. Vượt qua những đối kháng hiện thực, nghệ thuật có thể sáng tạo ra một thế giới phi ẩn ức, mọi ái dục của con người được thăng hoa, bản năng sống con người được khẳng định và phát triển… Tất nhiên chỉ là điểm cốt lõi trong mỹ học và lý luận nghệ thuật của H. Marcuse được nói một cách cực kỳ ngắn gọn, để giành khuôn khổ cho cũng chính vấn đề này ở E. Fromm. I. Cuộc đời và tư tưởng của E. Fromm Erich Fromm sinh ngày 29 tháng 3 năm 1900 trong một gia đình Do Thái tại Frankfurt ở Đức. Năm 1934 di cư sang Hoa Kỳ và đến năm 1940 thì được nhập quốc tịch, nhưng đến năm 1971 lại di cư về Thuỵ Sỹ và mất tại đó vào năm 1980. Ông kết hôn ba lần: lần đầu vào năm 1926 (sau ly hôn), lần hai vào năm 1944 (sau đó người vợ này qua đời), lần cuối vào năm 1952. Về đường học vấn thì thời trai trẻ ông đã kinh qua các trường đại học Frankfurt, Heidelberg và Munich, và học cả triết học lẫn tâm lý học, và đến năm 1922 đã đạt học vị tiến sỹ. Năm 1923-1924 ông thực tập thêm ở đại học Munich. Năm 1928-1931, lại nghiên cứu thêm ở Viện nghiên cứu của Hội phân tâm học Đức, và gần như đồng thời (1929-1932) làm giảng sư ở Viện nghiên cứu phân tâm học và xã hội học ở Đại học Frankfurt. Năm 1933- 1938 lần lượt công tác tại Viện nghiên cứu xã hội học quốc tế ở Genève và New York. Từ đó trở về sau ông đã giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Colombia, Yale, New York (kể cả ở Đại học Mehico) với hàm phó giáo sư và giáo sư, có lúc làm chủ nhiệm khoa hoặc Viện trưởng. Từ năm 1971 tái di cư về Thuỵ Sĩ, ông chuyên tâm vào việc tiếp tục trước tác.
  4. Có thể nói E. Fromm là nhà khoa học năng sản, bút lực dồi dào, nếu chỉ kể công trình chính cũng đã hơn hai chục: Sự phát triển của giáo lý Cơ đốc (1931); Trốn thoát tự do (1941); Người cho chính mình: tìm hiểu tâm lý của luân lý học (Man for himself: An inquiry into the psychology of Ethics, 1947); Phân tâm học với tôn giáo (1950); Ngôn ngữ bị lãng quên: Dẫn luận về việc lý giải giấc mơ, đồng thoại và thần thoại (1951); Xã hội khoẻ mạnh về tinh thần (1955); Nghệ thuật yêu đương (1956); Sứ mệnh cúa S. Freud: Phân tích nhân cách và ảnh hưởng của ông(1959); Con người có thể chiến thắng mãi? - Tìm hiểu những sự thực và hư cấu trong chính sách ngoại giao (1961); Bờ bên kia những xiềng xích của ảo tưởng: Sự gặp gỡ tình cờ của tôi với Marx và Freud (1962); Cuộc chiến trong nội tâm con người: Phân tâm học về nguồn gốc của tính phá hoại (1963); Tín điều cơ đốc cùng những tiểu luận về tôn giáo, tâm lý và văn hoá(1963); Lòng người: thiên phú của thiện ác (1964); Các vị như chư thần: Một loại giải thích cơ bản về Cựu ước và những truyền thống của nó (1966); Cách mạng của hy vọng: Tiến đến một nền kỹ thuật nhân tính hoá (1968); Đặc trưng xã hội của một làng Mehico: Một nghiên cứu phân tâm học về xã hội (1970); Nguy cơ của phân tâm học: tiểu luận về Freud, Marx và tâm lý xã hội học (1970); Giải thích tính phá hoại của loài người (1973); Tồn tại hay sở hữu? (1976); Vĩ đại và hạn chế trong tư tưởng của S.Freud (1980); Bàn về bất phục tùng và những luận văn khác (1982); E. Fromm: Thực chất những trước tác (1983), v.v… Thật ra còn có thể kể những công trình không kém phần quan trọng khác như Phân tâm học với Phật giáo Thiền tông(1960), nhất là những công trình chủ biên như Khái niệm về con người của Marx (1963), v.v... Có thể thấy tư tưởng và kiến thức của E. Fromm là vô cùng sâu rộng, nhưng ở đây chỉ bàn đến vấn đề nhân học, tức quan niệm về con người, trực tiếp liên hệ đến văn học nghệ thuật mà thôi. Nhưng thật ra nhân học cũng là lĩnh vực tiêu điểm trong suy tư triết học của E. Fromm. Có thể nói tôn chỉ suốt đời E. Fromm là nhận thức con người, cải tạo con người, mỹ hoá con người, để xây dựng một xã hội lành mạnh. Và chính vì mục tiêu này, ông đã khổ công nghiên cứu cả Marx lẫn Freud, hòng đặt chiếc cầu nối
