intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mây nếp - cây công nghiệp mới của Hải Hà

Chia sẻ: DO KIM DONG DONG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

127
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hải Hà có điều kiện khí hậu phù hợp cho việc trồng cây mây nếp. Trước đây cây mây nếp vốn là cây mọc hoang dã ở nhiều khu vực rừng núi của huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mây nếp - cây công nghiệp mới của Hải Hà

  1. Quảng Ninh: Mây nếp - cây công nghiệp mới của Hải Hà Hải Hà có điều kiện khí hậu phù hợp cho việc trồng cây mây nếp. Trước đây cây mây nếp vốn là cây mọc hoang dã ở nhiều khu vực rừng núi của huyện. Mây nếp có đặc tính vỏ trắng ngà, bóng đẹp, bền, độ cảm quang mạnh khi nhuộm màu, chịu nhiệt và kháng ẩm cao. Từ bẹ lá, vỏ ruột cây đều dễ uốn, dễ định hình, chế tác cùng các vật liệu khác như gỗ, tre, da. Thấy rõ lợi ích của cây mây nếp, năm 2006 huyện đã đầu tư gần 170 triệu đồng trồng thử nghiệm mây nếp trên diện tích 2 ha ở 2 xã Quảng Sơn và Quảng Đức. Sau hơn một năm trồng, hiện nay, cây mây nếp phát triển khá tốt, mang lại nhiều triển vọng. Qua thực tế trồng cho thấy đưa mây nếp vào trồng ở Hải Hà không những góp phần phủ xanh đồi trọc, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Mây nếp chỉ cần trồng 1 lần nhưng thu hoạch được nhiều lần và trong nhiều năm. Trong tương lai, mây nếp sẽ đồng hành cùng cây chè góp phần thúc đẩy kinh tế Hải Hà phát triển. Đi thăm đồi mây nếp của gia đình ông Đặng Văn Sơn, xã Quảng Sơn, chúng tôi càng thấy rõ lợi ích mà cây công nghiệp mới này mang lại. Ông Sơn cho biết: Trước khi huyện có chủ trương đưa cây mây nếp vào trồng ở Hải Hà, chúng tôi được đi tham quan mô hình trồng cây mây nếp ở tỉnh Thái Bình, và thấy rằng đầu ra của sản phẩm này là hoàn toàn khả quan. Hiện nay số lượng mây nếp được trồng ở Thái Bình không đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp của tỉnh Thái Bình cũng đặt mua sản phẩm mây nếp của Hải Hà khi được thu hoạch. Ông Sơn cho biết thêm: Hiện nay trên thị trường 1 kg cật mây nếp khô có giá bán 120 nghìn đồng; ruột mây nếp dùng để làm giấy cao cấp vì nó có độ trắng cao, và cũng được bán với giá 35 nghìn đồng/kg. Trong những năm đầu tiên, gia đình tôi và các gia đình khác trồng thử nghiệm cây mây nếp, các hộ được huyện hỗ trợ 70% vốn đầu tư, gia đình chỉ phải bỏ ra 30% số tiền vốn. Mây nếp chỉ phải trồng 1 lần, nhưng có thể khai thác được 20 năm. Cây trồng đến năm thứ ba là có thể khai thác, năm đầu tiên sẽ cho sản lượng khoảng 7 tấn/ha, và cho thu nhập khoảng 49 triệu đồng. Những năm tiếp theo, sản lượng mây nếp sẽ tiếp tục tăng 30%/năm, và nguồn lợi đó kéo dài khoảng 20 năm mới phải cải tạo lại. Mây nếp vốn là giống cây sống hoang dã nay lại được chăm bón, do vậy chúng sống rất khoẻ. Mây nếp có thể trồng ở những nơi đất tận dụng như ở bờ ao, kênh mương, vừa là hàng rào, vừa cho thu nhập về kinh tế. Từ thành công cây mây nếp được trồng ở gia đình ông Sơn, và nhiều hộ gia đình khác ở 2 xã Quảng Sơn, Quảng Đức, hiện nay diện tích trồng cây mây nếp đã được nhân rộng ở Quảng Thành thêm 5 ha, trong đó có 4 ha trồng thâm canh và 4 ha trồng dưới tán rừng. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo, mây nếp sẽ được trồng rộng rãi hơn và trở thành cây đặc sản của Hải Hà. Theo website Chuyện nhà nông (2007­09­21) Trồng mây nếp góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp www.kinhtenongthon.com.vn - 8 tháng trước KTNT - Kon Chiêng (Mang Yang-Gia Lai) là xã vùng sâu vùng xa, thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nơi đây có diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, tuy nhiên rừng thuộc loại nghèo và thưa. Do trình
