intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ ơi, con đau bụng!

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

156
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo trở lên thường kêu đau bụng. Nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng đưa con đi cấp cứu khi chưa cần thiết, nhiều người lại chủ quan, ít chú ý nên đã để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Chúng ta đều biết, đau bụng là một trong những triệu chứng của nhiều bệnh. Có thể là những bệnh ở ngoài ổ bụng hoặc những bệnh toàn thân như nhiễm trùng, siêu vi trùng, rối loạn chuyển hóa… Những trường hợp đau bụng do những bệnh ở ổ bụng thường là do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ ơi, con đau bụng!

  1. Mẹ ơi, con đau bụng! Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo trở lên thường kêu đau bụng. Nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng đưa con đi cấp cứu khi chưa cần thiết, nhiều người lại chủ quan, ít chú ý nên đã để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Chúng ta đều biết, đau bụng là một trong những triệu chứng của nhiều bệnh. Có thể là những bệnh ở ngoài
  2. ổ bụng hoặc những bệnh toàn thân như nhiễm trùng, siêu vi trùng, rối loạn chuyển hóa… Những trường hợp đau bụng do những bệnh ở ổ bụng thường là do co bóp bất thường của cơ nội tạng rỗng như dạ dày và ruột… Bình thường dạ dày và ruột có sự co bóp nhịp nhàng theo sinh lý để giúp cơ thể tiêu hóa và bài tiềt thức ăn. Co bóp như vậy, không gây ra đau. Hoặc là do cơ chế thần kinh, kích thích các màng của ruột hoặc bị chèn ép các cơ quan nội tạng càng gây ra đau…  Lồng ruột: hay gặp ở trẻ em nhỏ dưới 2 tuổi, và thường ở trẻ phát triển bình thường bụ bẫm. Trẻ đau bụng từng cơn, mỗi cơn đau khóc thét, uốn người, kèm theo nôn hoặc đi ngoài phân lẫn máu. Nếu nghi trẻ bị lồng ruột cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn sâu.  Ngộ độc thức ăn: thường do trẻ phải ăn trúng thức ăn nhiễm bẫn. Sau khi ăn tùy theo ăn nhiều hay ít, trẻ thường bị nôn, tiêu chảy và đau bụng. Có khi đi phân có máu.
  3.  Viêm ruột thừa: trẻ đau bụng có kèm theo sốt và nôn (nôn ít).  Thoát vị bẹn: khi thoát vị bẹn bị nghẹt trẻ đau bụng kèm theo sưng vùng bẹn hoặc bìu.  Giun chiu ống mật: trẻ đau bụng từng cơn, vật vã ở tư thế “trồng cây chuối” thì bớt đau hơn.  Tắc ruột do giun: thường ở trẻ bị nhiễm giun nhiều, cơ thể gầy. Ðau bụng kèm theo nôn, bí đại tiện.  Viêm dạ dày cấp hoặc loét dạ dày tá tràng: đau bụng có liên quan đến các thức ăn, đến bữa ăn….  Bị vỡ các nội tạng: do sang chấn như gan, lách, thận v.v đau bụng dữ dội kèm theo mất máu. Ðau bụng do những bệnh ở ngoài ổ bụng:  Trẻ bị viêm phổi: thường sốt cao, đau bụng và khó thở.  Bị viêm cơ thành bụng: cơ bụng sưng đỏ, đau.  Bị gãy xương sườn, đau khó thở.
  4.  Bị viêm vùng ngoài tim: trẻ đau, khó thơ sốt, mệt mỏi…  Ðau bụng do bệnh toàn thân như dị ứng, bệnh huyết tán, bệnh nhiễm trùng huyết, nhiễm ký sinh trùng (sán lợn) các bệnh về chuyển hóa, các bệnh về nội tiết như đái tháo đường…  Ðặc biệt là bệnh động kinh thể bụng hay kêu đau bụng, nhiều khi đau dữ dội, đau không theo chu kỳ, lúc đau, lúc không, lúc sốt, đôi khi có liên quan đến trạng thái thần kinh, bệnh thường kéo dài khó phát hiện. Muốn chẩn đoán chính xác để điều trị cần phải làm xét nghiệm, đặc biệt là điện não tâm đồ. Vì vậy, khi trẻ em bị đau bụng cần phải theo dõi và nếu có một trong các triệu chứng sau đây cần phải đi khám cấp cứu ở các cơ sở y tế có chuyên môn cao để xét nghiệm và chẩn đoán chính xác giúp cho việc điều trị đúng và kịp thời.  Ðau bụng có kèm theo sốt, mệt mỏi.  Có kèm theo nôn, buồn nôn.
  5.  Có kèm theo chướng bụng có giảm nhu động ruột.  Ðau bụng không đi ngoài được hoặc không đánh trung tiện được.  Ðau bụng kèm theo nôn ra máu hoặc đi phân đen.  Đau bụng, sưng vùng bìu, bẹn.  Thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt). Như vậy khi trẻ em bị đau bụng có một trong những dấu hiệu trên cần phải đi bệnh viện càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng tự mua thuốc giảm đau, hoặc uống, tiêm các loại kháng sinh sẽ làm lu mờ các triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho các thầy thuốc. Một số trường hợp chúng tôi đã gặp, khi trẻ đau bụng do viêm ruột thừa, nếu cho trẻ đi khám sớm, mổ trước 6h trẻ sẽ khỏi và không có biến chứng nhưng gia đình lại tự động điều trị, cho uống kháng sinh và giảm đau, bệnh không khỏi mới đưa đi bệnh viện, ruột thừa đã vỡ gây khó khăn cho việc điều trị và dễ
  6. có biến chứng như viêm ruột, tắc ruội sau mỗ, đôi khi có nguy cơ tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2