intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THÂM CANH (Ấp Thạch Động-Mỹ Đức-Hà Tiên-Kiên Giang)MÔ

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

313
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THÂM CANH (Ấp Thạch Động-Mỹ Đức-Hà Tiên-Kiên Giang) MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THÂM CANH (Ấp Thạch Động-Mỹ Đức-Hà Tiên-Kiên Giang) I. Đặc điểm sinh học của cá Chẽm (Lates calcarifer): 1. Đặc điểm phân loại và hình thái Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên tiếng Anh là seabass và được phân loại như sau: Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Serranidae .Giống: Lates Loài: Lates calcarifer Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THÂM CANH (Ấp Thạch Động-Mỹ Đức-Hà Tiên-Kiên Giang)MÔ

  1. MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THÂM CANH (Ấp Thạch Động-Mỹ Đức-Hà Tiên-Kiên Giang) MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THÂM CANH (Ấp Thạch Động-Mỹ Đức-Hà Tiên-Kiên Giang) I. Đặc điểm sinh học của cá Chẽm (Lates calcarifer): 1. Đặc điểm phân loại và hình thái Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên tiếng Anh là seabass và được phân loại như sau: Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Serranidae
  2. Giống: Lates Loài: Lates calcarifer Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia mềm. Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên. Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng. 2. Tính ăn -Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình. -Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật (20%) mà chủ yếu là tảo khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%).
  3. -Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30%. -Cá chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ thể của chúng. -- Cá chẽm chỉ bắt mồi sống và di động. 3. Đặc điểm phân bố -Là loài có biên độ sống rất rộng, cá chẻm có thể sống trong điều kiện nuớc mặn (20 – 40‰), hoặc nước lợ (3 – 10 ‰). Người ta phát hiện cá chẻm tại các vùng ven biển cửa sông và cả trên ruộng lúa. -Cá chẽm có thể thích ứng với nhiệt độ từ 21 – 39oC, nhưng nhiệt độ thích hợp cho sự đẻ trứng từ 26 - 34oC; giai đoạn phát triển của phôi và cá bột từ 25 - 35 oC, thích hợp nhất là từ 27 – 28oC; cá giống đến cá trưởng thành là 21 - 39oC, thích hợp nhất 27 - 30oC -Phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông và 1600 Tây, Vĩ tuyến 260 Bắc và 250 Nam. -Cá trưởng thành có tập tính di cư xuôi dòng ra biển có độ mặn cao (30 – 40‰), nước yên tĩnh và trong để sinh sản vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 - tháng 8, cá con theo thủy triều tiến sâu vào các thủy vực ven biển và cửa sông để sinh sống và phát
  4. triển. Hầu hết thời gian sinh trưởng của cá chẻm là thủy vực nước lợ ven bờ. II. Qui trình nuôi cá Chẽm trong ao đất: 1. Thiết kế ao nuôi: -Diện tích ao nuôi của hộ tham quan 900- >1000 m2 -Tổng số ao là 5 ao -Độ sâu ao: 1.8-2m -Độ sâu mực nước khoảng 1.2-1.3m -Nạo quét mương bao mỗi vụ nuôi: nạo bùn 2 lớp leng (khoảng 50cm), ngang 3m, sao cho sạch lớp bùn non. -Phơi ao cho khô, nứt chân chim thì cấp nước vào. -Xử lí nước đầu vụ: sau khi cấp nước vào ao thì đo pH, độ kiềm, nếu pH thấp (vì vùng này là vùng đất bãi chà- phèn cao) cần bón vôi để nâng pH lên khoảng 7-8 tối ưu hóa điều kiện phát triển của cá. -Bờ ao phải được xây kiên cố, cấp nước bằng máy bơm. 2. Thả giống:
  5. -Giống được thu mua từ Thái Lan -Kích cỡ con giống thả nuôi khoảng 5cm (có giá là 2200-2300 VNĐ/con) -Con giống mua về sẽ được nuôi nhốt trong mùng khoảng 30-45% ngày để nuôi dưỡng bằng thuốc bổ (vitamin C) được trộn vào thức ăn cá phân cắt mịn, cách này giúp cá nâng cao sức đề kháng, khỏe mạnh, giảm tỉ lệ chết sau khi thả nuôi vào các ao. -Mật độ thả là: 1 con/m2 -Sau khi nuôi nhốt trong mùng khoảng 30-45 ngày thì cá sẽ được lựa chọn đồng cỡ (tránh hiện tượng ăn nhau) thả vào mùng ở các ao đã bố trí sẵn khoảng 10-15 ngày, điều này giúp cá tập trung một chỗ thuận lợi cho việc cho ăn khi cá còn nhỏ. 3. Quản lí ao nuôi: a. Cho ăn: -Cho ăn ngày 2 lần vào sáng 7h và chiều 16h -Cho ăn tất cả các giai đoan đều bằng cá phân và tùy theo giai đoạn mà cắt thức ăn phù hợp cỡ miệng của cá. -Giai đoạn cá nhỏ: cắt mịn cá phân và trộn thêm thuốc bổ (vitamin C) rải trực tiếp xuống ao
  6. -Giai đoạn cá ≥ 500g: cho ăn 10% trọng lượng thân tức khoảng 50kg cá phân/1000 con/lần ăn. b. Quản lí nước: -pH: 7-8 -Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá là khoảng 27-30ºC -Độ mặn: cá Chẽm là loài có độ rộng muối lớn, dao động trong khoảng từ 0-30‰, nhưng độ mặn tối ưu cho sự tăng trưởng của cá vào khoảng -Thay nước: cách mỗi 10-15 ngày thay 30-40%, bơm trược tiếp nước biển vào ao, sau khi bơm cần đo lại độ kiềm, pH để điều chỉnh cho phù hợp. 4. Thu hoạch: -Sau khi thả nuôi khoảng hơn 5 tháng đến 6 tháng thì thu hoạch -Lúc này cá đạt khoảng 700-800g/con, có giá trị khoảng 100000 VNĐ/Kg. -Thu hoạch bằng cách kéo lưới, thu toàn bộ cá, chú ý khi thu hạch cần đeo bao tay tránh bị xây xát do gai nắp mang cá gây ra. 5. Thuận lợi và khó khăn:
  7. a. Thuận lợi: -Là loài thích nghi tốt với môi trường. Ít bệnh, sức đề kháng tốt. -Vùng thả nuôi là vùng đất biên giới được ưu tiên, hỗ trợ về giá thuê đất nên giảm được phần lớn chi phí 100000 VNĐ/100m2 -Gần nguồn thức ăn cá tạp, cá phân nên giảm được chi phí thức ăn. b. Khó khăn: -Nguồn giống khan hiếm -Là vùng đát bãi chà nên phèn cao, rất khó nâng cao pH đến mức thích hợp cho sự phát triển của cá. -Đường nước không thuận lợi để lấy nước tương đối sạch cho toàn vụ nuôi. -Nguồn thức ăn viên hạn chế nên khó tăng qui mô, mật độ nuôi và cả hình thức nuôi siêu thâm canh cũng gặp nhiều khó khăn bởi nguồn giống và thức ăn quá ít. 6. Biện pháp khắc phục: -Cần được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để mở rộng qui mô nuôi trồng tại
  8. những vùng lân cận có nền đáy tương đối dẻ, tránh hiện tượng xì phèn làm hạ pH. -Thức ăn thủy sản cần được quan tâm hơn nữa để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng qui mô lớn của người dân nơi đây -Nguồn giống là một vấn đề hết sức quan trọng cần được giải quyết dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên trách như chi cục thủy sản tỉnh, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học công nghệ tỉnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2