Mẩu Chuyện Về Bác Hồ - 6
lượt xem 38
download
Khoảng tháng 5-1945, Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) - căn cứ địa của cách mạng cả nước để cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Tân Trào, các đồng chí địa phương đã làm cho Bác một căn lán khá xinh xắn, náu kín trong khu rừng nứa ở sườn đồi. Lán chia làm hai gian nhỏ, một bên là nơi Bác nằm nghỉ, một bên vừa là chỗ làm việc, vừa là chỗ để tiếp khách....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mẩu Chuyện Về Bác Hồ - 6
- Quyết giành cho được độc lập 09:21:00, 13/06/2007 Khoảng tháng 5-1945, Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) - căn cứ địa của cách mạng cả nước để cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Tân Trào, các đồng chí địa phương đã làm cho Bác một căn lán khá xinh xắn, náu kín trong khu rừng nứa ở sườn đồi. Lán chia làm hai gian nhỏ, một bên là nơi Bác nằm nghỉ, một bên vừa là chỗ làm việc, vừa là chỗ để tiếp khách. Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc ấy được sống và làm việc gần Bác. Lần nào đến đồng chí cũng thấy Bác cặm cụi với công việc. Mọi giấy tờ, chỉ thị, Bác đều tự tay đánh máy và đánh số cẩn thận, rõ ràng. Cao trào kháng Nhật, cứu nước lúc bấy giờ đã cuồn cuộn từ Bắc chí Nam. Ngay ở Hà Nội, thợ thuyền, học sinh, các giới trí thức, người buôn bán đều tham gia rất đông vào công cuộc kháng Nhật. Toàn thể nhân dân đang hướng về Việt Minh, trông chờ một cuộc chuyển biến lớn. Khí thế khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng hừng hực khắp nơi. Trung ương đã quyết định tích cực chuẩn bị cho cuộc họp toàn quốc của Đảng và quốc dân đại hội đại biểu ở Tân Trào. Nắm vững thời cơ cách mạng, Bác đã giục chuẩn bị hai cuộc họp trên từ tháng 7-1945 vì Bác bảo tình hình đã khẩn trương lắm. Bác còn dặn: "Có thể còn thiếu một số đại biểu nào đó chưa về kịp cũng họp, nếu không thì không kịp với tình hình chung". Giữa lúc công việc cách mạng bề bộn như vậy, Bác bỗng bị mệt, mấy hôm liền bị sốt, song Bác vẫn gượng làm việc. Lúc nào bị sốt cao, không ăn được, Bác mới chịu đi nằm. Có hôm sốt cao quá Bác bị mê sảng. Lúc nào tỉnh, Bác lại bàn công việc, nói về tình hình, dặn cán bộ phải khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Bác bảo: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Ý chí và quyết tâm của Bác đã trở thành ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta, trở thành nguồn sức mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử. Những đêm giao thừa Bác đến với người nghèo 09:36:00, 13/06/2007 Xuân Tân Tỵ, năm 1941, Bác mới được đặt chân trở về giữa lòng Tổ quốc thân yêu sau đúng 30 năm trời ra đi tìm đường cứu nước (1911-1941). Hành trang theo Bác trở về vẻn vẹn chỉ có một chiếc va ly xách tay bằng mây, trong đựng hai bộ quần áo đã cũ và tập tài liệu Con đường giải phóng tập hợp những bài giảng trong lớp huấn luyện ở Nậm Quang (Quảng Tây, Trung Quốc) do Bác phụ trách vừa mới kết thúc trước Tết mấy hôm. Mùa Xuân năm ấy, từ hang Pác Bó đã ra đời một bài thơ xuân tuyệt đẹp của Bác Hồ: "Non xa xa, nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lênin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà"(1) Chỉ hơn bốn năm sau, ngày 2-9-1945, sơn hà của Tổ quốc đã được thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Hồ Chí Minh trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và mùa Xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm 1946 đã trở về trên toàn cõi đất nước với một sắc màu khác lạ làm gợi nhớ đến
- một thời Nghiêu Thuấn xa xưa. Vào thời khắc mọi gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị đón giao thừa thì vị Chủ tịch nước xắn quần, bước thấp bước cao đến các ngõ hẻm ở phố Sinh Từ, phố Hàng Lọng... để được chính mắt nhìn thấy cảnh Tết vừa, Tết nghèo của bà con lao động Hà Nội mới vừa thoát khỏi ách thực dân phong kiến. Chính trong cuộc "vi hành" đêm Ba mươi Tết của mùa Xuân độc lập đầu tiên đó, Bác Hồ đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô "Tết mà không có Tết" ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang đắp chiếu nằm mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà, bảo đồng chí thư ký ghi lại địa chỉ để hôm sau báo cáo cho đồng chí Chủ tịch Hà Nội biết. Cũng đêm Ba mươi Tết Bính Tuất đó, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền khi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chính Người lại đang vui Xuân cùng nhân dân ở đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ già cùng cháu đi hái lộc. Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa Xuân mới mẻ, giao thừa nghe đọc thư chúc Tết của Bác Hồ: "Hỡi đồng bào cả nước! Hôm nay là mùng một Tết năm Bính Tuất, ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành" (2). Cuối thư là một bài thơ ngắn: "Trong năm Bính Tuất mới Muôn việc đều tiến tới Kiến quốc chóng thành công Kháng chiến mau thắng lợi" (3) Kể từ mùa Xuân đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc. Thường thì trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm ba việc. Tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới, nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp "Chúc Mừng Năm Mới" để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoài. Và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác, một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết. Tối Ba mươi Tết năm 1960, Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh, Hà Nội. Chiều mùng hai Tết năm 1961, Bác đến Văn Miếu dự buổi bình thơ Xuân của các cụ. Mùng hai Tết năm 1962, Bác đến thăm các cháu học sinh miền Nam ở Hải Phòng. Chiều 29 Tết năm 1963, Bác cải trang thành một cụ già theo cháu đi chợ hoa và chợ Đồng Xuân... Tất cả đều bí mật bất ngờ và do đó bao giờ cũng tạo hiệu quả lớn. Như Tết năm 1960, nếu Bác chỉ đến thăm các gia đình theo chương trình của các cơ quan đã bố trí thì làm sao Chủ tịch nước biết được gần đến giao thừa rồi mà chị Tín vẫn còn phải đi gánh nước thuê đổi gạo để sáng mai mùng một Tết có cơm ăn cho bốn đưa con của mình. Gặp Bác, chị Tín xúc động để rơi cả đôi thùng gánh nước xuống đất, run run cầm lấy bàn tay của Bác:
- - Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm... Chỉ nói được vậy, chị đã oà lên khóc nức nở. Vị Chủ tịch nước đã an ủi chị: - Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai... Và Bác đã vào nhà thăm hỏi khá lâu năm mẹ con chị Tín. Gọi là nhà nhưng đâu có phải là nhà mà là một cái chái như một túp lều. Chồng chị Tín là công nhân khuân vác ở bến Phà Đen đã mất cách đó bốn năm, còn chị thì cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm ổn định. Cảnh nghèo của gia đình đã phũ phàng hiện ra trước mắt Bác. Trên chiếc bàn gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một gói kẹo. Đúng là "Ba mươi Tết mà không có Tết". Cách đây 15 năm, Tết độc lập đầu tiên, Bác đã đau lòng chứng kiến cảnh một gia đình "Tết mà không có Tết" ở ngõ hẻm Sinh Từ. Đó là khi đất nước mới thoát khỏi vòng nô lệ. Còn bây giờ, kháng chiến đã thắng lợi, hoà bình đã sáu năm, mà lại còn cái cảnh này sao? Không phải ở đâu xa mà ở ngay Thủ đô Hà Nội... Vậy còn bao nhiêu gia đình như thế này ở khắp mọi miền đất nước? Cứ ngồi nghe báo cáo thì đâu cũng là no ấm, tươi vui... Đêm ấy, trên đường về, ngồi trên xe, Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ. Vẻ đăm chiêu thoáng hiện trên gương mặt của Người. Bác đã từng tâm sự với các đồng chí phục vụ: "Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ thì Bác ăn không ngon, ngủ không yên". Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới. Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui. Bác kể lại hoàn cảnh gia đình chị Tín cho mọi người nghe. Cuối câu chuyện Bác nói "Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo các địa phương còn quan liêu và nặng về hình thức. Họ không chịu đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt. Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chính xác tình hình để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu, thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta. Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện. Nghĩa nặng tình sâu 09:46:12, 13/06/2007 Năm 1957, Bác Hồ trở về thăm quê hương. Từ xa trên con đường đất đỏ, mọi người nhìn thấy xe Bác đến vừa vỗ tay hoan hô vừa reo hò rộn rã. Xe đến, Bác xuống xe vẫy chào bà con đến đón. Các cháu thiếu nhi ùa ra vây quanh Bác. Các đồng chí lãnh đạo địa phương định đưa Bác vào nhà khách trước, nhưng Bác đã ngăn lại và nói: - Tôi xa nhà, xa quê đã lâu, nay mới có dịp về, tôi phải về nhà tôi trước. Nói rồi Bác đi thẳng về ngôi nhà quê nội. Bác dừng lại trước ngõ mới làm, đưa mắt nhìn bao quát khu vườn quen thuộc một lượt, rồi Bác đi men theo hàng rào râm bụt. Bác bảo: - Trước đây đường vào nhà tôi đi theo ngõ này. Vào đến sân, Bác nhìn ngôi nhà tranh quen thuộc của gia đình đã được đồng bào địa phương dựng lại trên nền
- đất cũ và nói: - Tôi nhớ chỗ này còn có hàng cây, nay đâu rồi các chú? Sau đó, Bác đi ra cửa sau chỉ vào chỗ hàng rào nói: - Nhà tôi trước có cây ổi ngọt ở đây quả sai lắm. Khi ra ngõ gặp một cụ già, Bác nhìn cụ già rất cảm động và hỏi: - Có phải ông Điền không? Bác đi nhanh tới cụ già rồi nắm lấy tay cụ hỏi bằng một giọng ấm áp; - Anh Điền, anh vẫn khoẻ chứ? Bác nói chuyện với cụ Điền một hồi lâu, rồi sau đó đi sang quê ngoại. Đứng giữa ngôi nhà tranh đơn sơ, nơi Bác đã sinh ra và lớn lên, Bác thân mật trò chuyện cùng bà con quê nhà. - Tôi xa quê hương đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng, tủi tủi. Nhưng tôi không buồn, không tủi. Tôi rất vui. Vui vì khi tôi ra đi nhân dân còn là nô lệ, bọn đế quốc phong kiến đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do. Nói rồi Bác đọc hai câu thơ: Quê hương nghĩa nặng tình sâu Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình. Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện Tấm huân chương cao quí 09:50:19, 13/06/2007 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá II, họp đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác kính yêu. Trong kỳ họp này, các đại biểu đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: "Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội". Bác nhắc đến đồng bào miền Nam đang sống khổ cực dưới chế độ dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, đang anh dũng kiên quyết đấu tranh thắng lợi và Bác nói tiếp "miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu "Thành đồng Tổ quốc" và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ
- đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng". Năm 1967, Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lênin - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Xô viết - nhưng Bác cũng đã từ chối, hẹn đến ngày đất nước Việt Nam thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Nhưng đến ngày ấy Bác đã đi xa. Và cho đến lúc ra đi, trên ngực Bác vẫn không một tấm Huân chương. Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện Những bông hoa trong vườn Bác 09:52:39, 13/06/2007 Sau ngày 12 tháng 8 năm 1969, bệnh tình của Bác mỗi ngày một nặng thêm. Căn bệnh hiểm nghèo đã làm Bác phải trải qua những cơn đau dữ dội. Mỗi khi tỉnh lại, Bác lại hỏi han cặn kẽ tình hình mọi mặt của đất nước. Người không quên từ việc lớn tới việc nhỏ. Những ngày cuối tháng 8, bệnh tình của Bác càng trầm trọng thêm. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định điều động một số cán bộ, nhân viên y tế giỏi của các bệnh viện lớn cùng với những thiết bị hiện đại đến cứu chữa cho Bác. Trong số đó có một số là nữ y tá. Một lần, vừa qua cơn đau, tỉnh lại, Bác thấy có mấy nữ y tá ở cạnh, Bác hỏi một đồng chí phục vụ: - Những ai thế chú? - Thưa Bác, đó là các đồng chí nữ y tá của bệnh viện Quân y 108 được điều động đến phục vụ Bác. Nghe xong, Bác không nói gì. Một lúc sau Bác nói chậm rãi: - Các cháu còn trẻ, đang tuổi ăn, tuổi ngủ, Bác biết các cháu rất thương Bác, nhưng không nên để các cháu ở đây, vì các cháu gái thường dễ xúc động. Thoáng nhìn thấy những bông hoa hồng cắm trong lọ hoa bên cạnh, Bác hỏi đồng chí phục vụ: - Hoa trong vườn phải không chú? Còn nhiều không? Nếu còn chú hái vào tặng cho các cháu gái. Đồng chí phục vụ ra vườn hái hoa. Khi đồng chí phục vụ cầm hoa vào, Bác liền bảo: - Bác đang mệt, chú thay mặt Bác tặng mỗi cháu gái một bông hồng. Tất cả các cô gái y tá trẻ hôm đó mỗi người được tặng một bông hoa hồng trong vườn Bác. Không trừ một ai, tất cả đều cảm động và sung sướng đến chảy nước mắt. Đến phút chót của cuộc đời Bác vẫn không lo gì cho riêng mình, chỉ lo lắng khi mực nước sông Hồng dâng lên, lo cho dân được xem bắn pháo hoa ngày Độc lập, nghĩ đến miền Nam, theo dõi những chiến công mới nhất và mong sao cho các cháu gái ngày ngày vẫn có hoa. Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện
- Bác đi thăm rừng Cúc Phương 11:16:00, 31/07/2007 Câu chuyện nhỏ sau đây do đồng chí Việt Phương, nguyên thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người sống cùng với Bác trong Khu di tích Phủ Chủ tịch kể lại. Tháng 2-1969, Bác muốn đi thăm rừng quốc gia Cúc Phương. Một số đồng chí lãnh đạo giới thiệu ở đó có nhiều cái hay. Anh em mới xin: Thôi, chuyến này đi thăm rừng Cúc Phương, Bác đi máy bay lên thẳng cho đỡ mệt. Bác không đồng ý, Người nói: “Các chú cho hễ là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước thì đi đâu muốn dùng phương tiện gì thì dùng à? Không phải thế đâu. Để Bác khoẻ lên, Bác đi ô tô đến thăm rừng Cúc Phương. Máy bay lên thẳng, để khi nào có người của chúng ta bị tai nạn hoặc bị đau nặng ở vùng hẻo lánh khó chạy chữa thì dùng máy bay lên thẳng đón về nơi trung tâm có bệnh viện lớn. Hoặc lúc nào nước sông lên to, mùa bão cần đi hộ đê thì lấy máy bay lên thẳng mà dùng. Chứ không phải bất kỳ đi đâu, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước cứ dùng máy bay lên thẳng mà đi”. Bác nhất định không dùng, và vì thế nên có một nguyện vọng của Bác là đi thăm rừng Cúc Phương, cuối cùng Bác không thực hiện được. Là Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, Bác không dành cho mình một đặc ân nào cả. Bác chỉ nghĩ đến công việc chung, nghĩ cho nhiều người. Câu chuyện nhỏ về việc dùng các phương tiện đi lại của Bác cũng nhắc nhở cán bộ, nhân dân về những việc cần tránh, trong đó có việc dùng xe công như thế nào. Còn nhớ ngay từ lúc nước nhà vừa độc lập, ngày 17 tháng 10 năm 1945, Bác đã có thư gửi uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, sớm cảnh báo những việc ó thể xảy ra cần tránh, đó là: “Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ... Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông uỷ viên đi xe hơi, rồi bà uỷ viên, cho đến các cô các cậu uỷ viên cũng dùng xe hơi của công”. Điều Bác nhắc nhở từ hơn nửa thế kỷ trước, ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Nhân dân phản đối. Ống kính của các nhà báo đã ghi lại biết bao nhiêu biển số xe công, trong giờ làm việc lại ở chợ biên giới, hội hè, chùa triền... Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, hãy bắt đầu từ những việc cụ thể nhất, và cán bộ phải là người gương mẫu thực hành trước. Bài học dựa vào dân 19:54:29, 26/08/2007 Câu chuyện sau đây do đồng chí Nguyễn Thọ Chân, nguyên Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng Ban Thi đua TW của Chính phủ, kể lại: Vào khoảng tháng 10 năm 1948, đồng chí ở trong đoàn đại biểu Đảng và Công đoàn Nam Bộ ra tới Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Đến Việt Bắc đồng chí vinh dự được cấp trên cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc và được gặp Bác Hồ. Trong thời gian còn ở Việt Bắc, có lần đồng chí được đi theo các đồng chí Phạm Hùng và Võ Nguyên Giáp đến nhà sàn của Bác ở an toàn khu Sơn Dương. Trong buổi nói chuyện, đồng chí thấy Bác đặc biệt chú ý tới tình hình miền Nam, nên mới nói ý định xin tiền của
- Trung ương, Bác cười và bảo: Trung ương không có tiền, mà chỉ cấp tiền để cho các chú đi và về thôi. Các chú phải dựa vào dân. Nếu chú có một que diêm, nhưng biết cách thì cũng có thể đốt lên được. Còn nếu có cả mồi lửa to, nhưng không biết cách thì cũng không châm lên được. Bác muốn nhắc nhở: phải tuyệt đối tin ở dân, dựa vào dân để kháng chiến. Sau này Bác thường nhắc cán bộ: "Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong” "Nước lấy dân làm gốc …… gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Bài học dựa vào dân của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mà mỗi người cán bộ phải luôn luôn ghi nhớ. Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài 19:57:09, 26/08/2007 Lần đầu tiên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là lúc ông cùng kiều bào ta ở Pháp ra sân bay đón Bác - năm 1946, khi ấy Người sang thăm nước Cộng hoà Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp. Ông có vinh dự được tham gia đoàn đại biểu thay mặt Hội Việt kiều tại Pháp đến thăm Bác, nghe Bác kể về tình hình trong nước và đề nghị kiều bào ta báo cáo tình hình hoạt động. Ông đã cùng với Bác đi thăm bà con Việt kiều, thăm Đảng Cộng sản Pháp và các danh lam, thắng cảnh. Trong các cuộc đi thăm đó, Bác ăn mặc rất giản dị. Bác đi dép cao su, nơi nào có sân sạch là bác ngồi xuống, nhân dân lao động và trẻ em quây quần xung quanh Bác. Bà con Việt kiều ở Pháp lúc đó rất tin tưởng ở Người. Sau một thời gian cùng Bác đi thăm các nơi, một hôm Bác nói với ông:
- - Ngày kia Bác về nước, chú có về cùng Bác? Bác không hỏi là ông có muốn về hay không. Tuy vậy, đối với ông, việc về nước đã được chuẩn bị từ lâu, nên không có gì cập rập. Ngoài ông ra, còn có hai người cùng về với Bác là: Võ Quy Huân và bác sĩ Trần Hữu Tước. Bác cháu cùng nhau về nước trên một chiếc tàu chiến của Pháp. Sau khi về nước một thời gian ngắn, Bác giao cho ông chức Cục trưởng Cục quân giới. Trong kháng chiến chống Pháp, những năm đầu Bác gửi thư cho ông, động viên và nhắc nhở là trong chiến tranh nhân dân phải làm sao để các địa phương có thể tự túc được lương thực và huy động được lực lượng tại chỗ, có vũ khí tiêu diệt Pháp. Chúng ta phải tự sản xuất lấy vũ khí. Đó là quan điểm chiến tranh nhân dân. Năm 1950, Bác chỉ định ông kiêm chức Thứ trưởng Bộ Công thương, ông có dịp gặp Bác thường xuyên ở các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Có lần, Bác nói với ông, đại ý: - Nếu vì những lý do nào đó mà cản trở công việc của chú, thì chú hãy báo cáo cho Bác biết. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những ý kiến do ông đề xuất đều được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng chấp nhận, tạo điều kiện thuận lợi làm việc. Khi chúng ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bác nói: - Tôi đem chú Nghĩa về để kháng chiến. Bây giờ cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt, chưa biết diễn biến sẽ ra sao, chú Nghĩa đang ở Hà Nội, tại sao không mời chú ấy tham gia quốc phòng. Sau đó, Bác chỉ định ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với tư cách là Thư ký quốc phòng. Ba tháng sau, đồng chí Lê Đức Thọ mời ông tới nhà riêng và nói: - Anh làm ba nhiệm vụ một lúc thì nặng quá, cho nên chức vụ "chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước" để trên cử người khác thay. Sau này, ông mới biết là Bác không đồng ý. Bác nói với các đồng chí trong Bộ Chính trị: - Chú Nghĩa hồi kháng chiến chống Pháp làm bao nhiêu nhiệm vụ mà cũng làm được (Cục trưởng Cục Quân giới, Cục trưởng Cục Pháo binh, Thứ trưởng Bộ Công thương). Tại sao sau mấy chục năm chú ấy lại không làm được ba việc? Cách đối xử của Bác với đồng chí Trần Đại Nghĩa đã thể hiện sự chung thuỷ, có trước có
- sau - một trong những đức tính quý báu của Người. Đức tính quý báu ấy là tấm gương để chúng ta học tập. Câu chuyện trên đây còn là bài học về sử dụng nhân tài. Hiện nay ở nước ta đã và đang có hiện tượng chảy máu chất xám. Nếu không có sự thay đổi thì hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn. Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường đại học trong nước đều không muốn làm cho các cơ quan nhà nước, vì thu nhập thấp. Các em vào làm ở các công ty liên doanh của nước ngoài có lương cao. Còn sinh viên có học bổng đi học tại các nước, nhiều em không trở về nước làm việc, bởi chế độ đãi ngộ, lương và điều kiện làm việc thấp. Như vậy chúng ta đã lãng phí rất lớn, bởi số tiền đưa các em đi đào tạo ở nước ngoài không phải là nhỏ, trong lúc đó đất nước ta còn nghèo. Vậy mà ngay từ năm 1946, khi mới giành được độc lập, đất nước ở trong tình thế vô cùng khó khăn, Bác đã mọi tìm cách thu hút nhân tài để phục vụ đất nước. Bài học này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kể chuyện về Bác Hồ trong sinh hoạt
12 p | 735 | 104
-
Những câu chuyện kể về Bác Hồ
62 p | 863 | 101
-
Hồ Chí Minh - Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch: Phần 2
156 p | 401 | 58
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 1): Phần 1
113 p | 383 | 52
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 4): Phần 2
107 p | 204 | 39
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 1): Phần 2
109 p | 208 | 35
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 3): Phần 1
118 p | 174 | 31
-
những mẫu chuyện về bác Hồ
3 p | 784 | 28
-
Mẩu Chuyện Về Bác Hồ - Có thể cho người nghèo những thứ ấy
1 p | 488 | 27
-
Mẩu Chuyện Về Bác Hồ - Câu chuyện về chiếc tàu phá thuỷ lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác
1 p | 236 | 21
-
Tạp chí Xưa và nay - Số 314 (8/2008)
41 p | 95 | 20
-
Mẩu Chuyện Về Bác Hồ - 2
2 p | 296 | 17
-
Tôi vẽ Bác Hồ - Hồi ký: Phần 2
71 p | 132 | 15
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 1
77 p | 15 | 9
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 2
75 p | 18 | 7
-
Ebook Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh: Phần 1
113 p | 7 | 4
-
Ebook Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2
130 p | 9 | 4
-
Eboook Kể chuyện Bác Hồ ở Tuyên Quang: Phần 2
80 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn