intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mất con vì rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bà mẹ mất con sau khi sinh vài tháng mà không hiểu tại sao. Nguyên nhân thực sự là chứng rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Thạc sĩ Bùi Phương Thảo, Phó khoa Nội tiết, Chuyển hóa, Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, dấu hiệu khởi phát căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ rất khó nhận biết và dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh nhiễm trùng đường huyết, suy hô hấp, bệnh gan, bệnh não. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ tử vong sớm. Máu màu trắng đục Chị H. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mất con vì rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

  1. Mất con vì rối loạn chuyển hóa bẩm sinh Nhiều bà mẹ mất con sau khi sinh vài tháng mà không hiểu tại sao. Nguyên nhân thực sự là chứng rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Thạc sĩ Bùi Phương Thảo, Phó khoa Nội tiết, Chuyển hóa, Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, dấu hiệu khởi phát căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ rất khó nhận biết và dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh nhiễm trùng đường huyết, suy hô hấp, bệnh gan, bệnh não. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ tử vong sớm. Máu màu trắng đục Chị H. ở Vĩnh Phúc kể, lúc mới sinh, cháu T. con chị hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, chỉ sau ba ngày, bé bỏ bú và rơi vào trạng thái li bì, được đưa lên cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng
  2. khó thở, nôn nhiều và có dấu hiệu suy hô hấp. Bác sĩ cho biết cháu rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Cũng chính căn bệnh quái ác này từng cướp đi đứa con gái mới 9 tháng tuổi của chị H. Một trường hợp khác đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương là cháu A., hai tháng tuổi, ở Thanh Hóa. Sau khi sinh ra, thể trạng của cháu rất yếu, được chẩn đoán não úng thủy. Khi lấy máu xét nghiệm, các bác sĩ hết sức ngạc nhiên khi thấy máu chuyển màu trắng đục như mỡ, khác hoàn toàn với màu máu của những đứa trẻ bình thường. Nồng độ lipid máu của A. tăng cao vượt qua ngưỡng đo của máy. Gửi mẫu máu sang Nhật Bản xét nghiệm, họ nhận được kết quả cháu A. bị rối loạn chuyển hóa thể tăng lipit máu bẩm sinh.
  3. Bác sĩ Thảo đang khám cho một trẻ rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, khoa Nội tiết, Chuyển hóa, Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ, nhiều bà mẹ bị mất con khi trẻ mới được vài tháng tuổi mà không rõ nguyên nhân. Chỉ đến khi sinh đứa con thứ hai, thứ ba có triệu chứng tương tự, họ mới đưa lên tuyến trung ương khám. Kết quả nghiên cứu của bệnh viện cũng cho thấy, có tới một nửa số bệnh
  4. nhân rối loạn chuyển hóa bẩm sinh sinh ra trong gia đình có nhiều hơn một trẻ mắc căn bệnh này. Bệnh khởi phát ngay sau sinh Thạc sĩ Bùi Phương Thảo cho biết, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là một bệnh di truyền do đột biến gene. Trẻ có thể khởi phát bệnh ngay sau khi sinh 2 – 3 ngày với triệu chứng bú kém, li bì, nôn, tăng hoặc giảm trương lực cơ… Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, chậm phát triển trí tuệ và vận động, thậm chí tử vong. Khi trẻ có dấu hiệu khởi phát bệnh, cần ngừng cho ăn các thức ăn bình thường, có thể cho trẻ uống tạm nước đường, sau đó đưa ngay tới cơ sở y tế. Về lâu dài, bệnh nhi cần dùng các chế phẩm dinh dưỡng đã được loại trừ các chất mà cơ thể không thể chuyển hóa được. “Khó khăn hiện nay là các chế phẩm này chưa được nhập chính ngạch vào Việt Nam nên các
  5. bác sĩ chỉ có thể đưa ra lời khuyên về chế độ ăn cho từng bệnh nhân để hạn chế các chất mà cơ thể từng cháu không chuyển hóa được”, bác sĩ Thảo nói. Mặc dù là bệnh di truyền nhưng các trung tâm sàng lọc ở Việt Nam hiện chưa phân tích được ở mức độ gene, phân tử để phát hiện ra căn bệnh trên. Các bác sĩ cảnh báo, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu nôn, bỏ bú, li bì, rối loạn trương lực cơ, suy hô hấp không rõ nguyên nhân, màu tóc trẻ bất thường (ánh vàng), mùi mồ hôi, nước tiểu bất thường hoặc có tiền sử gia đình có người nghi ngờ rối loạn chuyển hóa bẩm sinh với biểu hiện nêu trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Người bệnh cần tái khám định kỳ và tuân thủ chặt chẽ chỉ định về chế độ ăn, điều trị của bác sĩ trong suốt cuộc đời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2