YOMEDIA
ADSENSE
Microsporidia: Tác nhân gây viêm giác mạc nhu mô lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam
120
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị viêm giác mạc (GM) nhu mô do microsporidia, tác nhân gây bệnh tại mắt lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Microsporidia: Tác nhân gây viêm giác mạc nhu mô lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
MICROSPORIDIA: TÁC NHÂN GÂY VIÊM GIÁC MẠC NHU MÔ<br />
LẦN ĐẦU TIÊN ĐƢỢC PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM<br />
Phạm Ngọc Đông*; Đặng Thị Minh Tuệ*; Trần nh Thư* và CS<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị viêm giác mạc (GM) nhu mô do<br />
microsporidia, tác nhân gây bệnh tại mắt lần đầu tiên đƣợc phát hiện tại Việt Nam. Đối tượng<br />
và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu 12 mắt (11 bệnh nhân [BN]) viêm GM nhu mô do<br />
microsporidia. Các chỉ số ghi nhận bao gồm: thông tin BN (tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sinh<br />
sống, thời gian mắc bệnh, các thuốc đã dùng), đặc điểm tổn thƣơng GM, phác đồ điều trị, kết<br />
quả điều trị. Kết quả: độ tuổi trung bình 59,5. Tỷ lệ nữ/nam: 10/1. BN đều là lao động chân tay<br />
và cƣ trú ở nông thôn. Tiền sử chấn thƣơng gặp ở 2/12 mắt, không BN nào dùng kính xúc.<br />
Tất cả BN đều có HIV (-). Thời gian mắc bệnh trung bình 5,25 ± 6,56 tháng, đã dùng nhiều loại<br />
kháng sinh, corticosteroid. Tổn thƣơng nhu mô kèm theo loét GM gặp ở 10/12 mắt; 2 mắt chỉ có<br />
áp xe sâu trong nhu mô, không có loét GM; 7/12 mắt có mủ tiền phòng; 3/12 mắt tăng nhãn áp.<br />
Điều trị nội khoa gồm kháng sinh fluoquinolon, chống nấm, albendazol. Chỉ 1 mắt điều trị<br />
khỏi bằng thuốc, 2 mắt (của 1 BN) bỏ điều trị. Số còn lại đều phải ghép GM điều trị. Kết luận:<br />
viêm GM nhu mô do microsporidia lần đầu tiên đƣợc phát hiện tại Việt Nam, với các tổn thƣơng<br />
nhu mô không đặc hiệu, chủ yếu gặp ở nữ, ngƣời lao động chân tay, có HIV (-). Việc điều trị nội<br />
khoa khó khăn, hầu hết phải ghép GM điều trị.<br />
* Từ khóa: Microsporidia; Viêm giác mạc nhu mô.<br />
<br />
Microsporidia: The Pathogen of Stromal Keratitis Firstly Discoved<br />
in Vietnam<br />
Summary<br />
Objective: To evaluate clinical characteristics, treatment’s outcome of microsporidial stromal<br />
keratitis, the infectious pathogen firstly discovered in Vietnam. Patients and method: Retrospective<br />
study on 12 eyes (11 patients) with microsporidial stromal keratitis. The collected indicators were:<br />
patient’s information (age, gender, job, living place, disease’s duration, previous treatment),<br />
corneal lesions, treatment protocol and its outcome. Results: The average age was 59.5 years.<br />
Ratio woman/man was 10/1. All of patient were worker and lived in countryside. Trauma history<br />
was seen in 2/12 eye, no history of contact lens. All subjects had HIV negative. The average<br />
disease’s duration was 5.25 ± 6.56 months with previous treatment of antibiotics, corticosteroid.<br />
Stromal keratitis with ulcer was seen in 10/12 eyes. Two eyes had stromal keratitis only.<br />
Hypopion was seen in 7/12 eyes. Hight intraocular pressure ocurred in 3/12 eyes. Medical<br />
treatment included fluoquinolone, antifungus, albendazole. Only 1 eye was medically cured.<br />
One patient (2 eyes) refused to be treated due to her personal difficuty. All other 9 eyes were<br />
treated successfully with therapeutic keratoplasty. Conclusion: Microsporidial stromal keratitis<br />
was firstly discovered in Vietnam with unspecific lesion in stroma. The disease was seen maily<br />
in woman workers with HIV negative. Medical treatment was not effective and most of the cases<br />
needed therapeutic keratoplasty.<br />
* Key words: Microsporidia; Stromal keratitis.<br />
* Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Ngọc Đông (dong69nam@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/09/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 23/09/2015<br />
<br />
174<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Microsporidia có dạng đơn bào hình<br />
oval, kích thƣớc 3 - 5 m, ký sinh nội bào<br />
bắt buộc, đƣợc Nagli tìm thấy đầu tiên<br />
vào năm 1857 trên loài sâu tằm. Microsporidia<br />
có thể gây bệnh ở đƣờng tiêu hóa, tiết<br />
niệu, hô hấp, cơ, mắt, trên cả cá thể suy<br />
giảm miễn dịch và ngƣời có miễn dịch<br />
bình thƣờng. Lần đầu tiên, Ashton báo<br />
cáo trƣờng hợp nhiễm microsporidia tại<br />
GM vào năm 1973 [1]. Từ đó đến nay, đã<br />
có một số báo cáo về viêm GM do<br />
microsporidia, biểu hiện ở hai hình thái<br />
chủ yếu là viêm kết GM nông hoặc viêm<br />
GM nhu mô [2]. Nhiễm microsporidia ở<br />
GM ngày càng đƣợc phát hiện nhiều hơn.<br />
Với viêm kết GM, bệnh có thể tự khỏi và<br />
đáp ứng tốt với điều trị [3]. Trong viêm<br />
GM nhu mô do microsporidia, việc điều trị<br />
nội khoa khó khăn hơn nhiều và thƣờng<br />
phải ghép GM xuyên [4, 5].<br />
Ở nƣớc ta, viêm loét GM là bệnh lý rất<br />
phổ biến. Tuy nhiên, đến 10 - 2013, trƣờng<br />
hợp viêm GM nhu mô do microsporidia<br />
đầu tiên mới đƣợc chẩn đoán tại Bệnh<br />
viện Mắt TW. Đến 7 - 2014, đã có 12 mắt<br />
bị nhiễm microsporidia đƣợc chẩn đoán<br />
và điều trị tại Khoa Kết giác mạc, Bệnh<br />
viện Mắt TW. Chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng,<br />
cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm GM<br />
nhu mô do microsporidia tại Việt Nam.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Hồ sơ bệnh án của BN bị viêm GM<br />
nhu mô do microsporidia đƣợc chẩn đoán<br />
<br />
và điều trị tại Khoa Kết giác mạc đến<br />
7 - 2014.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: BN bị viêm GM<br />
nhu mô, có xét nghiệm nhuộm soi dƣơng<br />
tính với microsporidia.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu hồi cứu trên hồ sơ bệnh<br />
án. Số liệu thu thập bao gồm: thông tin về<br />
BN: tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sinh sống;<br />
đặc điểm về bệnh học: thời gian mắc<br />
bệnh cho đến khi đƣợc chẩn đoán viêm<br />
GM nhu mô do microsporidia, chẩn đoán<br />
trƣớc khi đƣợc xác định bị viêm nhu mô<br />
do microsporidia, đặc điểm tổn thƣơng<br />
GM, các biện pháp điều trị và kết quả<br />
điều trị.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu, dựa vào<br />
các thông tin trên hồ sơ bệnh án. Thông<br />
tin thu thập đƣợc chỉ dùng cho mục đích<br />
nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong<br />
chẩn đoán và điều trị BN, không sử dụng<br />
cho mục đích khác.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
Từ 10 - 2013 đến 7 - 2014 có 11 BN<br />
viêm GM nhu mô do microsporidia đƣợc<br />
chẩn đoán và điều trị, 1 BN bị 2 mắt. Tuổi<br />
trung bình 59,5 (từ 38 - 77 tuổi). Tỷ lệ<br />
nữ/nam: 10/1. Tất cả BN đều là lao động<br />
chân tay (nông dân và các nghề khác) và<br />
cƣ trú ở nông thôn. Khác với viêm kết GM<br />
do microsporidia có thể gặp ở cả trẻ em,<br />
nam nhiều hơn nữ, hình thái viêm GM<br />
nhu mô, đến nay, hầu hết các báo cáo chỉ<br />
175<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
mô tả trên số lƣợng một vài ca, gặp chủ<br />
yếu ở ngƣời lớn, lao động chân tay và cả<br />
ở ngƣời có hệ miễn dịch bình thƣờng [4].<br />
Chấn thƣơng: 2/12 mắt; không BN nào<br />
dùng kính tiếp xúc. Tất cả BN đều có HIV<br />
(-). BN đƣợc phát hiện bệnh sớm nhất<br />
sau 10 ngày khởi phát, muộn nhất 1 năm<br />
(trung bình 5,25 ± 6,56 tháng). Các yếu tố<br />
nguy cơ đƣợc cho là nhiễm đất bẩn (BN<br />
là nông dân), chấn thƣơng và kính xúc.<br />
BN đã đƣợc điều trị một thời gian dài<br />
bằng nhiều loại thuốc khác nhau: kháng<br />
sinh chống vi khuẩn, kháng sinh chống<br />
virut, corticosteroid, nhƣng không có kết<br />
quả. Thời gian mắc bệnh có thể từ 1 ngày<br />
tới 6 năm [5, 6]. Đặc điểm này cho thấy<br />
tính phức tạp của bệnh, cũng nhƣ mức<br />
độ khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.<br />
Khi viêm GM nhu mô kéo dài, không đáp<br />
ứng với điều trị, cần nghĩ đến khả năng<br />
bị nhiễm microsporidia. Biện pháp chẩn<br />
đoán chủ yếu là nhuộm Gram và Giemsa.<br />
Ngoài ra, có thể chẩn đoán bằng phản<br />
ứng chuỗi PCR hoặc kính hiển vi đồng<br />
tiêu cự [3, 7].<br />
2. Đặc điểm viêm loét GM.<br />
Ở thời điểm đƣợc chẩn đoán, BN có<br />
thị lực thấp với mức sáng tối dƣơng tính:<br />
3 mắt; bóng bàn tay: 6 mắt; mức thị lực<br />
giảm nghiêm trọng, chỉ còn ở mức đếm<br />
ngón tay (ĐNT) < 0,5 m: 3 mắt. Tổn<br />
thƣơng nhu mô kèm theo loét GM gặp<br />
10/12 mắt; 2 mắt chỉ có áp xe sâu trong<br />
nhu mô, không có loét GM; phản ứng tiền<br />
phòng kèm xuất tiết ở mặt sau GM 4/12<br />
mắt; 7/12 mắt có mủ tiền phòng; nhãn áp<br />
cao gặp 3/12 mắt. Bệnh phẩm đƣợc lấy<br />
176<br />
<br />
từ chất nạo ổ loét, hoặc bằng sinh thiết<br />
GM. Tất cả BN đến khám đều có tổn<br />
thƣơng sâu ở nhu mô, thậm chí có mủ<br />
tiền phòng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là<br />
các đám thẩm lậu sâu trong nhu mô GM,<br />
kèm theo loét bề mặt. Các đám thẩm lậu<br />
này giống nhƣ viêm GM nhu mô do<br />
herpes, có thể có một hoặc nhiều đám<br />
riêng biệt, cách xa nhau bởi một vùng GM<br />
tƣơng đối bình thƣờng. Mủ tiền phòng<br />
thƣờng không nhiều, chỉ ở mức ngấn mủ<br />
hoặc chiếm 1/3 tiền phòng. Nghiên cứu<br />
của Garg P cho thấy: biểu hiện lâm sàng<br />
của viêm GM nhu mô do microsporidia<br />
tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, khi BN đến<br />
viện sớm hay muộn. Tổn thƣơng có thể<br />
gặp là thâm nhiễm nhu mô nhiều ổ (33,3%);<br />
thẩm lậu sâu kèm theo vùng phù nhu mô<br />
ở xung quanh, tủa mặt sau GM, có hoặc<br />
không có tân mạch (33,4%), loét GM<br />
(29,1%). Loét có thể rất nặng, gây phồng<br />
màng Descemet, thậm chí thủng GM.<br />
Không có dấu hiệu đặc trƣng để chẩn<br />
đoán viêm GM nhu mô do microsporidia<br />
nhƣ các trƣờng hợp viêm GM khác<br />
(do nấm, acanthamoeba hoặc Nocardia).<br />
Cần chú ý chẩn đoán đến microsporidia<br />
nếu BN có tiền sử bệnh tái phát kéo dài<br />
(nhiều tháng hoặc nhiều năm) với các đợt<br />
đỏ mắt hoặc đã đƣợc chẩn đoán viêm<br />
GM do herpes mà không đáp ứng với<br />
corticosteroids [5]. Microsporidia có thể<br />
xuyên qua màng Descemet vào tiền<br />
phòng giống nhƣ nấm. Vì vậy, việc điều<br />
trị nội khoa càng khó khăn hơn [8]. Kết<br />
quả soi trực tiếp hoặc soi có nhuộm Gram<br />
cho thấy có hình ảnh của microsporidia.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
Chất nạo ổ loét GM: nhuộm Gram<br />
<br />
Mô bệnh học: nhuộm Giemsa<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh microsporidia trên tiêu bản nhuộm soi và mô bệnh học.<br />
3. Biện pháp điều trị và kết quả.<br />
BN đƣợc điều trị bằng kháng sinh quinolon (zymar, vigamox, cravit) và kháng sinh<br />
chống nấm (amphotret 0,15%; natamycin 5%) tại mắt, uống sporal 100 mg x 2 viên x<br />
1 lần/ngày; albendazol 200 mg x 2 viên/ngày x 2 - 3 tuần. Duy trì thuốc đến khi tình<br />
trạng viêm GM đƣợc cải thiện. Khi phải ghép GM, ngừng thuốc uống, vẫn tiếp tục dùng<br />
thuốc tra mắt. Tất cả mắt đều đƣợc tiêm fluconazol dƣới kết mạc 2 mg x 1 lần/ngày.<br />
Chỉ định gọt GM khi bề mặt GM sần sùi, hoặc để bóc lớp biểu mô, giúp thuốc dễ ngấm<br />
vào nhu mô hơn. BN đƣợc ghép GM nếu sau điều trị, tổn thƣơng GM vẫn tiến triển,<br />
thẩm lậu nặng hơn hoặc GM thủng.<br />
Bảng 1: Đặc điểm BN, biện pháp điều trị và kết quả.<br />
BN<br />
<br />
XÉT<br />
NGHIỆM*<br />
<br />
THUỐC NHỎ<br />
MẮT<br />
<br />
THUỐC<br />
UỐNG<br />
<br />
TIÊM DƢỚI<br />
GIÁC MẠC<br />
<br />
GỌT<br />
GM<br />
<br />
1<br />
<br />
±<br />
<br />
Zymar<br />
Natacyn<br />
Amphotret<br />
<br />
Sporal<br />
Albendazol<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
1 lần<br />
<br />
2<br />
<br />
++<br />
<br />
Amphotret<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
3<br />
<br />
±<br />
<br />
Vigamox<br />
fluconazol<br />
<br />
Sporal<br />
Albendazol<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
4<br />
<br />
++<br />
<br />
Vigamox<br />
Amphotret<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
ĐIỀU TRỊ<br />
<br />
THỊ LỰC RA<br />
VIỆN<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
ĐNT<br />
0,2 m<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
ĐNT<br />
1,5 m<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
ĐNT<br />
0,3 m<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
BBT<br />
<br />
5<br />
<br />
+<br />
<br />
Vigamox<br />
Amphotret<br />
Fluconazol<br />
<br />
Sporal<br />
Albendazol<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
ĐNT<br />
0,1 m<br />
<br />
6<br />
<br />
++<br />
<br />
Zymar<br />
Natacyn<br />
Fluconazol<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
BBT<br />
0,3 m<br />
<br />
1 lần<br />
<br />
RỬA MỦ<br />
TIỀN PHÕNG<br />
<br />
177<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
7<br />
<br />
+++<br />
<br />
Cravit<br />
Amphotret<br />
Fluconazol<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
8<br />
<br />
+<br />
<br />
Amphotret<br />
Natacyn<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
9<br />
<br />
++<br />
<br />
Vigamox<br />
Natacyn<br />
Amphotret<br />
Fluconazol<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
10<br />
<br />
+++<br />
<br />
Vigamox<br />
Amphotret<br />
Fluconazol<br />
<br />
11<br />
<br />
MP:+<br />
MT:+++<br />
<br />
Oflovid<br />
Amphotret<br />
Fluconazol<br />
<br />
2 lần<br />
<br />
Khỏi<br />
<br />
20/400<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
ĐNT<br />
1m<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
ĐNT<br />
4m<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
Ghép GM<br />
<br />
ST +<br />
<br />
Sporal<br />
<br />
Fluconazol<br />
<br />
Bỏ<br />
điều trị<br />
<br />
MP: BBT<br />
MT: ST +<br />
<br />
1 lần<br />
<br />
MP: 1<br />
<br />
(* Xét nghiệm bệnh phẩm có dương tính với microsporidia)<br />
(ST: sáng - tối; ĐNT: đếm ngón tay; BBT: bóng bàn tay; MP: mắt phải; MT: mắt trái)<br />
Trong số 12 mắt đƣợc điều trị, chỉ có 1<br />
mắt điều trị khỏi bằng thuốc. Có 9 mắt,<br />
tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, lan rộng<br />
trong nhu mô hoặc làm thủng, hoặc dọa<br />
thủng GM nên đã đƣợc ghép GM (9/12<br />
mắt). 1 BN bị bệnh cả 2 mắt, do hoàn<br />
cảnh gia đình khó khăn nên đã bỏ điều trị,<br />
sau đó không liên lạc đƣợc nên không có<br />
thông tin về kết quả điều trị. Viêm kết GM<br />
do microsporidia là thể bệnh có thể tự<br />
khỏi, hoặc điều trị khỏi rất tốt bằng các<br />
thuốc kháng sinh quinolon tra mắt đơn<br />
thuần. Trong số 134 mắt viêm kết GM do<br />
microsporidia, có tới 99% đƣợc điều trị<br />
khỏi bằng nhỏ mắt fluoroquinolon đơn<br />
thuần; 4 mắt viêm tái phát, đƣợc điều trị<br />
khỏi bằng nhỏ fluoroquinolon và phối hợp<br />
với albendazol [4]. Tuy nhiên, điều trị<br />
viêm GM nhu mô do microsporidia khó<br />
khăn và kết quả kém hơn nhiều. Dựa vào<br />
y văn, chúng tôi điều trị BN bằng kháng<br />
sinh quinolon tra mắt, thuốc chống nấm<br />
(fluconazol, sporal) và chống ký sinh<br />
trùng (albendazol). Mặc dù đƣợc điều trị<br />
178<br />
<br />
tích cực, nhƣng kết quả điều trị nội khoa<br />
rất kém. Kết quả thị lực sau ghép ở mức<br />
thấp, chủ yếu từ bóng bàn tay đến 20/400.<br />
Thị lực thấp là do tổn thƣơng nặng ở mắt<br />
(đục thể thủy tinh, màng xuất tiết diện<br />
đồng tử...) và cả do chất lƣợng mảnh GM<br />
ghép không tốt, nhƣng vẫn phải dùng để<br />
ghép, nhằm bảo tồn nhãn cầu cho BN.<br />
Theo Garg P, trong 19 ca điều trị bằng<br />
nhỏ mắt polyhexamethylen biguanid và<br />
chlorhexidin, kèm theo uống albendazol<br />
hoặc itraconazol, hầu hết BN đều không<br />
đáp ứng với thuốc, phải ghép GM mới<br />
loại trừ đƣợc tác nhân gây bệnh [5]. Điểm<br />
lại y văn báo cáo về các trƣờng hợp viêm<br />
GM nhu mô do microsporidia, hầu hết các<br />
trƣờng hợp đều thất bại khi điều trị nội<br />
khoa, phải bỏ nhãn cầu hoặc ghép GM<br />
điều trị. Tuy nhiên, một vài trƣờng hợp<br />
điều trị nội khoa thành công đƣợc báo<br />
cáo [9]. Đây là một thách thức đối với bác<br />
sỹ nhãn khoa trong điều trị nhiễm trùng<br />
GM do microsporidia. Không mắt nào phải<br />
bỏ nhãn cầu.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn