intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Marine Ich (Nấm trắng) - Bệnh mà ko phải là bệnh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này lấy cảm hứng sau nhiều lần ngu dại mới vỡ lẽ ra nhiều điều, cũng có thể coi là kinh nghiệm và mang tính chất tham khảo. Bài viết bao gồm 50% từ tài liệu thu thập, 10% từ kinh nghiệm thu thập, 35% từ kinh nghiệm thực tế, và 5% là ... chém gió. Trong bài viết có cả những câu từ mang tính chất kích động nên mong rằng trước khi đọc mọi người chuẩn bị sẵn tâm lí và có đọc tiếp hay ko thì tùy mọi người....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Marine Ich (Nấm trắng) - Bệnh mà ko phải là bệnh

  1. Marine Ich (Nấm trắng) - Bệnh mà ko phải là bệnh Bài viết này lấy cảm hứng sau nhiều lần ngu dại mới vỡ lẽ ra nhiều điều, cũng có thể coi là kinh nghiệm và mang tính chất tham khảo. Bài viết bao gồm 50% từ tài liệu thu thập, 10% từ kinh nghiệm thu thập, 35% từ kinh nghiệm thực tế, và 5% là ... chém gió. Trong bài viết có cả những câu từ mang tính chất kích động nên mong rằng trước khi đọc mọi người chuẩn bị sẵn tâm lí và có đọc tiếp hay ko thì tùy mọi người. Thanks !!! Ich là tên gọi chung cho các bệnh do nhiễm khuẩn/kí sinh trùng, và Marine là để phân biệt giữa nước mặn với nước ngọt. Marine Ich là 1 trong 2 loại bệnh phổ biến nhất trong nước mặn. Và bệnh phổ biến và thường gặp nhất trong nhóm Ich là bệnh nấm trắng do kí sinh trùng có tên Cryptocaryon irritans gây ra. I. Các dấu hiệu của bệnh
  2. - Cá có biển hiện cọ mình vào đá, cát (cá khó chịu khi có Cryptocaryon) - Cá tìm đến tôm bác sĩ thường xuyên một cách khác thường (do cá bị Cryptocaryon tấn công nên tìm đến tôm bác sĩ để mong rằng có thể lấy được Cryptocaryon ra) - Thở nhanh (Cryptocaryon tấn công vào mang) - Tăng lớp nhờn bao quanh (Hệ miễn dịch của cá tiết ra để phản kháng lại Cryptocaryon) - Mất màu, mất họa tiết (Cryptocaryon bám vào cá tấn công) - Vây bị sờn (Cryptocaryon tấn công vào vây) - Mắt đục (Cryptocaryon tấn công vào mắt) - Xuất hiện các đốm trắng như hạt cát (đó chính là Cryptocaryon bắt đầu bám vào cá) (Q) Tất cả triệu chứng này xuất hiện cùng lúc hay là như thế nào ? (A) Mỗi triệu chứng xuất hiện ở mỗi giai đoạn khác nhau. Sự xuất hiện càng nhiều của các triệu chứng cùng 1 lúc biểu hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh và số lượng Cryptocaryon sinh sôi trong bể II. Quá trình phát triển bệnh - Vòng đời của Cryptocaryon Để có thể phòng tránh và chữa trị tốt nhất thì trước tiên chúng ta nên biết rõ đối thủ của chúng ta.Vòng đời của Cryptocaryon bao gồm 4 giai đoạn như hình sau: (Dưới đây có 1 số từ TA chuyên ngành nên ko dịch được sang tiếng việt nên e đành phải viết cả ra, nhưng e sẽ cố gắng tách ra 1 cách riêng biệt để mọi người ko bị nhầm lẫn)
  3. Giai đoạn 1 - kí sinh: Ở giai đoạn này, kí sinh trùng bám trong mang cá và được gọi là Trophont. Nói cách khác là cá đang bị kí sinh trùng tấn công ở mang. Trophont sẽ sống và được nuôi dưỡng từ cá từ 3-7 ngày. Sau đó Trophont sẽ rời cá và được gọi là Protomont (giai đoạn 2) Giai đoạn 2 - tách rời: Ở giai đoạn này Trophont rời cá và được gọi là Protomont. Protomont sẽ di chuyển đến bề mặt đáy và bắt đầu bò tản ra xung quanh trong khoảng từ 2-8 tiếng nhưng có thể lên đến 18 tiếng. Một khi Protomont bám vào 1 bề mặt thích hợp nào đó, Protomont bắt đầu phá lớp màng bao bọc và được gọi là Tomont. Giai đoạn 3 - sản sinh: Ở giai đoạn này, sau khi Protomont phá lớp màng và trở thành Tomont. Bên trong Tomont quá trình sản sinh diễn ra và nhân lên thành hàng trăm kí sinh trùng con và được gọi là Tomites. Tomites nằm trong vỏ bọc và chờ cơ hội. Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 28 ngày. Sau quá trình này, Tomites nở trở thành Theronts và bắt đầu bơi đi tìm nạn nhân tiếp theo. Gian đoạn 4 - nhiễm bệnh: Đây là giai đọan khi Tomites nở ra thành Theronts. Và ở giai đoạn này Theronts phải tìm được nạn nhân tiếp theo trong vòng 24-48 giờ nếu ko sẽ chết. Theronts tập trung đánh vào da và mang cá rồi sau đó biến đổi thành Trophonts và lại bắt đầu quy trình từ giai đoạn 1. Thời gian diễn ra của các giai đoạn tùy thuộc vào nhiệt độ và tần suất cá tiếp xúc với các dạng của kí sinh trùng. Đã có những khuyến cáo rằng nên tăng nhiệt độ để đẩy nhanh quá trình phát triển của Cryptocaryon vì quá trình điều trị chỉ có thể có tác dụng nhất trong giai đoạn 2 và 4. Cũng chính vì thế, nhiều người lầm tưởng rằng khi nấm hết xuất hiện trên cá có nghĩa cá đã hết bệnh và ko cần chữa trị nữa. Đó là 1 sai lầm lớn vì Cryptocaryon có những giai đoạn ko phụ thuộc vào cá và dường như làm cho chúng ta tưởng chúng đã ko còn tồn tại. Sai lầm này dẫn đến việc sau đó nấm xuất hiện trở lại và đã quá muộn vì người chơi đã ngừng chữa trị và lại phải bắt đầu từ đầu. Vì vậy, để diệt hoàn toàn, quá trình chữa trị và theo dõi phải kéo dài liên tục ít nhất 1 tháng đến 6 tuần. Mọi người cũng ko nên nản khi thấy nấm xuất hiện trở lại, nên giữ vững điều trị vì nấm xuất hiện lại nhưng sẽ ít hơn cũng là dấu hiệu của giảm được số lượng kí sinh trùng -
  4. trường hợp này xảy ra khi tình trạng bùng phát và nhiễm Cryptocaryon quá nặng, nếu xảy ra thì tiếp tục bắt đầu đếm lại quá trình điều trị. Khuyến cáo thứ 2 là bật đèn (đèn đủ để cho cá) liên tục càng nhiều càng tốt - lên đến 18 tiếng 1 ngày để giữ cho cá hoạt động liên tục (ko trong trạng thái ngủ). Đã có những nghiên cứu cho rằng, Cryptocaryon trong giai đoạn rời cá, Cryptocaryon sẽ ko rời 1 cách tự nhiên hoặc mọi lúc mọi nơi, Cryptocaryon chọn thời điểm khi màn đêm xuống, khi cá chui vào chỗ nấp thường ngày để ngủ. Lúc này Cryptocaryon mới bắt đầu rời cá. Đây là chiến thuật của Cryptocaryon để tăng % cơ hội có thể tái tạo vòng đời của chúng và tăng số lượng nạn nhân tiếp theo. Đây cũng chính là lí do vì sao dấu hiệu cá xuất hiện nấm hầu hết ko phát giác trong ngày mà khi 1 ngày mới bắt đầu, các vết đốm trắng mới xuất hiện (Q) Làm thế nào để biết Cryptocaryon đang trong giai đoạn nào ? (A) Cho dù có dùng kính hiển vi thì cũng ko thể biết chính xác được vì vậy thay vì tìm cách trả lời câu hỏi này, người chơi nên tập trung, theo dõi khắt khe cá hàng ngày để tìm xem dấu hiệu xuất hiện lại của bệnh trong thời gian chữa trị. III. Nguyên nhân gây bệnh Rất khó để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trường hợp cũng như nói ra hết các nguyên nhân đó. Hiện nay, có 2 trường phái với cách nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau về sự tồn tại của kí sinh trùng Cryptocaryon trong bể nước mặn. Trường phái thứ nhất cho rằng trong môi trường nước mặn Cryptocaryon luôn luôn tồn tại nhưng ở 1 số lượng rất nhỏ, chỉ đủ để duy trì vòng đời của Cryptocaryon. Khi đó cá sẽ bị nấm theo sơ đồ sau: Cryptocaryon + Cá bị stress => Cá (bị stress) bị nấm Trường phái thứ 2 là Cryptocaryon sẽ chết hoàn toàn 1 khi nó ko có con mồi nào để tấn công - có nghĩa sẽ có bể được gọi là ko có sự tồn tại của Cryptocaryon (free-of-Ich). Khi đó cá bị nấm theo sơ đồ sau: Bể có Cryptocaryon + Cá bị stress => Cá (bị stress) bị nấm Bể free-of-Ich + Cryptocaryon (được đưa vào bể) + Cá bị stress => Cá (bị stress) bị nấm
  5. Thật khó để quyết định theo trường phái nào, mỗi trường phái sẽ sinh ra nguyên nhân và có cách phòng ngừa khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất để 100% ko bị nấm tấn công là phòng ngừa tất cả nguyên nhân của cả 2 trường phái. Đó là: 1 - Cá bị stress (Nguyên nhân số 1 vì xuất hiện trong cả 2 ) 2 - Bể có Cryptocaryon 3 - Cryptocaryon được đưa vào bể IV. Cách chữa bệnh (duy nhất và hiệu quả 100%) Có lẽ đến đây ai cũng nghĩ là sẽ dùng thuốc gì, cách nào, như thế nào, vvv, nhưng rất tiếc là sẽ phải khiến mọi người thất vọng cách chữa bệnh duy nhất và hiệu quả 100% này ko phải là những thứ mọi người nghĩ bên trên. Vậy nó là gì ? Và tại sao lại nói cách chữa mà lại ko phải là cách chữa ? Để trả lời câu hỏi này xin mọi người xem lại tiêu đề của bài viết, "bệnh mà ko phải là bệnh" , có nghĩa rằng đây ko phải là bệnh của cá mà chính xác phải nói là lỗi của người chơi chúng ta - chúng ta đã phá hủy quy luật sống tự nhiên, đưa cá vào môi trường ko tự nhiên. Nói đến đây chắc chắn 99% người đọc sẽ phẫn nộ và hỏi tại sao lại dám nói như thế và tại sao có những người vẫn nuôi được hoặc chữa cá khỏi bệnh. Nói như trên ko có nghĩa là chúng ta ko được nuôi, mà là để thức tỉnh ý thức về lối chơi trong mỗi chúng ta. Thử hỏi đặt loài người vào hoàn cảnh của con cá, liệu chúng ta có khỏe mạnh ko bệnh tật 100% ko khi bị thay đổi môi trường sống, và sẽ càng shock khi môi trường mới bị ô nhiễm, xung quanh toàn người xa lạ, hung dữ. Người cũng như cá thôi, sẽ chỉ sống khỏe mạnh và lâu dài với chúng ta khi chúng ta khiến chúng cảm thấy an toàn và thoải mái. Nói đến đây chắc mọi người hiểu ẩn ý đằng sau câu nói này - đó là đừng bao giờ áp đặt cá theo thứ chúng ta muốn, đừng thích là mua, thích là thả, rồi thích con nào là thả con đấy, rồi thích cá ăn thế nào, cá sống thế nào là nó phải như thế. Nếu muốn thành công, hãy nuôi cá 1 cách có ý thức - ý thức rằng trước khi quyết định nuôi 1 loài nào đó, hãy tìm hiểu kĩ về nó và tìm hiểu xem khả năng có thể nuôi được trong bể của mình hay ko.
