intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ TRẦN ĐỀ

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

357
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảng Trần Đề nằm bên bờ phải sông Hậu, thuộc khu vực cửa Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng. Bắt đầu xây dựng vào năm 2000, đến năm 2002 thì hoàn thành và đưa vào hoạt động. Là một trong 20 cảng cá của bộ thủy sản được đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB).Tổng số vốn đầu tư là 40 tỉ đồng với 21 hạng mục công trình. Tổng dự án Trung ương - Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ NN và PTNT) để đưa vào khai thác phục vụ cho tàu thuyền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ TRẦN ĐỀ

  1. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ TRẦN ĐỀ I.1 Qui mô và sự hoạt động của cảng I.1.1. Qui mô Cảng Trần Đề nằm bên bờ phải sông Hậu, thuộc khu vực cửa Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng. Bắt đầu xây dựng vào năm 2000, đến năm 2002 thì hoàn thành và đưa vào hoạt động. Là một trong 20 cảng cá của bộ thủy sản được đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB).Tổng số vốn đầu tư là 40 tỉ đồng với 21 hạng mục công trình. Tổng dự án Trung ương - Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ NN và PTNT) để đưa vào khai thác phục vụ cho tàu thuyền đánh bắt hải sản của tỉnh và các vùng lân cận. Với diện tích 16 ha, trong đó 4 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, 12 ha cho các doanh nghiệp đầu tư vào cảng để đầu tư xây dựng phục vụ cho công tác
  2. thu mua, sơ chế các sản phẩm thủy sản như: nhà máy chế biến chả cá, nhà máy sản xuất bột cá, nhà máy nước đá, cơ sở sơ chế Thủy Sản, thu mua, trụ sở cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và các cơ sở phục vụ cho nghề cá khác. Bên cạnh đó còn có một số hạng mục công trình khác như: hệ thống cấp thoát nước, điện, các nhà quản lý, điều hành hoạt động của cảng… I.1.2. Hoạt động của cảng Sóc Trăng là một trong 28 tỉnh thành ven biển ở Việt Nam với 32 km bờ biển, 3 cửa sông lớn là: cửa Định An (giáp với Trà Vinh), cửa Trần Đề và cửa Mỹ Thanh. Hiện nay, Sóc Trăng có khoảng 1050 tàu cá có đăng kí giấy phép hoạt động, trong đó có 250 tàu đánh bắt xa bờ (công suất trên 90 CV) với đầy đủ máy định vị, tầm ngư, thông tin tầm xa. Mỗi năm, cảng Trần Đề đón trên 2.600 lượt tàu từ khắp nơi về neo đậu, lên xuống hàng hóa. Có 34.000 lượt phương tiện ra vào cảng để vận chuyển các sản phẩm thủy sản cũng như các vật tư phục vụ cho việc khai thác như: dầu, thực phẩm, hàng hóa… Nghề khai thác chính ở đây chủ yếu là nghề lưới cào, lưới kéo. Sản lượng
  3. khai thác đạt 42.000 tấn/năm. Mùa vụ đánh bắt được chia thành 2 mùa: mùa Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam ( từ tháng 4 đến tháng 9). I.2. Thuận lợi và khó khăn của cảng I.2.1.Thuận lợi Vị trí cảng cách cửa biển 12 km rất thuận tiện cho tàu ra vào cảng. Đặc biệt đây là nơi gần nhất giữa đất liền và quần đảo Trường Sa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng cá, giúp cho việc vận chuyển cá của tàu được nhanh chóng, làm giảm chi phí hoạt động đánh bắt. Ngoài ra, cảng nằm ngay cửa sông Hậu rất thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền tránh bão. Chính quyền nơi có cảng đã đưa ra những chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào khu vực cảng. I.2.2. Khó khăn
  4. Cầu cảng hiện nay (giai đoạn 1) không đáp ứng được lượt tàu neo đậu gây khó khăn, tình trạng quá tải khi tàu thuyền cập cảng nhiều gây ách tắc, khó quản lý. Bến cập tàu dưới 90CV được thiết kế theo chiều nghiêng, không hợp lý nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu cập cảng của tàu thuyền. Do vị trí cảng cách cửa biển 12 km nên luồng tàu từ cửa Trần Đề vào cảng thường bị bồi lắng gây khó khăn và nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào cảng. Thêm vào đó, ý thức chưa tốt của một số ngư dân trong việc thực hiện nội quy của cảng cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều động tàu cập cảng để bốc dỡ hàng hoá. I.3. Hoạt động của chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại cảng Trần Đề Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong hai chi cục thủy ngư của tỉnh Sóc Trăng bao gồm: Phòng quản lý hành chánh, Phòng Quản lý nguồn lợi, Phòng Quản lý khai thác và dịch vụ hậu cần thuỷ sản. Hiện nay có 2 tàu kiểm ngư. Hướng tới thành lập chi cục kiểm ngư để quản lý
  5. chặt chẽ hơn các hoạt động của cảng. Chức năng chính của chi cục là bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nội đồng và ven biển, kiểm soát chặt chẽ việc thu chi của cảng. Ngoài ra Ban quản lý cảng đã đề ra phương hướng phát triển cảng theo hướng bền vững nên thời gian qua hoạt động của cảng và đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, công tác kêu gọi thu hút đầu tư vào khu vực cảng luôn được các cơ quan, ban ngành quan tâm. Hiện nay, cảng cá Trần Đề đã thu hút được 71 doanh nghiệp và tổ chức tham gia đầu tư sản xuất vào cảng với 14 cơ sở, hạng mục chế biến và nhiều hạng mục công trình khác. Chi cục có chức năng tuyên truyền, vận động, nhưng chưa có hình thức xử phạt. Vì vậy, thành quả quản lý của chi cục chưa cao, còn nhiều hạn chế. I.4. Công tác cứu hộ Để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trong khu vực cảng, Ban quản lý cảng cá Trần Đề thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ đội Biên phòng, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…kịp thời giải quyết những tình huống khẩn cấp phát sinh trong hoạt động của cảng.
  6. Với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, công nhân viên làm việc tại cảng, năm 2008, cảng cá Trần Đề đã đảm bảo an toàn cho 2.600 lượt tàu thuyền ra vào cảng, bốc dỡ 19.680 tấn hàng thuỷ sản và 84.720 tấn hàng hoá khác, đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc lưu thông hàng hoá, giảm tổn thất sau thu hoạch. I.5. Mục tiêu, định hướng phát triển của cảng Trần Đề Nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình không phù hợp với điều kiện thực tế với số vốn đầu tư là 40 tỉ. Với nguồn vốn 230 tỉ được đầu tư xây dựng mở rộng cầu cảng trong giai đoạn 2 cho diện tích là 24 ha. Xây dựng 5 cảng cá loại 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2