intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Martha! Đi mãi đường cũ không chán à?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cụt - Mang chiến tranh về nhà (bộ cũ) .Martha Rosler, như quá nhiều nghệ sĩ, đã không thể vượt ra khỏi những lý luận dễ dãi của mình thời tuổi trẻ. Vào cuối thập niên sáu mươi, Martha Rosler trở nên nổi tiếng với bộ hình ghép có tên Mang chiến tranh về nhà: Ngôi nhà xinh đẹp. Bà lấy hình ảnh người mẫu đặt bên hình nội thất nhà, bên hình chiến tranh Việt Nam:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Martha! Đi mãi đường cũ không chán à?

  1. Martha! Đi mãi đường cũ không chán à? Jerry Saltz, Thảo Nghi lược dịch (SOI: Tuần trước các bạn đã xem bài về serie ảnh của Martha Rosler. Nhiều người thấy đẹp, thấy hay, nhưng cũng có không ít người thấy không có gì hay, không có gì đẹp. Một trong những người đó là nhà phê bình Jerry Saltz nổi tiếng đanh đá. Soi sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết của nhà phê bình này cho nhiều triển lãm khác nhau.) Cụt - Mang chiến tranh về nhà (bộ cũ)
  2. Martha Rosler, như quá nhiều nghệ sĩ, đã không thể vượt ra khỏi những lý luận dễ dãi của mình thời tuổi trẻ. Vào cuối thập niên sáu mươi, Martha Rosler trở nên nổi tiếng với bộ hình ghép có tên Mang chiến tranh về nhà: Ngôi nhà xinh đẹp. Bà lấy hình ảnh người mẫu đặt bên hình nội thất nhà, bên hình chiến tranh Việt Nam: Một người phụ nữ Việt Nam ôm trong tay đứa con đầy máu me trong một căn nhà Mỹ không một vết bẩn, đám nội trợ lau rửa chiến trường một cách đầy trách nhiệm, v.v. Mặc dù ở cấp độ hình thức, Rosler chỉ đơn giản là trộn sự nghiệt ngã của loạt ảnh ghép thời những năm 1930 của John Heartfield về Đệ tam quốc xã, với thứ siêu thực rẻ tiền của bức ảnh ghép nổi tiếng năm 1956 của Richard Hamilton, ghép một tay đàn ông cơ bắp và một cô người mẫu đẹp xinh trong một phòng khách đương đại. Quả thực Martha Rosler cũng đã thêm thắt chút ít mới mẻ vào – một thái độ “biết tỏng về truyền thông rồi” đầy mỉa mai, và sự thêm ấy cũng đã làm thay đổi diện mạo của tác phẩm, thành nghệ thuật.
  3. Mang chiến tranh về nhà (bộ cũ) Nhưng bốn thập kỉ sau, hóa ra Rosler vẫn thế, trong tác phẩm của bà chẳng hề có gì thay đổi. Với nỗ lực hời hợt, Rosler cố gắng quay ngược thời gian về thời hoàng kim của mình, cơ bản là làm lại lại bộ ảnh về Việt Nam ngày đó. Khác chăng giờ đây bà chèn hình ảnh đám người mẫu vào trong những hình chiến tranh Iraq. Rõ ràng có sự tương đương giữa hai cuộc chiến, và thứ nghệ thuật tranh đấu là vẫn có giá trị. Nhưng Rosler đã sa đà vào sự hoài cổ thô sơ, ăn mòn vào các tác phẩm cũ của mình, trong khi về căn cơ lại đang biến hình ảnh cuộc chiến khốc liệt trở thành đồi trụy. Các bức ảnh của bà chỉ nói một điều duy nhất: chính các nhà thiết kế thời trang và đám phụ nữ thích đi mua sắm đã gây ra hai cuộc chiến kia.
  4. Mang chiến tranh về nhà (bộ mới) Rosler cũng đính kèm theo các mẩu tin về Iraq. Hầu hết các bài báo đều từ những nguồn tin đáng tin cậy của phái tự do (những tờ như Village Voice, Nation, The New Yorker, v.v.), vậy là Rosler chỉ cần lọc lại những gì đã được người khác lọc. Tệ hơn nữa, nó lại mang không khí một bài rao giảng vừa lừa mị vừa thông thái rởm. Về căn bản Rosler quả quyết là: trong khi mọi người có thể lo lắng trước những biến cố đang xảy ra, thì bà hết sức lo lắng, đến nỗi phải cắt những mẩu tin ấy ra và đặt chúng vào những bìa hồ sơ. Để vào tham quan triển lãm, quan khách phải thả hai mươi lăm cent vào một cửa quay. Thông cáo báo chí nói rằng làm thế để buộc chúng ta “ quyết định một cách tỉnh táo về phương thức tham gia vào tác phẩm”. Đây là thứ nghệ thuật phê bình tự chĩa súng vào thái dương. Ở
  5. cửa ra vào có một tấm biển trấn an người xem rằng Rosler sẽ quyên góp tất cả số tiền thu được cho các nhóm phản chiến. Nhưng bất cứ ai nghĩ rằng ở đây có tí nào nghệ thuật, hay mang hơi hướm chủ nghĩa hành động, hay có tí cấp tiến thì cần xem lại. Tù binh bịt mặt - Từ Mang chiến tranh về nhà (bộ mới) Màn trình diễn của Rosler đơn giản là tầm thường. Tuy nhiên qua đó chỉ ra thứ lớn hơn, tệ hại hơn. Đó là hiện nay quá nhiều nghệ sĩ, nhà phê bình, giám tuyển tuy trẻ hơn Rosler nhưng cũng sùng bái thập niên sáu mươi, biến đổi giai đoạn ấy thành một sự tôn thờ méo mó, một tôn giáo kỳ quái, một nhãn hiệu thời thượng, và một căn bệnh què cụt. Một
  6. thế hệ bị mắc kẹt trong đường xoắn ốc chết chóc của Freud và dường như không thể thoát khỏi cái ý tưởng kỳ cục rằng để nghệ thuật có tính chính trị thì cần phải lần ngược trở về kỷ nguyên hippie, tức phải tạo nên một cuộc cách mạng. Giạt màn cửa - Bringing the War Home (bộ mới) Những mô thức của cách mạng, của đúng-sai, tốt-xấu thời ấy chỉ là một di tích chẳng còn sống nổi ở thời hiện tại. Tuy nhiên, các nghệ sĩ, các nhà triển lãm và các giám tuyển đã “giữ y giá” những năm sáu mươi. Ai viết về các nghệ sĩ này hồi ba mươi năm trước vẫn viết về họ theo cùng một cách, thường là cho cùng một tạp chí hồi ấy. Các môn đồ của họ và những kẻ bắt chước họ cũng làm điều tương tự – viết về nghệ sĩ,
  7. đôi khi là đúng những nghệ sĩ ấy, theo cùng một cách mà thầy của họ đã viết, và thường cũng là cho cùng những tạp chí thầy mình đã viết. Đó là một cái bẫy được thế hệ trước giăng ra để bảo tồn di sản của họ lâu hơn một chút, hay ít nhất là cho đến khi các thành viên của thế hệ ấy rời vị trí mình trong giới hàn lâm, viện bảo tàng và giới truyền thông. Rất nhiều việc hay ho đã diễn ra trong thập niên sáu mươi, nhưng giai đoạn ấy không còn quan trọng hơn, tốt hơn, hay “mang tính chính trị” hơn so với ngày nay. Đã đến lúc phải để cho lịch sử sang trang. * (SOI: Bài này lúc đầu có tên gốc “Chào mừng đến với thập niên 60, thêm lần nữa”. Sốt ruột vì thấy bài hay mà ít người đọc, Soi quyết định đổi tên khác. Chỉ vậy thôi, hoàn toàn không có định đánh lừa bạn đọc)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2