  6. Nói đến đây chắc hẳn ko ít người cảm thấy khó chịu, nhưng có đọc tiếp hay ko thì đó là quyết định của mọi người, e cũng đã từng ko ít lần và chính xác hiện tại đang là 1 người thả cá vô ý thức như thế. Nhưng ko có gì là quá muộn, bài viết này được viết ra với mong muốn rằng người mới chơi sẽ ko dẫm lên vết xe đổ của những người đi trước. Vậy cách chữa trị duy nhất hiệu quả 100% là gì ???... đó là phòng bệnh và dưỡng cá V. Phòng bệnh Nhắc lại các nguyên nhân để tránh xảy ra bùng phát nấm, gồm có: - Cá bị stress (Nguyên nhân số 1 vì xuất hiện trong cả 2 ) - Bể có Cryptocaryon - Cryptocaryon được đưa vào bể 1 - Cách phòng "bể có Cryptocaryon" Xin nhắc lại nguyên nhân này xuất hiện trong trường phái tin rằng tồn tại môi trường free-of-Ich - môi trường ko hề có mầm bệnh. Vì vậy với trường phái này, Cryptocaryon là kí sinh trùng chỉ có thể tấn công và phát triển khi có con mồi là cá và sẽ chết hoàn toàn khi ko hề có cá để cho Cryptocaryon sinh sôi và tái tạo vòng đời. Vậy để biến bể thành free-of-Ich, hãy để bể ko có cá ít nhất 4-6 tuần. Cho dù trong bể có sẵn hay ko có Cryptocaryon thì đối với cách này sẽ tạo ra môi trường free-of-Ich. Đây cũng là lí do vì sao với bể cá mới, cho dù vòng tuần hoàn có hoàn tất nhanh đến đâu, 4-6 tuần vẫn là quãng thời gian "ngắm đá" bắt buộc đối với bể mới trước khi con cá đầu tiên được thả. (Q): Có thể được làm gì ngoài việc "ngắm đá" 4-6 tuần ? (A): Trừ cá ra thì muốn làm gì cũng được, thả tôm, thả ốc, thả tất cả các loài trừ cá - và san hô. Nhưng tất nhiên, san hô và những loài trên yêu cầu chất lượng nước nhất định, vì vậy kiểm tra tất cả trước khi thả bất cứ loài gì vào. Đây cũng là lí do vì sao với bể có san hô, san hô luôn được thả trước và sớm hơn là cá. (Q): Nếu vòng tuần hoàn hoàn tất nhanh mà chẳng biết làm gì nữa thì nên làm gì ? (A): Hãy bắt đầu làm bể dưỡng cá - Quarantine Tank. Nó là gì và tại sao phải có nó thì sẽ được trả lời cụ thể ở phần tiếp theo
  7. 2 - Cách phòng "Cryptocaryon được đưa vào bể" Cryptocaryon được đưa vào bể theo nhiều cách: cá mới có Cryptocaryon, san hô, vật dụng, đá, .... từ bể lạ có Cryptocaryon. (Q): Làm thế nào để biết cá mới có Cryptocaryon hay ko mà tránh ? (A): Sự thật phũ phàng là ko ai có thể biết và quy luật vàng là ko bao giờ tin vào những lời đảm bảo như kiểu "cá ăn tốt, cá khỏe, ko hề có bệnh". Chắc chắn ko ai muốn dỡ cả bể đang có rất nhiều cá khỏe mạnh xuống chỉ vì 1 con cá mới được hứa là khỏe mạnh và ko có bệnh. Vì vậy phòng vẫn là tốt nhất. Cá mới về trước tiên cần được tắm nước ngọt (RO) để giết chết các kí sinh trùng bám trên cá vì các kí sinh trùng sẽ chết ở môi trường SG thấp. Việc làm này ko chỉ đơn giản là lấy RO ra là cho cá vào tắm, quy trình này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải đúng quy cách. Sau khi cá được tắm nước ngọt, cá cần đưa vào bể dưỡng và nuôi trong đó ít nhất 3 tuần (lí dó vì sao sẽ được giải thích cụ thể ở phần sau). (Q):Thế còn đối với các thứ khác từ bể lạ làm thế nào để biết có Cryptocaryon hay ko? (A): Đối với san hô có lẽ ai cũng biết người ta cũng có cả bể dưỡng cho san hô - Quarantine tank. San hô trước khi đưa vào bể mới cũng cần phải dưỡng. Đối với đá và các vật dụng khác thì do Cryptocaryon chỉ sống bám trên cá nên % chứa Cryptocaryon là ít, nhưng tốt nhất là tránh. Và có 1 điều tuyệt đối ko được làm là cho nước từ bể lạ vào bể (chỉ được cho phép trong trường hợp bể mới set up, lấy nước và các vật dụng, đá từ bể khác để thúc đẩy vòng tuần hoàn) 3 - Cách phòng "cá bị stress" Cá bị stress được cho là nguyên nhân chủ yếu và dễ xảy ra cho tất cả các loại bệnh, ko chỉ riêng với Cryptocaryon. Để đạt được mục đích này thì ko hề đơn giản, đòi hỏi thời gian tìm hiểu cũng như sự kiên nhẫn. Stress có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, 1 bài viết ko thể phân tích kĩ từng khía cạnh 1, nhưng e sẽ cố gắng tổng hợp 1 cách đơn giản. Những nguyên nhân đó bao gồm:
