intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo nhỏ giúp con nhanh biết nói

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết học nói. Việc kích thích khả năng ngôn ngữ của con là rất quan trọng để giúp con nhanh biết nói. Bé Nấm nhà chị Hạnh năm nay được 1 tuổi rưỡi. Hàng ngày ở nhà, Nấm rất thích nghe các bài hát của ca sĩ Xuân Mai và bi bô ú ớ theo giai điệu của bài hát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo nhỏ giúp con nhanh biết nói

  1. Mẹo nhỏ giúp con nhanh biết nói Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết học nói. Việc kích thích khả năng ngôn ngữ của con là rất quan trọng để giúp con nhanh biết nói. Bé Nấm nhà chị Hạnh năm nay được 1 tuổi rưỡi. Hàng ngày ở nhà, Nấm rất thích nghe các bài hát của ca sĩ Xuân Mai và bi bô ú ớ theo giai điệu của bài hát. Mẹ Nấm phát hiện ra rằng việc cho Nấm nghe nhạc và thường xuyên giao tiếp có thể giúp Nấm nhanh biết nói. Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 1 tuổi - Trẻ có thể nói được từ 3 - 4 âm đơn, khả năng phát âm còn ngọng và không được rõ ràng. - Có thể nghe và hiểu được các yêu cầu đơn giản của người lớn, như chỉ vào tai, mắt hoặc mũi. Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 2 tuổi - Trẻ có thể nói được hơn 50 từ. - Biết sử dụng đại từ nhân xưng chỉ bản thân và người đối diện. - Có thể nói rõ ràng các từ có hai âm tiết. - Có thể hiểu được lời nói của người lớn. Những mẹo nhỏ giúp trẻ nhanh biết nói - Cho dù trẻ phát âm có rõ ràng hay không, người lớn cũng nên khích lệ và cổ vũ để trẻ bạo dạn hơn. - Người lớn có thể dạy trẻ nhanh biết nói bằng cách đưa ra một vật và nói về màu sắc, hình dáng cũng như kích cỡ của đồ vật. Nhắc đi
  2. nhắc lại nhiều lần và yêu cầu trẻ nói lại chính xác những gì được nghe. - Khuyến khích trẻ gọi tên những người thường ngày hay ở bên trẻ. - Thường xuyên đọc sách và cho trẻ xem tranh. Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác. - Động viên, khích lệ trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu thị mong muốn và yêu cầu của mình. - Dạy con cách nói: "Cảm ơn, xin chào, tạm biệt..." một cách thường xuyên trong những tình huống cụ thể. - Yêu cầu trẻ trả lời khi được hỏi. - Khuyến khích trẻ hát. Dù trẻ hát những bài hát có ca từ chưa được rõ ràng thì người lớn vẫn nên động viên và cổ vũ trẻ. - Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với bạn bè cùng lứa càng nhiều càng tốt. Lưu ý: Nếu phát hiện thấy con có những biểu hiện bất thường về tai và thính giác, cha mẹ nên đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Cần biết rằng, nhiều trẻ có thể xác định được sự thiếu chân thật trong lời khen ngợi khi đến tuổi đến trường và thậm chí trẻ sẽ cảm thấy mất thể diện nếu phụ huynh khen ngợi chúng thái quá trước mặt người khác. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý, nên khen ngợi theo kiểu thừa nhận chính xác khả năng và việc làm của trẻ, đừng tán dương quá mức. Khen ngợi là một cách để trẻ nhận ra mình đã làm được những gì, chưa làm được gì và mình cần phải cố gắng như thế nào để đáp ứng đúng với sự yêu thương và mong đợi của cha mẹ. Đối với giáo viên, khen ngợi là một nghệ thuật sư phạm và nó là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả. Đối với các bậc cha
  3. mẹ, khen ngợi là một nhịp cầu để con cái trở nên gần gũi và gắn bó với mình hơn. Khen ngợi đúng lúc, chừng mực và đúng phương pháp sẽ giúp trẻ đạt được một mức độ nào đó về sự tự ý thức bản thân và thông qua đó trẻ cảm thấy tự hào về bản thân mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2