YOMEDIA
ADSENSE
Mẹo giúp bạn tạo cho trẻ thói quen đúng giờ
136
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nếu bé yêu của bạn thường hay bị muộn giờ kinh niên vì bé thiếu trách có trách nhiệm với thời gian biểu của mình, hãy tham khảo và áp dụng những cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn tạo cho trẻ thói quen đúng giờ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mẹo giúp bạn tạo cho trẻ thói quen đúng giờ
- Mẹo giúp bạn tạo cho trẻ thói quen đúng giờ
- Nếu bé yêu của bạn thường hay bị muộn giờ kinh niên vì bé thiếu trách có trách nhiệm với thời gian biểu của mình, hãy tham khảo và áp dụng những cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn tạo cho trẻ thói quen đúng giờ. Đưa ra mong đợi của bạn và để con đối mặt với hậu quả về sự chậm trễ Bạn có thể nói “Chúng ta sẽ ra khỏi nhà lúc 8h. Nếu con chưa xong, mẹ sẽ đi trước và con có thể đi bộ tới trường”. Với trẻ lớn, đây là cách rất tốt. Bạn có thể nghĩ là trẻ không muốn đi học, nhưng thực tế hầu hết trẻ đều muốn đến trường, chúng chỉ chưa tuân theo tổ chức và có lẽ không muốn phải đối mặt với một số vấn đề của hôm nào đó (như chưa làm bài tập chẳng hạn). Đưa ra mong đợi của bạn và để con đối mặt với hậu quả về sự chậm trễ. Đừng bào chữa cho sự chậm trễ của con
- Nếu con chậm giờ hay lỡ buổi học vì không có trách nhiệm chuẩn bị và có mặt tại lớp đúng giờ, đừng giúp con lấy lý do cho sự vắng mặt. Đừng viết giấy phép, xin lỗi cô giáo thay trẻ. Hãy nói với thầy cô về đúng những gì đã xảy ra và để con gánh hậu quả vì sự chậm trễ của mình. Dùng đồng hồ báo thức khi trẻ còn nhỏ Đặt một đồng hồ báo thức trong phòng trẻ từ lúc nhỏ. Điều này sẽ dạy trẻ rằng chúng cần có trách nhiệm phải dậy và tuân theo thời gian biểu. Đây như một phần thông điệp với trẻ rằng chúng phải học cách tổ chức cuộc sống của mình để trưởng thành. Để trẻ phải trả giá vì sự chậm trễ Một điều khác bạn có thể làm, đặc biệt với trẻ nhỏ, là tính phí cho sự chậm trễ của chúng. Hãy nói với con “Mỗi phút bố mẹ phải đợi con, con mất đi 5 phút xem chương trình con thích”. Cách này hiệu quả vì dạy cho bé bài học phải chịu trách nhiệm và trả giá khi để cho người khác muộn giờ. Trẻ sẽ nhận thức được giá trị của thời gian. Để con lỡ các buổi tập Không có vấn đề gì khi để trẻ lỡ các buổi tập, kể cả chính khóa hay ngoại khóa. Nếu con bạn không thể sẵn sàng để đúng giờ, trẻ sẽ lỡ buổi tập. Nếu trẻ lỡ buổi tập 1-2 lần thì không thể bỏ lỡ tiếp, và nếu không chấp nhận điều này, bé có thể ngồi ở hàng ghế dự bị cho đến khi nào biết tuân theo đúng lịch.
