intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối liên quan giữa P53,EFGR, HER2 và thời gian sống thêm ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) được điều trị phác đồ tc bổ trợ trước phẫu thuật và hoặc xạ trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 và mối liên quan tới thời gian sống thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III-IV. Đối tượng nghiên cứu gồm những BN được chẩn đoán là ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hóa chất bổ trợ trước bằng phác đồ TC, sau đó phẫu thuật và/ hoặc xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối liên quan giữa P53,EFGR, HER2 và thời gian sống thêm ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) được điều trị phác đồ tc bổ trợ trước phẫu thuật và hoặc xạ trị

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 2. Lankisch, P.G., M. Apte, and P.A. Banks, Acute pancreatitis. Lancet, 2015. 386(9988): p. 85- 96. 3. Peter A. Banks, M.D., M.A.C.G, Practice guidelines in acute pancreatitis. Am J Gastroenterol, 2006. 101(10): p. 2379-2400. 4. Satoh, K., et al., Nationwide epidemiological survey of acute pancreatitis in Japan. Pancreas, 2011. 40(4): p. 503-507. 5. Nguyễn Gia Bình, H.Đ.C., Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp do tăng Triglycerid. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, 2012. Bệnh Viện Bạch Mai. 6. Tang, J.C.F. Acute Pancreatitis. Gastroenterology 2019 [cited 2019 Jul 25]. 7. Hằng, N.T., Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng và hình ảnh siêu âm của Viêm tụy cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, 2002. Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Jeon, T.J. and J.Y. Park, Clinical significance of the neutrophil-lymphocyte ratio as an early predictive marker for adverse outcomes in patients with acute pancreatitis. World J Gastroenterol, 2017. 23(21): p. 3883-3889. MỐI LIÊN QUAN GIỮA P53,EFGR, HER2 VÀ THỜI GIAN SỐNG THÊM UNG THƯ LƯỠI GIAI ĐOẠN III, IV (M0) ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ TC BỔ TRỢ TRƯỚC PHẪU THUẬT VÀ/HOẶC XẠ TRỊ Ngô Xuân Quý * * ThS - Khoa Ngoại đầu cổ - Bệnh viện K Email: ngoxuanquy1979@gmail.com Số điện thoại: 0963512222. TÓM TẮT: Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 và mối liên quan tới thời gian sống thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III- IV. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm những BN được chẩn đoán là ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hoá chất bổ trợ trước bằng phác đồ TC, sau đó phẫu thuật và/ hoặc xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2018 Kết quả: Thời gian sống trung bình 36,48 ± 2,23 tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt 24,1%. Tỷ lệ bộc lộ EGFR, Her2, p53 dương tính lần lượt là 36,8; 4,8% và 33,6%. Thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR dương tính ngắn hơn thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,016. Chưa thấy mối tương quan giữa tình trạng bộc bộ Her2, p53 và thời gian sống thêm Kết luận: Tỷ lệ bộc lộ EGFR, Her2, p53 dương tính lần lượt là 36,8; 4,8% và 33,6%. Tình trạng bộc lộ EGFR có ảnh hưởng tới thời gian sống thêm. Từ khoá: ung thư lưỡi giai đoạn III, IV, hoá chất bổ trợ trước, sống thêm, p53, EGFR, Her2 Abstract: THE RELATIONSHIP BETWEEN EGFR, HER2, P53 WITH OVERALL SURVIVAL IN OUTCOME OF PATIENTS WITH STAGE III-IV (M0) MOBILE TONGUE CANCER TREATED BY TC FOLLOWED BY SURGERY AND/OR RADIATION Objectives: We aimed to identify the rate of expression of EGFR, Her2, p53 and the result of overall survival in neoadjuvant chemotherapy with TC in patients with stage III-IV(M0) mobile tongue cancer followed by surgery and/or radiation. The relationship between expression of EGFR, Her2, p53 and overall survival were revealed. 291
  2. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Patients and Methods: 125 cases with stage III-IV (M0) mobile tongue cancer were investigated in this prospective study, treated by neoadjuvant chemotherapy with TC regimen followed by surgery and/or radiation at K hospital from 2012 to 2018 Result: Thời gian sống trung bình 36,48 ± 2,23 tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt 24,1%. Tỷ lệ bộc lộ EGFR, Her2, p53 dương tính lần lượt là 36,8; 4,8% và 33,6%. Thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR dương tính ngắn hơn thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,016. Chưa thấy mối tương quan giữa tình trạng bộc bộ Her2, p53 và thời gian sống thêm. The mean overall survival was 36,48 ± 2,23 months. The five-year survival rate was 24,1%. The proportions of expression of EGFR, Her2, p53 were 36,8%; 4,8% và 33,6%, respectively. The expression of EGFR was related with OS of oral patients with stage III-IV (M0), p=0,016. Her2, p53 were not associated with overall survival. Conclusions: The proportions of expression of EGFR, Her2, p53 were 36,8%; 4,8% và 33,6%, respectively. The expression of EGFR was related with OS of oral patients with stage III-IV (M0) Key words: oral tongue cancer, neo-adjuvant chemotherapy, survival rate, EGFR, Her2, p53. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng. Theo GLOBOCAN 2018, hàng năm có khoảng 354.860 ca mắc mới và 177.354 ca tử vong do ung thư khoang miệng với tỷ lệ nam/nữ là 2,27 [1]. Ung thư lưỡi là bệnh có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn ở nước ta còn cao [2]. Do đó cần phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả. Một trong những phương pháp đó là điều trị hoá chất bổ trợ trước (hay còn gọi là điều trị hoá chất trước phẫu thuật và xạ trị). Mục đích của điều trị hoá chất bổ trợ trước nhằm hạ thấp giai đoạn bệnh, tạo thuận lợi cho phẫu thuật, xạ trị, làm giảm các biến chứng, hạn chế di căn xa [3]. Ở Việt Nam cho đến nay nghiên cứu về vai trò của hoá chất bổ trợ trước trong ung thư đầu mặt cổ nói chung, ung thư lưỡi nói riêng còn ít và thường dung phác đồ không có nhóm Taxane. Với phác đồ điều trị bổ trợ trước có nhóm Taxane sẽ làm tăng tỷ lệ đáp ứng, đồng thời tăng tỷ lệ sống thêm một cách có ý nghĩa so với các phác đồ khác. Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy thời gian sống thêm có thể ảnh hưởng bởi một số dấu ấn sinh học phân tử của u như sự bộc lộ p53, Her2, EGFR [4]. Với mong muốn không ngừng cải thiện kết quả điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 và một số yếu tố liên quan thời gian sống thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III- IV. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 125 BN được chẩn đoán là ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hoá chất bổ trợ trước bằng phác đồ TC, sau đó phẫu thuật và/ hoặc xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 01/20112 đến tháng 10/2018. Tất cả BN được xét nghiệm hoá mô miễn dịch các dấu ấn p53, EGFR, Her2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Các BN ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV (M0) theo UICC 2009. - Tuổi < 70. - Các BN được điều trị lần đầu. 292
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 - Chỉ số toàn trạng từ 0-2 theo ECOG - Có chẩn đoán mô bệnh học tại u là ung thư biểu mô vảy. - Chức năng tuỷ xương còn tốt, chức năng gan thận còn tốt - BN không mắc các bệnh cấp và mạn tính trầm trọng có nguy cơ tử vong trong thời gian gần, không mắc bệnh ung thư khác ngoài bệnh ung thư lưỡi. - Được làm xét nghiệm hoá mô miễn dịch p53, EGFR, Her2. - Có thông tin về tình trạng bệnh sau điều trị Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: không đủ các tiêu chuẩn trên 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả lâm sàng. Thời điểm bắt đầu chọn BN vào nghiên cứu: thống nhất lấy ngày vào viện. - Thời điểm kết thúc nghiên cứu: ngày chết hoặc ngày xuất hiện tái phát, di căn; ngày mất theo dõi; bị kiểm duyệt do hết thời gian nghiên cứu 2.3. Các bước tiến hành - Sau khi các bệnh nhân được chẩn đoán là UTL có đầy đủ các tiêu chuẩn trên được điều trị bằng hoá chất phác đồ TC - Chẩn đoán HMMD xác định tỷ lệ và mức độ bộc lộ của các dấu ấn P53, Her2, EGFR - Điều trị phẫu thuật và/hoặc xạ trị sau 3 đợt hoá chất Taxane + Cisplatin 3 chu kỳ. - Thời gian sống thêm toàn bộ, tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm và 5 năm. - Phân tích thời gian sống thêm theo mức độ bộc lộ của các dấu ấn P53, Her2, EGFR. 2.4. Xử lý số liệu - Các thông tin được mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. - Phân tích thời gian sống thêm: sử dụng phương pháp Kaplan - Meier để ước tính thời gian sống thêm. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu 125 bệnh nhân chúng tôi rút ra một số kết quả như sau: Thời gian sống thêm toàn bộ Sống thêm toàn bộ 293
  4. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Biểu đồ 3.1. Đồ thị sống thêm toàn bộ Bảng 3.1. Bảng sống thêm toàn bộ 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm Thời gian sống thêm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm Tỷ lệ % 78,4 60,2 46,5 37,2 24,1 Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt 24,1%. Thời gian sống trung bình 36,48 ± 2,23 tháng Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR Nhận xét: Tỷ lệ bộc lộ EGFR dương tính là 36,8% Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn Her2 m tính Dương tính 4,8 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn Her2 Nhận xét: Tỷ lệ bộc lộ Her2 dương tính là 4,8% Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53 m tính . Dương tính . Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn p53 Nhận xét: Tỷ lệ bộc lộ p53 dương tính là 33,6% 294
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Mối liên quan tình trạng bộc lộ EGFR với thời gian sống thêm Biểu đồ 3.5. Sống thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ EGFR Bảng 3.2. Sống thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ EGFR Dương tính Âm tính Số bệnh nhân 46 79 Thời gian sống trung bình 29,1 40,2 P = 0,016 Nhận xét: Thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR dương tính ngắn hơn thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,016. 295
  6. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Mối liên quan tình trạng bộc lộ Her2 với thời gian sống thêm Biểu đồ 3.6. Sống thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ Her2 Bảng 3.3. Sống thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ Her2 Dương tính Âm tính Số bệnh nhân 6 119 Thời gian sống trung bình 31,6 36,7 P = 0,739 Nhận xét: Chưa thấy mối tương quan giữa tình trạng bộc bộ Her2 và thời gian sống thêm 296
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 483 - THÁNG 10 - SỐ 2 - 2019 Mối liên quan tình trạng bộc lộ p53 với thời gian sống thêm Biểu đồ 3.7. Sống thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ p53 Bảng 3.4. Sống thêm 5 năm theo theo tình trạng bộc lộ p53 Dương tính Âm tính Số bệnh nhân 42 83 Thời gian sống trung bình 39,8 34,7 P = 0,277 Nhận xét: Chưa thấy mối tương quan giữa tình trạng bộc bộ p53 và thời gian sống thêm IV. BÀN LUẬN Sống thêm toàn bộ Việc theo dõi kết quả điều trị, đặc biệt là thời gian sống thêm đối với ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Từ kết quả đó người ta sẽ tiếp tục phương pháp cũ, hay nghiên cứu các phương pháp mới nhằm kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 125 BN, thời gian sống thêm toàn bộ 12 tháng là 78,4%, sau 24 tháng 60,2%, sau 36 tháng 46,5%, sau 48 tháng 37,2% và sau 60 tháng là 24,1%. Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR và mối liên quan tới đặc điểm bệnh học. 297
  8. vietnam medical journal n02 - OCTOBER - 2019 Kết quả của chúng tôi cho thấy, trong số 125 bệnh nhân trong nghiên cứu, có 46 bệnh nhân bộc lộ EGFR dương tính, chiếm 36,8%. Khi so sánh với các tác giả khác, tỷ lệ bộc lộ EGFR dương tính dao động trong khoảng từ 35% - 60% tuỳ theo các nghiên cứu. Nghiên cứu của Xia và cộng sự (1999) trên 111 bệnh nhân ung thư vảy vùng khoang miệng, tác giả dùng hoá mô miễn dịch đánh giá mức độ bộc lộ đối với EGFR, Her2-neu, Her-3 và Her-4, kết quả về bộc lộc EGFR cho thấy có 37% bộc lộ dương tính [5]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Chen và cộng sự (2003) được tiến hành trên 59 bệnh nhân ung thư khoang miệng tại Anh, kết quả cho thấy có 34 bệnh nhân có bộc lộ với EGFR (chiếm 57,6%) [6]. Vanessa (2012), Singla (2016) cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân có EGFR dương tín lần lượt là 53,8% và 57,5% số bệnh nhân [7],[8]. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn Her2 Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn Her2 dao động khác nhau giữa các nghiên cứu khác nhau. Hanken và cộng sự cho kết quả 2% số bệnh nhân có Her2 dương tính khi nghiên cứu trên 196 bệnh nhân ung thư khoang miệng. Vanessa cũng cho kết quả chí có 2,2% số bệnh nhân dương tính với Her2 [7]. Tuy nhiên, tác giả Xia và cộng sự (1999), kết quả cho thấy có tới 36% số bệnh nhân có dương tính với Her2 [5]. Tương tự như vậy Chen và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 59 bệnh nhân ung thư khoang miệng tại Anh, có tới 40,7% số bệnh nhân Her2 dương tính [6]. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả này là 4,8%. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy có thể là do cỡ mẫu của các tác giả chưa đủ lớn và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn p53 Tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có HMMD p53 dương tính là 33,6%. Temam cho kết quả 37% số bệnh nhân trong nghiên cứu của ông có HMMD dương tính tới p53. Tác giả Perrone cũng cho kết quả tương tự, tuy có cao hơn một chút với tỷ lệ là 45%. Sống thêm theo hoá mô miễn dịch Thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR dương tính ngắn hơn thời gian sống thêm ở nhóm có EGFR âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,016. Ở nhóm có EGFR dương tính, thời gian sống thêm trung bình là 29,1 tháng, thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có EGFR âm tính với thời gian sống thêm trung bình là 40,2 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng Her2 và p53 không ảnh hưởng đến thời gian sống thêm với p lần lượt là 0,739 và 0,277. Nghiên cứu của Xia và cộng sự (1999) trên 111 bệnh nhân ung thư vảy vùng khoang miệng, trong đó chỉ có 47 bệnh nhân được đánh giá thời gian sống thêm, kết quả cho thấy cả EGFR và Her2 đều ảnh hưởng tới thời gian sống thêm [5]. Chen và cộng sự (2003) khi phân tích đến thời gian sống thêm, tác giả cho rằng tình trạng bộc lộ EGFR có ảnh hưởng tới thời gian sống thêm, cụ thể ở nhóm bệnh nhân dương tính với EGFR có thời gian sống thêm ngắn hơn so với nhóm âm tính với p = 0,001. Tuy nhiên, tình trạng bộc lộ Her-2 không ảnh hưởng tới thời gian sống thêm, với p = 0,928 [6]. KẾT LUẬN - Thời gian sống trung bình 36,48 ± 2,23 tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt 24,1% - Tỷ lệ bộc lộ EGFR, Her2, p53 dương tính lần lượt là 36,8; 4,8% và 33,6%. - Tình trạng bộc lộ EGFR ảnh hưởng tới thời gian sống thêm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, et al (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 68(6): p. 394-424. 2. Nguyễn Quốc Bảo (2011), Chẩn đoán và điều trị ung thư đầu cổ. Nhà xuất Bản Y Học. Trường Đại học Y Hà Nội 298
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2