  8. - Thay đổi chất lượng nước - Thay đổi môi trường sống - Shock do vận chuyển và shock nước - Cá bị thả vào bể ko phù hợp về size của bể - Cá thả chung với loài ko phù hợp +) Thay đổi chất lượng nước: Nói đơn giản là thay đổi thất thường về nhiệt độ, SG, Ph, NO3. Nhiệt độ bao nhiêu đối với cá ko quan trọng bằng việc giữ cho nó ổn định. Nhiệt độ chênh lệch trong 24h max là 1 độ. SG thay đổi max là 0.002 trong 24h. Thay đổi Ph ko nên quá 0.2 trong vòng 24h. (Q): Mùa hè có cần sưởi ko ? Mùa đông có cần máy lạnh ko ? (A): Nghe thì có vẻ là 1 câu hỏi ngớ ngẩn nhưng sự thật là việc mùa hè dùng sưởi, mùa đông vẫn dùng máy lạnh rất có ích. Nhất là với thời tiết quái đản như ở VN. Ví dụ thực tế trong việc dùng sưởi mùa hè là khi thời tiết luôn ở mức 32 độ, nhưng có thể có 1 ngày mưa bất thường hoặc là nhiệt độ hạ về đêm, hay như bể cá đặt trong phòng có điều hòa nhưng điều hòa chỉ được bật khi có người, vì vậy dùng 1 cái sưởi để ở mức 31 độ để phòng nhiệt độ giảm xuống dưới 31 rất có ích. Ví dụ về việc dùng máy lạnh vào mùa đông là khi bể cá đã có sưởi kéo nhiệt độ lên 26, nhưng có ai dám chắc chắn cái máy sưởi sẽ ko bị hỏng và đưa nhiệt độ lên cao mất kiểm soát, hoặc là với những nhà có dùng lò sưởi. Mùa đông chạy sưởi ở 26, máy lạnh ở 27 cũng rất có ích. Thay đổi lớn về nhiệt độ ko chỉ đơn giản là cá thấy nóng hay lạnh mà còn thay đổi lượng O2 - CO2 trong bể => thay đổi Ph. Với lại quy trình hoạt động của sưởi và máy lạnh là chỉ tốn điện khi máy chạy, vì thế cắm 24/24 nhưng nhiệt độ ko cần nâng hay hạ thì máy cũng coi như là ko hoạt động. (Q): Có nên hoảng hốt tăng Ph lên cao khi Ph xuống 7.9 ? (A): Tuy 7.9 là thấp nhưng nên nhớ rằng ở biển có chỗ Ph xuống thấp 7.7 và lên đến 8.4, với lại nếu ở 7.9 mà cá có chết thì cũng đã chết rồi. Trước tiên phải tìm ra nguyên nhân - thay đổi nhiệt độ, O2 trong bể, rồi từ từ tăng Ph lên 0.1 - max là 0.2 - trong 24h.
  9. (Q): Có nên thay nước 50-70% để giảm NO3 từ 100ppm xuống 50-30ppm ? (A): Tuy thay nước là cách hiệu quả nhất để giảm NO3, nhưng ko phải muốn giảm nhiều thì thay như thế là xong. NO3 cao là ko tốt nhưng ko đến mức giết cá ngay lập tức như NH3, có nhiều bể nuôi mao tiên NO3 có thể lên đến 200ppm. Hạ NO3 là tốt cho cá nhưng thay vì hạ 50% trong 1 ngày thì nên thay 10% hoặc 15% trong 5 hoặc 3 ngày liên tiếp. Ngay cả với bể có san hô, khi phát hiện NO3 lên đến 100ppm thì trước tiên phải tìm ra nguyên nhân rồi sau đó mới hạ từ từ. Thay 50-70% nước chỉ dành cho hồ sau khi kết thúc vòng tuần hoàn, bể bị vấn đề và tất cả sinh vật sống đã được lấy ra, bể dưỡng - chữa bệnh cho cá. +) Thay đổi môi trường sống Thay đổi ở đây ko chỉ là thay đổi từ biển về đến bể, từ bể ở cửa hàng về đến bể nhà, mà còn là thay đổi về tập tục sống, ăn uống, vvv. Đây là lí do vì sao bên cạnh bể chính và bể lọc, vẫn còn 1 bể rất quan trọng nhưng vẫn còn rất nhiều người coi thường sự tồn tại của nó, đó là bể dưỡng (quarantine tank). Nếu người chơi có thể bỏ ra hàng chục triệu để đầu tư 1 bể nước mặn thì tại sao lại ko thể bỏ thêm vài triệu cho 1 bể dưỡng. Và tại sao người chơi sẵn sàng mất hàng tháng trời mất ăn mất ngủ vì cá bị bệnh, san hô bị bệnh, mà ko thể bỏ ra chỉ 1 tháng để đảm bảo rằng cá , san hô mới khi thả vào bể là khỏe mạnh và ko hề có mầm bệnh. Đó chưa kể là mất nhiều tiền để mua lại từ đầu khi cả bể ra đi chỉ vì 1 con cá hoặc san hô có bệnh được đưa vào bể mà ko được dưỡng. Hay như trong trường hợp sau khi ra mua cá ở ngoài cá được hứa hẹn là khỏe mạnh, ko bệnh, ăn uống tốt - ngay cả khi ăn trước mặt người mua, hoặc đã dưỡng những vài tháng, rồi khi về nó ko ăn, hoặc ra đi sau 1 thời gian ko lí do, hoặc kinh khủng hơn là cả bể ra đi là từ trước đến nay ko hề bị. Tất cả cá mới được đưa về cần phải được dưỡng, thời gian dưỡng tùy thuộc vào mức đáng giá vào tình trạng sức khỏe của cá, ít nhất là 1 tuần, nhưng tốt nhất là để 1 tháng vì 1 tháng là thời gian để chắc chắc rằng cá ko hề có bất kì mầm bệnh nào. Một khi cá phát bệnh thì bể dưỡng sẽ trở thành bể chữa bệnh mà ko mất công bắt cá ra khỏi bể và ko bị lây lan ra bể chính. Ngay cả khi cá bị bệnh, khi được nuôi ở bể dưỡng, cá vẫn có thể tự
  10. phục hồi và trở nên miễn nhiễm với mầm bệnh đó 1 khi cá khỏe trở lại. Dưỡng cá còn có cái lợi là giúp cho cá quen dần với chế độ ăn uống ở bể mới, tập cho cá ăn những thứ mà cá sẽ phải ăn khi được thả vào bể. Do bể dưỡng chỉ có 1 mình cá mới (hoặc 1 số lượng nhỏ cá mới được sắp xếp hợp lí) nên sẽ cá mới sẽ ko bị cạnh tranh về mọi mặt, giúp cá mới giảm stress sau khi di chuyển, và phục hồi lại. Lí do vì sao quan niệm bể dưỡng càng ngày càng trở nên bắt buộc bởi vì sự thật là KO CÓ CÁ NÀO LÀ CÁ KHỎE, HAY LÀ KO CÓ BỆNH - MÀ CHỈ CÓ CÁ BỊ STRESS HAY KO BỊ STRESS MÀ THÔI. +) Shock do vận chuyển và shock nước Chọn mua cá khỏe đã là đương nhiên, nhưng cách thả cá mới cũng cần phải học. Không phải cứ mua cá về là vớt ra hay đổ luôn vào bể rồi bật đèn mà ngắm. Khi thả cá, nên tắt hết đèn trong bể, cố gắng cho phòng càng tối càng tốt, mở túi ra rồi cho treo lơ lưng trên bể để cho nhiệt độ nước trong túi bằng nhiệt độ nước trong bể và cũng để cá bình tĩnh trở lại sau khi di chuyển. Một khi nhiệt độ cân bằng, cứ 5-10 phút lại thêm nước từ bể vào túi với mức 5% lượng nước trong túi. Sau khoảng 5-10 lần như vậy thì bắt đầu chuẩn bị để thả cá. Trước khi đưa cá vào bể, nếu bể đã có cá khác mà có tính dữ hơn cá mới thả, thì thay đổi vị trí sắp xếp của đá, càng nhiều càng tốt, rồi sau đó thả cá vào bể. Khi thả cá tốt nhất ko dùng lưới bắt cá để thả, và cũng hạn chế nước mới vào bể. Sau khi thả cá nên để bể trong tình trạng càng tối càng tốt ít nhất 8 tiếng, tốt nhất sau 24 tiếng mới được bật đèn. (Q): Tại sao lại ko dùng sưởi hoặc máy lạnh để làm cân bằng nhiệt độ cho nhanh mà nên thả nổi trên bể ? Tại sao nên mở miệng túi ? (A): Thay đổi nhiệt độ quá nhanh rất nguy hiểm cho cá, vì thế thả nổi trên bể vừa để cho nhiệt độ cân bằng từ từ và chính xác với nhiệt độ bể, vừa gọi là cho cá mới nói lời chào "hello" với cá cũ và nhà mới của nó. Mở túi để tăng lượng O2 cho cá (Q): Tại sao lại phải cho từng chút nước ở bể vào trong túi trong thời gian lâu như thế ? (A): Nước mới và nước cũ có rất nhiều yếu tố khác nhau ko chỉ có nhiệt độ như SG, Ph, vvv. Vì thế cần phải cân bằng các chỉ số và phải cân bằng 1 cách từ từ. Để thả 1 con cá mới, san hô mới mất đến 2 tiếng ko phải là chuyện ngớ ngẩn.
  11. (Q): Tại sao nên thay đổi cách sắp xếp đá ? (A): Với 1 bể ko sắp xếp thứ tự thả cá hợp lí , cá hiền thả sau cá dữ, cá bé thả sau cá lớn, làm như vậy để làm xáo trộn môi trường sống của cá cũ, khiến cá cũ cũng như cá mới, giúp cá mới có cơ hội để bắt quen với bể mới. (Q): Tại sao nên thả cá và để cá mới trong tình trạng tối ? (A): Làm như thế để đưa cá cũ về trạng thái bị động, nấp về chỗ hay ngủ - ko lầm tưởng thứ mà đang được thả vào bể là thức ăn cho chúng. Để cá trong tình trạng tối cũng là để cá mới bắt quen với môi trường bể mới trước khi phải tiếp xúc với cá cũ khi đèn lên. +) Cá thả ko phù hợp với size của bể Sai lầm thứ nhất là ko phải cứ có thiết bị lọc mạnh gấp 10 lần thể tích của bể là có thể thả số lượng gấp 10 lần cho phép. Sai lầm thứ 2 là khi bể chính chỉ có 200L, bể lọc những 1000L => tổng là 1200L => có thể thả cá với mức giới hạn 1200L - với san hô thì có thể nhưng với cá thì là sai lầm rất lớn. Cứ giả sử rằng với 1 bộ lọc khủng công suất mạnh gấp 10 lần, có thể đưa tất cả các chỉ số như NH3, NO2, NO3, PO4 , vvv xuống 0 chỉ trong vòng 1 giây, nhưng với 1 bể 200L thì chỉ có thể thả nhiều nhất là 1 con angel (Nói đến đây những ai nuôi được 2 con angel trong 1 bể 200L đừng vội mắng e nhé, cá sống trong bể có 2 chế độ, 1 là survive - sống để tồn tại , 2 là thrive - sống một cách khỏe mạnh, phát triển, vậy có mấy người có được cá ở chế độ thứ 2) Vấn đề ở đây ko phải chất lượng nước mà là bể có đủ rộng hay ko, cũng như cho 10 người sống và sinh hoạt trong 1 phòng có diện tích 20m2 - ăn uống đầy đủ, ko lo ko nghĩ, điều hòa cả ngày - thì được gọi là sống để tồn tại hay là sống 1 cách hạnh phúc ??? Cá cũng vậy thôi, thế nên vì sao mỗi 1 loài đều có 1 quy tắc nhất định về độ lớn tối thiểu của bể để có thể nuôi 1 loài. Câu chuyện có thật là ở hồi e học bên UK, bể của e max 220L, chỉ có đúng 2 con cá nhỏ, khi ra hàng nhìn thấy con hoàng đế lúc nhỏ đẹp quá, size chỉ tầm 5cm, e đòi mua nhưng người bán hàng nhất quyết ko bán với lí do chỉ bán cho bể ít nhất 400L. Lúc đó e nghĩ thằng đó nó bị hâm, bán được tiền mà ko thích, nhưng cho đến khi về VN e được nuôi 1 con hoàng đế thì e mới biết là e hâm chứ ko phải nó hâm. Có tiền chưa hẳn đã có tất cả, mọi người có thể nghĩ VN khác UK - tùy mọi người thôi.
