YOMEDIA
ADSENSE
Mẫu đề cương nghiên cứu ứng dụng chuyên đề cổ phiếu
145
lượt xem 28
download
lượt xem 28
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Theo các nhà phân tích tài chính, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá cao, chủ yếu là do " cung" cổ phiếu thấp và "cầu" cổ phiếu cao của các nhà đầu tư cá nhân.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mẫu đề cương nghiên cứu ứng dụng chuyên đề cổ phiếu
- TRƯỜNG CĐ NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP –TỰ DO – HẠNH PHÚC KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MẪU ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG (Dành cho sinh viên cao đẳng khóa 2008 và đại học khóa 2011 trở đi) Tiêu đề: Có phải bong bóng giá cổ phiếu là những yếu t ố quyết đ ịnh đ ầu t ư của doanh nghiệp? – Trường hợp của Việt Nam. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu bùng phát kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007. Gia nhập vào n ền kinh t ế th ế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước làm giàu từ thị trường chứng khoán. Ra quyết định đầu tư dựa trên các tin đồn h ơn là các thông tin đáng tin cậy của các nhà đầu tư trong nước là nguyên nhân chính khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam dao động bất thường1. Theo các nhà phân tích tài chính, giá cổ phiếu trên th ị trường ch ứng khoán Việt Nam được định giá quá cao, chủ yếu là do “cung” cổ phi ếu th ấp và “c ầu” c ổ phiếu cao của các nhà đầu tư cá nhân. Giá của các cổ phiếu blue chip được bán gấp 40 đến 50 lần lợi nhuận trên vốn cổ phần (EPS). Nhiều nhà đ ầu tư bán c ổ phiếu một khi họ tin rằng giá của chúng không còn cơ hội để tăng trưởng bằng cách tìm kiếm các cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng trong các lần phát hành đ ầu tiên ra công chúng sắp tới. Số tiền bán cổ phiếu lúc đó được dùng để đầu tư vào các cổ phiếu sắp niêm yết. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và đầu tư của doanh nghiệp trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam . Cụ thể hơn, chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu sự phân tán niềm tin của nhà đầu tư trong điều kiện hạn chế bán khống cổ phiếu có phải là nguyên nhân làm cho giá cổ phi ếu John Shrimpton – Dragon Capital Investment Fund 1 1
- cao hơn giá trị thực của chúng. Khi bong bóng giá cổ phiếu xảy ra trong điều kiện hạn chế bán không cổ phiếu, các doanh nghiệp thường phản ứng với tình huống này bằng cách phát hành thêm nhiều cổ phiếu mới. Hành vi này giúp làm gi ảm chi phí vốn cho công ty phát hành và làm tăng đầu tư th ực c ủa doanh nghi ệp (Gilchrist et al., 2004). Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trước đây t ập trung vào các ảnh hưởng của bong bóng giá cổ phiếu đối với đầu tư của doanh nghiệp trong các nền kinh tế phát triển, nhưng những loại nghiên cứu như th ế này lại có rất ít trong các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Nghiên cứu này cố gắng lắp vào khoảng trống này bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết và những dự báo của các nhà phân tích đến từ các quỹ đầu tư và các công ty chứng khoán trong m ột mô hình VAR theo dữ liệu bảng, với ý đồ là kiểm định giả thuy ết “ lan rộng sự phân tán niềm tin của nhà đầu tư có liên quan đến phát hành cổ phiếu mới, ch ỉ số đầu tư Q của Tobin, và đầu tư thực”, như đã được Gilchrist et al., (2004) đề xuất. CƠ SỞ LÝ LUẬN Nhiều cuộc nghiên cứu lý thuyết đã tập trung phân tích các ảnh hưởng của niềm tin không đồng nhất của nhà đầu tư. Ví dụ như, Miller (1997) là người tiên phong trong việc phân tích cổ phiếu được định giá cao do niềm tin c ủa các nhà đầu tư không đồng nhất. Trong mô hình của ông ta, giá c ổ phi ếu s ẽ ph ản ánh phương pháp định giá của nhà đầu tư lạc quan hơn là phương pháp định giá của nhà đầu tư bi quan trong điều kiện giới hạn về việc bán kh ống cổ phiếu. Đi ều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cân bằng (giá cổ phiếu t ại đó th ị tr ường ở trạng thái cân bằng) và lợi nhuận kỳ vọng. Do giá c ổ phi ếu ch ỉ ph ản ánh đ ến niềm tin của nhà đầu tư lạc quan, nên giá có thể cao hơn giá trị th ực của nó. Tương tự, Chen et at., (2002) đã kiểm định lý thuy ết của Miller (1997) b ằng cách tạo ra một biến hồi quy đại diện đáng tin cậy dựa trên c ơ s ở ki ểm tra d ữ li ệu v ề độ rộng của quyền sở hữu2 để biết được việc bán khống cổ phiếu giới h ạn chặt chẽ như thế nào. Khi độ mở của một cổ phiếu thấp (ví dụ như khi có nhiều nhà Họ xác định “độ rộng” như là số lượng của các nhà đầu tư có v ị th ế “tr ường” đ ối v ới m ột 2 loại cổ phiếu cụ thể. 2
- đầu tư có phương pháp định giá bi quan không tham gia vào giá cổ phi ếu), bong bóng giá cổ phiếu có thể bị thổi phồng lên, vì thế lợi nhuận kỳ vọng sẽ giảm. Một vài cuộc nghiên cứu đã mở rộng mô hình của Miller cũng được xem xét trong cơ sở lý luận. Ví dụ, Harrison & Kreps (1979) đã xem xét ảnh h ưởng c ủa giao dịch đầu cơ như là hậu quả của bong bóng giá tài sản. Scheinkman & Xiong (2003) đã theo sau ý tưởng của Harris & Kreps (1978) đ ể nghiên c ứu s ự quá t ự tin như là một nguồn của sự bất đồng quan điểm. Trong mô hình c ủa h ọ, bong bóng có thể phát sinh do sự bất đồng về quan điểm khi mà các nhà đ ại di ện thanh toán với mức giá cao hơn mức giá mà họ đã định về cổ tức t ương lai. Abreu & Brunnermeier (2003) đã giới thiệu một mô hình trong đó bong bóng tài sản có th ể tồn tại cho dù có sự hiện diện của các nhà kinh doanh chênh l ệch giá. H ọ bi ết giá quá cao và cố gắng tìm cách để điều chỉnh sự bất hợp lý này. Nhiều cuộc nghiên cứu ứng dụng tập trung vào các ảnh hưởng của bong bóng giá cổ phiếu đối với đầu tư của doanh nghiệp cũng đã ũng h ộ cho các gi ả định của các mô hình lý thuyết được đề cập ở trên 3. Chen et al., (2002) đã lượng hóa “độ mở” dựa trên một số quỹ đầu tư trong điều kiện giới hạn bán khống cổ phiếu và nhận thấy rằng giá cổ phiếu bị ảnh h ưởng bởi s ự bất đ ồng v ề quan điểm và những hạn chế của việc bán khống cổ phiếu. Họ đã kết luận rằng độ mở về quyền sở hữu là một chỉ báo định giá cổ phiếu. Thay vì sử dụng dữ liệu theo quý của các quỹ đầu tư, Diether et al., (2002) phân tích vai trò phát tán v ề d ự báo lợi nhuận của các nhà phân tích để tiên đoán lợi nhuận cổ phiếu trong tương lai. Sử dụng sự phát tán dự báo của các nhà phân tích về lợi nhu ận t ương lai nh ư là một biến đại diện cho bong bóng, họ đã tìm th ấy rằng c ổ phi ếu có đ ộ phát tán cao trong dự báo lợi