intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý tuyết tài chính và tiền tệ- Chương 6: Hệ thống ngân hàng

Chia sẻ: Nguyễn Tiến Mạnh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:72

111
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 1997: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Luật này còn chỉ rõ: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý tuyết tài chính và tiền tệ- Chương 6: Hệ thống ngân hàng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD THÁI NGUYÊN KHOA KẾ TOÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Bộ môn: Tài chính Ngân hàng 1 Ths Nguyễn Việt Dũng
  2. CHƯƠNG 6 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (6 tiết) 2 Ths Nguyễn Việt Dũng
  3. KẾ HOẠCH HỌC TẬP C6 Hình thức tổ chức Thời gian Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú dạy học địa điểm viên chuẩn bị - Hệ thông ngân hàng Tài liệu học tập Lý thuyết - Thanh toán KDTM - Cácdịch vụ của ngân hàng Semina - Vai trò của Ngân hàng Làm việc nhóm - Các tổ chức tài chính phi NH; Tự nghiên cứu - Các thể thức thanh toán Tìm hiểu về các văn bản pháp quy liên quan hệ thống ngân hàng; Tư vấn chế độ thanh toán KDTM trong nền kinh tế Khác Kiểm tra, đánh giá 3 Ths Nguyễn Việt Dũng
  4. 6.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG. 6.1.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Từ tháng 5/1975 đến tháng 6/1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành một cấp từ Trung ương đến địa phương. Cuối năm 1988, đặc biệt năm 1990,Việt Nam tiến hành cuộc cải cách kinh tế thì hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam được tổ chức theo hệ thống Ngân hàng 2 cấp 4 Ths Nguyễn Việt Dũng
  5. 8.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 8.1.2.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 1997: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được th ực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Luật này còn chỉ rõ: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. 5 Ths Nguyễn Việt Dũng
  6. 6.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 6.1.2.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. Luật ngân hàng nhà nước định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, rồi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng (như cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán) và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. 6 Ths Nguyễn Việt Dũng
  7. 6.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6.1.2.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. - NHTM là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế. - Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. - Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. 7 Ths Nguyễn Việt Dũng
  8. 6.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6.1.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại. • Chức năng trung gian tín dụng. • Chức năng trung gian thanh toán. • Chức năng sáng tạo ra bút tệ (hay chức năng tạo phương tiện thanh toán) 8 Ths Nguyễn Việt Dũng
  9. 6.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Công ty, Công ty, Tiền gửi doanh nghiệp doanh nghiệp NGÂN Tổ chức kinh tế Tín Tổ chức kinh tế HÀNG Cá nhân Cá nhân Dụng THƯƠNG …………… …………… MẠI Kỳ phiếu Trái phiếu 9 Ths Nguyễn Việt Dũng
  10. 6.1.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chức năng cơ bản này phải được hiểu theo hai khía cạnh sau đây: - NHTM chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa (bằng nghiệp vụ nguồn vốn) sang nơi thiếu vốn (bằng nghiệp vụ tín dụng). - Ngân hàng không phải là trung gian tài chính thuần tuý, mà là trung gian tín dụng. 10 Ths Nguyễn Việt Dũng
  11. TRUNG GIAN TÍN DỤNG • Tại sao NHTM lại làm trung gian ? + Khi gửi tiền, người có tiền tiết kiệm đòi hỏi : • 2% cho chi phí giao dịch • 2% cho phòng ngừa rủi ro • 3% là thu nhập ròng từ số tiền tiết kiệm mà anh ta đang tạm thời bỏ quyền sử dụng số tiền đó. • Tổng cộng, anh ta đòi hỏi 7% cho số tiền gửi tiết kiệm của mình. + Khi đi vay, người đi vay phải trả: • 2% trả cho chi phí giao dịch • 7% trả cho người có tiền. • Tổng cộng, anh ta phải trả 9%. Ths Nguyễn Việt Dũng
  12. TRUNG GIAN TÍN DỤNG • + Khi có sự tham gia của các NHTM và các trung gian tài chính khác. Do có sự chuyên môn hoá trong quản lý tín dụng, các NHTM có thể: + Khi gửi tiền, người có tiền tiết kiệm 1% cho chi phí giao dịch 0% cho phòng ngừa rủi ro 3% là thu nhập ròng từ số tiền tiết kiệm mà anh ta đang tạm thời bỏ quyền sử dụng số tiền đó. Tổng cộng, 4% cho số tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền. + Khi đi vay, người đi vay phải trả: 1% trả cho chi phí giao dịch 7% trả cho người có tiền. Tổng cộng, anh ta phải trả 8%. Ths Nguyễn Việt Dũng
  13. TRUNG GIAN TÍN DỤNG • NHTM có thể trả cho người gửi tiền 4% với cam kết không có rủi ro (lớn hơn 3% thu nhập trước đó), và đòi người đi vay 8% (nhỏ hơn 9% trước đó). Phần chênh lệch 8% - 4% = 4%, chính là thu nhập của NHTM. Ths Nguyễn Việt Dũng
  14. TRUNG GIAN TÍN DỤNG Thể hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: • Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức và cá nhân bằng đồng tiền trong nước và nước ngoài. • Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. • Phát hành trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. • Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. • Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá. • Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác Ths Nguyễn Việt Dũng
  15. TRUNG GIAN TÍN DỤNG • Chức năng trung gian tín dụng của NHTM có vai trò tác dụng to lớn đối với nền kinh tế xã hội. + Trước hết, nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích luỹ trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. + Tiếp theo, nhờ thực hiện chức năng này, mà hệ thống NHTM cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế. Ths Nguyễn Việt Dũng
  16. CHỨC NĂNG TRUNG GIAN THANH TOÁN NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán … để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau Người thụ hưởng Người trả tiền NGÂN Giấy Công ty, Công ty, Lệnh trả HÀNG Tổ chức kinh tế báo Tổ chức kinh tế tiền qua THƯƠNG có Cá nhân Cá nhân MẠI tài khoản …………… …………… 16 Ths Nguyễn Việt Dũng
  17. CHỨC NĂNG TRUNG GIAN THANH TOÁN Nhiệm vụ của chức năng trung gian thanh toán Một là, mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân. Hai là, quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. Ba là, tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. + Phải nhanh chóng và chính xác. + Phải đảm bảo an toàn và tiện lợi. 17 Ths Nguyễn Việt Dũng
  18. CHỨC NĂNG TRUNG GIAN THANH TOÁN • Vai trò của chức năng trung gian thanh toán của các NHTM: - Cho phép giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản. Điều này làm giảm bớt nhiều chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dịch thanh toán… - Nhờ chức năng này mà hệ thống ngân hàng thương mại góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền – hàng 18 Ths Nguyễn Việt Dũng
  19. CHỨC NĂNG SÁNG TẠO RA BÚT TỆ • Trong quá trình kinh doanh tiền tệ, các chủ ngân hàng đã sáng tạo ra giấy chứng nhận tiền gửi - tiền giấy - được khách hàng sử dụng để chi trả cho các khoản nợ và vì thế tiền giấy được chuyển đổi ra vàng được các ngân hàng đưa vào lưu thông qua nghiệp vụ tín dụng thay thế cho tiền vàng hoặc bạc. • Việc tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt là một sáng kiến quan trọng thứ hai của lịch sử hoạt động ngân hàng. Ths Nguyễn Việt Dũng
  20. 6.1.2.3 NGHIỆP VỤ CỦA NHTM NHTM hoạt động kinh doanh với ba mảng nghiệp vụ lớn: + Nghiệp vụ nguồn vốn, + Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư và + Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng. 20 Ths Nguyễn Việt Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2