intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mashups la gì?

Chia sẻ: Luu Sieu Luan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

453
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một Ứng dụng hỗn hợp (hay còn gọi là mashup hoặc mash-up) là một ứng dụng kết hợp nội dung hoặc dịch vụ của nhiều ứng dụng khác nhau không đồng nhất, người ta thường gọi mashup artistique hoặc mashup technologiques. Trong môi trường web, một mashup chủ yếu là kết tụ nội dung từ những nguồn khác nhau được cung cấp từ những website khác nhau và tạo thành một website mới. để có thể làm được điều đó người ta dùng các thành phần sau: XMLHttpRequest, AJAX client side, và cuối cùng là các API hay còn gọi là dịch vụ web của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mashups la gì?

  1. MASHUP LÀ GÌ ? Một Ứng dụng hỗn hợp (hay còn gọi là mashup hoặc mash-up) là một ứng dụng kết hợp nội dung hoặc dịch vụ của nhiều ứng dụng khác nhau không đồng nhất, người ta thường gọi mashup artistique hoặc mashup technologiques. Trong môi trường web, một mashup chủ yếu là kết tụ nội dung từ những nguồn khác nhau được cung cấp từ những website khác nhau và tạo thành một website mới. để có thể làm được điều đó người ta dùng các thành phần sau: XMLHttpRequest, AJAX client side, và cuối cùng là các API hay còn gọi là dịch vụ web của những website mà từ đó chúng ta kết hợp nội dung của chúng lại. Ngày càng có nhiều website đưa ra những API miễn phí, nhằm khích lệ cho cộng đồng lập trình viên tạo ra những mashup sử dụng nội dung của họ, những ứng dụng hỗn hợp được thành lập dựa trên một chuẩn lập trình kể sự việc hay còn gọi là programmation événementielle, có nghĩa là chương trình đó sẽ tạo ra những sự kiện và chương trình sẽ được xác định bởi những tác động của nó đến những sự kiện khác nhau có khả năng tự kích hoạt. Ví dụ như Google, Yahoo, Facebook, Amazon, eBay đã đưa ra rất nhiều API và mục đích chính của họ là nhờ vào các lập trình viên trên toàn thế giới truyền tải và phát tát nội dung, tên tuổi của họ đi khắp nơi trên thế giới, quả là một cách quảng bá thương hiệu hết sức thông minh và không hề tốn kém, tuy nhiên không phải lúc nào những mashup cũng được chào đón bởi tình trạng không chắc chắn của nó vì những website khác đang khai thác những dữ liệu không thuộc về họ. Các loại ứng dụng hỗn hợp: Hiện nay những ứng dụng kiểu mashup tồn tại dưới 3 dạng chính liên quan đến tiêu dùng, dữ liệu và thương mại. Những ứng dụng hỗn hợp theo hướng tiêu dùng đã kết hợp lại thành một dạng được nhiều người biết đến đó chính là Google Maps, những ứng dụng này kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và chỉ thể hiện bằng một giao diện đơn giản duy nhất. Một dạng khác thường ngày có liên quan đến dữ liệu và kinh doanh, một ứng dụng có liên quan đến những dữ liệu trộn lẫn từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, ví dụ bằng việc kết hợp nhiều Flux RSS để tạo ra một giao diện kết quả cuối cùng, hoặc một ứng dụng lai của sự kinh doanh thông thường bằng việc kết hợp những dữ liệu bên trong hoặc bên ngoài của một website, nó có thể tạo một bản báo cáo thị trường buôn bán trong tuần vừa qua bằng việc tổng hợp một danh sách tất cả các nhà cung cấp trên internet rất nhanh và rất chính xác. Các ứng dụng trong viễn thông: Việc xử dụng mashup được nhắm đến bởi những công ty thông tin liên lạc truyền thống cũng như những gã khổng lồ trong kỷ nguyên mới như Google và yahoo, mục tiêu cuối cùng là có thể tạo và đưa ra những dịch vụ thông tin liên lạc nhanh nhất, và cũng với những công nghệ như vậy chúng ta cũng có thể áp dụng vào hệ thống thông tin liên lạc và mạng cục bộ của doanh nghiệp để có thể kết hợp được những ứng dụng, dịch vụ cũng như quy trình của doanh nghiệp ví dụ như dịch vụ quan hệ khách hàng, ứng dụng chấm công, định vị và voice ip. Những ví dụ phổ biến: 1
  2. • API được sử dụng nhiều nhất đó chính là Google Maps. Ngoài ra còn có rất nhiều trang web hoặc blog chuyên về việc xác định các các Mashup http://googlemapsmania.blogspot.com/. • Một ví dụ khác là API điện tử doanh nghiệp chẳng hạn như eBay hoặc Alapage tích hợp mashup vào trang web cho phép người dùng có thể tham khảo bài viết, phân tích hoặc giám sát bán hàng. Lợi ích và bất tiện của mashup: • Các mashup có tiềm năng cho sự đổi mới đáng kể do kết hợp nhiều dịch vụ Internet. Nó cũng cung cấp các cơ hội để cung cấp các ứng dụng web một cách nhanh chóng, ở mức thấp chi phí và thành phần có thể sử dụng lại. • càng nhiều mashup xuất hiện trong cộng đồng các trang web sẽ tạo ra một tiềm năng đáng kể cho sự đổi mới của kết hợp nhiều dịch vụ Internet. Tuy nhiên bất chấp tất cả những điểm tích cực cho các trang web nói chung, người ta nói nhiều hơn và nhiều hơn nữa vấn đề bảo mật liên quan đến công nghệ này: • Một vấn đề đầu tiên xảy ra khi bạn tạo ra sự tích giữa các trang web và một ứng dụng từ một người chưa biết, người đó có thể tạo ra những JavaScript độc hai, hoặc cố gắng để kiểm soát máy tính của bạn. Khả năng của Mashup: Mashup cho phép mọi người thể hiện khả năng sáng tạo bất tận bằng cách "nối" hai hay nhiều ứng dụng web lại với nhau. Thuật ngữ này được nói đến đã lâu nhưng nay mới được giới công nghệ chú trọng hơn. Mashup thể hiện rõ đặc trưng của Web 2.0 là "cá nhân hóa thông tin". Chẳng hạn, một nhà lập trình có thể tạo website chia sẻ ảnh và video của riêng mình khi kết hợp hai dịch vụ YouTube và Flickr. Hay người sử dụng có thể "trộn" dữ liệu về tình trạng giao thông ở Hà Nội với Google Maps để lập bản đồ các điểm thường xuyên tắc đường trong thành phố... Bởi vậy, mashup luôn được đánh giá là "thành viên ưu tú" của thế hệ web thứ hai (Web 2.0). Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, mashup được định nghĩa như một công cụ có khả năng lấy thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nhằm tạo ra một dịch vụ tích hợp đơn nhất và hoàn toàn mới mẻ. Thuật ngữ mashup có nguồn gốc từ nhạc Pop, chỉ việc sản xuất một ca khúc mới bằng cách hòa nhiều đoạn nhạc lại với nhau. Người sử dụng không cần phải am hiểu về kỹ thuật mà chỉ cần xây dựng dịch vụ dựa trên giao diện lập trình ứng dụng sẵn có như của Google, Amazon, Flickr... Tuy nhiên, lập mashup dễ dàng cũng sẽ mang đến những rủi ro nhất định. Các chuyên gia phân tích cho rằng doanh nghiệp cần kiểm soát việc nhân viên lắp ghép các ứng dụng, như xác định rõ thông tin nội bộ nào có thể được dùng và cho mục đích gì... để tránh sự cố rò rỉ dữ liệu. Một băn khoăn nữa của giới công nghệ là sự tồn tại của portal (cổng thông tin). Mashup và portal đều có vai trò thu nạp nội dung. Nhưng trong khi portal là công nghệ cũ và kém "động" thì mashup lại mở ra nhiều cơ hội lớn cho mọi người sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, mashup có vẻ sẽ không chấm dứt sự tồn tại của portal. Ngược lại, portal sẽ là nền tảng có nhiệm vụ làm đòn bẩy thúc đẩy các dịch vụ mashup. 2
  3. Một số công cụ tạo mashup (mashup editor) Microsoft Popfly dành cho người không chuyên. Dựa trên nền tảng Silverlight, mọi người có thể lập các dịch vụ online tương đối phức tạp nhưng lại không cần am hiểu về HTML, XTML, CSS, AJAX... Tất cả những gì họ phải làm là kéo - thả nội dung từ nguồn này sang nguồn kia. Bởi thế, Steve Ballmer, Giám đốc điều hành Microsoft, mô tả Popfly là công cụ của người bình dân chứ không nhất thiết phải dành cho "những cái đầu chứa mã lập trình". Popfly miễn phí và tương thích Internet Explorer và Firefox. Yahoo Pipes là một trong những công cụ mashup đầu tiên của thế giới web. Bởi vậy, nó có vẻ hướng đến những người có đôi chút kiến thức về kỹ thuật. Tuy nhiên, nó cũng không khó sử dụng nếu người dùng kiên nhẫn. Còn Google Mashup Editor (GME) lại được nhiều người đánh giá là bộ biên tập cải tiến nhất hiện nay. Trong triển lãm Web 2.0, đang diễn ra tại San Francisco (Mỹ) tuần này, Intel giới thiệu Mash Maker - hỗ trợ bất cứ ai muốn tạo mashup tùy biến riêng. Công cụ này hoạt động với Internet Explorer 7 cũng như Firefox phiên bản 1x, 2x, 3x trên Windows và 1x trên Mac OS Leopard hoặc Tiger. Trong khi đó, hãng Serena công bố Mashup Exchange - "chợ trực tuyến" chuyên trao đổi các Business Mashup dành cho doanh nghiệp. Bốn nội dung mashup chính - Bản đồ: Chẳng hạn người dùng lập bản đồ về bất động sản, cửa hàng quà tặng, trường học... tại một địa phương qua Google Maps. - Video - ảnh: Ví dụ như dùng giao diện lập trình ứng dụng API của Flickr để tạo mashup chia sẻ ảnh trên những site khác. - Tìm kiếm - mua sắm: Là việc tích hợp search engine để tra cứu thông tin về du lịch, nhà hàng... - Tin tức: Tiêu biểu nhất là Digg.com - dịch vụ hỗ trợ người sử dụng tập hợp tin tức về công nghệ, văn hóa... từ hàng loạt website khác nhau. Bốn loại mashup tiêu biểu - Consumer mashup: Trích xuất dữ liệu khác nhau từ nhiều nguồn và được tập hợp lại dưới một giao diện đồ họa đơn giản. - Data mashup: Trộn dữ liệu cùng loại từ nhiều nguồn, chẳng hạn gộp dữ liệu từ các RSS feed vào một feed đơn nhất. - Business mashup: Sử dụng cả hai loại mashup trên, thường là tích hợp data ở cả trong và ngoài công ty. Ví dụ, công ty bất động sản A có thể phân tích thị phần khi so sánh số căn nhà họ bán được tuần qua với danh sách tổng các ngôi nhà được bán trên thị trường. - Telecom mashup là ứng dụng viễn thông tổng hợp, chẳng hạn kết hợp dịch vụ tin nhắn từ công ty A, nhạc chuông của công ty B, thư thoại (voicemail) của công ty C... 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2