nhuận của nhà phân tích thì có lợi nhu ận t ương lai th ấp khác thường. D’Avolio (2003) đã đưa ra một nghiên cứu có liên quan, chủ yếu tập trung vào thị trường cho vay và đi vay cổ phiếu và s ử dụng d ữ li ệu c ủa ngu ồn cung d ư nợ, phí cho vay, và vốn thu hồi. Dữ liệu cho thấy nh ững h ạn ch ế c ủa vi ệc bán khống có khuynh hướng gia tăng trong sự bất đồng quan điểm của nhà đầu tư. Ví dụ như Diether et al., 2002; Chen et al., 2002; Jones & Lamont 2002; Ofek & Richardson 3 2003; D’Avolio’s 2003. 3
- Nghiên cứu này gần giống với nghiên cứu về lý thuyết và định lượng của Gilchrist et al., (2004). Tác giả đã xem xét kết quả về hành vi tài tr ợ và đ ầu t ư c ủa doanh nghiệp. cụ thể hơn, doanh nghiệp trong mô hình của Gilchrist et al., (2004) không bị giới hạn về năng lực bán khống cổ phiếu và các doanh nghiệp này có thể bị áp lực từ sự tuột dốc về nhu cầu cổ phiếu mới. Mô hình của họ chỉ rằng những niềm tin trái chiều chỉ áp dụng đối với các tài sản lưu động của doanh nghi ệp, trong khi đó, trong thực tế các nhà quản trị doanh nghiệp lại đầu t ư quá nhi ều vào tài sản ngắn hạn bởi vì thị trường định giá quá cao về nh ững lo ại tài s ản này. Hành vi này có thể là nguyên nhân dẫn đến bong bóng giá c ổ phi ếu, gây nhi ều biến động cho hoạt động tài trợ và đầu tư thực của doanh nghiệp. PHƯƠNG PHÁP NGHIỆN CỨU Chúng tôi sử dụng mô hình VAR dữ liệu bảng để ước tính các ảnh hưởng của các cú sốc phân tán niềm tin đối với đầu tư của doanh nghiệp, như Gilchrist et al., (2004) đã đề xuất. Mô hình của họ cho thấy rằng các hàm số cảm ứng đẩy (impulse response functions) có khả năng tạo ra những cú sốc phân tán dương, vì thế làm gia tăng giá trị Tobin Q cao, phát hành cổ phi ếu tăng, và đ ầu t ư th ực cũng tăng cao hơn. Mô hình cũng lượng hóa các thành ph ần c ủa ph ương sai đ ể đánh giá tầm quan trọng của các cú sốc phân tán. Điều này cho thấy rằng các cú sốc phân tán có ảnh hưởng lớn đến phát hành cổ phiếu, ảnh hưởng với mức độ vừa ph ải đến chỉ số đầu tư Tobin Q, và ảnh hưởng tương đối thấp đến đầu tư thực. Không giống với các nghiên cứu ứng dụng trước đây, chúng tôi xây dựng một biến để đo lường các cú sốc phân tán hơn là sử dụng Tobin Q để ước tính các ảnh hưởng của bong bóng đến đầu tư như Gilchrist et al., (2004) đã làm. Các nhà nghiên cứu trước đây bình luận rằng các cơ hội đầu tư không thể l ượng hóa đ ược bằng Tobin Q bởi vì nó cũng lệ thuộc vào bong bóng cổ phiếu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Panageas (2004). Tác giả cho rằng Tobin Q là một ch ỉ s ố thống kê đầy đủ cho đầu tư thậm chí trong trường hợp không có bong bóng c ổ phiếu. 4
- Nhiều bằng chứng khác cũng ũng hộ kết quả này. Ví dụ như Blanchard et al., (1993) đã so sánh những tác động của đầu tư đối với Tobin Q và ch ỉ s ố c ơ b ản và nhận thấy rằng các chỉ số này có ảnh hưởng lớn đến đầu tư. Chirinko & Schaller (2001) phân tích các ảnh hưởng của các chỉ số cơ bản và Tobin Q đ ối v ới đầu tư và chỉ ra bằng chứng về sự tồn tại bong bóng cổ phiếu. Tương t ự, Erickson & Whited (1999) đã xem xét mối quan hệ giữa đầu tư và Q và tìm th ấy rằng bong bóng giá cổ phiếu là một nguồn sai số đầu tư trong Tobin Q. Chúng tôi sử dụng các biến tương tư như Gilchrist et