MÔ HÌNH CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRẺ EM<br />
TẠI CỘNG ĐỒNG - TỈNH YÊN BÁI<br />
<br />
Hà Nội, tháng 4 năm 2016<br />
<br />
MÔ HÌNH CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRẺ EM<br />
TẠI CỘNG ĐỒNG - TỈNH YÊN BÁI<br />
<br />
Hà Nội, tháng 4 năm 2016<br />
<br />
lời giới thiệu<br />
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc cải thiện<br />
tình trạng dinh dưỡng cho nhân dân. Phần lớn các mục tiêu của Chiến lược Dinh dưỡng Quốc<br />
gia trong giai đoạn 2001 - 2010 đã đạt hoặc vượt; an ninh lương thực cũng đã được tăng<br />
cường và khẩu phần ăn của người dân đã được tăng lên về số lượng và đa dạng hóa về chất<br />
lượng; kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy<br />
dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm tương đối nhanh và liên tục…Tuy vậy,<br />
suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi vẫn còn chiếm 1/4 tổng số trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt<br />
tỷ lệ này vẫn còn cao ở các khu vực miền núi và các dân tộc ít người, kiến thức - thực hành<br />
dinh dưỡng của bà mẹ ở những địa phương này còn nhiều hạn chế; an ninh lương thực hộ<br />
gia đình còn chưa ổn định.<br />
Văn Chấn là một huyện miền núi cao của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh 80 km với 66.2%<br />
dân số là dân tộc ít người, tỷ lệ hộ nghèo 39,0%; tỷ lệ hộ làm nông nghiệp trên 90%1 . Tại địa<br />
phương này, mặc dù ngành y tế đã có nhiều cố gắng và giải pháp, nhưng tỷ lệ SDD và đặc biệt<br />
là tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em còn rất cao. Một đánh giá của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SC) tại<br />
xã Sơn Lương tháng 10/2011 cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới 2 tuổi là 55,7%2 và một<br />
nghiên cứu khác ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ thấp còi là 52,6% 3.<br />
Với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản (Bộ ngoại giao Nhật Bản - MOFA), từ tháng<br />
3/2013 đến tháng 6/2016, SC đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh và Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe<br />
Sinh sản Yên Bái triển khai dự án “Thúc đẩy các giải pháp thay thế nhằm cải thiện dinh dưỡng<br />
trẻ em và an ninh lương thực cho những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” ở 6 xã<br />
gồm Tú Lệ, Sơn Lương, Nậm Lành, Nghĩa Sơn, Bình Thuận và Minh An của huyện Văn Chấn,<br />
tỉnh Yên Bái với mục đích “Cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ<br />
nhỏ dưới 2 tuổi”.<br />
Tài liệu này nhằm tổng kết lại các hoạt động của Dự án từ bước Xây dựng chiến lược, Triển<br />
khai can thiệp với các Mô hình đặc thù, Các kết quả đạt được và Các bài học được rút ra từ<br />
thực tế. Trên cơ sở đó, hy vọng có thể chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, các cơ quan chuyên<br />
môn cùng lĩnh vực và các nhà hoạch định chính sách các cấp.<br />
Tài liệu được phát triển dựa trên các báo cáo định kỳ, các kết quả khảo sát ban đầu và đánh<br />
giá cuối kỳ của dự án; ngoài ra còn được dựa trên các thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu,<br />
thảo luận nhóm với đối tượng hưởng lợi và đối tác các cấp. Nhóm tác giả bày tỏ lòng biết ơn<br />
tới Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế<br />
và Trạm Khuyến Nông huyện Văn Chấn và lãnh đạo địa phương, các ban ngành có liên quan<br />
cùng toàn thể những người dân tại 6 xã dự án đã hỗ trợ và nhiệt tình hợp tác trong suốt quá<br />
trình nhóm tác giả hoàn thành tài liệu này.<br />
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong<br />
nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý cho tài liệu. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.<br />
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016<br />
PGS. TS. Phạm Văn Phú4<br />
Ths. Nguyễn Hồng Hạnh5<br />
Ths. Trần Xuân Cảnh6<br />
1 <br />
2 <br />
3 <br />
<br />
4 <br />
5 <br />
6 <br />
<br />
Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn năm 2012.<br />
Báo cáo đánh giá cuối kỳ của Dự án “Cải thiện dinh dưỡng trẻ em thông qua thay đổi hành vi chăm sóc trẻ tốt hơn<br />
tại tỉnh Yên Bái”. SC-2012.<br />
Nguyễn Thị Hoài Thương, Lê Hồng Phượng, Lê Thị Hương. Kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và tình<br />
trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013. Tạp chí YHP, Tập XXV, số 6(166)<br />
2015.<br />
Giảng viên chính, Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
Giảng viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.<br />
Quản lý dự án Dinh dưỡng Trẻ em – Tổ chức Save the Children.<br />
<br />