Tài liệu "Mày đay mạn tính (L50.8)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân, chẩn đoán thông qua bệnh sử, cần đánh giá, biểu hiện lâm sàng, chỉ định nhập cấp cứu, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Mày đay mạn tính (L50.8)
- MÀY ĐAY MẠN TÍNH (L50.8)
1. ĐỊNH NGHĨA
Mày đay mạn tính kéo dài liên tục khoảng 2 cơn mỗi
tuần trong ít nhất 6 tuần.
2. NGUYÊN NHÂN
- 70-80% không tìm được nguyên nhân (gọi là mày đay
mạn tính tự phát).
- Mày đay có yếu tố khởi phát:
+ Bệnh da vẽ nỗi.
+ Mày đay do lạnh.
+ Mày đay do áp lực.
+ Mày đay do ánh nắng.
+ Mày đay do nhiệt.
+ Phù mạch do rung.
+ Mày đay tiếp xúc.
+ Mày đay do nước.
- Tuy nhiên một số bệnh lý tìm ẩn có thể là nguyên
nhân: nhiễm Helicobacter pylori, nhiễm trùng mạn tính,
nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn (viêm tuyến giáp tự
miễn Hashimoto, Lupus ban đỏ…).
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán thông qua bệnh sử, cần đánh giá
- Thời gian khởi phát bệnh.
392
- - Tần suất/khoảng thời gian và các yếu tố làm khởi phát
sẩn phù.
- Sự thay đổi hàng ngày.
- Sự xuất hiện liên quan đến cuối tuần, ngày nghỉ và dị
vật khi đi du lịch.
- Hình dạng, kích thước và phân bố của sẩn phù.
- Liên quan đến phù mạch.
- Triệu chứng liên quan như ngứa, đau.
- Tiền sử cá nhân, gia đình: mày đay, dị ứng.
- Những nguyên nhân có thể bao gồm: dị ứng, nhiễm
trùng, bệnh lý nội khoa hay nguyên nhân khác.
- Bệnh tâm thần.
- Phẫu thuật cấy ghép.
- Vấn đề dạ dày/ruột.
- Tác nhân vật lý hay tập luyện.
- Sử dụng thuốc (ví dụ: NSAIDs, nhiễm trùng tiêm
ngừa, hormone, thuốc nhuận trường, thuốc nhỏ mắt và mũi và
các thuốc khác).
- Thức ăn.
- Chu kỳ kinh nguyệt.
- Khói thuốc lá.
- Stress.
- Chất lượng cuộc sống và cảm xúc bị ảnh hưởng bởi
mày đay.
- Những điều trị trước đó và đáp ứng.
393
- 3.2. Biểu hiện lâm sàng: xuất hiện đột ngột sẩn phù (mảng
phù), phù mạch hoặc cả hai
- Sẩn phù: ranh giới rõ, vùng trung tâm phù, bao xung
quanh bởi quầng hồng ban, ngứa, tồn tại dưới 24 giờ.
- Phù mạch: sưng nề mi mắt, môi, lưỡi, đầu chi và các
vị trí khác do phù nề dưới da, sưng nề thanh quản gây khó
thở. Đau, không ngứa, có thể kéo dài đến 72 giờ.
3.3. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm chẩn đoán yếu tố khởi phát gồm: thuốc,
thức ăn và test vật lý (khi bệnh sử gợi ý).
- Các xét nghiệm khác: tùy thuộc vào tiền sử và các
dạng mày đay:
+ Công thức máu.
+ VS hay CRP.
+ Vi khuẩn H.pylori.
+ Tự kháng thể chức năng, hormone tuyến giáp và tự
kháng thể.
+ Tryptase (trường hợp bệnh lý hệ thống
nghiêm trọng).
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Chỉ định nhập cấp cứu: khó thở, sốc phản vệ.
4.2. Chỉ định nhập viện: không đáp ứng kháng Histamin H1.
4.3. Khám chuyên khoa: khi nguyên nhân mày đay là các
bệnh lý thuộc chuyên khoa như viêm dạ dày do HP(+), lupus
ban đỏ…
394
- 4.4. Điều trị ngoại trú
4.4.1. Nguyên tắc
- Tránh các dị nguyên gây mày đay đã được xác định.
- Tránh các kích thích gây mày đay vật lý.
- Điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn.
4.4.2. Thuốc
- Kháng histamin H1: các thuốc được chọn là kháng
histamin H1 thế hệ 2 bao gồm: Cetirizine, Loratadin,
Desloratadin, Levocetirizine. Liều dùng khởi đầu giống như
điều trị mày đay cấp tính (xem bài mày đay cấp tính) và
Fexofenadine.
- Fexofenadine:
+ Dạng viên: liều dùng khởi đầu giống mày đay cấp
(xem bài mày đay cấp).
+ Dạng siro: liều khởi đầu, trẻ 6 tháng-1 tuổi: uống
15 mg/1 lần x 2 lần/ngày, trẻ 2 tuổi-11 tuổi: uống
30 mg/1 lần x 2 lần/ngày.
395
- Kháng Histamine H1 thế hệ 2
Không đáp ứng đầy đủ
sau 2-4 tuần
Tăng liều (có thể đến 4 lần)
Không đáp ứng đầy đủ
sau 2-4 tuần
Thêm Omalizumab
Không kiểm soát được
6 tháng
Thêm Cyclosporine
- Omalizumab:
+ Chỉ định: cho mày đay tự phát mạn tính (trẻ
> 12 tuổi).
+ Chống chỉ định:
§ Mẫn cảm với Omalizumab hay bất kỳ thành
phần nào của thuốc.
§ Bệnh nhân bị nhiễm giun sán không đáp ứng với
điều trị.
§ Thận trọng bệnh nhân bị bệnh tự miễn, các bệnh
qua trung gian phức hợp miễn dịch hoặc suy
gan, suy thận, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
396
- + Khai thác tiền sử bệnh và làm xét nghiệm sàng lọc:
§ Tiền sử bệnh: nhiễm giun sán, bệnh tự miễn, các
bệnh qua trung gian phức hợp miễn dịch, suy
gan, suy thận, có thai và cho con bú…
§ Các xét nghiệm sàng lọc: công thức máu, ký
sinh trùng: khi kết quả xét nghiệm tầm soát
trong giới hạn bình thường, bệnh nhân sẽ được
kê đơn để tiêm thuốc; khi kết quả xét nghiệm
bất thường, cân nhắc giữa mức độ nặng của
bệnh và tác dụng phụ do thuốc mang lại.
+ Liều dùng: 300 mg mỗi 4 tuần 1 lần. Có thể kiểm
soát triệu chứng bệnh trên một số bệnh nhân với liều
150 mg mỗi 4 tuần 1 lần.
+ Theo dõi bệnh nhân: theo dõi bệnh nhân trong vòng
30 phút sau khi tiêm thuốc, nếu không xảy ra các tác
dụng phụ (phát ban, ngứa, mày đay, tăng tiết mồ hôi,
khô da, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ,
buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, mệt mỏi,
đau ngực, sốt, đau cơ, đau khớp, khó thở, đánh trống
ngực, nhịp tim chậm…) thì cho bệnh nhân ra về và
kèm theo lời dặn dò, hẹn lịch tiêm thuốc
tiếp theo.
+ Theo dõi điều trị: đánh giá hiệu quả dựa trên điểm số
về mức độ ngứa (ISS), điểm số hoạt động của mày
đay UAS7, triệu chứng lâm sàng: phát ban, phù
mạch, tự đánh giá chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân.
- Thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị sau 3 tháng.
397
- - Tầm soát nhiễm ký sinh trùng khi nghi ngờ hoặc mỗi
12 tháng.
- Khi kiểm soát được triệu chứng, cần tiếp tục duy trì
phác đồ hiệu quả, sau đó đánh giá mỗi 3-6 tháng để điều
chỉnh hoặc giảm liều dần.
- Corticoid dùng tối đa 10 ngày khi có cơn bùng phát.
- Dấu hiệu lâm sàng tái khám ngay: giống mày đay cấp.
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: giống mày đay cấp.
- Chỉ định cho mày đay tự phát mạn tính. Liều khuyến
cáo 300 mg tiêm dưới da 4 tuần/1 lần. Có thể kiểm soát triệu
chứng trên 1 số bệnh nhân với liều 150 mg, 4 tuần/1 lần. Sử
dụng cho trẻ > 12 tuổi.
- Khi kiểm soát được triệu chứng, cần tiếp tục duy trì
phác đồ hiệu quả, sau đó đánh giá mỗi 3-6 tháng để điều
chỉnh hoặc giảm liều dần.
- Corticoid dùng tối đa 10 ngày khi có cơn bùng phát.
398