al., (2004) đã đề xuất: * Đầu tư (Investment) là tỷ số của chi tiêu vốn đối với giá trị ghi sổ thu ần đ ầu kỳ của tài sản cố định hữu hình (bất động sản, nhà máy, và trang thiết bị) * Lợi nhuận vốn biên tế ( Marginal profit of capital) là lô-ga-rít của tỷ số giữa doanh thu và giá trị ghi sổ của tài sản hữu hình của năm trước đó) * Độ phân tán (Dispersion) là lô-ga-rít giá trị bình quân năm tài chính của độ l ệch chuẩn theo tháng của các dự báo về EPS của các nhà phân tích, nhân với số lượng cổ phiếu, và tất cả chia cho giá trị ghi sổ của tổng tài sản. * Phát hành cổ phần mới ( Net equity issuance) là tiền mặt có được từ việc phát hành cổ phiếu mới trừ đi tiền mặt được dùng để mua cổ phiếu trong suốt năm tài chính, tất cả chia cho giá trị ghi sổ đầu kỳ của vốn cổ phần. * Tobin’s Q là thị giá của vốn cổ phần cộng giá trị ghi sổ của tổng nợ, tất cả chia cho giá trị ghi sổ đầu kỳ của tổng tài sản. * Mô hình: ĐẦU TƯ = CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ (L ợi nhu ận vốn biên tế, độ phân tán, phát hành cổ phiếu mới, Tobin Q) DỮ LIỆU (data) * Mô tả mẫu (data description) Nghiên cứu này sử dụng mẫu bao gồm 193 công ty Việt Nam niêm y ết trên 2 sàn giao dịch TPHCM và Hà Nội. Sàn giao dịch Hà Nội chính th ức ho ạt đ ộng ngày 28/7/2005 chỉ có 84 cổ phiếu vừa và nhỏ niêm yết, trong đó, g ần m ột n ữa là thuộc sở hữu Nhà nước, phần còn lại do những người bên trong và bên ngoài 5
- doanh nghiệp sở hữu. Bởi vì các công ty này chỉ mới gia dịch được gần 6 năm nên báo cáo tài chính của chúng cũng bị giới hạn về số năm hoạt động (2004-2010) Sàn giao dịch TPHCM chính thức hoạt động ngày 28/7/2000. Cho đến nay đã có trên 300 công ty niêm yết. Nhìn chung, các cổ đông sở h ữu Nhà n ước cũng ít hơn các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội. Ngoài các cổ phiếu do Nhà nước, những cổ động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, và cổ đông nước ngoài, có một số lượng tương đối nhỏ cổ phiếu được làm cổ phiếu quỹ. Báo cáo thường niên cũng được công bố công khai cho các nhà đầu tư. Mặc dù Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các công ty này thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng luật pháp lại ràng buộc họ không được phép sở hữu nhiều hơn 49% trong tổng số các cổ phiếu đã phát hành. Điều này đã làm nãn lòng các nhà đ ầu t ư chi ến lược nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, h ầu hết tất cả các công ty đã cổ phần hóa có kích cở tương đối vừa và nhỏ trong khi đó các đại gia như Việt nam Airline, tập đoàn viễn thông, tập đoàn đi ện lực,… vẫn còn sở hữu Nhà nước. Dữ liệu bao gồm thông tin tài chính và kế toán đã đ ược ki ểm toán bao g ồm 193 công ty niêm yết trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2007. Các công ty niêm yết không thể đại diện cho lực lượng công nghiệp Việt Nam bởi l ẽ các t ập đoàn kinh tế Nhà nước đang trên đường cổ phần hóa. Trong khi, hầu hết các công ty niêm yết vừa và nhỏ thì nhiều công ty đã cổ phần hóa và có các tiêu chuẩn đ ầy đ ủ để niêm yết thì lại đang giao dịch trên thị trường tự do h ơn là niêm y ết trên th ị trường tập trung. Điều này có thể được lý giải là vì chi phí cho việc công bố thông tin và các chuẩn mực giám sát doanh nghiệp cao đã vượt quá lợi nhuận sau niêm yết (Chun et al., 2003). Hậu quả là, mẫu lựa chọn có th ể s ẽ không l ượng hóa được đòn bẩy tài chính tổng hợp trong nền kinh tế. * Thu thập dữ liệu (data collection) Tất cả các báo cáo tài chính của công ty niêm yết được công bố rộng rãi trên các trang web của các công ty chứng khoán. Các báo cáo này bao gồm dữ liệu về doanh thu, chi tiêu vốn, dòng tiền thuần từ phát hành cổ phiếu, tổng tài s ản, tổng 6