  12. Cũng như lí do vì sao quy tắc là 2 con angel ko nên nuôi chung 1 bể, nhưng vẫn có người nuôi 2 con trong 1 bể mà béo tốt, hiền lành, ko thèm oánh con khác chứ nói gì đến oánh nhau. Lí do là một khi 2 con angel có đủ diện tích sống của nó, khiến nó cảm thấy an toàn và được cung cấp đầy đủ thì sẽ trở nên lành tính. Hay 1 trường hợp khác là trong bể 1 bể 200L thì yellow tang và purple tang có thể đánh nhau đến chết nhưng với bể 400L thì lại có thể bơi cùng nhau thậm chí ngủ chung 1 khu vực. +) Cá thả chung với loài ko phù hợp Cá được chia ra làm 3 cấp về mức độ dữ, Aggressive (dữ, có xu hường làm bá chủ cả 1 vùng, sẵn sàng đánh đuổi cho kẻ thù đến chết), Semi-Aggressive (hơi dữ, có thể trở nên
  13. dữ khi bị kích động, bị tấn công, bị tranh lãnh thổ và thức ăn), Peaceful (hiền, ko bao giờ làm hại loài khác dưới mọi hoàn cảnh => rất dễ bị stress và bị bắt nạt ở 1 số loài chậm chạp). Dựa vào những đặc tính này và theo quan sát vùng sống trong tự nhiên cũng như kinh nghiệm, bảng sắp xếp sự hợp hay ko hợp giữa các loài có thể tham khảo như sau: Y = Compatible (phù hợp để nuôi chung), C = Caution required (cần phải theo dõi), N = Not Compatible (ko phù hợp để nuôi chung). Đây chỉ là lí thuyết và nếu có là thực tế thì cũng có thể lỗi thời hoặc còn tùy vào từng hoàn cảnh. Nhưng cũng có thể dùng để tham khảo trước khi đi đến quyết định mua cá. Người chơi được khuyến cáo nên làm 1 danh sách đầy đủ tất cả những loài cá mà dự định sẽ thả => để xem bể có chứa nổi ko, độ hợp hay ko hợp, và cũng là để lên kế hoạch về thứ tự thả của từng con. Thứ tự thả tùy thuộc vào đặc tính của cá mới thả và cá đã thả, và xét trên phương diện danh sách đã lập ra để thả 1 cách có hợp lí. Chắc chắn ai cũng ko muốn thả xong rồi chúng bị đánh nhau rồi lăn ra chết, hoặc cá yếu bị bắt nạt bởi cá mạnh. Về cách thả thì có lẽ nên để dịp khác để có thể nói trọn vẹn hơn. VI. Sự thật đằng sau hệ thống miễn dịch của cá Cá cũng như con người, đều có hệ thống miễn dịch và hệ thống ko phải là vĩnh viễn và kiên cố mà có thể bị phá hủy trong nhiều trường hợp. Hệ thống miễn dịch của cá gồm 2 loại: innate (bẩm sinh) và adaptive (thích ứng). Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là hệ thống ko cần biết đối thủ, mầm bệnh là loại nào mà chỉ biết diệt nó. Hệ thống miễn dịch thích ứng là hệ thống tạo ra tuyến phòng vệ cho cá (như lớp nhờn bao quanh cá, lớp nhờn càng dầy, càng thấy rõ màu trắng đục là dấu hiệu hệ thống đang hoạt động để phòng thủ lại kẻ thù). Khi cá bị tấn công, nếu mầm bệnh nằm trong danh sách của hệ thống bẩm sinh và hệ thồng đủ mạnh, cá sẽ được gọi mà miễn nhiễm và hệ thống thích ứng ko cần hoạt động. Nếu mầm bệnh lạ, hệ thống thích ứng sẽ nhảy vào và cá rơi vào tình trạng thích ứng và đấu tranh. Hệ thống thích ứng được coi là hệ thống hiệu quả và mạnh nhất của cá, nó có thể giúp cá thích ứng và vượt quá tất cả bệnh tật 1 cách tự nhiên. Một khi cá có thể vượt qua mầm bệnh với hệ thống thích ứng, tự động cá trở nên miễn nhiễm với mầm
  14. bệnh đó trong 6 tháng - hay nói cách khác hệ thống bẩm sinh được update thêm về bệnh mới và có hiệu lực trong 6 tháng. Ngày nay, với kĩ thuật phát triển, đã có loại vacxin được tiêm cho cá khi cá mới được đánh bắt về trại cá để tăng cường hệ thống miễn dịch thích ứng của cá với Marine Ich, cá sau đó được dưỡng và tự động trở nên miễn nhiễm với Ich như cách bên trên. Đó cũng là lí do vì sao cá nhập có giá thành đắt hơn, vì chất lượng cá tốt và cá đã được thuần để ăn những thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, ko phải cứ cá nhập, cá đã miễn dịch là có thể mãi mãi ko bao giờ bị bệnh ngay cả trong 6 tháng. Một khi cá bị stress, hệ thống miễn dịch bẩm sinh sẽ bị giảm tác dụng hoặc có thể bị vô hiệu hóa, hệ thống miễn dịch thích ứng sẽ bị suy yếu - độ mạnh hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ stress và thời gian cá bị sống trong stress. Vì vậy, trong một số trường hợp cá vẫn