intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lyubov Popova: Thanh kiếm sắc giữa rừng đàn ông

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

64
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôm qua, 25. 5, là ngày mất của một trong những họa sĩ avant-garde Nga nổi bật nhất: Lyubov Sergeyevna Popova (24. 4. 1889 –25. 5. 1924), người theo và trộn các trường phái Cubism (lập thể), Suprematism (siêu việt?) và Constructivism (tạo dựng) lại thành một thứ của riêng mình. Trong một thế giới nghệ thuật do đàn ông thống trị, .gai góc và mạnh mẽ như bà là một “của hiếm”. Trong ảnh là bức “ArtMan-Space” (Nghệ thuật-Con người-Không gian) của Popova. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lyubov Popova: Thanh kiếm sắc giữa rừng đàn ông

  1. Lyubov Popova: Thanh kiếm sắc giữa rừng đàn ông Phước An lược dịch từ Wikipedia Hôm qua, 25. 5, là ngày mất của một trong những họa sĩ avant-garde Nga nổi bật nhất: Lyubov Sergeyevna Popova (24. 4. 1889 –25. 5. 1924), người theo và trộn các trường phái Cubism (lập thể), Suprematism (siêu việt?) và Constructivism (tạo dựng) lại thành một thứ của riêng mình. Trong một thế giới nghệ thuật do đàn ông thống trị,
  2. gai góc và mạnh mẽ như bà là một “của hiếm”. Trong ảnh là bức “Art- Man-Space” (Nghệ thuật-Con người-Không gian) của Popova. Popova sinh ra trong một gia đình giàu có, với ông bố là nhà buôn vải rất thành công, đồng thời là một người bảo trợ nghệ thuật rất nhiệt tình. Popova từ nhỏ đã yêu thích mỹ thuật, đặc biệt tranh Phục hưng Ý. Mới 11 tuổi, tại nhà, bà đã bắt đầu học những bài học chính thống về mỹ thuật. 18 tuổi, Popova theo học với Stanislav Zhukovsky. 19 tuổi, bà vào làm việc ở xưởng vẽ của Konstantin Yuon và Ivan Dudin. Trong ảnh là bức “Chân dung một triết gia” của Popova vẽ chân dung anh trai mình là Pavel Sergeyevich Popov, 1915.
  3. Popova đi đây đi đó nhiều để học hỏi các phong cách vẽ khác nhau, nhưng bà thích nhất là tranh Nga cổ (loại tranh "icon Nga"), tranh của Giotto, và tranh Ý thế kỷ 15, 16. Trong hai năm 1912–1913, tại Paris, Popova học mỹ thuật với họa sĩ lập thể Nga nổi tiếng Nadezhda Udaltsova. Sau đó, tại Pháp và Ý, bà nghiên cứu thêm về trường phái lập thể và vị lai (Futurism).
  4. Bằng cách tổng hợp các phong cách lại với nhau, Popova làm ra một thứ mà bà gọi là “kiến trúc-họa” (painterly architectonics). Sau khi khảo sát trường phái Ấn tượng bằng bức “Composition with Figures” (Bố cục với những hình người, 1913), Popova tiến tới thử nghiệm trường phái Lập thể-Vị lai Nga đặc biệt (Cubo-Futurism), là một sự hòa trộn đồng đều ảnh hưởng của Pháp và Ý. Trong ảnh là bức “Composition with Figures”, 1913.
  5. Trong hình là bức “The Violin” (Vĩ cầm, 1914) tiêu biểu của Popova, cho thấy sự phát triển từ trường phái Lập thể tới lối vẽ kiến trúc-họa mà bà hay sử dụng từ khoảng 1916–1918. Loạt tranh thời kỳ này vạch rõ ra con đường đi của bà trong thể loại trừu tượng. Bề mặt tranh là một trường năng lượng với những mặt phẳng góc cạnh giao nhau, chồng lên nhau, trong một trạng thái tỏa năng lượng đều đặn, ổn định. Các yếu tố của tranh được giữ trong một tổng thể cân bằng và tỉ lệ, như thể nối những bốc cục của quá khứ cổ điển với tương lai. Màu dùng rất đúng mẫu mực: màu mạnh chính dùng ở trung tâm cũng là màu dùng để vẽ những hình ở viền ngoài tranh.
  6. Năm 1916, Popova và bạn bè gia nhập nhóm Supremus của Kazimir Malevich – người sáng lập trường phái Suprematism (trường phái tối thượng/siêu việt)– một trường phái tập trung vào hình học, mà chủ yếu là hình vuông và hình tròn, như hình bức “Hình vuông đen” nổi tiếng trên đây của Kazimir Malevich, vẽ năm 1915. Việc tạo ra một loại tranh mới này cũng là một phần của nỗi thôi thúc mang tính cách mạng trên nước Nga tiên phong đang muốn làm lại thế giới. Chữ “supreme” (tối thượng) ở đây muốn nói tới tính “phi vật thể” (non-objective) hay thế giới trừu tượng vượt lên khỏi thế giới của thực tại thường ngày.
  7. Tuy nhiên trong phái này cũng có căng thẳng, giữa những người (như Malevich), coi nghệ thuật như một cuộc truy vấn của tinh thần, với những người khác, coi nghệ thuật là một lời đáp gọi trước yêu cầu người nghệ sĩ sáng tạo nên một thế giới vật chất mới. Popova thì tiếp thu và đi theo cả hai lý tưởng này, nhưng dần dần bà ngả hoàn toàn theo mục tiêu của Cách mạng Nga: bà thiết kế các poster, thiết kế sách, thiết kế sân khấu, mẫu vải, và cả dạy học. Trong ảnh là bìa cuốn “Thống kê điện tín bưu điện Nga” do Popova thực hiện.
  8. Popova thực ra đã hoàn toàn vẽ trừu tượng theo kiểu Suprematist từ năm 1916, nhưng cái tên 'Painterly Architectonics' (Kiến trúc-họa) mà bà gán cho rất nhiều tranh mình vẽ đã cho thấy, dù là một người theo trường phái Tối thượng, bà vẫn thích coi việc vẽ là một sự phóng chiếu, phản ánh thực tại vật chất, hơn là một cách diễn giải (mang tính) cá nhân về thực tại siêu hình. Việc Popova lấy những mặt phẳng và màu mạnh làm trọng tâm cho thấy bà quan tâm đến không gian thực tồn, những vật chất thực tồn. Trong ảnh là một bức có tên “Painterly Architectonics” của Popova.
  9. Popova miệt mài theo đuổi lối vẽ trừu tượng mang tính kiến trúc này cho tới tận năm 1921. Trong ảnh là bức “Phong cảnh Birsk”, 1918 của Popova.
  10. Thế rồi trong cuộc triển lãm “5x5 = 25” vào năm 1921, bà cùng bốn người bạn theo trường phái Tạo dựng Nga (Constructivism) đã tuyên bố rằng hội họa giá vẽ cần phải phế bỏ, và rằng mọi tác phẩm, mọi sáng tác là để phục vụ nhân dân, để xây dựng một xã hội mới. Trong ảnh là poster triển lãm 5x5 = 25 do Popova thiết kế.
  11. Từ 1921 – 1924, Popova chuyển hoàn toàn sang hoạt động trong các dự án mang tinh thần của trường phái Tạo dựng Nga – trường phái coi nghệ thuật là để thực thi những mục tiêu của xã hội. Bà thiết kế sân khấu, thiết kế vải vóc, quần áo (hình) và các sản phẩm nghệ thuật. Bà mất vì sốt tinh hồng nhiệt vào năm 1924, khi mới 35 tuổi. Cuối năm đó, một triển lãm lớn về bà đã được tổ chức ở Mạc Tư Khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2