- Việc giúp con có trách nhiệm tuân theo thời gian biểu rất quan trọng. Trẻ lớn hơn, bạn thực sự phải rất cứng rắn trong việc này, vì trong tương lai khi con đi làm hay vào đại học, không ai cằn nhằn hay trừ điểm của con nữa mà chúng phải trả giá cho sự chậm trễ của mình. Nếu trẻ không hiểu được sự cần thiết phải tuân theo giờ giấc và tôn trọng điều đó, rất có thể chúng sẽ tụt hậu và không thể hoàn thành trách nhiệm của mình. Giúp trẻ có thói quen dậy đúng giờ \ Từ khi bắt đầu đi lớp mẫu giáo, trẻ sẽ được dạy dỗ và rèn luyện để hiểu các quy tắc và kỷ luật, trong đó có thói quen thức dậy vào buổi sáng để đi học đung giờ. Ở tuổi mẫu giáo cho đến năm 6- 7 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ em đang phát triển tốt hơn. Vì thế, đưa ra một lời giải thích cho một đứa trẻ về quy tắc và hệ quả liên quan đến giờ đến trường. Giải thích này có thể giúp trẻ luyện thói quen dậy sớm hơn.
- Bằng giao tiếp, hãy giải thích những quy định của nhà trường và hệ quả của việc ngủ dậy muộn. Efriyani Djuwita, tiến sĩ Tâm lý từ Đại học Tổng hợp Indonesia giải thích: Trẻ em ở độ 6- 7 tuổi có khả năng thích nghi, bao gồm cả kỹ năng xã hội cũng tiếp tục phát triển. Mặc dù vậy, không có nghĩa là trẻ dưới tuổi đó không thể thích nghi. “Trẻ ở tuổi mẫu giáo cũng đã có thể rèn luyện để thích nghi, trong đó có cả việc thức dậy để đi học vào buổi sáng”, bà nói. Bí quyết để giúp trẻ khắc phục chứng dậy muộn? Cha mẹ cần lập kế hoạch về thời gian tốt đối với trẻ em. Dự tính thời gian thức dậy vào buổi sáng đủ để trẻ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, và ăn sáng. Bạn cũng nên cân nhắc yếu tố thời gian để đưa trẻ đến trường.
- Thông thường, ngay sau khi thức dậy, trẻ sẽ không sẵn sàng đi rửa mặt đánh răng, mà còn nằm trên giường một lúc, sau đó mới vận động. Do đó để giúp trẻ dễ thức dậy vào buổi sáng, hãy sử dụng các âm thanh dễ thương vừa phải như tiếng chuông đồng hồ vừa đủ âm thanh đánh động nhưng dễ chịu, không quá lớn, không quá gay gắt nhưng đủ để giúp trẻ tỉnh táo phần nào. Để thói quen thức dậy được thực hiện thường xuyên và cố định, chìa khóa chính là giao tiếp. Về mặt tư duy, trẻ có thể hiểu được giải thích của bố mẹ về lý do vì sao phải thức dậy đúng giờ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng trường học quy định thời gian vào lớp và con phải thực hiện đúng quy định đó của nhà trường để không ảnh hưởng đến người khác như bạn bè, cô giáo của trẻ. Hãy giải thích về quy tắc và kết quả của việc trẻ dậy sớm tích cực như thế nào đối với trẻ. Như vậy, trẻ hiểu được hoạt động của trẻ và dễ dàng thức dậy mà không phải bắt ép. Mẹo tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ, ngon giấc Không gì vất vả hơn là sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối về lại phải thức chăm em bé. Mà trẻ con ngủ không đúng giờ giấc, hay quấy khuya là chuyện bình thường. Để giúp bé nhà bạn ngủ đúng giờ và ngon giấc, bạn có thể sử dụng vài mẹo sau: - Đầu tiên là tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé. Cứ đến khoảng 9 h – 9h30, bạn cho bé vào phòng ngủ, mở những bản nhạc hoà tấu du dương hay những
- bài hát ru nhẹ nhàng, vỗ nhẹ vào mông bé. Tuyệt đối không nói chuyện và làm theo yêu cầu của bé. Bé buồn vì không có ai chơi sẽ lăn ra ngủ thôi. - Một không gian tối, dễ chịu cũng giúp giấc ngủ của bé đến sớm hơn. Nếu bé sợ bóng tối, các bạn có thể thắp những loại đèn ngủ. Nếu nơi bạn ở có khí hậu nóng thì thắp những loại đèn ngủ có ánh sáng mát mẻ, nếu nơi đó lạnh bạn thắp những loại đèn có ánh sáng ấm áp. - Vì các bé thường sợ cảm giác một mình nên xung quanh bé ngủ các bạn nên để các loại gối ôm hình thú bé yêu thích, tạo cảm giác an tâm cho bé, phòng trường hợp chúng ta đi ra ngoài mà bé thức dậy. - Cuối cùng, các bà mẹ nên theo dõi chế độ ăn và sinh hoạt vui chơi của bé. Không nên cho bé ăn quá nhiều vào buổi tối và chơi những trò chơi có cảm
- giác mạnh trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến bé khó ngủ. Tuyệt đối không quát mắng và dọa ma bé. Hãy để giấc ngủ của bé đến thật nhẹ nhàng. Cách để mẹ giúp con thức dậy đúng giờ và không quên dụng cụ học tập Các bậc cha mẹ thường cảm thấy vội vã nhất nhất vào buổi sáng. Ngoài việc họ phải chuẩn bị cho một ngày làm việc mới ở cơ quan thì việc phải đánh thức những đứa đứa con đang ở tuổi ăn tuổi ngủ, đưa chúng đi làm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, sắp xếp đồ đạc cho trẻ đến trường… khiến họ thêm phấn sốt sắng. Những công việc đó dễ làm cho chúng ta nổi nóng, đặc biệt là khi trẻ lề mề, khó khăn trong việc thức dậy và hay quên đồ dùng học tập. Để giúp trẻ thức dậy đúng giờ, không uể oải và không quên dụng cụ học tập cha mẹ tham khảo những cách làm sau: Để trẻ dậy đúng giờ Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ muốn ngủ “nướng” - Tối hôm trước trẻ đi ngủ quá muộn cho nên khi đến giờ dậy đi học thì trẻ vẫn chưa ngủ đủ giấc. - Trẻ ngủ không sâu, không ngon: điều này có thể do ban ngày trẻ tiêu hao nhiều sức lực nên đêm hay gặp ác mộng làm tỉnh giấc, hoặc môi trường trẻ ngủ không thuận lợi như quá sáng, quá ồn hoặc nóng, lạnh, muỗi cắn…hoặc trẻ có sức khoẻ yếu, tinh thần không tốt..
- - Cũng có thể trẻ không muốn đi học nên muốn ngủ “nướng” để khỏi phải đến trường. Nhiều người thực sự khó khăn với việc đánh thức trẻ dậy đúng giờ Cách giúp trẻ Vì có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ không thức dậy đúng giờ đi học nên cha mẹ cần tìm hiểu để nắm bắt nguyên nhân làm cho con mình không thức dậy đúng giờ đi học là gì, sau đó căn cứ theo nguyên nhân đó để cha mẹ ứng xử điều chỉnh loại bỏ thói quen không tốt này ở trẻ như:
- - Cha mẹ không nên trách mắng chế giễu trẻ mà cần ân cần giải thích cho trẻ để trẻ biết được nếu trẻ ngủ thêm giờ thì cả nhà sẽ bị muộn giờ, bố mẹ muộn giờ làm, trẻ muộn giờ đi học. - Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ từ khi còn rất nhỏ và giúp trẻ ngủ ngon hơn như trước khi trẻ đi ngủ cha mẹ nên quan sát xem phòng ngủ của trẻ đã đảm bảo chưa, để trẻ yên tâm và ngủ ngon thì tốt nhất trước khi đi ngủ cha mẹ nên nói chuyện với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe và chúc trẻ ngủ ngon. - Cha mẹ giúp trẻ khắc phục nguyên nhân làm trẻ không muốn đến trường như chưa làm xong bài tập, sợ bạn bè chê cười chế nhạo… - Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đặt đồng hồ báo thức để trẻ có thói quen thức dậy theo báo thức. - Nên gọi trẻ dậy trước giờ đi học khoảng 1 tiếng 30 phút để trẻ có đủ thời gian tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng…và đi học. Thời gian biểu này cần phải thực hiện hàng ngày thì mới có thể hình thành thói quen dậy đúng giờ của trẻ. - Cha mẹ cần làm gương cho trẻ về thói quen thức dậy đúng giờ, nếu cha mẹ ngủ “nướng” thì trẻ cũng sẽ học theo. - Nếu như cha mẹ đã rất cố gắng nhưng trẻ vẫn không thay đổi được tình hình thì cha mẹ có thể áp dụng phương pháp trừng phạt tự nhiên với trẻ như phối hợp với giáo viên để trẻ phải đối mặt với hậu quả trễ học hoặc không chuẩn
- bị đồ ăn sáng nữa nếu con thức dậy muộn, để trẻ hiểu được thời gian là có hạn, từ đó dạy trẻ chịu trách nhiệm với hậu quả của việc trẻ làm. - Khi trẻ có sự tiến bộ thì cha mẹ nên khen thưởng trẻ như cha mẹ thưởng cho trẻ một món ăn sáng trẻ rất thích nếu trẻ thức dậy đúng giờ. Để trẻ không quên dụng cụ học tập Nguyên nhân làm cho trẻ quên dụng cụ học tập - Thường là trẻ hay mải chơi nên không để ý đến lời của giáo viên và cha mẹ. Hơn nữa do hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và khó tập trung, trẻ hầu như không thể nhớ được sự quan trọng cũng như trật tự của các sự vật xung quanh. - Khi trẻ tồn tại những nhân tố tâm lí không bình thường như thường xuyên sợ hãi, oán hờn, lo âu hoặc bị áp lực thì càng làm cho trẻ dễ quên đi những gì mà thầy cô và cha mẹ nhắc nhở. - Trẻ có hệ thần kinh yếu thường hay quên dụng cụ học tập. - Trẻ có thói quen lề mề, không được luyện tập những thói quen tốt thường dễ quên. - Trẻ thức dậy muộn, bố mẹ thúc giục nên vội vàng hay quên dụng cụ học tập.
- Cách khắc phục Thực tế người lớn nhiều khi còn hay quên nên việc đứa trẻ có hệ thần kinh yếu hơn người lớn hay quên là chuyện hết sức bình thường. Vì vậy khi con quên đồ cha mẹ không nên trách mắng trẻ mà cần nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ để trẻ từ bỏ thói quen hay quên đó. Cha mẹ cần căn cứ vào nguyên nhân để giúp trẻ khắc phục tính hay quên dụng cụ học tập của trẻ như: - Cha mẹ có thể nhắc nhở trẻ thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập và các dụng cụ cần thiết vào trong cặp sách trước khi đi ngủ và sau khi học bài xong. - Cha mẹ cần tạo cho trẻ tâm lí thoải mái trước khi đến trường, tạo cho trẻ cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. - Cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, trước giờ đưa con đi học thì cha mẹ nên hỏi trẻ xem trẻ đã chuẩn bị đủ đồ dùng học tập chưa, nếu trẻ quên thì nên tạo điều kiện cho trẻ lấy đủ nhưng cần nhắc nhở trẻ để lần sau trẻ không quên. - Cha mẹ tuyệt đối không làm hộ trẻ mà cần hướng dẫn trẻ tự giác sắp xếp dụng cụ học tập của trẻ. - Nếu cha mẹ đã cố gắng sửa đổi thói quen này cho trẻ nhưng trẻ vẫn không từ bỏ được thói quen này thì cha mẹ nên để cho trẻ cảm nhận được hậu quả của chứng hay quên này ở trẻ như quên mang sách vở đến lớp thì sẽ bị thầy cô trách phạt… làm cho trẻ thấy được tầm quan trọng của việc mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn