JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0149<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 92-101<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔ HÌNH DẠY - TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING<br />
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
<br />
Phạm Thị Phú1 , Trương Thị Phương Chi2<br />
1 Khoa Vật lý và Công nghệ, Trường Đại học Vinh<br />
2 Nghiên cứu sinh Khoa Vật lý và Công nghệ, Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi mà nhà trường phổ thông<br />
cần hình thành và phát triển cho học sinh trong chương trình giáo dục theo định hướng phát<br />
triển năng lực người học nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản<br />
giáo dục và đào tạo nước ta. Làm thế nào để thực hiện nội dung giáo dục này qua môn Vật<br />
lí ở trường trung học phổ thông? Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về một mô hình<br />
dạy học nhằm trả lời câu hỏi trên - Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning, thí<br />
điểm với các kiến thức về hạt nhân nguyên tử thuộc Vật lí 12.<br />
Từ khóa: Tự học, dạy – tự học, E-learning, dạy học “vừa đúng lúc”, hạt nhân.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Khái niệm “dạy – tự học” với nội hàm là dạy hướng tới phát triển năng lực tự học của người<br />
học. Phát triển năng lực người học trong đó có năng lực tự học là cách tiếp cận trong xây dựng<br />
và phát triển chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới như Úc, Canađa, Niudilân, Pháp,<br />
Phần Lan, Hàn Quốc, Indonexia,...[1]. Ở nước ta, dạy – tự học được nhóm tác giả Nguyễn Cảnh<br />
Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo bàn đến ở [2 - 7] với mô hình dạy cách học hợp<br />
tác hai chiều thầy dạy – trò tự học.<br />
Khác với kiểu dạy - học truyền thống chủ yếu là dạy kiến thức, truyền thụ một chiều từ thầy<br />
sang trò: thầy truyền thụ - trò tiếp thu, thông hiểu, ghi nhớ và lặp lại. Mô hình dạy – tự học chủ<br />
yếu là dạy cách học, trò đóng vai trò chủ thể tác động lên đối tượng nhận thức để tự tìm ra kiến<br />
thức, tạo ra sản phẩm học ban đầu; sản phẩm được trao đổi hợp tác trò – trò, trò – thầy tại cộng<br />
đồng lớp học để xã hội hóa sản phẩm học, hợp thức hóa tri thức được tìm ra bởi chính người học.<br />
Thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn cho người học trong suốt quá<br />
trình tìm tòi tri thức, vận dụng tri thức, phát triển kĩ năng, hình thành nhân cách. Trong mô hình<br />
dạy – tự học, vai trò của người dạy là chuyên gia về việc học, dạy cách học để trò tự học kiến thức,<br />
tự học làm người; khác với vai trò của người dạy trong mô hình dạy- học truyền thống là thầy dạy<br />
chữ, dạy nghề, dạy người.<br />
Trên thế giới, mô hình dạy học “vừa đúng lúc” (Just-in-time Teaching, viết tắt JiTT) là mô<br />
hình theo hướng kết hợp tự học trước giờ lên lớp và học trên lớp với phương tiện tự học ở nhà là<br />
Web. Trò thực hiện các bài tập trên Web một thời gian ngắn trước khi đến lớp và Thầy đọc các bài<br />
làm của Trò “vừa đúng lúc” để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy sao cho phù hợp với nhu<br />
cầu và sự hiểu biết của Trò [8].<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.<br />
Liên hệ: Trương Thị Phương Chi, e-mail: phuongchi.it@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
92<br />
Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên các công trình [2 - 8] tập trung nghiên cứu mô hình này ở bậc giáo dục đại học.<br />
Chúng tôi cho rằng mô hình dạy – tự học hoàn toàn phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông theo<br />
tiếp cận năng lực, nhằm tới bồi dưỡng năng lực tự học cho người học. Trong thế kỉ XXI, mô hình<br />
dạy – tự học phải sử dụng công nghệ điện tử và công nghệ thông tin. Vì vậy nghiên cứu vận dụng<br />
mô hình dạy – tự học cho từng môn khoa học ở trường phổ thông là cần thiết. Bài báo này trình<br />
bày về việc vận dụng mô hình dạy – tự học trong môn Vật lí, áp dụng với các kiến thức hạt nhân<br />
nguyên tử thuộc chương trình Vật lí 12 trung học phổ thông hiện hành.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Đề xuất quy trình ba pha của mô hình dạy – tự học ở trường trung học phổ<br />
thông<br />
Căn cứ vào tiến trình chung của việc lĩnh hội một kiến thức Vật lí và đặc trưng của mô hình<br />
dạy – tự học nêu trên, để dễ vận dụng vào thực tiễn, chúng tôi đưa ra quy trình ba pha mô hình dạy<br />
– tự học một bài học Vật lí, trình bày ở bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Ba pha hoạt động theo mô hình dạy – tự học<br />
Sản phẩm<br />
Pha Mục tiêu học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò<br />
học<br />
Năng lực tự học<br />
- Rèn luyện ý chí thực hiện<br />
Phiếu học tập<br />
kế hoạch tự học;<br />
Sản phẩm<br />
- Thu thập, xử lí thông tin<br />
khác theo<br />
theo yêu cầu;<br />
Hướng dẫn tự học Tự học với tài liệu và yêu cầu của<br />
I - Trình bày kết quả tự học<br />
gián tiếp phiếu hướng dẫn Phiếu học tập<br />
bằng ngôn ngữ viết, vẽ;<br />
(sản phẩm cá<br />
- Đặt câu hỏi thắc mắc (dự<br />
nhân, có thể<br />
kiến)<br />
có sai sót)<br />
Lĩnh hội kiến thức mới<br />
(sơ bộ).<br />
Năng lực tự học Hướng dẫn tự học<br />
(Trao đổi, hợp tác);<br />
- Tự đánh giá sản phẩm học trực tiếp.<br />
- Đánh giá đồng<br />
theo đáp án và barem; - Kiểm tra đánh giá<br />
đẳng; Sản phẩm<br />
- Tự trình bày sản phẩm học kết quả tự học; hướng<br />
- Trình bày sản phẩm mang tính<br />
bằng ngôn ngữ nói; dẫn đánh giá đồng<br />
học; xã hội, hoàn<br />
II - Tranh luận, bảo vệ, chất đẳng;<br />
- Nêu thắc mắc, thảo thiện hơn sản<br />
vấn; - Tổ chức trao đổi trò<br />
luận, bảo vệ; phẩm ban<br />
- Tự điều chỉnh, rút kinh – trò, trò – thầy; trọng<br />
- Điều chỉnh sản đầu.<br />
nghiệm về cách học; tài;<br />
phẩm học; chuẩn hóa<br />
Lĩnh hội kiến thực mới - Hợp thức hóa kiến<br />
kiến thức mới.<br />
(dạng chuẩn) thức mới.<br />
(Tự học có hướng dẫn<br />
Hướng dẫn vận dụng<br />
Năng lực tự học: trực tiếp)<br />
kiến thức mới, mở<br />
- Nghe trình bày mẫu Giải bài toán ứng<br />
rộng khắc sâu, hệ<br />
- Ghi chép trong lúc nghe; dụng kiến thức mới; Bản trình bày<br />
III thống hóa kiến thức<br />
- Tiếp nhận nhiệm vụ tự học Lắng nghe, ghi chép, mẫu.<br />
(biểu diễn mẫu).<br />
cho nội dung mới. quan sát mẫu.<br />
Hướng dẫn nhiệm vụ<br />
Hiểu sâu sắc kiến thức mới. Tiếp nhận nhiệm vụ<br />
tự học mới.<br />
tự học mới.<br />
<br />
93<br />
Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi<br />
<br />
<br />
2.2. Thiết kế E-learning làm phương tiện tự học ngoài giờ lên lớp<br />
Ở pha thứ nhất của quá trình dạy – tự học, học sinh tự học ở nhà với phương tiện học tập<br />
cá nhân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể học mọi lúc mọi nơi, trong thời đại công<br />
nghệ thông tin, khi mà mạng internet và các phương tiện truy cập internet như laptop, smartphone,<br />
iphone, ipad,. . . đã trở nên gần gũi phổ biến, chúng tôi lựa chọn hình thức E-learning. E-learning<br />
là một phương thức dạy học dựa vào công nghệ điện tử và công nghệ thông tin; chuyển tải kĩ năng<br />
và kiến thức dựa vào máy tính và mạng internet [9], nơi đó người học đăng kí học một khóa học<br />
theo kế hoạch cá nhân, có kiểm tra đầu vào, người học tự học với các bài học được biên soạn và<br />
sắp xếp theo dạng module, học đến đâu tự kiểm tra đánh giá đến đó; kết thúc khóa học người học<br />
làm bài kiểm tra ghi nhận kết quả học và lựa chọn kế hoạch học tập tiếp theo tùy vào kết quả kiểm<br />
tra. E-learning thường dùng cho người lớn tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, với<br />
nhiều ưu điểm như có khả năng kiểm soát, sử dụng, truy cập vào hệ thống, kiểm tra và lưu trữ kết<br />
quả học tập để GV kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của mình sao cho phù hợp với từng đối<br />
tượng người học [10], cho kết quả đánh giá chính xác năng lực và sự tiến bộ của người học trong<br />
suốt quá trình học tập. Thế kỉ XXI nhà trường phổ thông cần phải cho học sinh làm quen với môi<br />
trường học tập này, hướng dẫn cho họ tự học với phương tiện học tập hiện đại này; mô hình dạy-tự<br />
học trong thế kỉ XXI cần phải sử dụng E-learning, khác với mô hình dạy-tự học thế kỉ XX có thể<br />
chỉ sử dụng các phương tiện học tập truyền thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Giao diện sắp xếp các bài học về Hạt nhân nguyên tử trong E-learning<br />
<br />
94<br />
Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông<br />
<br />
<br />
Kết quả: chúng tôi đã thiết kế, xây dựng hệ thống E-learning, giao diện website của<br />
E-learning tại địa chỉ http://schoolviet.com<br />
Trong môn Vật lí, môđun “Hạt nhân nguyên tử” được bố cục như hình 1.<br />
Một bài tự học Vật lí của E-learning được xây dựng ở 4 dạng: bài giảng Multimedia, bài<br />
giảng PowerPoint, bài giảng PDF, luyện tập; ở từng dạng đều bố cục theo từng đơn vị kiến thức<br />
(xem hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc bài Phóng xạ của E-learning<br />
<br />
<br />
2.3. Thiết kế bài học trên lớp theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của<br />
E-learning<br />
2.3.1. Những thay đổi của bài học thiết kế theo mô hình dạy – tự học<br />
Bài học trên lớp theo mô hình dạy – tự học là tự học của Trò có hướng dẫn trực tiếp của<br />
Thầy, khác với bài học truyền thống là truyền thụ kiến thức. Do đó bài học thiết kế (theo cách gọi<br />
truyền thống là Giáo án) phải có những thay đổi tương ứng. Về nguyên tắc những thay đổi đó phải<br />
đảm bảo quy trình 3 pha của mô hình dạy – tự học đã trình bày ở bảng 1.<br />
Về mục tiêu dạy học<br />
Bài học truyền thống phải đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ đã quy định<br />
trong Chuẩn. Mục tiêu của bài học trong dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning là ngoài việc<br />
thực hiện các mục tiêu theo Chuẩn còn phải hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực<br />
tự học. Theo đó, tùy thuộc vào nội dung học, phương tiện học đã được tích hợp trong E-learning,<br />
mà giáo viên xác định các kĩ năng cụ thể cần rèn luyện cho học sinh trong bài học. Các kĩ năng cụ<br />
thể đó phải là những thành tố của kĩ năng tự học nói chung, và được chia thành 3 nhóm cơ bản:<br />
- Kĩ năng kế hoạch hóa hoạt động tự học: nhóm này bao gồm các kĩ năng cụ thể sau: kĩ<br />
năng phân tích để xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, xác định thứ tự các công việc cần<br />
làm, phân phối sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lí, phù hợp với phương tiện vật<br />
chất hiện có [11].<br />
- Kĩ năng tổ chức thực hiện kế hoạch: nhóm này bao gồm những kĩ năng cụ thể như kĩ năng<br />
thu thập thông tin (đọc tài liệu in, tài liệu điện tử), kĩ năng lưu trữ thông tin, định hình thông tin<br />
(ghi chép bằng phương tiện ghi truyền thống và phương tiện ghi, lưu trữ hiện đại), kĩ năng xử lí<br />
và vận dụng thông tin giải quyết nhiệm vụ nhận thức, kĩ năng trình bày, truyền đạt thông tin bằng<br />
ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, . . .<br />
- Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá: gồm các kĩ năng chọn cách thức thực hiện hành động để<br />
<br />
95<br />
Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi<br />
<br />
<br />
tự kiểm tra, tự đánh giá, sử dụng các thao tác tự kiểm tra, tự đánh giá như so sánh, đối chiếu. . .<br />
Về phương tiện dạy học<br />
Bài học thiết kế theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning thì ngoài các phương<br />
tiện truyền thống thông thường như bảng, sách giáo khoa, thí nghiệm thực (nếu có), nhất thiết phải<br />
có thêm các phương tiện sau:<br />
- E-learning để HS tự học ở nhà: bài tự học trên E-learning ngoài việc đảm bảo tính khoa<br />
học Vật lí, còn phải đảm bảo tính khoa học sư phạm như vừa sức, hấp dẫn bởi một chuỗi các tính<br />
huống có vấn đề nối tiếp nhau kích thích và duy trì hứng thú động cơ học, trực quan tích hợp đa<br />
phương tiện,...<br />
- Máy vi tính kết nối máy chiếu để Thầy hướng dẫn Trò đánh giá kết quả tự học ở nhà, là<br />
phương tiện Thầy sử dụng khi hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức mới.<br />
- Phiếu học tập vừa có chức năng hướng dẫn tự học với E-learning, vừa là sản phẩm để Thầy<br />
kiểm tra đánh giá kết quả tự học và Trò tự đánh giá dựa vào đáp án và barem. Căn cứ vào mục tiêu<br />
và nội dung bài học trên E-learning, Thầy thiết kế phiếu theo các câu hỏi, bài tập, câu đố,. . . bám<br />
sát mục tiêu kiến thức và kĩ năng bài học kèm theo các hướng dẫn cụ thể về địa chỉ bài học, cách<br />
thu thập xử lí thông tin từ việc tự học các dạng bài học trên E-learning để Trò thực hiện và hoàn<br />
thành các nhiệm vụ học tập nêu trong Phiếu.<br />
Các hoạt động chính và sản phẩm hoạt động<br />
Khoảng thời gian 45 phút/ tiết học trên lớp là cơ hội để Thầy và Trò được giáp mặt nhau,<br />
trao đổi trực tiếp các thông tin, thông tin dạng “face to face” có giá trị giáo dục to lớn về mặt xã<br />
hội, thực hiện trụ cột thứ tư trong bốn trụ cột của giáo dục đã được UNESCO công bố là “học để<br />
chung sống với mọi người”, đây là một đặc thù mà hình thức học tập trực tuyến không thể thay thế<br />
ở nhà trường phổ thông.<br />
Các hoạt động chính trong tiết học là:<br />
a. Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà với E-learning của Trò (ứng với Pha II trong quy<br />
trình dạy – tự học tại Bảng 1).<br />
Đây là hoạt động đầu tiên của Pha II trong quy trình dạy – tự học tiếp nối quá trình tự học ở<br />
nhà với E-learning, học sinh mang sản phẩm tự học đến lớp, mong chờ được kiểm tra, khen ngợi,<br />
đánh giá, giải đáp thắc mắc. . . Hoạt động kiểm tra đánh giá sản phẩm tự học ở nhà có tác dụng<br />
lớn khuyến khích Trò tự học, phát huy các chức năng của tự học ở nhà: rèn luyện kĩ năng tự học<br />
không có hướng dẫn trực tiếp của GV tính tự giác, tự lực, ý chí, tính kế hoạch hóa hoạt động học,<br />
các hành động trí tuệ cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. . . ), rèn<br />
luyện được các phẩm chất tư duy đặc biệt là tư duy độc lập. Trò trình bày, thuyết minh sản phẩm<br />
học, trao đổi chất vấn, phản biện Trò – Trò, Thầy-Trò<br />
Nội dung và hình thức hoạt động:<br />
- Thầy trình chiếu đáp án và thang điểm, Trò thực hiện đánh giá đồng đẳng.<br />
- Đại diện học sinh nhóm Giỏi, nhóm Khá, nhóm Trung bình, nhóm Yếu thuyết minh sản<br />
phẩm học; các học sinh khác lắng nghe, chất vấn, trả lời. Thầy đóng vai trò hướng dẫn, trọng tài.<br />
b. Trò nêu câu hỏi, thắc mắc<br />
Trong quá trình học tập trên lớp, HS được có cơ hội nêu những câu hỏi, thắc mắc của mình.<br />
Lúc đó, bằng việc chia sẻ và so sánh kết quả tiếp nhận kiến thức của mình với GV và các bạn cùng<br />
lớp, HS được rèn luyện các kĩ năng trình bày, lập luận bằng ngôn ngữ vật lí, kĩ năng đặt câu hỏi về<br />
một đối tượng vật lí, kĩ năng lựa chọn và đánh giá nguồn thông tin khác nhau. Ngoài ra, HS xác<br />
định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bản thân trong học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
96<br />
Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông<br />
<br />
<br />
c. Thầy hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức/kĩ năng<br />
Sau khi Trò trình bày các sản phẩm tự học, Thầy tiến hành nhận xét, hợp thức hóa kiến<br />
thức/kĩ năng bám sát mục tiêu bài học. Hình thức chung được sử dụng để hệ thống hóa bài học là<br />
bản đồ tư duy hoặc sơ đồ. Dựa trên kết quả trình bày của HS, GV nắm bắt tư tưởng, cách suy luận<br />
của HS để uốn nắn sai sót về cách tư duy, lập luận, trình bày của HS. Qua đó, HS được rèn luyện<br />
các kĩ năng tư duy, đánh giá và tự đánh giá, tự điều chỉnh, ghi chép, tổng kết và hệ thống các kiến<br />
thức đã học một cách logic.<br />
d. Nâng cao kiến thức và giao nhiệm vụ tự học ở nhà với E-learning tiếp theo<br />
Hoạt động này giúp HS nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức được học. Ngoài ra<br />
HS được rèn luyện các kĩ năng tư duy sáng tạo, được giáo dục thế giới quan thẩm mĩ, thấy được ý<br />
nghĩa và tầm quan trọng của kiến thức được học trong thực tế. Hoạt động hướng dẫn tự học ở nhà<br />
với E-learning được thực hiện bằng bàn giao Phiếu học tập mới.<br />
2.3.2. Quy trình thiết kế bài học trên lớp theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của<br />
E-learning<br />
Căn cứ quy trình ba pha, đặc điểm bài học trên lớp của mô hình dạy – tự học, một số điểm<br />
tương đồng giữa mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning và mô hình dạy học “vừa đúng<br />
lúc” (Just – in – Time Teaching) [12], chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế bài học trên lớp theo mô<br />
hình dạy – tự học như sau.<br />
Bước 1. Nghiên cứu mục tiêu bài học theo Chuẩn và nội dung kiến thức SGK;<br />
Bước 2. Nhập vai HS đọc các dữ liệu liên quan đến bài học đã có trên E-learning;<br />
Bước 3. Xác định mục tiêu cụ thể về kĩ năng tự học;<br />
Bước 4. Thiết kế phiếu hướng dẫn tự học ở nhà với E-learning;<br />
Bước 5. Thiết kế bản đồ tư duy hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức bài học;<br />
Bước 6. Thiết kế các hoạt động của học sinh bám sát các hoạt động chính đã nêu ở 2.3.1.3.<br />
2.3.3. Ví dụ bài học thiết kế theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning<br />
Bài 53. Phóng xạ (Vật lí 12 Nâng cao)<br />
a. Mục tiêu bài học<br />
Về kiến thức, kĩ năng thái độ theo Chuẩn: Nêu được định nghĩa hiện tượng phóng xạ, bản<br />
chất và tính chất của các loại tia phóng xạ, phát biểu và viết được hệ thức định luật phóng xạ, nêu<br />
được một số ứng dụng của các đồng vị phóng xạ, vận dụng được định luật phóng xạ để giải một<br />
số bài tập trong chương trình. Ý thức được và có biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng<br />
đồng trước tác động nguy hiểm của chất phóng xạ.<br />
Về kĩ năng tự học: Kĩ năng đọc, quan sát, lựa chọn, thu thập, xử lí thông tin từ dữ liệu đa<br />
phương tiện (phim, mô phỏng, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, bảng số liệu,...) của bài phóng xạ trên<br />
E-learning để độc lập hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà; kĩ năng vận dụng các kiến thức toán<br />
học như lũy thừa, logarit. . . ; Kĩ năng báo cáo, thuyết trình; Kĩ năng hoạt động nhóm.<br />
b. Chuẩn bị<br />
- Giáo viên chuẩn bị:<br />
- Dữ liệu bài Phóng xạ trên E-learning để HS tự học ở nhà.<br />
Bài tự học ”Phóng xạ” được đăng tải tại địa chỉ http://schoolviet.com chia làm 4 module<br />
ứng với 4 đơn vị kiến thức: Hiện tượng phóng xạ, Các tia phóng xạ, Định luật phóng xạ và độ<br />
phóng xạ, Đồng vị phóng xạ và các ứng dụng. Các module được thiết kế trực quan bằng cách tích<br />
hợp multimedia (xem hình 3). Với mỗi module đều có phần kiểm tra đầu vào, đầu ra. Kiểm tra đầu<br />
vào chính là kiểm tra những điều kiện tiền đề để học kiến thức của module đó. HS được xác nhận<br />
<br />
97<br />
Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi<br />
<br />
<br />
đã học xong một module khi hoàn thành đúng 80% các câu hỏi kiểm tra cuối module. Nội dung<br />
câu hỏi kiểm tra chú trọng hỗ trợ cá nhân hóa việc học và tích cực hóa hoạt động nhận thức của<br />
HS. Mỗi module còn có phần luyện tập, nội dung các câu hỏi và bài tập luyện tập tăng dần về độ<br />
khó theo cấu trúc chương trình hóa dạng phân nhánh, phù hợp với từng mức độ nhận thức và tư<br />
duy của từng đối tượng HS.<br />
Những dữ liệu này được hệ thống quản lí học tập LMS (Learning Management Systems)<br />
phân phối đến HS đồng thời làm cơ sở để LMS quản lí và cho thông tin phản hồi kết quả học tập<br />
của chính HS đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Module 3 – Định luật Phóng xạ<br />
<br />
Phiếu học tập bài Phóng xạ yêu cầu Trò hoàn thành trước giờ học bằng việc tự học trên<br />
E-learning;<br />
Thiết kế bản đồ tư duy để hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức bài học (xem hình 4).<br />
- Học sinh chuẩn bị: tự học bài ”Phóng xạ” trên E-learning, hoàn thành Phiếu học tập.<br />
<br />
98<br />
Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Bản đồ tư duy bài “Phóng xạ”<br />
<br />
c. Tiến trình dạy học trên lớp<br />
Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của Trò: Thầy công bố sơ đồ đánh<br />
giá đồng đẳng, trình chiếu đáp án, thang điểm để Trò đánh giá các phiếu học tập. Thầy tập hợp các<br />
Phiếu học tập theo 3 nhóm: Khá Giỏi, Trung bình, Yếu dựa vào điểm số.<br />
<br />
Đơn vị kiến thức Câu hỏi<br />
Hiện tượng phóng xạ là gì? Nêu ví dụ về hiện tượng phóng xạ? Có thể<br />
I. Hiện tượng dùng tác động bên ngoài như tăng nhiệt độ hay áp suất của môi trường<br />
phóng xạ xung quanh nguồn phóng xạ để làm thay đổi quá trình phân rã phóng xạ<br />
được không? Tại sao?<br />
So sánh bản chất và tính chất của các loại tia phóng xạ. Tia phóng xạ<br />
II. Các tia phóng xạ<br />
không nhìn thấy được, bằng cách nào để nhận biết được chúng?<br />
Chu kì bán rã là gì? Chu kì bán rã của Radon 219 là 4 s, của Cacbon14<br />
III. Định luật<br />
là 5730 năm nghĩa là gì? Biểu thức nào biểu thị định luật phóng xạ? Độ<br />
phóng xạ. Độ<br />
phóng xạ là gì? Biểu thức nào liên hệ độ phóng xạ và số lượng hạt nhân<br />
phóng xạ<br />
phân rã? Độ phóng xạ của một gam Radi 226 là 1 Curi (Cr) nghĩa là gì?<br />
Phương pháp nguyên tử đánh dấu là gì? Được ứng dụng như thế nào?<br />
IV. Đồng vị phóng<br />
Câu hỏi bài học: Phương pháp nào để xác định niên đại của một xác ướp<br />
xạ và ứng dụng<br />
được khai quật? Trình bày nguyên lí của phương pháp này.<br />
<br />
<br />
Hoạt động 2: Thầy tổ chức để Trò thuyết trình, báo cáo về sản phẩm tự học; các Trò trao<br />
đổi thảo luận theo trình tự phát triển nội dung bài học nhằm trả lời được các câu hỏi nội dung sau<br />
đồng thời bổ sung hoàn chỉnh sản phẩm tự học.<br />
<br />
99<br />
Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi<br />
<br />
<br />
Hoạt động 3: Hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy.<br />
Việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy sẽ rèn luyện cho HS cách ghi<br />
chép, tóm tắt nội dung bài học một cách khoa học, giúp HS ghi nhớ kiến thức dễ dàng và sâu sắc<br />
hơn. Khi hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy, HS có được cái nhìn tổng quát từ đó có thể<br />
định hướng tư duy một cách logic, có hệ thống qua đó góp phần rèn luyện kĩ năng tự học, phát huy<br />
tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập của HS.<br />
Hoạt động 4: GV giao nhiệm vụ tự học ở nhà cho bài tiếp theo.<br />
Bài học thiết kế này đã được dạy thực nghiệm, kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi và<br />
hiệu quả của mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Như vậy, thông qua việc tổ chức cho HS tự học ở nhà với E-learning, GV đã hướng dẫn cho<br />
HS rèn luyện và trau dồi các kĩ năng tự học. HS tự học một cách có định hướng theo ba pha: tự học<br />
cá nhân với E-learning (pha 1), chủ động điều phối hoạt động học tập của mình trong môi trường<br />
lớp học với bạn với thầy để xã hội hóa sản phẩm học (pha 2), hợp thức hóa hệ thống hóa kiến thức,<br />
quan sát mẫu (pha 3). Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning tương đồng với mô hình<br />
dạy học ”vừa đúng lúc” (JiTT) ở các yếu tố: người học tự học với Web trước giờ lên lớp, hoạt động<br />
trong lớp phản hồi kết quả tự học, phát triển nhận thức. Song có nhiều điểm khác biệt như JiTT<br />
không lập Web riêng mà sử dụng nguồn đã có trên mạng, nhiệm vụ tự học không được yêu cầu thể<br />
hiện bằng những sản phẩm cá nhân để thực hiện đánh giá và tự đánh giá; mục tiêu của JiTT không<br />
nhấn mạnh dạy cách học,....Có thể nói mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning là sự vận<br />
dụng kết hợp mô hình dạy – tự học của Nguyễn Cảnh Toàn và mô hình JiTT vào giáo dục trung<br />
học phổ thông trong thời đại công nghệ thông tin. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp<br />
tục được nhân rộng cho các nội dung khác của chương trình Vật lí cũng như cũng có thể mở rộng<br />
cho các môn học khác để hiện thực hóa định hướng giáo dục phát triển năng lực tự học – một năng<br />
lực chung, cốt lõi cho người học.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Đỗ Ngọc Thống, 2011. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng<br />
lực. Nguồn:<br />
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&CategoryID=6&News=4119<br />
[2] Nguyễn Cảnh Toàn, 1997. Quá trình dạy – tự học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[3] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, 2001. Quá trình dạy –<br />
tự học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[4] Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, 2002. Học và dạy cách học.<br />
Nxb Đại học Sư phạm.<br />
[5] Nguyễn Cảnh Toàn, 2001. Tuyển tập tác phẩm, tập II, Tự giáo dục, tự học tự nghiên cứu.<br />
Trường ĐHSP Hà Nội – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.<br />
[6] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, 2001. Học và dạy<br />
cách học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[7] Rubakin N.A, 1982. Tự học như thế nào? (Nguyễn Đình Côi dịch). Nxb Thanh niên, Hà Nội.<br />
[8] Novak, G and Patterson, ET, 2010. Getting Started with JiTT. In Just-in-Time Teaching:<br />
Across the Disciplines, Across the Academy, Simkins S, and Maier M (Eds.), Sterling, VA:<br />
Stylus Publishing.<br />
<br />
100<br />
Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông<br />
<br />
<br />
[9] Mai Văn Trinh, Trương Thị Phương Chi, 2011. Xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ dạy học<br />
phần Quang hình học (Vật lí 11). Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 10/2011, trang 96-97.<br />
[10] Lê Thanh Huy, 2011. Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tự học của sinh viên với sự hỗ trợ<br />
của E-learning trong đào tạo theo tín chỉ. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế ”Giáo dục đại<br />
học- Hiện tại và tương lai”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tr 116.<br />
[11] Lê Trọng Dương, 2006. Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Toán<br />
hệ Cao đẳng sư phạm. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.<br />
[12] Gavrin, L, 2010. Using Just-in-Time Teaching in the Physical Sciences. In Just-in-Time<br />
Teaching: Across the Disciplines, Across the Academy, Simkins S, and Maier M (Eds.),<br />
Sterling, VA: Stylus Publishing.<br />
[13] Tsunesaburo Makiguchi, 1994. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Nxb Trẻ.<br />
[14] http://jitdl.physics.iupui.edu<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
A model of teaching – self-learning with the help of e-learning<br />
<br />
Self-learning is defined as a core capacity that schools have to build and develop for<br />
students to teach a curriculum that will develop student capacity, all according to Resolution No.<br />
29-NQ/TW on fundamental and comprehensive innovation in education. This article introduces<br />
the research result of one teaching–learning model in order to show how this can be applied<br />
in teaching high school physics. The model is called teaching–self-learning with the help of<br />
e-learning, applied when learning 12th grade nuclear and atom physics.<br />
Keywords: Self-learning, teaching–self-learning, e-learning, Just-in-Time Teaching,<br />
nuclear.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
101<br />