Marketing không cần quảng cáo - Thật hay đùa? (Phần 1)
Marketing không cần Quảng cáo cung cấp cho thế hệ các doanh nhân mới những lý thuyết nền tảng cần thiết để phát triển một kế hoạch marketing chi phí thấp không dựa vào quảng cáo.
Nội dung Text: Marketing không cần quảng cáo - Thật hay đùa? (Phần 1)
Marketing không cần quảng cáo - Thật
hay đùa? (Phần 1)
Marketing không cần Quảng cáo cung cấp cho thế hệ các doanh nhân
mới những lý thuyết nền tảng cần thiết để phát triển một kế hoạch
marketing chi phí thấp không dựa vào quảng cáo.
Tuy nhiên, đây không chỉ là cuốn sách về triết lý kinh doanh mà còn bao
gồm đầy đủ những gợi ý chi tiết về cách kết hợp một kế hoạch marketing
hiệu quả, từ hướng dẫn về cách thức xây dựng hình ảnh doanh nghiệp,
xác định giá cả, mối quan hệ nhân viên và nhà cung cấp, khả năng tiếp
cận, hoạt động kinh doanh mở, hỗ trợ khách hàng cho đến nhiều chủ đề
khác...
Chương 1: Quảng cáo: Sự lựa chọn cuối cùng trong marketing
Khái quát chung
“Chi quá nhiều tiền cho quảng cáo chính là thừa nhận thất bại. Tôi thà đầu
tư vào những yếu tố tạo ra lòng trung thành để thúc đẩy mua hàng còn
hơn là ném hàng triệu đô –la vào một mẩu quảng cáo Super Bowl.”Ward
hanson, tác giả cuốn “Những nguyên tắc marketing qua mạng Internet”
Marketing nghĩa là điều hành một doanh nghiệp hạng nhất và để mọi
người biết về nó. Mọi hành động của công ty bạn đều thể hiện một thông
điệp marketing. Việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp không phải là sản
phẩm của một công ty quan hệ công chúng, mà là sự phản ánh những việc
bạn làm và cách thức bạn thực hiện công việc đó.
Một quảng cáo thông minh là thứ đi vào tâm trí mọi người. Sự thực là, đa
số chúng ta đều biết rất ít về quảng cáo và chỉ hiểu chung chung về
marketing. Là những chuyên gia marketing cho doanh nghiệp của mình,
chúng ta biết rõ về nó hơn bất kỳ ai khác.
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ thành công
phát hiện ra rằng họ không cần quảng cáo để trở nên thịnh vượng. Tất
nhiên, phần lớn những doanh nghiệp nhỏ - hơn 2/3 tại Hoa Kỳ - đã ăn nên
làm ra mà không cần đến quảng cáo.
Lưu ý
Trong cuốn sách này, chúng tôi phân biệt rõ giữa “quảng cáo” một hình
thức phát đi những thông điệp của bạn cho nhiều thành phần không hề
mặn mà với nó trong cộng đồng, với “niêm yết” – hình thức đưa thông điệp
của bạn đến trực tiếp với những người đặc biệt quan tâm, yêu thích sản
phẩm hay dịch vụ đó, chẳng hạn như Những Trang Vàng.
Sau đây là những con số dẫn chứng cụ thể về các doanh nghiệp nhỏ và
các khoản quảng cáo: Có khoảng 20 triệu doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực phi nông nghiệp ở Hoa Kỳ. Trong số này, có khoảng 2 triệu doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; 5 triệu doanh nghiệp khác kinh
doanh trong lĩnh vực bán buôn, sản xuất, vận tải hoặc khai khoáng.
Trong đó, những doanh nghiệp có được khách hàng nhờ quảng cáo chỉ
chiếm thiểu số (chỉ có 30%). Số còn lại dựa vào khả năng thấu hiểu khách
hàng, danh tiếng và đôi khi là nhờ nhân viên bán hàng hoặc đại diện được
ủy thác của mình. Trong số 13 triệu doanh nghiệp còn lại, 70% là do các cá
nhân điều hành.
Và những nhà đầu tư tự doanh này hiếm khi đánh giá cao lợi ích của
quảng cáo; còn doanh nghiệp do một cá nhân điều hành, cho dù thuộc
quyền sở hữu của một luật sư, bác sĩ, hay chuyên viên tư vấn CNTT gần
như phụ thuộc hoàn toàn vào những lời giới thiệu cá nhân. Như vậy, con
số các doanh nghiệp có thể coi quảng cáo là hữu ích chỉ chỉ còn dưới 19%.
Chúng tôi cho rằng hầu hết các doanh nghiệp này cũng không cần đến
quảng cáo.
Có bốn lý do chính chứng tỏ quảng cáo không thích hợp với các
doanh nghiệp nhỏ:
Quảng cáo không hề mang lại lợi nhuận. Những lời khẳng định rằng quảng
cáo thậm chí tạo ra lợi nhuận biên thường sai lầm.
Những khách hàng bị thu hút bởi quảng cáo thường không trung thành.
Nói cách khác, quảng cáo không tạo ra nền tảng khách hàng vững chắc
cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Sự phụ thuộc vào quảng cáo dễ đẩy doanh nghiệp vào tình thế nguy hiểm
khi thay đổi theo thị hiếu thất thường của khách hàng và do đó doanh
nghiệp có nhiều nguy cơ bị thất bại.
Vì một hiệu suất quảng cáo ấn tượng chỉ là trò lừa bịp, những người làm
quảng cáo ngày càng bị công chúng coi là thiếu trung thực và không lôi
cuốn (một cách có ý thức lẫn vô thức). Những doanh nghiệp quảng cáo
rầm rộ thường bị nghi ngờ là cung cấp hàng hóa và dịch vụ kém chất
lượng.
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét những lý do này một cách chi tiết hơn.
Chuyện hoang đường về hiệu quả của quảng cáo
Luận điệu do những người cổ súy quảng cáo đưa ra gần như ngớ ngẩn
một cách tội nghiệp: Nếu bạn có thể đánh giá lợi ích của quảng cáo đối với
doanh nghiệp của mình thì việc quảng cáo là có hiệu quả; còn nếu bạn
không thể đánh giá những tác dụng có lợi của quảng cáo thì công cụ đánh
giá của bạn chưa đủ sức thuyết phục. Hoặc bạn cần quảng cáo nhiều hơn.
Hoặc bạn cần một loại hình quảng cáo khác. Lý lẽ này có nhiều điểm
tương đồng với luận điệu duy lí vẫn được những người cổ súy quảng cáo
rêu rao là: tự mình làm giàu bằng cách hình dung mình đang ăn nên làm
ra. Nếu trở nên giàu có ngay tức thì, bạn phải hoàn toàn chịu ơn quảng
cáo (và có lẽ bạn nên thưởng cho vị cố vấn giúp bạn mường tượng được
điều đó ít nhất 10% hoa hồng).