  2. độ dân trí thấp nên bà con chưa biết khai thác tiềm năng từ rừng. Mô hình trồng mây nếp ở đất đồi cạnh rừng. Trước thực trạng này, ngành chức năng đã khuyến khích bà con phát triển kinh tế lâm nghiệp, với cây trồng chủ lực là mây nếp. Cây mây nếp phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần tăng cường làm giàu hệ sinh thái thực vật, tăng độ che phủ đất, chống xói mòn. Cây mây nếp rất thích hợp trồng dưới tán rừng, trồng quanh vườn hộ và trên đất đồi. Sợi mây nếp dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Để dự án đạt hiệu quả cao, Phòng Kinh tế huyện Mang Yang đã phối hợp với UBND xã và các đoàn thể vận động nhân dân hưởng ứng tham gia mô hình thí điểm. Dự án chọn được 7 nhóm hộ gồm 98 người tham gia tại làng Đê Tar. Mỗi nhóm hộ trồng 1 ha. Các chuyên viên Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp về tận làng hướng dẫn kỹ thuật trồng mây cho đồng bào. Sau một năm thực hiện dự án, chúng tôi đến một mô hình nhóm hộ, do anh Bưm phụ trách. Đây là mô hình trồng mây nếp dưới tán rừng. Anh Bưm cho biết, từ khi nhận khoán đến nay, rừng của nhóm hộ anh phụ trách đã xanh trở lại. Được cán bộ huyện về cung cấp giống mây nếp, hướng dẫn kỹ thuật để bà con trồng dưới tán rừng nên bà con mừng lắm, ai cũng hồ hởi tham gia. Hiện, những khóm mây được đồng bào trồng dưới tán rừng đã lên xanh tốt, hứa hẹn mùa thu hoạch hiệu quả, góp phần giúp bà con cải thiện đời sống. Anh Phạm Ngọc Cơ, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Mang Yang cho chúng tôi biết: Trồng mây nếp cho hiệu quả kinh tế rất cao, nếu trồng dưới tán rừng có đầu tư phân bón, chăm sóc tốt thì chỉ sau 3-4 năm sẽ cho thu hoạch lứa đầu, ước tính đạt 5 triệu đồng/ha, những năm tiếp theo cho giá trị tăng gấp hai lần. Người nông dân chỉ tập trung đầu tư năm đầu, các năm sau chỉ bỏ công chăm sóc là có thể thu hoạch 15-17 năm liền. Nếu trồng thâm canh, sản lượng thu hoạch năm đầu đạt 30-40 tấn/ha, những năm sau thu hoạch 2 đợt/năm, sản lượng 50-75 tấn. Giá mây hiện nay khoảng 10.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 65 triệu đồng/ ha. Trồng mây giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, sinh thái rừng bền vững. Mô hình đã trang bị kiến thức cho cộng đồng dân cư biết bố trí, sắp xếp lại sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp tại địa phương. Hương Trà Ky thuat trong cay May Nep *Chọn đất trồng  Từ lâu đời nhân dân vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ đã có kinh nghiệm trồng  mây nếp quanh nhà, quanh vườn làm hàng rào và khai thác làm nguyên liệu cho  đan lát và làm dụng cụ sinh hoạt hàng ngày. Đất ở những nơi này thường ẩm xốp  nhiều chất hữu cơ rất thích hợp với sinh trưởng của mây nếp. Hơn nữa cây làm giá  thể cho mây leo cũng sẵn nên mây phát triển rất tốt.  Nếu muốn trồng mây nếp thành rừng, có thể chọn nơi có các điều kiện sau đây:  ­ Rừng thứ sinh đã qua khai thác chọn và không có kế hoạch khai thác trong 10  năm tới.  ­ Rừng non đang phục hồi với các loài cây tiên phong khác nhau. 
  3. ­ Đất sau nương rẫy cũng có thể trồng mây nếp nhưng trước khi trồng phải trồng  cây gỗ làm cây che bóng và giá thể cho mây nếp leo.  ­ Các đai rừng ven suối đất màu mỡ, độ ẩm cao rất thích hợp trồng mây nếp.  * Chuẩn bị đất trồng  Trồng quanh nhà, ven hàng rào, dọc mương máng, nhìn chung đất ở đây chuẩn bị  không đòi hỏi cầu kỳ. Cuốc hố trồng gốc cây giá thể 0,5­1m, kích thước hố 15 x 15  x 15cm. Hố trồng đào liên tục cách nhau 1m dọc theo hàng rào. Trường hợp giá  thể là tre phải chú ý: nếu tre thành bụi lớn mới trồng này thì mây khó sống và kém  phát triển. Kinh nghiệm nhân dân thường đào mương sâu 1m rộng 0,8m cạnh  hàng tre và trồng mây bên kia bờ mương cách bờ 0,5m, khi mây lớn cho leo lên  cây tre.  Khi trồng mây dưới rừng tự nhiên: phát theo băng rộng 2m, dọn sạch cây. Băng  phát cách nhau 5m. Trên băng đào hố trồng mây, khoảng cách hố là 2m hoặc 4m.  Kích thước hố 15 x 15 x 15cm. Mỗi hố trồng 2­3 cây con.  * Trồng cây  Trồng mây tốt nhất là vào mùa Xuân thời tiết ẩm và có mưa phùn, hoặc có thể  trồng vào đầu mùa mưa.  Khi vận chuyển mây từ vườn ươm đến nơi trồng tránh làm tổn hại đến rễ hay rễ bị  khô.  Không làm vỡ bầu đất khi xé túi bầu bằng chất dẻo. Không đào hố sâu dưới tán  rừng, lá khô rụng xuống sẽ che lấp và làm chết cây con. Khi lấp đất phải nén chặt  để cây mau bén rễ và lấp đất ngang cổ rễ cây để mây dễ đẻ nhánh sau này.  * Chăm sóc cây trồng  Trong 2 năm đầu, mỗi năm làm cỏ 2­3 lần kết hợp với vun xới. Trồng mây dưới tán  rừng phải thường xuyên kiểm tra, đề phòng lá cây rụng xuống phủ kín làm chết  cây con. Hàng năm phải luỗng phát dây leo bụi rậm một lần để đảm bảo ánh sáng  cho mây phát triển. Khi mây lớn và leo lên giá thể cần tiến hành phát cành cây để  điều chỉnh ánh sáng giúp cho mây vươn lên sinh trưởng tốt.  Nơi trồng mây đề phòng trâu bò và châu chấu có thể ăn lá mây non.  Thu hoạch mây sợi 
  4. Mây trồng quanh hàng rào, trong vườn rừng và nơi đất tốt thì sau khi trồng 3­4  năm có thể thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó hàng năm thu hoạch một lần.  Mây trồng dưới tán rừng, thời gian thu hoạch lứa đầu tiên có lâu hơn 8­10 năm. Khi  thấy bẹ lá ở phần gốc bị chết và rụng đi để lộ sợi mây màu xanh hay trắng là có  thể khai thác được. Sau đó hai năm thu hoạch một lần Triển vọng phát triển cây mây nếp ở Phúc Lai - 11h giờ trưa – nắng hoa mắt, cái nắng đầu hè như nhuộm vàng cả đoạn đường làng vốn đỏ quạch màu đất ở xã Phúc Lai (huyện Đoan Hùng). Phá tan vẻ tĩnh lặng, yên bình vốn có của một làng quê nghèo buổi ban trưa, khắp thôn trên xóm dưới râm ran tiếng người cười nói, tiếng thảo luận sôi nổi về loại cây lần đầu tiên được đưa về trồng đại trà ở xã: Cây Mây nếp. Hôm ấy là ngày 19-4, ngày những cây mây giống được trao tới tận tay người nông dân. Phúc Lai là xã trung du nằm ở phía Bắc huyện Đoan Hùng. Toàn xã có 865 hộ với tổng số 3.275 nhân khẩu được chia làm 7 khu hành chính. Dân cư phân bố Người dân chăm sóc  không tập trung, trình độ dân trí không đều cộng với đường xá đi lại khó khăn nên ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm cây mây nếp. Ảnh  2008, xã còn trên 30% hộ nghèo, thu nhập của người dân chủ yếu trông vào minh họa trồng trọt, chăn nuôi nên đời sống rất khó khăn. Một số gia đình có đất, có rừng trồng thêm chè nhưng do thời tiết không ủng hộ, rồi dịch bệnh, thêm vào đó giá cả luôn lên xuống thất thường, cây chè nhiều