  5. giữa hai bên, phối hợp xã hội học với tâm lý học để triển khai cuộc cách mạng về tâm lý trong xã hội hiện đại. Nhưng có thể hơi thừa khi nhắc lại, E. Fromm không phải là đồ đệ trung thành của Marx cũng như của Freud. Là thành viên của trường phái Frankfurt, E. Fromm là người theo chủ nghĩa Mác phương Tây, nghĩa là không phải Mác- xít chính thống, càng không phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Ông cũng không phải thuần tuý là nhà phân tâm học (Psychoanalysis) theo kiểu Freud, hoặc nhà Tâm phân học (Analytical psychology) theo kiểu K.G. Jung, mà thuộc trường phái Tân phân tâm học (Néo - Psychoanalysis) kiểu như Harry Stack Sullivan, Karen Horney, v.v... Trường phái này manh nha từ sau những năm 30 của thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiếp theo là sự tàn phá của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, số người mắc bệnh tâm thần ở châu Âu tăng lên với tốc độ chóng mặt. Qua thực tế nghiên cứu tâm lý, kể cả việc chữa bệnh tâm thần, người ta thấy rõ vấn đề dường như không phải chỉ ở những vô thức bản năng. E. Fromm cũng như các vị nói trên, mặc dù hiển nhiên cũng còn những ý kiến khác nhau, nhưng đều thống nhất cho rằng bối cảnh xã hội, truyền thống văn hoá, hoàn cảnh gia đình và những kỷ niệm thiếu thời đều có tác dụng to lớn trong tâm lý, nhân cách và hành vi của con người, nghĩa là có cái gì khác với kết luận của S. Freud. Không phải ngẫu nhiên mà E. Fromm nói: “Con người là không thể hiểu được, nếu người ta không xét nó trong tổng thể, điều này bao hàm sự cần thiết phải đưa ra một giải đáp đối với ý nghĩa sinh tồn và phải phát hiện những quy tắc mà chúng ta phải sống theo nó” (Nguy cơ của phân tâm học). Chính nhận thức này đã làm cho E.Fromm xa Freud và gần Marx hơn một ít. Cho nên khi nói đến tính chất “Macxít - phân tâm” trong triết học nói chung, mỹ học nói riêng của E. Fromm, là phải đệm thêm những sự gián cách vốn có với mỗi bên như vậy. Mà nói cho cùng khi đã kết hợp cả hai bên, thì sự thu ần chất của mỗi bên cũng biến mất, mặc dù ở những khía cạnh nhất định ta vẫn thấy E. Fromm dẫn nguyên ý của Marx hoặc của Freud. Trở lại vấn đề nhân học, E. Fromm khẳng định Marx cho con người
  6. hình thành trong xã hội là khoa học hơn, sâu rộng hơn rất nhiều so với Freud xem xét con người từ nguồn gốc tâm sinh lý, nhưng còn thiếu sự phân tích tinh tế nội tâm của con người. Như thế việc bổ sung phân tâm học vào chủ nghĩa Mác là cần thiết. E. Fromm thấy rõ mâu thuẫn sâu sắc giữa nhu cầu sinh tồn và tiềm năng sinh mệnh mãi mãi không thực hiện được hoàn toàn, con người vẫn tồn tại trong “đối lập nhị nguyên” về mặt xã hội như vậy. Đó là xét về mặt đồng đại, còn nếu xét về mặt lịch đại, thì loài người chẳng qua cũng chỉ tồn tại trong “đối lập nhị nguyên về lịch sử”. Đối diện với hai loại đối lập nhị nguyên đó, mỗi một con người đều phải tìm tòi sự giải đáp, bộc lộ cách sống của mình. Theo ông, con người có bốn loại hình tính cách, mặc dù ở mức độ khác nhau, nhưng đều không hoàn toàn thuộc cái thiện: tiếp nhận, khai thác, tàng trữ, con buôn. Chỉ có sáng tạo để yêu thương mới là con người chân chính. Ông chứng giải tư cách con người có tư tưởng và thân xác, nghĩa là một con người xã hội, nhưng lại có tình cảm, dục vọng và bản năng riêng, thì phải “thực hiện sự dung hợp giữa người với người, sự dung hợp với một người khác, tức là phải yêu thương”. Yêu thương “là sự dung hợp trong điều kiện bảo tồn tính hoàn chỉnh của con người, cá tính của con người”(2). Và yêu thương chín muồi phải là “loại yêu thương có tính sáng tạo” theo nghĩa là “cho đi”, “cho đi là sự biểu đạt cao nhất của tiềm năng” là một sự thể nghiệm “đầy khoan khoái”, từ đó “biểu hiện thực sự tồn tại sinh mệnh của bản thân”(3). “Cho đi” gồm có bốn yếu tố là nhận biết, quan tâm, tôn trọng và đầy trách nhiệm. Đây chính là nội dung cốt lõi lấy “yêu thương mang tính sáng tạo” làm hạt nhân trong nhân học của E. Fromm. II. Lý luận văn nghệ Cũng như tư tưởng nói chung, về lý luận nghệ thuật, E. Fromm có tiếp thu nhiều của S. Freud, nhưng lại nhìn thêm bằng góc độ xã hội, phản ảnh đúng tính chất của trường phái Tân phân tâm học như đã nói ở trước, nghĩa là có phần chịu ảnh hưởng của Mác cho dù là gián tiếp.
  7. Trước hết, phải nói đến quan niệm nghệ thuật là sự tượng trưng cho kinh nghiệm phổ biến của loài người. E. Fromm đánh giá cao công trình Giải mộng của S. Freud, và cho rằng giấc mơ là ngôn ngữ thông dụng của nhân loại. Nhưng Giải mộng của S. Freud có thiên về nội dung tính dục. Ông thường cho những thứ xuất hiện trong giấc mơ như rìu, dao găm, súng ngắn, ngọn nến, cá, tôm, v.v… đều là tượng trưng của dương vật. Còn những thứ như hang, hòm, lò, nồi, v.v… là tượng trưng cho âm hộ. Nhắc chiếc cầu thang gợi lên sự giao hợp, S. Freud giải thích rằng: “Với hàng loạt động tác nhịp nhàng, ngày càng dồn dập, mới leo lên được nấc thang cao nhất, rồi thở không ra hơi, động tác nhịp nhàng trong giao hợp được tái diễn lại trong động tác lên thang gác…”. Những điều này khá xa lạ với E. Fromm. E. Fromm cũng có bàn nhiều đến nghệ thuật là tượng trưng, nhưng là tượng trưng cho kinh nghiệm sinh tồn phổ biến của loài người. Ông đã từng định nghĩa: “Ngôn ngữ tượng trưng là ngôn ngữ mà chúng ta biểu đạt những thể nghiệm từ bên trong… qua nó, thế giới bên ngoài tượng trưng cho thế giới bên trong, tượng trưng cho linh hồn và tâm linh của chúng ta”(4). Có nghĩa tượng trưng là lấy những cái vật lý, cảm tính bên ngoài để biểu đạt thế giới tâm linh phổ biến bên trong của con người. E. Fromm chia ra ba loại tượng trưng: loại thứ nhất có tính chất tập tục (conventional), loại thứ hai có tính chất ngẫu nhiên (accidental), cả hai loại này không thật phổ biến. Loại thứ ba có tính chất phổ biến (universal) vì nó bắt nguồn từ những kinh nghiệm chung của con người. E. Fromm khẳng định văn nghệ thuộc loại tượng trưng phổ biến, có thiên chức biểu hiện kinh nghiệm của cộng đồng nhân loại. Và xuất phát từ mối liên hệ sâu sắc giữa tượng trưng với kinh nghiệm phổ biến của nhân loại, ông đã phân tích những giấc mơ, đồng thoại, thần thoại và tác phẩm văn học. Theo ông giấc mơ là ngôn ngữ trong khi yên ngủ của con người, trong khi mơ, con người thoát khỏi ý thức văn hoá và lý tính tỉnh táo, cũng có nghĩa là giấc mơ có khả năng thoát khỏi luôn những ảnh hưởng chuyên chế tiêu cực của văn hoá lý tính. Cho nên không lấy gì làm lạ trong khi mơ con người trở nên thông minh hơn, sắc sảo hơn là lúc tỉnh, bởi vì cảnh