có thể tự hồi phục với điều kiện nguyên nhân gây stress được khắc phục. Vì vậy, cho dù là cá nhập hay cá đánh bắt, cách tốt nhất để phòng bệnh là triệt hạ tất cả nguyên nhân cá bị stress. VII. Bể dưỡng và dưỡng cá Bể dưỡng tốt nhất nên gọn nhẹ, size vừa đủ cho cá được dưỡng, ko bé quá với cá to, và ko to quá với cá bé (để giảm thiểu lượng nước phải thay). Bể nên để ở những nơi ít người qua lại để tránh cá bị stress. Thiết bị yêu cầu là sưởi, hệ thống lọc ngoài với bio-ball (bio- wheel), sủi oxy, các test nước Ph, SG, NH3, NO3, và ống nhựa PVC để cho cá làm nơi trú ẩn. Để set up 1 bể dưỡng nhanh và ko cần phải chạy lâu dài, ta nên chạy lọc ngoài với hệ thống bể chính để các vi sinh sinh sôi trong hệ thống lọc ngoài, 1 khi cần dưỡng cá, ta chỉ việc lấy nước từ bể chính bơm vào bể dưỡng rồi cho lọc ngoài vào thế là ta vừa có 1 bể đã ổn định, vừa tiện thay nước bể chính - tiết kiệm được nước thay từ bể chính. Nhiệt độ nên để ở mức cao >30 để thúc đẩy quá trình phát bệnh nếu có, vì nhiệt độ cao nên sục oxy là điều rất cần thiết. Do hệ thống lọc ngoài ko thể mạnh bằng bể chính nên cách duy
  15. nhất để duy trì chất lượng nước là kiểm tra thường xuyên, thay nước khi cần thiết, cá mà ăn thừa phải hút ra ngay. Cá cần được ở trong bể dưỡng ít nhất 4 tuần với dấu hiệu khỏe mạnh, rồi sau đó có thể đưa vào bể chính. Trường hợp duy nhất để cá ít hơn 4 tuần là cá được lấy từ bể đã được dưỡng và hoàn toàn ko có mầm bệnh, nhưng cũng nên để 2 tuần gọi là phòng ngừa, v ừa thuần cá, vừa vỗ béo cho cá trước khi vào môi trường mới. Một khi bể dưỡng trở nên ko cần thiết nữa, ta có thể rút nước, cất tất cả thiết bị, riêng với lọc ngoài nếu trong tương lai gần nếu có thể thêm cá thì chỉ cần chạy cùng bể chính để giữ vi sinh. (Q): Có thể dùng đá sống cho hệ thống lọc của bể dưỡng được ko ? (A): Tốt nhất là ko, vì trong trường hợp cá ko bị bệnh thì sao, nhưng chẳng may bị bệnh, bể dưỡng sẽ phải chuyển thành bể chữa, lúc đấy kể cả có chữa bằng thuốc và giảm SG thì đá và cát sẽ bị nhiễm thuốc hoặc chết hoàn toàn. VIII. Các cách chữa khi cá bị nấm Cách chữa duy nhất và hiệu quả nhất là phòng ngừa, nhưng trong trường hợp quá muộn, Ich có thể được chữa theo những cách chữa cháy sau: 1. Copper Cá ko chết khi copper được giữ ở mức an toàn, nhưng tất cả các thứ khác trừ cá (san hô, hệ thống vi sinh, tôm, ốc, đá, cát) sẽ chết hết ở mức chữa bệnh cho cá, vì vậy cách này chỉ được áp dụng khi cá được đưa ra bể chữa riêng. Đây là 1 trong 2 cách chữa cháy được cho là hiệu quả nhất. Cá cần được điều trị và theo dõi trong 4 tuần và sau đó có thể được thả lại bể khi ko có dấu hiệu tái bệnh trong 4 tuần đó (Q): Copper giết hệ thống lọc vi sinh vậy làm thế nào để giữ nước sạch ? (A): Cách duy nhất là thay nước hàng ngày (có thể từ 10% đến 50% tùy vào kết quả kiểm tra xem thế nào là tốt) - biết là tốn nước nhưng ko còn cách nào khác. (Q): Nên chữa từng con hay chữa cả đàn ? (A): Một khi đã chữa bằng copper, để hiệu quả 100% ko cho Ich quay lại và nhanh nhất,
  16. tất cả cá đều phải bắt hết ra chữa trị hết, và trong lúc đó để bể chạy ko có cá trong ít nhất 4 tuần thì mới đảm bảo bể đó chết hết Ich (Q): Tại sao ko chữa những con bị thôi , mà lại còn phải để bể ko hoàn toàn ? (A): Ich khó có thể phát hiện bằng mắt thường, 1 con có dấu hiệu là cả bể được gọi là bị nhiễm hết, đã chữa thì phải dứt điểm để tránh tái phát sau này. Với lại vòng đời của Ich còn có giai đoạn ẩn nấp trong bể, vì thế trong 4 tuần ko có cá, Ich ko có chỗ để bám thì sẽ tự động chết. p/s: Đây cũng là lí giải vì sao nhiều bể ko dùng RO, dùng nước máy lại ko bao giờ bị nấm, bởi vì trong nước máy sẽ có 1 lượng copper, nhưng thực tế lượng copper ở mỗi nơi khác nhau, có thể an toàn hoặc có thể giết chết hết, nhưng có 1 điều đơn giản là cá tuy ko có bệnh nhưng đá sống có thể chết tạm thời(mất coralline algae, biến màu thành trắng, nâu) mất thời gian dài để hồi lại, hệ thống vi sinh bị ngừng trệ, san hô và các sinh vật khác nhẹ thì bị ảnh hưởng, nặng thì chết. 2 - Hyposalinity Hyposalinity là giảm SG xuống 1.010-1.011, và có thể xuống 1.009 nếu bệnh quá nặng và khi xuống 1.010 cá ko có dấu hiện giảm. Chỉ nên dùng ở bể chữa ngoài. Cách này tuy sẽ có thể có thiệt hại về cá nhưng lại tiết kiệm được lượng thay nước hơn copper vì ở SG 1.010 hệ thống lọc vi sinh có bị giảm nhưng vẫn hoạt động. Khi giảm SG thì có thể giảm nhanh (nhưng ko giảm 1 phát luôn), nhưng khi tăng chỉ được tăng max 0.003 1 ngày. Cá cần được ở trong quá trình chữa ít nhất 4 tuần tính từ lúc bắt đầu SG đạt 1.010, và cũng là từ lúc xuất hiện dấu hiệu cuối cùng của Ich, và sau 4 tuần đó mới bắt đầu tăng SG để đưa cá trở lại bể chính. (Q): Có thể dùng cách này trong bể chính ko ? (A): Chỉ có thể khi bể chính ko có đá sống, cát, san hô, cá sinh vật khác trừ cá. (Q): Có thể chữa lâu quá 4 tuần được ko ? (A): SG thấp sẽ hủy hoại phổi của cá sau 6 tuần, vì vậy, thời gian cá ở SG dưới 1.020 ko
  17. được quá 6 tuần. Thế nên khuyến cáo ko dùng hydrometer , mà nên dùng refractometer vì để chắc chắn ở đúng SG như vậy thời gian chữa trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn. 3 - Hệ thống miễn dịch Trong các trường hợp ko thể lấy cá ra khỏi bể, hoặc ko thể làm bể dưỡng, thì cách duy nhất còn lại và cũng chỉ là trong hi vọng với 50-50 cơ hội. Đó là để cho cá tự động chiến đấu với Ich. Đối với những loài yếu hoặc cá yếu thì cơ hội sống là rất mỏng manh, nhưng nếu có thể vượt bể hoàn toàn thì những con cá sống sót tự động trở thành miễn dịch với Ich trong 6 tháng, và bể cũng được coi là free-of-Ich. Tuy nhiên để có thể làm được điều này, sự hi sinh là rất lớn và đòi hỏi rất nhiều sự quan sát, cẩn thận, và chăm sóc chất lượng nước. Luôn luôn giữ nước ở chất lượng tốt nhất - cách hiệu quả nhất là thay nước thường xuyên, giữ nước ổn định tránh cho cá stress, cho ăn ít đi nhưng ăn chất lượng (flake, pellet có thành phần tăng cường hệ miễn dịch) và hiệu quả (ăn ít nhưng mà có ăn) để tăng chất lượng nước. Cứ giữ vững như vậy trong ít nhất 4 tuần kể từ lần cuối có xuất hiện dấu hiệu của Ich thì coi như là thành công. Cái này rất khó vì chu kì của Ich luôn quay vòng, chỉ cần có cá bị nhiễm mặc dù cá ko chết nhưng Ich lại quay vòng cho đến khi nào ko thể quay vòng được nữa thì thôi. Sau mỗi lần quay vòng, với sự hỗ trợ của chất lượng nước tốt, cá sẽ dần dần trở nên miễn dịch và 1 khi Ich ko thể tấn công được con cá nào nữa trong bể thì sẽ tự động chết. (Q): Vậy có nghĩa để tránh đau đầu thì cứ mặc kệ cá trong bể ko cần lôi ra chữa trị ? (A): Cái này tùy vào người chơi, nếu thực sự có thể giữ được chất lượng nước tốt và ổn định thì % sẽ cao hơn, thiệt hại ít hơn, thời gian nhanh hơn. Nhưng dù gì đi nữa, sẽ phải chờ rất lâu mới có thể thành công, vì cứ tính sau mỗi 1 lần chỉ cần có dấu hiệu nhỏ thôi thì lại bắt đầu phải đếm lại 4 tuần vì có nghĩa Ich vẫn quay vòng. Có nhiều trường hợp cứ 2 tuần nấm rồi lại hết, hết rồi lại nấm, mặc dù giữ nước sạch nhưng vấn đề còn phụ thuộc vào cá có bị stress hay ko nữa. IX. Kết Luận
  18. Marine Ich có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi, có thể giết hàng loạt, hoặc cứ đến rồi lại đi liên tục mặc dù ko gây ra thiệt hại nào. Nó ko phải về vấn đề bệnh tật, mà như là lời cảnh báo về vấn đề chất lượng nước và chất lượng sống của cá mà người chơi cần phải xem xét lại. Chính vì thế mà căn bệnh này được coi như là vô tận và ko có cách nào chữa trị gọi là triệt để => bệnh mà ko phải là bệnh. Ngay cả trong tất cả các cách chữa trị cho cá ở bể chữa bệnh, khi cá đã khỏe lại, nhưng nếu môi trường sống cũ ko tốt thì cá vẫn sẽ dễ dàng bị lại. Chính vì thế, thay vì tìm cách chữa trị, thì hãy học cách phòng ngừa 1 cách có khoa học - cũng như cách chọn lọc cá, thả cá, dưỡng cá hợp lí. E xin nhắc lại "ko có con cá nào khỏe mạnh, ko có bệnh, mà chỉ có cá happy hay stress mà thôi"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2