lúc khiến người nông dân điêu đứng. Xã Phúc Lai còn là xã được hưởng lợi từ chương trình 134 – 135 giai đoạn II của Chính phủ trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đầu tư giáo dục đào tạo… nhưng nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế của xã vẫn chưa đạt so với kế hoạch đề ra. Trong đó tổng sản lượng lương thực năm 2008 chỉ đạt 1.327 tấn, giảm so với kế hoạch đầu năm 148,6 tấn, bình quân lương thực chỉ đạt 388kg/người/năm. Trong lúc người dân đang bế tắc vì chưa tìm ra cách cải thiện cuộc sống, thoát nghèo đi lên thì được nghe cán bộ xã thông báo: Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh bắt đầu triển khai mô hình trồng mây nếp làm nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng mây giang đan xuất khẩu. Lấy nguồn vốn từ chương trình 135 của Chính phủ, dự án trồng mây nếp lần này được triển khai tại xã Phúc Lai với tổng số vốn lên tới 150 triệu đồng, trồng trên tổng diện tích 35ha, trong đó bao gồm cả diện tích đồi còn trống và trồng xen với các loại cây khác, trồng ở vườn nhà… Được biết, cây mây là cây lâm sản ngoài gỗ, có thể trồng dưới tán rừng, xung quanh nhà, quanh vườn, trồng làm hàng rào bảo vệ, đường ranh giới. Thân cây mây nếp có màu trắng ngà, bóng đẹp, độ cảm quang mạnh khi nhuộm màu, chịu nhiệt và kháng ẩm cao. Đặc biệt cây mây dễ uốn, dễ định hình, chế tác cùng các vật liệu khác như gỗ, tre, da, chỉ cần trồng một lần nhưng thu hoạch được nhiều lần trong nhiều năm; có thể tận dụng bờ rào, kênh mương để trồng. Sợi mây còn có thể làm lạt buộc, đan rổ, rá, bàn ghế… đặc biệt có giá trị kinh tế cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sử dụng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Cây mây nếp nhiều gai, có thể làm bờ rào bảo vệ rất tốt. Không chỉ vậy, cây mây còn có tác dụng giữ được độ phì nhiêu cho đất, chống rửa trôi xói mòn, giúp người nông dân tận dụng đất đồi bạc màu để thâm canh tăng thu nhập. Mặc dù chưa hiểu nhiều về giống, cách chăm sóc cũng như khả năng phát triển và đầu ra của
  5. việc trồng loại cây mới nhưng sau những buổi hội thảo, tập huấn giới thiệu về cây mây nếp của Chi cục HTX và Phát triển nông thôn tại địa phương, nhiều hộ dân háo hức xin đăng ký trồng trên đất đồi hoặc vườn nhà. Để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của dự án, Chi cục HTX và Phát triển nông thôn đã kết hợp với Hội nông dân xã tổ chức các cuộc họp thôn, xóm, xã, bình bầu ra những hộ gia đình có đủ điều kiện nhận trồng mây với các tiêu chí như: Có đất trồng, có đủ điều kiện về kinh tế, nguồn nhân lực chăm sóc cho cây mây phát triển. Các cuộc họp được tổ chức công khai, minh bạch và thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, đóng góp ý kiến. Trong đợt thực hiện dự án này, đã có 118 hộ dân được nhận cây mây giống với trên 11 vạn cây và gần 12 tấn phân đạm. Trồng mây nếp khó nhất là khi mới bắt đầu trồng, nhưng chỉ cần mây sống thì lại rất dễ chăm sóc. Trong hai năm đầu, mỗi năm cần làm cỏ 2-3 lần kết hợp với vun xới quanh gốc, đề phòng lá cây rụng xuống làm chết cây con. Sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm có thể bắt đầu khai thác. Giá 1kg mây tươi (khoảng 3 - 4 sợi mây) có thể bán được từ 5 đến 6 nghìn. Mặc dù đây là lần đầu tiên đưa cây mây vào trồng thử nghiệm ở xã Phúc Lai nhưng ông Nguyễn Hải Minh – Chi cục trưởng Chi cục HTX và Phát triển nông thôn vẫn tự tin khẳng định với bà con: “Hiện tại các sản phẩm mây tre đan đang rất được thị trường ưa chuộng vì đây là những sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị thẩm mỹ cao. Có nhiều làng nghề mây tre đan trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đang phát triển rất mạnh mẽ nhưng vùng nguyên liệu lại dần cạn kiệt. Việc hình thành vùng nguyên liệu mây ở Phúc Lai không chỉ để cung ứng nguyên liệu cho các làng nghề mà tương lai còn có thể xây dựng các cơ sở sản xuất mây tre đan ngay tại đây”. Vĩnh Hà Kỹ thuật ươm giống mây nếp Theo kết quả điều tra, hiện nay có 2 loài mây trồng phổ biến trong nhân dân vùng đồng bằng Bắc bộ: * Mây nếp Còn gọi là mây vườn, mây ruột gà, mây tắt. Tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance. Là loài cây mọc thành rừng tự nhiên đã được thuần dưỡng. Cây mọc thành từng cụm dày đặc, thân khí sinh mảnh và sít nhau. Số lượng lá ít hơn 30, mọc thành cụm cách nhau không đều trên trục lá. * Mây nước (Mái) Tên khoa học: Calamus armarus Lour. Cây mọc thành cụm thưa, thân khí sinh mập hơn. Số thùy nhiều hơn 30 cách đều nhau trên trục. Mái chịu được ngập nước nên thường trồng ven mương ao. Hai loài mây trên hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi, thông thường trồng ở trong các vườn hộ gia đình. Với nhu cầu sử dụng mây ngày càng tăng thì việc phát triển trồng mây cũng ngày càng được mở rộng, đặc biệt là việc trồng mây dưới tán rừng cũng đã được thực hiện và đem lại những kết quả đáng nể. Mây nếp và mái có những đặc điểm sinh trưởng gần giống nhau, vì vậy biện pháp kỹ thuật ươm giống cho 2 loài mây trên về cơ bản giống nhau. Tạo cây con * Chuẩn bị đất gieo
  6. Đất gieo hạt tốt nhất là đất pha cát. ở vùng núi chọn nơi đất bằng, gần suối độ ẩm lớn nhưng không ngập khi có lũ. Có thể gieo hạt mây nếp trong các vườn ươm của lâm trường hoặc đội sản xuất lâm nghiệp. Đất vườn ươm được dọn sạch cỏ, làm tơi nhỏ rồi đánh thành luống, mặt luống rộng 0,8-1m, độ dài luống tùy địa hình của vườn. Mặt luống gieo được san thật phẳng. Bón lót phân chuồng hoai, đập nhỏ phân trộn đều với đất vào lúc bừa lần cuối. Đất gieo hạt bón 3-4kg/m2 mặt luống. Đất ươm cây con bón 1-2kg/m2 mặt luống. Phun thuốc chống kiến, sâu trên mặt luống trước khi gieo, sau đó cứ 10 ngày một lần phun thuốc sulfat đồng pha loãng để chống nấm và giun. * Xử lý hạt Hạt mây có lớp cứng như sừng, bình thường sau một thời gian dài nằm dưới đất hạt mới nảy mầm. Để rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt chúng ta cần xử lý hạt trước khi gieo. - Xử lý bằng axit sulfuric loãng (nồng độ 3-5%) ngâm hạt trong 3-5 phút sau đó vớt ra rửa sạch gieo ngay hoặc ủ cho nứt nanh rồi đem gieo. - Xử lý bằng công thức nước ấm: 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ nước 40-45oC). Đổ hạt vào nước ấm đã pha, ngâm trong 12 giờ. Sau đó rửa sạch đem gieo ngay hoặc ủ trong bao tải mỗi ngày rửa chua một lần cho đến khi hạt nứt nanh mới đem gieo. Gieo sau 25-40 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, thời gian nảy mầm kéo dài 1-2 tháng. Có hai cách gieo hạt: - Gieo hạt có trát bùn: hạt được rải đều kín trên mặt luống, không để hạt chồng lên nhau. Bình quân 0,2kg hạt gieo trên 1m2 mặt luống. Rải một lớp đất bột dày 1cm lên lớp hạt rồi dùng rạ hay rơm phủ kín lên trên để hạt khỏi bị khô. Trên cùng trát một lớp bùn ao hoai dày 1-2cm, để giữ độ ẩm cho luống tránh mưa làm xói và gà bới. Bùn ao cũng là lớp phân cho cây mạ sau này. - Gieo hạt không trát bùn: Gieo vãi đều hạt trên mặt luống rồi phủ một lớp đất bột dày 2-3cm. Trên mặt luống phủ kín bằng rơm rạ để giữ độ ẩm và tránh mưa xói. * Chăm sóc cây mạ Sau khi gieo hạt xong cần làm giàn che chống nắng cho cây mạ sau này và giữ độ ẩm. Giàn che làm bằng phên nứa hoặc bằng thân đay, sậy phủ lá hay cây guột lên trên. Độ che sáng 80-100% và giàn che cao hơn mặt luống 20-50cm và rộng hơn mặt luống 20cm. Hàng ngày tưới nước hai lần vào buổi sáng và buổi chiều đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt chóng nảy mầm. Sau một tháng rưỡi, ngày tưới một lần vào buổi sáng. * Cấy cây mạ Mây nếp sau khi gieo 2-3 tháng thấy lá đầu tiên có dạng mũi kim đâm qua lớp đất phủ trên luống là có thể cấy được. Trong trường hợp cần vận chuyển cây mạ đi xa để cấy cây thì phải chờ cây mọc 2-3 lá, cây có độ cao từ 5cm trở lên (khoảng tháng 8-9 dương lịch) tức là 4 đến 5 tháng sau khi gieo. Chọn ngày râm mát, tưới đẫm nước mặt luống rồi đánh cây mạ, tránh làm đứt rễ cây. Rũ và rửa sạch đất ở rễ cây, sau đó hồ rễ bằng bùn ao nhuyễn hoặc bùn ao có trộn thêm ít phân lân rồi bó thành từng bó xếp trong hộp kín, tránh nắng và gió làm khô rễ. Trong quá trình vận chuyển phải luôn luôn giữ ẩm cho bộ rễ. Thời gian vận chuyển có thể đi xa 2-3 ngày trong điều kiện bảo quản như trên bảo đảm tỷ lệ sống cây rất cao.
  7. Có hai phương pháp cấy cây: cấy trên luống và cấy cây vào bầu. * Cấy cây vào bầu - Vỏ bầu làm bằng chất dẻo (PE) theo dạng ống hay túi có đục lỗ, cao 11-13cm, đường kính bầu 5-8cm. - Đất đóng bầu: Đất ruột bầu được trộn theo công thức sau: trong 100kg đất đóng bầu gồm có: 89kg đất pha cát (8 phần đất + 2 phần cát sông) + 10kg phân chuồng + 1kg phân lân. Hoặc có thể trộn đất theo công thức: 90kg đất cát pha + 8kg đất bùn ao phơi khô đập nhỏ + 2kg phân lân. Hỗn hợp đất đóng bầu phải được trộn đều, trường hợp đất khô phải tưới cho đủ ẩm. Với loại ống bầu: cho đất trước vào đáy bầu 1-2cm nén chặt để cố định đáy bầu, giữ cho đất không bị rơi vãi sau đó tiếp tục cho đất vào bầu đầy tới miệng. Với loại túi bầu chỉ cần đổ đất vào đầy tới miệng túi không nén chặt để đảm bảo độ tơi xốp của đất. Công việc đóng bầu phải làm trước khi cấy cây 5-10 ngày. - Xếp bầu: Luống đặt bầu phải rẫy sạch cỏ, san phẳng nền, luống rộng 1m, nện chặt luống. Rãnh luống rộng 0,5m, luống dài 5-10m (tùy thuộc vào địa hình của vườn ươm). Nền luống được xử lý bằng thuốc diệt nấm. Bầu được xếp trên luống sát vào nhau, xung quanh luống đắp thành gờ cao 3-4cm. * Cấy cây trên luống Làm đất và đánh luống như luống gieo hạt để cấy mầm (hay cây mạ). Cấy trên luống nên để lá xòe hết thùy mới cấy. Trước khi đánh cây phải tưới nước đẫm mặt luống rồi dùng bay đánh cây mạ lên. Chú ý không được để cho rễ cây bị khô. Khoảng cách cây cấy từ 5-10cm. * Làm giàn che và chăm sóc cây con Khi còn non, mây không chịu được ánh sáng trực xạ, bởi vậy phải làm giàn che. Ngoài ra giàn che còn có tác dụng hạn chế mưa làm xói mòn lở đất trơ rễ mây, chống sương muối và gió lạnh. Tỷ lệ che sáng tốt nhất của giàn là 50-70%. Chiều cao của giàn che là 0,5m trên mặt luống hoặc cao 1,2-1,5m, để dễ tưới cây và chăm sóc. Mỗi ngày tưới 1-2 lần tùy điều kiện thời tiết, khi thùy lá xòe hết có thể tưới phân. Dùng nước tiểu pha loãng hay phân đạm nồng độ 0,05% để tưới, 10-15 ngày tưới một lần. Trước khi đem trồng 2 tháng ngừng tưới phân. Trong quá trình chăm sóc thấy lá cây con vàng xanh biểu hiện cây thiếu phân cần tăng lượng phân tưới cho cây. (Nguồn: Gây trồng song mây, NXB Văn hóa-Dân tộc, 2000, tr.84-97) Kinh nghiệm trồng Mây nếp (Calamus tetradacylus Hance ) tại một số vùng ở Hà Tĩnh  Ngày 8/11/2009 8:49:44 AM 
  8. Mây   nếp là   cây   thuộc   họ   Cau   dừa,   có độ   bền,   dẻo   và lực   chịu   kéo   tốt,   mặt   ngoài   có   màu   trắng   ngà,   bóng   đẹp,   dễ   uốn   và   được   dùng   để   làm   các   đồ thủ   công   mỹ   nghệ   cao   cấp   có giá   trị   kinh   tế cao   trong   xuất   khẩu   và  
  9. Nghệ An: Trồng mây theo quy trình cải tiến 11/09/2008 Cây mây có nguồn gốc từ bao đời nay, mọc tự nhiên trong rừng và trong vườn hộ, con người chỉ biết lợi dụng cái sẵn có để khai thác mà chưa chú ý đến các biện pháp kỹ thuật như đầu tư thâm canh hoặc trồng với mật độ cao. Nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng lớn. Bởi vậy trồng mây nếp theo qui trình cải tiến đòi hỏi phải thực hiện mới đáp ứng được nguồn nguyên liệu. Trong  những năm qua, tỉnh có nhiều chính sách trợ giá giống, xây dựng dự án và các mô hình trồng mây ở các huyện  như Thanh Chương, Đô Lương, Tân kỳ, Anh Sơn, Tương Dương và một số huyện khác. Hiện tại hội làm vườn huyện Tân kỳ đã phối hợp với hội làm vườn các xã như: Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp, Kỳ Tân,  Nghĩa Khánh, Nghĩa Hành, Thị trấn Tân Kỳ, đang triển khai phong trào trồng mây với qui mô hàng chục ha và  hàng trăm vạn cây. Ngoài kỹ thuật trồng mây thông thường ra, để đạt được hiệu quả kinh tế cao theo qui trình cải  tiến, chúng tôi giới thiệu với bà con và các nhà kỹ thuật cần chú ý thêm một số điểm sau: ­ Gieo ươm cây giống: cây giống có thể gieo ươm từ hạt hoặc tách chổi từ các gốc cây mẹ để trồng khi cây đã có từ  3­4 lá thật, thân cây bắt đầu có gai nhỏ, cao 12­15 cm khỏe mạnh (tức 16­18 tháng tuổi). ­ Thời vụ trồng: có thể trồng mây được quanh năm, nếu chủ động được nguồn cây giống và điều kiện khí hậu, thời  tiết thuận lợi. Tuy nhiên với điều kiện như chúng ta nên trồng vào vụ xuân và vụ thu là tốt nhất. ­ Trồng chuyên canh: đất đồi và đất cấy cưỡng, lên luống rộng 1,5 m, trên luống trồng thành 3 hàng kép theo hình  nanh sấu cách nhau 50 cm, cây cách cây 50 cm. + Mật độ: từ 45.000 ­50.000 cây/ ha, luống này cách luống kia 1m để tiện lợi cho việc đi lại, chăm sóc và thu   hoạch. Với qui trình trồng cải tiến là trồng 3 hàng kép kết hợp với việc cắt tỉa cành thường xuyên thì sẽ giúp cho   cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị đổ; rút ngắn thời gian từ chỗ 4­5 năm xuống chỉ còn 2,5­ 3 năm là thu  hoạch lứa đầu, năng suất mây sợi tăng gấp 2­3 lần, hiệu quả và lợi nhuận sẽ cao hơn. Đặc biệt có 3 hàng kép dựa   vào nhau để đỡ phải làm dàn hay nẹp đỡ. +   Lượng   phân   bón:   Nếu   trồng   45.000   ­   50.000   cây/ha   thì   lượng   phân   bón   từ   2­3   tấn   NPK   +   100­   200   kg  urê/ha/năm. Trồng đúng qui trình này sau 2,5 đến 3 năm sau sẽ cho thu hoạch sản phẩm, từ năm thứ 5 trở đi sẽ đạt năng suất  trên 16 tấn/ha/năm; với giá hiện nay 5.000­ 6.000đ/kg như cũng thu được xấp xỉ trên 80 triệu đồng/ha/năm. ­ Trồng xen canh dưới tán rừng: Cần lượng giống từ 16.000­ 20.000 cây/ha, lượng phân bón từ 1,5­ 2 tấn NPK +  50­100kg urê/ha/năm. Sau 4­5 năm bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm và năng suất đạt từ 3­5 tấn/ha/năm. ­Trồng làm đường rào biên: Lượng cây giống từ 1.500­2.000 cây/100m và cũng trồng thành 3 hàng kép. ­ Thu hoạch mây: chặt sát gốc cách mặt đất 10 cm với những cây đủ tiêu chuẩn khai thác có chiều cao từ 3­4 m thì   sẽ lấy được sợi mây từ 2,5 ­ 3m. Bóc vỏ và lôi tách mây ra khỏi khóm một cách nhẹ nhàng để bảo vệ những cây   còn lại trong khóm. Vệ sinh xung quanh gốc mây, chặt bỏ cây nhỏ, yếu và bón thêm phân, tủ gốc để dưỡng cây  cho các lứa tiếp theo quanh năm.
  10. Quảng Đức (Hải Hà- Quảng Ninh) Phát triển cây đặc sản  Quảng Đức là một trong các xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của tỉnh và huyện, đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây từng bước đã được cải thiện. Tuy nhiên, số hộ nghèo trong xã vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao... Chính vì vậy, mục tiêu hàng đầu của các cấp uỷ, chính quyền địa phương là phải nhanh chóng tìm được hướng đi mới trong phát triển kinh tế, phù hợp với điều kiện của bà con các dân tộc trong xã. Dự án trồng thử nghiệm cây mây nếp đã được UBND huyện Hải Hà phê duyệt vào tháng 4-2006 với mục tiêu khai thác tiềm năng đất đai, lao động, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự án được triển khai ở 2 xã Quảng Sơn và Quảng Đức với tổng kinh phí 168.348.000 đồng, trong đó vốn của huyện là 59.291.000 đồng, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình 135 là 60 triệu đồng, còn lại gần 50 triệu đồng là của 8 hộ gia đình nằm trong vùng dự án. Sau gần 3 tháng triển khai dự án, cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Công ty CP Thương mại sản xuất và Phát triển mây song Dũng Tấn, 2 ha trồng thử nghiệm cây mây nếp ở xã Quảng Đức và xã Quảng Sơn bước đầu phát triển tốt, cho thấy khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Thực tế những năm gần đây, nguồn nguyên liệu cần cho sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ngày càng tăng, trong khi đó, sản lượng mây nếp trồng ở các tỉnh đồng bằng như Thái Bình, Hải Dương, Hà Chăm sóc cây mây nếp ở xã Quảng Đức, huyện Tây... chỉ đáp ứng được một lượng rất nhỏ, Hải Hà, Quảng Ninh. còn lượng mây tự nhiên ở rừng thì ngày càng cạn kiệt. Vì vậy vấn đề đạt ra là làm sao vừa duy trì được nguồn nguyên liệu, vừa tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Với những đặc tính ưu việt, cây mây nếp sẽ trở thành nguồn nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ưa chuộng. Dự án trồng cây mây nếp ở 2 xã Quảng Đức và Quảng Sơn sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất lâm nghiệp, thu hút được nhiều lao động nhàn rỗi trong nông thôn, miền núi và từng bước góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở vùng cao Hải Hà. Cùng với những kết quả bước đầu của dự án trồng thử nghiệm cây mây nếp, dự án phát triển trồng giống cây chè mới là: Keo Am Tích và Phúc Văn Tiên của 40 hộ dân thuộc dự án di dân vùng sạt lở huyện Ba Vì (Hà Tây) ra thôn Tân Đức, xã Quảng Đức cũng đang thu được những kết quả khả quan. Hiện nay, 40 ha chè của các hộ dân của thôn Tân Đức đã phát triển khá tốt, tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm và chưa được sự quan tâm hỗ trợ thường xuyên về kỹ thuật và phân bón của các ngành chức năng, nên các hộ dân trồng chè ở thôn Tân Đức đang gặp
  11. nhiều khó khăn. Trung Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2