  8. mộng thường bộc lộ toàn diện hơn kinh nghiệm phổ biến của cả cộng đồng. E. Fromm cho rằng thần thoại cũng chính là giấc mơ thời niên thiếu của nhân loại, là dạng thái kinh điển của nghệ thuật nguyên thuỷ, là tượng trưng cho kinh nghiệm nội tâm con người trong buổi bình minh của lịch sử: “Thần thoại cũng như giấc mơ, kể về câu chuyện phát sinh trong một thời gian, câu chuyện này dùng ngôn ngữ tượng trưng để biểu đạt những quan niệm về tôn giáo và triết học, bộc lộ được những kinh nghiệm nội tâm trong ý nghĩa chân chính của thần thoại này”(5). Ông phê bình quan điểm của S. Freud quy kết câu chuyện có tính chất thần thoại Oedip về vấn đề tính dục và loạn luân, và vạch rõ rằng: “Chủ đề của câu chuyện mang tính chất thần thoại này không phải mang tính chất tính dục, mà là thái độ đối với phụ quyền… Có thể lý giải đây là một loại tượng trưng, nó không tiêu biểu cho tình yêu loạn luân giữa mẹ con, mà là biểu hiện trong gia đình của chế độ phụ quy ền, sự phản nghịch của con đối với quy ền uy của bố”(6). Theo E. Fromm thì cũng như thần thoại, nhiều câu chuyện đồng thoại được tiếp nhận rộng rãi, không đơn thuần là biểu hiện những kinh nghiệm cá thể, mà bao hàm trong đó những kinh nghiệm rất phong phú của cộng đồng. Ông không tán thành cách phân tích của S. Freud đã quy kết chủ đề của Chiếc mũ đỏ vào sự nguy hiểm tính dục - bị tính dục kích thích mà vi phạm đạo đức nên bị trừng phạt. Theo Fromm câu chuyện này không phải chỉ mang tính chất đạo đức mà nó “thuật lại cuộc xung đột giữa hai giới: đây là câu chuyện thắng lợi của nữ giới”(7). Nghĩa là phải thấy ở đây cái kinh nghiệm sống phổ biến trong cuộc đấu tranh giữa hai giới trong trong lịch sử nhân loại. Thứ hai là mối quan hệ giữa văn học với “vô thức xã hội”. Khái niệm “vô thức xã hội” là do chính E. Fromm nêu ra, ngay chỉ riêng phương diện thuật ngữ cũng đã bộc lộ rõ sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Freud. Và sự kết hợp này rất giàu tính chất gợi mở, đánh dấu một bước
  9. tiến mới trên con đường phát triển lý thuyết vô thức. Thật ra hiện tượng vô thức mới chỉ xét riêng ở phương Tây, thì cũng đã được cảm thấy bởi các nhà văn như Balzac, Goethe, Byron, v.v... và thậm chí bởi các triết gia như Kant, Leibnitz, Herbart, Hartman, James, Fechner, v.v… Tuy nhiên, xét trên bình diện khoa học, cụ thể là tâm lý học, thì vốn với tư cách là bác sĩ tâm thần, sử dụng nhiều phép thực nghiệm để chứng minh (ch ứ không phải chỉ cảm thấy) thì chính S. Freud mới là cha đẻ của lý thuyết vô thức. Tất nhiên các trường phái tâm lý khác cũng đều dùng phương pháp thực nghiệm, như tâm lý học cấu tạo của W. Wande chỉ nghiên cứu nội dung tâm lý mà con người ý thức được, tâm lý học cơ năng của W. James chẳng qua miêu tả và giải thích trạng thái động của ý thức, còn tâm lý học hành vi của J.B. Watson chỉ nghiên cứu ý thức được nảy sinh từ trong mối tương tác giữa con người và ngoại giới như thế nào. Mặc dù có những đóng góp nông sâu khác nhau, nhưng các trường phái tâm lý nói trên đều nghiên cứu những hoạt động ý thức rõ ràng. Chỉ đến S. Freud mới chứng minh được vô thức trong tâm lý con người, chính thức mở đầu cho tâm lý học hiện đại. Chỉ tiếc là ông đã phóng đại vai trò của vô thức lấn át hẳn ý thức, và chỉ thấy vô thức của bản năng cá nhân, đặc biệt là bản năng tính dục, nhất là tính dục loạn luân. Sơ đồ tâm lý của ông đã được điều chỉnh bổ sung vào sau năm 1920 gồm kết cấu ba tầng: vô thức bản ngã (id) có sức mạnh nhất, chìm sâu dưới nước hoạt động theo nguyên tắc bản năng, nhô một ít trên mặt nước là tầng ý thức “tự ngã” (ego) theo nguyên tắc hiện thực và tầng ý thức “siêu ngã” (superego) theo nguyên tắc lý tưởng. Phân tâm học (Psychoanasis) của ông, do đó, ít nhiều không thể không bị phê phán, uốn nắn, bổ sung và diễn biến thành Tâm phân học (Analytical psychology) của người bạn vong niên K.G. Jung. Bái phục lý thuyết vô thức của S. Freud, nhưng K.G. Jung cho rằng trong vô thức bản năng không phải chỉ có tính dục thuộc phạm vi sinh thực, mà còn có những bản năng sinh tồn và sinh trưởng nữa. Hơn nữa, K.G. Jung cho rằng khái niệm “bản ngã” (id) vô thức của S. Freud chỉ là “vô thức cá thể” và chẳng qua cũng chỉ là một lớp mỏng nằm cạnh ngay dưới ý thức, nghĩa là có khả
  10. năng chuyển hoá nhanh thành ý thức, như bản năng tính dục chẳng hạn. Nhưng đặc biệt quan trọng nhất là theo K.G. Jung là ở bên dưới ngay “vô thức cá thể” còn có “vô thức tập thể”. Như thế, có phần ngược với S. Freud, sơ đồ kết cấu tâm lý của K.G. Jung cũng có ba tầng: ý thức là phần nhô lên trên mặt nước của hòn đảo, phần chìm dưới nước là “vô thức cá thể”, cắm sâu dưới đáy biển là “vô thức tập thể”. Nó có gốc gác sâu xa từ kinh nghiệm lịch sử của nhân loại và chủng tộc, thậm chí có gốc gác cả đến hoạt động của loại thủy tổ tiền nhân loại. Như thế K.G. Jung đặt vấn đề vô thức của con người trong cả tiến trình manh nha và hình thành tâm lý của toàn nhân loại, chứ không phải chỉ là dấu vết của những kỷ niệm thiếu thời trong từng cá thể người. Nhưng khoa học là vô cùng. Cách đặt vấn đề vô thức của K.G. Jung đã vượt ra khỏi phạm vi bản năng sinh vật chạm đến xã hội, nhưng chỉ là xã hội trong thời tiền sử. Nhưng tiếp thu chân lý “con người là mối tổng hoà những quan hệ xã hội “ của chủ nghĩa Mác, E. Fromm đã đặt vấn đề vô thức có căn nguyên từ xã hội trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, kể cả thời hiện đại. Ông viết: “Mỗi một xã hội đều có thể quyết định những loại tư tưởng tình cảm nào vươn đến trình độ ý thức, còn những loại nào chỉ tồn tại ở mức độ vô thức”(8). “Vô thức xã hội”, do đó, là lĩnh vực tâm lý bị ức chế trong xã hội. Theo E. Fromm có ba con đường dẫn đến sự áp chế hình thành nên vô thức xã hội. Một là ngôn ngữ do gắn liền với tư duy, cho nên thường phụ trợ cho lĩnh vực ý thức rõ ràng. Nhưng ngôn ngữ với những quy tắc cú pháp, từ pháp khó mà biểu hiện được hết những thể nghiệm phức tạp của con người, và cũng từ đó nó sẽ phát huy tác dụng ngược lại là bao vây, ngăn cản làm cho những thể nghiệm đó không thể vươn lên thành ý thức, mà chỉ đọng lại trong vô thức. Hai là, gắn liền với trên, những quy luật tư duy được thể hiện trong lô -gic lý tính cũng sẽ gạn lọc những tư tưởng tình cảm nào phù hợp với lô-gíc mới nâng lên thành ý thức, và đẩy lùi những thứ còn lại tồn đọng trong lĩnh vực vô thức. Ba là, những cấm kỵ, quy định, hạn chế, quy ước xã hội cũng sẽ làm cho những cái không phù hợp rơi vào lĩnh vực vô thức.
  11. E. Fromm khẳng định lĩnh vực vô thức xã hội dễ thăng hoa trong sáng tác văn học nghệ thuật. Tất nhiên trong văn nghệ không phải chỉ có vô thức, mà là sự cọ xát, chuyển hoá qua lại giữa ý thức và vô thức. Trước hết, vì sáng tác văn nghệ rất đồng dạng với giấc mơ ở chỗ tâm trạng mơ mộng là tâm thế tối ưu cho sáng tác. Về điểm này, E. Fromm có tiếp thu luận điểm của S.Freud cho sáng tác của nhà văn là “giấc mơ tĩnh”, “giấc mơ ban ngày”. Lúc mơ mộng con người “thoát khỏi các chướng ngại của phạm trù tư tưởng, cho nên càng dễ mềm dẻo, linh hoạt, dễ biến hoá... nhạy cảm với những khác biệt tế vi trong tâm tư”. Nói cách khác là trong giấc mơ, mặc dù lý trí có thể không hoàn toàn tiêu biến, nhưng tương đối lỏng lẻo, từ đó không những tạo điều kiện cho chân tình đã phát lộ, những xung đột vô thức dễ bột phát, từ đó nhà văn có thể vô tình đột phá và vượt qua những rào cản của ý thức trên một số khía cạnh và với những mức độ nào đó. Quá trình sáng tác, do đó là quá trình xung đột và điều hoà giữa ý thức xã hội với vô thức xã hội. Hai là, tư duy nghệ thuật vốn là loại tư duy đặc biệt, một loại tư duy chỉnh thể bao gồm nhiều mặt đối lập và dung hợp giữa lô - gic và hình tượng, giữa kinh nghiệm với thể nghiệm, giữa trực giác với lý tính, giữa lô -gic đơn trị cổ điển với lô -gíc đa trị mơ hồ, và chính trong quá trình đó có vai trò của vô thức, nó sẽ có mảnh đất dụng võ rộng rãi. Ba là, khác với ngôn ngữ cộng đồng nói chung cũng như ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chính luận nói riêng, ngôn ngữ văn học rất giàu chất truyền cảm và hình ảnh, với các biện pháp tu từ chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng có thể biểu hiện được những trạng thái tế vi, phức tạp, mơ hồ, trong đó có vô thức. Tất nhiên ngôn ngữ văn học không thể tách rời với ngôn ngữ đời sống, và ngôn ngữ khoa học cho nên đây cũng là nơi cọ xát giữa ý thức với vô thức trong sáng tác. Như thế, với khái niệm “vô thức xã hội” thì vấn đề vô thức sáng tác không phải chỉ được xét trên bình diện biểu hiện tư duy nghệ thuật của cá nhân nhà văn, mà còn phải được xét trên bình diện phản ánh những vô thức vốn có trong cộng đồng xã hội. Tất nhiên trong thực tế hai bình diện
  12. này không tách rời nhau. Nếu những biểu hiện vô thức của cá nhân nhà văn mà công chúng tiếp nhận và thích thú, thì ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp nó đã phần nào phản ảnh cái vô thức xã hội rồi. Còn về mặt nghiên cứu phê bình, thì lâu nay bị chi phối bởi luận điểm sáng tác chịu chi phối bởi thế giới quan hoặc rộng ra là với ý thức của nhà văn, cho nên khi thấy mâu thuẫn trong sáng tác thì chỉ cố công tìm kiếm và giải thích bằng mâu thuẫn trong ý thức, trong thế giới quan nhà văn. Điều này có khi cũng đúng, nhưng không phải đúng trong mọi trường hợp. Phải thấy thêm dạng mâu thuẫn giữa ý thức và vô thức, ngõ hầu mới giải thích được mọi biểu hiện phức tạp trong sáng tác văn học nghệ thuật. Tóm lại, mới nghe nói sự “hội tụ” giữa phân tâm học với chủ nghĩa Mác thì thấy đầy nghịch lý và chắc chắn có nhiều sai lầm và mâu thuẫn. Nhưng ở một mức độ và phạm vi nhất định thì có thể có chỗ hợp lý, bởi vì có khi “hai cực đối lập lại hôn nhau” (Mác). Mà đã hôn nhau đúng cách, hay nói đúng hơn là dung hợp có lý thì sẽ không hoàn nguyên lại hai bên vốn có, mà là nảy sinh cái thứ ba. Ở đây chưa lạm bàn sang các lĩnh vực quan trọng và phức tạp khác, mà chỉ nói trong phạm vi tâm lý học sáng tác, thì với khái niệm “vô thức xã hội” của E. Fromm, cả lý luận văn nghệ của chủ nghĩa Mác lẫn phân tâm học, với những tỷ lệ khác nhau đều được bổ sung cái mà mình thiếu: “vô thức” cho phía chỉ thiên về ý thức xã hội, và “xã hội” cho phía chỉ thiên về vô thức bản năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2