- nợ phải trả, cổ phiếu ưu đãi, bất động sản, đất và trang thi ết b ị. Các bi ến này được dùng với dữ liệu từ các dự báo của các nhà phân tích c ủa 35 qu ỹ đ ầu t ư (23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ trong nước). Với một nguồn dữ li ều phong phú như thế, chúng tôi hy vọng có đủ dữ liệu cho nghiên cứu này. DỰ THẢO NGÂN SÁCH (Budgeting) Nghiên cứu này được thực hiện từ nguồn kinh phí của tác giả. THỜI GIAN THỰC HIỆN (Timeline) Nghiên cứu này dự định thực hiện trong 3 tháng: Stage 1 – Tháng 3/2011 – 4/2011: Viết cơ sở lý luận và thu thập dữ liệu Stage 2 – Tháng 4/2011 – 5/2011: Xử lý dữ liệu và bắt đầu viết luận văn Stage 3 – Tháng 5/2011 – 6/2011: Hoàn tất và nộp giáo viên hướng dẫn và chuẩn bị bảo vệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abreu, D. & Brunnermeier, K.M. 2003, ‘Bubbles and crashes’, Econometrica, Vol. 71, No.1 (January, 2003), 173-204. Chen, J., Hong, H., & Stein, C.J. 2002, ‘Breadth of ownership and stock returns’, Journal of Financial Economics 66, 171-205. Chirinko, R.S. and H. Schaller, 2001, ‘Business fixed investment and ‘bubbles’: The Japanese case’, American Economic Review 91, 663-680. Chun, B.J., Hattori, H., Zhang, X., Cyhn, J.M., & Bui, T.N. 2003, ‘Vietnam: Capital market roadmap – challenges and policy options’, Asian Development Bank- Governance, finance, & trade division- Mekong Department, 2003. D’Avolio, G.D. 2002, ‘The market for borrowing stock’, Journal of Financial Economics 66, 271-306. Diether, K.B., Malloy, C.J., & Scherbina, A. 2002, ‘Differences of opinion and the cross-section of stocks returns’, Journal of Finance 57, 2113-2141. Erickson, T. & Whited, T. 1999, ‘Measurement error and the relation between investment and q’, Journal of Political Economy 108, 1027-1057. Gilchrist, S., Himmelberg, C.P., & Huberman, G. 2004, ‘Do stock price bubbles 7
- influence corporate investment’, NBER Working Paper Series 10537. Harrison, M. & Kreps, D. 1979, ‘Martingales and arbitrage in multi-period security markets’, J. Economic Theory 20, 381--408. John, S. – Dragon Capital Investment Fund, VNEXPRESS NEWS, April 29, 2007. Jones, C. & Lamont, O. 2002, ‘Short-sale constraints and stock returns’, Journal of Financial Economics 66, 207.39. Miller, E.M. 1977, ‘Risk, uncertainty, and divergence of opinion’, Journal of Finance 32, 1151-1168. Ofek, E. & Richardson, M. 2003, ‘Dotcom mania: The rise and fall of internet stock prices’, Journal of Finance 58, 1113.1137. Panageas, S. 2004, ‘Speculation, overpricing, and investment: theory and empirical evidence’, MIT Mimeo. Scheikman, J. & Xiong, W. 2003, ‘Overconfidence and bubbles’, The Journal of Political Economy 111, 1183-1219. 8
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn