intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mở rộng lãnh thổ xuống phía nam - Chiến tranh với Champa (thế kỷ XI-XVII)

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vị trí của Chăm pa Nhân dân hai nước Champa và Đại Việt đã có quan hệ giao lưu kinh tế văn hoá lâu đời, từng đoàn kết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mở rộng lãnh thổ xuống phía nam - Chiến tranh với Champa (thế kỷ XI-XVII)

  1. Mở rộng lãnh thổ xuống phía nam - Chiến tranh với Champa (thế kỷ XI-XVII) Thứ Ba, 08/03/2011, 03:45 CH | Lượt xem: 337 Vào thế kỷ VII, VIII ở vùng Trung Trung Bộ ngày nay ra đời nước Champa (gọi là Chiêm Thành), cư dân chủ yếu là người Chăm. Vị trí của Chăm pa Nhân dân hai nước Champa và Đại Việt đã có quan hệ giao lưu kinh tế văn hoá lâu đời, từng đoàn kết
  2. giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung. Tuy nhiên, chính quyền phong kiến thống trị hai nước đã nhiều lần gây ra những cuộc chiến tranh giữa hai nước. Giữa thế kỷ XI, nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt, đã cho sứ giả xuống xúi giục quốc vương Champa quấy rối biên giới phía nam nước Đại Việt để Đại Việt phải phân tán lực lượng đối phó với cả mặt Bắc hai - Nam. Để loại trừ mối uy hiếp từ phía nam, yên tâm lo việc phương Bắc, phá âm mưu liên kết của nhà Tống với Champa, năm 1069, vua Lý và Lý Thường Kiệt chỉ huy một đạo quân tiến vào đất Champa, đánh phá kinh thành Chà Bàn (An Nhơn, Bình Định), đánh tan lực lượng quân sự Champa, bắt vua Champa phải cắt đất ba châu (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) cho nhà Lý, sau đó rút quân về nước.
  3. Cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa Đại Việt và Champa. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, vua Champa dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên). Biến giới nước Đại Việt ở phía nam đến đèo Hải Vân. Vào nữa sau thế kỷ XIV, nhân nhà Trần suy yếu, quốc vương nổi tiếng của Champa là Chế Bồng Nga mở nhiều cuộc tiến công đánh phá vùng biến giới Đại Việt rồi đánh ra Châu Diễn (Nghệ An), Châu Ái (Thanh Hóa), có lần tiến theo sông Hồng đánh vào
  4. tận Thăng Long. Triều Hồ Quý Ly đã ba lần tiến đánh Champa, chiếm đất lập thành hộ Thăng Hoa (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Năm 1446-1447, nhà Lê lần tiến đánh hai Champa. Lần thứ hai, sau thắng trận, nhà Lê chiếm một phần đất Champa cùng với lộ Thăng Hoa lập thành đạo Quảng Nam (gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), mở rộng biên giới đến đèo Cù Mông. Cũng từ thế kỷ XV, các thế lực thống trị Champa xung đột tranh chấp nhau, chia nước Champa thành ba nước nhỏ. Sang thế kỷ XVII, họ Nguyễn xây dựng thế lực ở Đàng Trong, các chúa Champa nhiều lần cầu cứu họ Nguyễn để đánh lẫn nhau. Nhân đó, họ Nguyễn lấn chiếm dần phần đất Champa. Còn lại nhân dân Chăm
  5. trở thành một thành phần của dân tộc Việt Nam, sống hoà hợp với các thành phần dân tộc khác. Nguồn: Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng  toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2