YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Mối quan hệ giữa “Entrepreneurial role model - hình mẫu khởi nghiệp” và sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của người trưởng thành trong một nền kinh tế đang chuyển đổi: Sự điều tiết của tuổi
15
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nghiên cứu này tập trung phân tích mối quan hệ giữa “entrepreneurial role models - hình mẫu khởi nghiệp” và quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của người trưởng thành Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bối cảnh Việt Nam bởi vì Việt Nam có quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung sang mô hình kinh tế thị trường khác biệt so với những nước ở Đông Âu và những nước thuộc Liên Xô cũ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa “Entrepreneurial role model - hình mẫu khởi nghiệp” và sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của người trưởng thành trong một nền kinh tế đang chuyển đổi: Sự điều tiết của tuổi
- 70 MỐI QUAN HỆ GIỮA “ENTREPRENEURIAL ROLE MODEL - HÌNH MẪU KHỞI NGHIỆP” VÀ SỰ THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRONG MỘT NỀN KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI: SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA TUỔI Nguyễn Quốc Anh Khoa Khoa học quản lý, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội; Viện Đổi mới sáng tạo, Đại học Dublin, Ireland Nguyễn Văn Tựu, Phạm Viết Cường, Nguyễn Thị Lành Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam Email: lanhnt@dlu.edu.vn Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung phân tích mối quan hệ giữa “entrepreneurial role models - hình mẫu khởi nghiệp” và quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của người trưởng thành Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bối cảnh Việt Nam bởi vì Việt Nam có quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung sang mô hình kinh tế thị trường khác biệt so với những nước ở Đông Âu và những nước thuộc Liên Xô cũ. Việt Nam phát triển dựa trên mô hình “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” từ năm 1986. Dựa trên tập dữ liệu gồm 8,000 người trưởng thành Việt Nam được thu thập bởi Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor Việt Nam - GEM Việt Nam) trong giai đoạn 2013-2017, kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa hình mẫu khởi nghiệp và quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của người trưởng thành Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ này rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với những người trẻ tuổi so với những người lớn tuổi. Kết quả nghiên cứu của bài báo gợi ý các hàm ý chính sách cho các nhà quản lý và hoạch định các chương trình khởi nghiệp cho thế hệ trẻ trong nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Từ khóa: Hình mẫu khởi nghiệp; Hoạt động khởi nghiệp; Việt Nam 1. Giới thiệu: Tại sao nhiều người sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong kinh doanh hơn những người khác? Nhiều nghiên cứu giải đáp câu hỏi này và tập trung vào phân tích tác động của hình mẫu khởi nghiệp trong kinh doanh (Fritsch & Rusakova, 2012; Smallbone & Welter, 2001; Wyrwich et al., 2016). Những nghiên cứu này chỉ ra rằng hình mẫu khởi nghiệp cung cấp những hỗ trợ vật chất như tài chính, thông tin hoặc nhân viên và những hỗ trợ tinh thần như sự khuyến khích, động viên hoặc tạo động lực. Hình mẫu khởi nghiệp được định nghĩa là một tham chiếu của nhiều người, họ là những hình mẫu để người khác noi theo và có thể thúc đẩy người khác đưa ra quyết định nghề nghiệp và đạt được các mục tiêu cụ thể (Bosma và cộng sự, 2012). Sự quen biết và có những mối liên lạc xã hội với những doanh nhân có tác động tích cực đến khả năng trở thành doanh nhân cũng như mong muốn tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân (Davidsson & Honig, 2003; Krueger, 1993; Ozgen & Baron, 2007). Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa vốn xã hội, ví dụ như sự tiếp xúc với hình mẫu khởi nghiệp, và sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp bị ảnh hưởng bởi môi trường nơi có sự khác biệt về văn hóa kinh doanh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Fritsch & Rusakova, 2012; Wyrwich và cộng sự, 2016). Trong nền kinh tế đang chuyển đổi, mọi người sợ thất bại, ít tham gia vào nền kinh tế thị trường là hậu quả của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không khuyến khích sự phát triển của kinh tế thị trường (Blanchflower & Freeman, 1997; Corneo, 2001 ; Sztompka, 1996). Có ý @ Trường Đại học Đà Lạt
- 71 kiến cho rằng trong môi trường văn khoá khởi nghiệp thấp và ít được quan tâm, cá nhân ít sẵn sàng học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ các hình mẫu khởi nghiệp (Fritsch & Rusakova, 2012; Wyrwich et al., 2016). Hơn nữa, Wyrwich et al. (2016) cho thấy rằng sợ thất bại trong kinh doanh của những người lớn tuổi ở Đông Đức thậm chí gia tăng mặc dù họ có những mối quan hệ xã hội với những doanh nhân khác. Kết quả nghiên cứu này có thể được giải thích bởi sự nhận thức thấp về hoạt động khởi nghiệp trong môi trường xã hội chủ nghĩa cũ trước đây tồn tại ở Đông Đức, môi trường mà hình mẫu khởi nghiệp có ảnh hưởng thấp đến hoạt động khởi nghiệp (Wyrwich et al., 2016). Kết quả của những nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng mối quan hệ tích cực giữa hình mẫu khởi nghiệp và sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân trong nền kinh tế đang chuyển đổi rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với những người trẻ tuổi so với những người lớn tuổi (Lafuente & Vaillant, 2013; Robert & Bukodi, 2000). Tuy nhiên, ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt Nam, những người trải qua phần lớn thời gian của họ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào? Việt Nam trải qua một hành trình hoàn toàn khác trong quá trình chuyển đổi so với các nước ở Đông Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam đã phát triển dựa trên “mô hình kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô”. Từ năm 1986, Việt Nam đã hoàn toàn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn phát triển dựa trên mô hình “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Tran, 2019). Ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của các cá nhân và ảnh hưởng này có thể được điều tiết theo độ tuổi trong nền kinh tế chuyển đổi như thế nào? Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích mối quan hệ giữa hình mẫu khởi nghiệp và quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân và vai trò của tuổi trong mối quan hệ này. Nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu bao gồm 8,000 người trưởng thành Việt Nam được thu thập bởi Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor Viet Nam - GEM Việt Nam) trong giai đoạn 2013-2017. Sử dụng phân tích hồi quy, nghiên cứu cho thấy tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp ở những người trưởng thành Việt Nam. Nói cách khác, những cá nhân có quen biết hoặc có mối quan hệ xã hội với doanh nhân sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp cũng như thành lập công ty hơn so với những cá nhân không có mối quan hệ xã hội này. Một kết quả thú vị khác là nhóm những người lớn tuổi hơn có nhiều khả năng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hơn so với nhóm những người tuổi trẻ. Tuy nhiên, dưới tác động của hình mẫu khởi nghiệp, nhóm những người lớn tuổi ít tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hơn so với nhóm những người trẻ tuổi khi họ có quen biết hoặc có mối quan hệ xã hội với những nhà khởi nghiệp trước đó. Nghiên cứu này đưa ra một số đóng góp cho nghiên cứu khởi nghiệp trong lĩnh vực hình mẫu khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp. Thứ nhất, kết quả của nghiên cứu mở rộng phạm vi nghiên cứu về những yếu tố tác động đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân. Thứ hai, nghiên cứu làm phong phú thêm bằng chứng thực nghiệm về nghiên cứu khởi nghiệp để khẳng định vai trò của hình mẫu khởi nghiệp đối với sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của các nhân trong nền kinh tế đang chuyển đổi, ít nhất là hơn 40 năm sau khi chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung sang môi trường thị trường tự do (Fritsch et al., 2014; Smallbone & Welter, 2001; Welter, 2006, 2011; Wyrwich, 2012). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh mối quan hệ giữa hình mẫu khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp. Kết quả của nghiên cứu đồng nhất với kiểm chứng và lập luận của Wyrwich et al. (2016) và Lafuente & Vaillant (2013). Wyrwich et al. (2016) và Lafuente & Vaillant (2013) cho thấy rằng những người lớn tuổi ít tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hơn sơ với những người trẻ tuổi khi họ có quen biết và có mối quan hệ xã hội @ Trường Đại học Đà Lạt
- 72 với các doanh nhân khác (Lafuente & Rabetino, 2011). Những phần tiếp theo của nghiên cứu này được tổ chức như sau: Phần II trình bày tổng quan lược sử nghiên cứu trước đây và phát triển các giả thuyết. Phần III mô tả tập dữ liệu và các biến. Phần IV trình bày phân tích và kết quả nghiên cứu. Phần V thảo luận kết quả nghiên cứu, và phần cuối cùng (VI) đưa ra kết luận. 2. Lược sử nghiên cứu và phát triển giả thuyết 2.1. Hình mẫu khởi nghiệp và quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân Khởi nghiệp được thừa nhận rộng rãi như một nguồn quan trọng trong việc tạo ra việc làm, đổi mới và tăng trưởng kinh tế bền vững (Liguori và cộng sự, 2019). Với tầm quan trọng của khởi nghiệp, nghiên cứu những yếu tố thúc đẩy mọi người quyết định bắt đầu tự làm chủ trong kinh doanh và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động khởi nghiệp là một trong những chủ đề nghiên cứu được quan tâm mạnh mẽ trong vài thập kỷ qua. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ một số có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động khởi nghiệp như đặc điểm cá nhân, nền tảng giáo dục, và hệ sinh thái khởi nghiệp (Liñán & Fayolle, 2015). Trong số những yếu tố tác động đến hoạt động khởi nghiệp, “role models - hình mẫu” được xem là một trong những yếu tố quan trọng và thúc đẩy những ý định và hành vi tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân (Fritsch et al., 2014; Smallbone & Welter, 2001; Welter, 2006, 2011; Wyrwich, 2012). Trong nghiên cứu này, “role models - hình mẫu” có thể được hiểu là có cha mẹ là những người tự làm chủ trong kinh doanh, có những người bạn là những doanh nhân thành đạt, quen biết những doanh nhân khác, những người thành đạt nổi tiếng, hoặc những nhà cố vấn lỗi lạc (Fritsch & Rusakova, 2012; Laspita et al., 2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đã xuất hiện từ 40 năm trước và chủ yếu dựa trên lý thuyết học tập xã hội – the social learning theory (Baudura, 1977). Lý thuyết này ngụ ý rằng cá nhân có thể học tập thông qua quá trình quan sát và bắt chước hành vi của người khác (Baudura, 1977). Hầu hết những minh chứng gần đây khẳng định ảnh hưởng tích cực của hình mẫu khởi nghiệp ở các nước phát triển (Liñán & Fayolle, 2015). Hình mẫu khởi nghiệp kích hoạt các hoạt động khởi nghiệp như một nguồn cảm hứng hoặc như một kênh tham khảo kinh nghiệm để khám phá và hành động dựa trên những cơ hội kinh doanh (Criaco et al., 2012). Bosma et al. (2012), cho thấy rằng một nửa trong số doanh nhân trẻ Hà Lan có hình mẫu khởi nghiệp khi họ bắt đầu thành lập công ty và tham gia vào hoạt động khởi nghiệp. Tương tự, đối với các sinh viên Tây Ban Nha, Lerchundi et al. (2015) cho rằng kinh nghiệm kinh doanh của cha mẹ được truyền lại thành công cho con cái của họ, những người có nhiều khả năng trở thành doanh nhân cũng như sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp. Mục đích của nghiên cứu là kiểm chứng ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp ở những nước đang chuyển đổi, do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết thứ nhất như sau: H1. Những cá nhân có quen biết hoặc có mối quan hệ xã hội với doanh nhân khác sẽ sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hoặc quyết định tự làm chủ trong kinh doanh 2.2. Môi trường kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến nhóm người lớn tuổi và trẻ tuổi Việt Nam trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) và được phát triển dựa trên “mô hình kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô cũ” sau khi thống nhất vào năm 1975. Với mô hình này, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của đất nước; DNNN có quyền quản lý, kiểm soát và sở hữu tất cả các lĩnh vực kinh @ Trường Đại học Đà Lạt
- 73 doanh (Andreff, 1993; Fisch et al., 2021). Năm 1986, thực hiện công cuộc “đổi mới” đất nước, Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung có sự quản lý của Nhà nước sang nền kinh tế thị trường. Kể từ đó, mọi người được phép tự do kinh doanh, theo đuổi hoạt động kinh doanh của riêng mình. Tuy nhiên, Việt Nam khuyến khích các DNNN bắt đầu hoạt động theo điều kiện thị trường để tăng hiệu quả và đảm bảo sự tồn tại của họ (Tran, 2019). Hoạt động khởi nghiệp và kinh doanh tư nhân ở Việt Nam dần được phát triển kể từ năm 2000 với sự ban hành “luật doanh nghiệp” (Tran, 2019). Ngày nay, Việt Nam phát triển dựa trên mô hình “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khởi nghiệp là một hiện tượng được ngữ cảnh hóa (Welter, 2011). Trong nền kinh tế đang chuyển đổi, có thể lập luận rằng sự chuyển đổi ngữ cảnh từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do sẽ định hình thái độ và hành vi của cá nhân đối với hoạt động khởi nghiệp (Smallbone và Welter, 2001). Ví dụ, những người trải qua thời gian dài dưới thời kỳ xã hội chủ nghĩa cũ ít tham gia vào hoạt động khởi nghiệp (Bauernchuster et al., 2012; Runst, 2013; Wyrwich, 2013). Lập luận này có thể được giải thích bởi sự tồn tại của di sản xã hội chủ nghĩa cũ, những di sản này có thể đã định hình tính cách (ví dụ: sợ thất bại, thiếu tự tin vào năng lực bản thân) của những người trải qua phần lớn thời gian của họ dưới thời kỳ xã hội chủ nghĩa cũ (Bauernchuster et al., 2012; Runst, 2013; Wyrwich, 2013). Những người trải qua phần lớn thời gian của họ dưới thời kỳ xã hội chủ nghĩa cũ có kiến thức và kinh nghiệm đã lỗi thời đối với các hoạt động kinh doanh; họ thích sự can thiệp của Nhà nước trong phân phối thu nhập, cấp phát lương thực, thực phẩm (Schwartz & Bardi, 1997; Stanfield & Fuchs-Schündeln, 2007; Sztompka, 1996). Wyrwich (2013) cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng đối với những nhóm người lớn tuổi ở Đông Đức, kinh nghiệp làm việc của họ ít có liên quan tích cực đến hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó, Wyrwich et al. (2016) chỉ ra rằng sợ thất bại trong kinh doanh của nhóm những người lớn tuổi ở Đông Đức gia tăng mặc dù họ có quen biết hoặc có mối quan hệ xã hội với những doanh nhân khác. Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến hoạt động khởi nghiệp giữa những nhóm người lớn tuổi và trẻ tuổi trong nền kinh tế đang chuyển đổi tại Việt Nam như sau: H2. Ảnh hưởng tích cực của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với những nhóm người trẻ tuổi so với những nhóm người lớn tuổi Việt Nam Hình mẫu khởi nghiệp Tuổi H1 Sự điều tiết H2 Sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp Hình 1. Mô hình nghiên cứu 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng tập dữ liệu ở cấp độ cá nhân từ cuộc khảo sát những người trưởng thành (Adult Population Survey - APS) của dự án Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam toàn cầu (Global @ Trường Đại học Đà Lạt
- 74 Entrepreneurship Monitor Viet Nam - GEM Việt Nam) trong giai đoạn 4 năm (2013-2017)1. Hiện nay, hơn 42 quốc gia trên toàn thế giới đã tham gia vào dự án GEM, GEM cung cấp nguồn cơ sở dữ liệu hợp lệ và đáng tin cậy cho các nghiên cứu về khởi nghiệp (Wyrwich et al., 2016; Lafuente & Vaillant, 2013). Phương pháp thu thập dữ liệu của GEM có thể được tìm thấy chi tiết hơn trong nghiên cứu của Reynolds et al. (2005). GEM Việt Nam được thực hiện bởi phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry - VCCI), bao gồm các mẫu ngẫu nhiên của những người trưởng thành trong cả nước. Cuộc khảo sát tập trung vào những đặc điểm của những người tham gia vào hoạt động khởi nghiệp như nhân khẩu học, hoạt động kinh doanh theo thời gian và địa lý, tiềm năng kinh doanh và sự hỗ trợ khởi nghiệp (ví dụ: hình mẫu, tự làm chủ trong kinh doanh). Mỗi năm, GEM khảo sát khoảng 2,000 người trưởng thành. Tổng cộng trong giai đoạn 2013-2017, GEM bao gồm khoảng 8,000 cá nhân. 3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu Để kiểm tra các giả thuyết của nghiên cứu, một số mô hình hồi quy logit đơn được sử dụng. Biến phụ thuộc là sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp, trong khi hình mẫu khởi nghiệp là biến độc lập trung tâm. Đối với giả thuyết thứ nhất (H1), biến phụ thuộc là một biến giả ở cấp độ cá nhân cho hoạt động tham gia vào khởi nghiệp - biến giả bằng 1 nếu cá nhân là những người tự làm chủ kinh doanh/tham gia vào hoạt động khởi nghiệp và bằng 0 nếu không tham gia vào hoạt động khởi nghiệp. Theo gợi ý của Reynolds et al. (2005), “GEM định nghĩa những người tham gia vào hoạt động khởi nghiệp là những người trong quá trình thành lập doanh nghiệp mà họ sẽ (một phần) sở hữu và hoặc hiện đang sở hữu và quản lý một doanh nghiệp trẻ đang hoạt động” (Reynolds et al., 2005, p. 209). Vaillant & Lafuente (2007, p. 322) sử dụng biến hoạt động khởi nghiệp của GEM và đề xuất rằng “hoạt động khởi nghiệp không phân biệt dựa trên quy mô hoặc mục đích kinh doanh, hoạt động khởi nghiệp bao gồm cả hoạt động tự làm chủ kinh doanh và hoạt động khởi nghiệp bán thời gian.” Tự làm chủ kinh doanh và sự tự kinh doanh được xem là những từ đồng nghĩa trong các nghiên cứu học thuật (Wyrwich, 2013). Trong nghiên cứu này, tự làm chủ trong kinh doanh được xem như là hoạt động tham gia vào khởi nghiệp2. Tài liệu tổng hợp cho thấy rằng biến tự làm chủ kinh doanh đã được sử dụng phổ biến và thành công trong các nghiên cứu trước đây (ví dụ: Vaillant & Lafuente, 2007; Wennberg et al., 2013). Biến độc lập của mô hình nghiên cứu hình mẫu khởi nghiệp là dựa trên câu hỏi của GEM: liệu rằng người trả lời bảng hỏi có quen biết hoặc có mối quan hệ xã hội với cá nhân – người đã bắt đầu tự làm chủ kinh doanh trong 2 năm qua hay không (1 = có, 0 = không). Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng rộng rãi biến hình mẫu khởi nghiệp này của GEM (Wennberg et al., 2013; Vaillant & Lafuente, 2007). Tập dữ liệu của GEM cũng chứa những thông tin cơ bản của đối tượng được khảo sát như tuổi (câu hỏi khảo sát: Tuổi của người trả lời bảng hỏi được tính theo năm). Thông tin này cho phép nghiên cứu phân tích sự khác biệt đối với việc tham gia hoạt động khởi nghiệp giữa nhóm người trẻ tuổi và nhóm người lớn tuổi. Ở bước phân tích tiếp theo, biến tuổi được xem là một biến độc lập để kiểm tra ảnh hưởng khác biệt của nhóm những người trẻ tuổi và lớn tuổi đối với việc tham gia vào hoạt động khởi nghiệp. Đối với giải thuyết thứ 2 (H2), hình mẫu khởi nghiệp được tương tác với biến tuổi để kiểm định ảnh hưởng điều tiết của tuổi lên mối quan hệ giữa hình mẫu khởi nghiệp và sự sẵng sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân. 1 Việt Nam bắt đầu tham gia dự án GEM vào năm 2013; Việt Nam không tham gia dự án GEM vào năm 2016. 2 Những nghiên cứu trước đây thường mơ hồ trong việc phân biệt giữa tự chủ kinh doanh và khởi nghiệp và xem chúng như những từ đồng nghĩa (Block & Sandner, 2009). @ Trường Đại học Đà Lạt
- 75 Một tập hợp các biến kiểm soát ở cấp độ cá nhân bao gồm giới tính, thu nhập hộ gia đình và trình độ học vấn. Biến giới tính có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động khởi nghiệp và ảnh hưởng này đưa ra minh chứng để giải thích mức độ sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp giữa nam và nữ (Lafuente & Vaillant, 2013; Wyrwich et al., 2016). Trong nghiên cứu này, chúng tôi mã hóa nam là 1 và nữ là 0. Nghiên cứu cũng bao gồm biến kiểm soát bình phương độ tuổi biến để kiểm định ảnh hưởng đường cong của tuổi. Hơn nữa, nghiên cứu cũng kiểm soát vai trò của thu nhập hộ gia đình, biến này được đo lường bằng sáu mức độ thu nhập khác nhau. Biến kiểm soát - trình độ học vấn được phân loại theo bảy cấp độ khác nhau. Định nghĩa và mô tả của tất cả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu cũng được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Các biến cấp độ cá nhân (2013-2017) Các biến Mô tả Nam Biến giả = 1 nếu người trả lời bảng khảo sát là nam Tuổi Tuổi của người trả lời bảng khảo sát tính theo năm Biến phân loại: 1= < 25.000.000; 2 = 25.000.000-50.000.000; Thu nhập hộ gia đình (VND) 3 = 50.000.000 - 100.000.000; 4 = 100.000.000 -150.000.000; 5 = 150.000.000-200.000.000; 6 = 200.000.000 trở lên 0 = giáo dục mầm non (5 năm); 1 = giáo dục tiểu học hoặc giai đoạn đầu tiên của giáo dục cơ sở (9 năm); 2 = giai đoạn giáo dục cơ bản trung học cơ sở (12 năm); 3 = trung học phổ thông Trình độ học vấn (14 năm); 4 = giáo dục sau trung học không đại học (16 năm); 5 = giai đoạn đầu tiên của giáo dục đại học (18 năm); 6 = giai đoạn thứ hai của giáo dục đại học (22 tuổi) Biến giả = 1 nếu người trả lời bảng khảo sát có quen biết hoặc Hình mẫu khởi ngiệp có mối quan hệ xã hội với ai đó đã bắt đầu hoạt động tự làm chủ kinh doanh/khởi nghiệp trong vòng 2 năm qua Biến giả = 1 nếu người trả lời bảng khảo sát là người tự làm chủ Tham gia hoạt động khởi nghiệp hoạt động kinh doanh 4. Kết quả: Mô hình hồi quy logit giản đơn được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến sự sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân (H1); và phân tích sự khác nhau về quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp giữ thế hệ những người lớn tuổi và trẻ tuổi khi họ có mối quan hệ xã hội với doanh nhân khác trong vòng 2 năm qua (H2). Sự sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp là biến phụ thuộc, biến độc lập là các hình mẫu khởi nghiệp, trong khi giới tính, độ tuổi, thu nhập hộ gia đình và trình độ học vấn là các biến kiểm soát. Kết quả phân tích thống kê trong Bảng 2 cho thấy tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa hình mẫu khởi nghiệp và quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của người trưởng thành Việt Nam (Mô hình I, β = 0.664, p
- 76 gia vào hoạt động khởi nghiệp của họ cao hơn 1.94 lần so với những người không có mối quan hệ xã hội với doanh nhân khác (Phụ lục, Bảng 4, Mô hình I, OR = 1.94, p
- 77 Bảng 2: Các yếu tố quyết định sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp (hồi quy logit) Mô hình I Mô hình II Hệ số Hệ số (sai số chuẩn) (sai số chuẩn) Nam -.024 -.021 (.049) (.049) Tuổi .202*** .212*** (.013) (.014) Tuổi2 -.002*** -.002*** (.00017) (.00017) Thu nhập hộ gia đình .179*** .178*** (.017) (.017) Trình độ học vấn -.437*** -.437*** (.023) (.023) Hình mẫu khởi nghiệp .664*** 1.095*** (.051) (.159) Quan hệ tương tác Tuổi x hình mẫu khởi nghiệp -.012* (.004) Số lượng quan sát 7,764 7,764 Pseudo R2 0.1070 0.1078 Lưu ý: Biến nhị phân bằng 1 nếu người trả lời bảng khảo sát là người tự làm chủ kinh doanh. Những mức ý nghĩa thống kê: * p
- 78 5. Thảo luận: Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghệp của người trưởng thành Việt Nam, và kiểm định sự điều tiết của tuổi đối với mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những cá nhân có quen biết hoặc có mối quan hệ xã hội với ai đó, người đã tự làm chủ kinh doanh, sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hơn so với những người không có mối quan hệ xã hội này. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhóm những người lớn tuổi có mức độ sẵn sàng trở thành một doanh nhân thấp hơn so với nhóm những người trẻ hơn khi họ có mối quan hệ xã hội với doanh nhân khác. Nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu của GEM Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 để kiểm định các giả thuyết trong bối cảnh của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đồng nhất với kết luận của những nghiên cứu trước đây (Lafuente et al., 2007; Lafuente & Vaillant, 2013; Wyrwich et al., 2016). Cá nhân có thông tin liên quan đến cơ hội kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ từ những doanh nhân đi trước, và đồng nghiệp của họ (Fritsch & Rusakova, 2012). Những sự hỗ trợ và hướng dẫn này sẽ khuyến khích cá nhân tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hoặc tự làm chủ kinh doanh (Davidsson & Honig, 2003; Krueger, 1993; Ozgen & Baron, 2007). Kết quả phân tích thống kê của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm những người lớn tuổi ít sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hơn so với thế hệ trẻ khi họ có mối liên hệ xã hội với những doanh nhân khác. Kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất với lập luận của những nghiên cứu trước đây rằng tác động tích cực của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp ở nền kinh tế đang chuyển đổi sẽ yếu hơn đối với nhóm những người lớn tuổi hơn so với nhóm những người trẻ tuổi (Lafuente & Vaillant, 2013; Robert & Bukodi, 2000). Giải thích cho kết quả này có thể là người Việt Nam lớn tuổi ít sẵn sàng học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ các doanh nhân đi trước. Đặc điểm này có thể là hệ quả của di sản xã hội chủ nghĩa cũ (kinh tế tập trung bao cấp), nơi mà môi trường tự do kinh doanh bị kiềm chế (Blanchflower & Freeman, 1997; Corneo, 2001; Sztompka, 1996). Nhận thức thấp về tự làm chủ kinh doanh cũng như tham gia vào hoạt động khởi nghiệp trong môi trường xã hội chủ nghĩa trước đây (ví dụ: Đông Đức), kéo theo ảnh hưởng thấp của hình mẫu khởi nghiệp (Wyrwich et al., 2016). 6. Phần kết luận Nghiên cứu ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp đã được các học giả quan tâm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chủ đề này chưa được quan tâm nghiên cứu trong nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung phân tích ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp của cá nhân, và sự điều tiết của tuổi trong mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những cá nhân có quen biết hoặc có mối quan hệ xã hội với doanh nhân khác sẵn sàng tham gia vào hoạt động tự làm chủ kinh doanh hơn so với những cá nhân không có mối quan hệ xã hội này. Ngoài ra, tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa hình mẫu khởi nghiệp và quyết định tham gia vào hoạt động khởi nghiệp rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với nhóm những người trẻ tuổi so với nhóm những người lớn tuổi. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào kho tài liệu liên quan đến hoạt động khởi nghiệp. Thứ nhất, nghiên cứu cung cấp thêm minh chứng thực nghiệm vào kho tài liệu khởi nghiệp về mối quan hệ giữa hình mẫu khởi nghiệp và sự sẵn sàng tham gia vào hoạt động khởi nghiệp, và vai trò điều tiết của tuổi trong mối quan hệ này trong nền kinh tế đang chuyển đổi (Lafuente et al., 2007; Lafuente @ Trường Đại học Đà Lạt
- 79 & Vaillant, 2013). Thứ hai, nghiên cứu này mở rộng phạm vi nghiên cứu về ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp đến quyết định tham gia vào hoạt động tự làm chủ kinh doanh ngoài bối cảnh văn hoá của Đông Đức và các nước Đông Âu. Phần lớn những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của hình mẫu khởi nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi ở Châu Âu và Liên Xô cũ (Lafuente et al., 2007; Lafuente & Vaillant, 2013; Vaillant & Lafuente, 2007; Wyrwich et al., 2016). Nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu tập trung vào bối cảnh Việt Nam là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vì vậy những kết quả của nghiên cứu này có thể không thể khái quát cho các nước khác. Mỗi hệ thống kinh tế - xã hội có những đặc điểm tác động khác nhau đến hoạt động khởi nghiệp. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng chủ đề này ở các quốc gia khác và so sánh tác động của chúng với nhau. Thứ hai, dữ liệu nghiên cứu dựa trên tập dữ liệu GEM có thể không chứa những thông tin về sự tương tác và liên kết xã hội như gia đình hoặc bạn bè, đặc điểm này làm cho nghiên cứu không thể kiểm định được liệu rằng hoạt động tự làm chủ kinh doanh là doanh nghiệp truyền thống hay doanh nghiệp gia đình. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ sử dụng biến hình mẫu khởi nghiệp như một biến độc lập chính trong phân tích. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung thêm những biến khác vào mô hình nghiên cứu, bao gồm các biến liên quan đến thể chế chính thức (ví dụ: GDP, CPI, chính sách hỗ trợ của chính phủ như lãi suất tín dụng, thuế suất) và các biến thể chế phi chính thức (ví dụ: văn hoá khởi nghiệp, thái độ, và niềm tin vào năng lực bản thân). Tài liệu tham khảo 1. Andreff, W. (1993). The double transition from underdevelopment and from socialism in Vietnam. Journal of Contemporary Asia, 23(4), 515-531. 2. Bauernschuster, S., Falck, O., Gold, R., & Heblich, S. (2012). The shadows of the socialist past: Lack of self-reliance hinders entrepreneurship. European Journal of Political Economy, 28(4), 485-497. 3. Blanchflower, D. G., & Freeman, R. B. (1997). The attitudinal legacy of communist labor relations. ILR Review, 50(3), 438-459. 4. Block, J., & Sandner, P. (2009). Necessity and opportunity entrepreneurs and their duration in self-employment: evidence from German micro data. Journal of Industry, Competition and Trade, 9(2), 117-137. 5. Bosma, N., Hessels, J., Schutjens, V., Van Praag, M., & Verheul, I. (2012). Entrepreneurship and role models. Journal of Economic Psychology, 33(2), 410-424. 6. Corneo, G. (2001). Inequality and the state: Comparing US and German preferences. Annales d'Economie et de Statistique, 283-296. 7. Davidsson, P., & Honig, B. (2003). The role of social and human capital among nascent entrepreneurs. Journal of Business Venturing, 18(3), 301-331. 8. Fisch, C., Wyrwich, M., Nguyen, T. L., & Block, J. H. (2021). Historical institutional differences and entrepreneurship: the case of socialist legacy in Vietnam. International Review of Entrepreneurship 9. Fritsch, M., Bublitz, E., Sorgner, A., & Wyrwich, M. (2014). How much of a socialist legacy? The re-emergence of entrepreneurship in the East German transformation to a market economy. Small Business Economics, 43(2), 427-446. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 80 10. Fritsch, M., & Rusakova, A. (2012). Self-employment after socialism: Intergenerational links, entrepreneurial values, and human capital. International Journal of Developmental Science, 6(3-4), 167-175. 11. Khuong, M. N., & An, N. H. (2016). The Factors Affecting Entrepreneurial Intention of the Students of Vietnam National University—A Mediation Analysis of Perception toward Entrepreneurship. Journal of Economics, Business and Management, 4(2), 104-111. 12. Krueger, N. (1993). The impact of prior entrepreneurial exposure on perceptions of new venture feasibility and desirability. Entrepreneurship: Theory and Practice, 18(1), 5-22. 13. Lafuente, E., & Rabetino, R. (2011). Human capital and growth in Romanian small firms. Journal of Small Business and Enterprise Development, 18(1), 74-96. 14. Lafuente, E., Vaillant, Y., & Rialp, J. (2007). Regional differences in the influence of role models: Comparing the entrepreneurial process of rural Catalonia. Regional Studies, 41(6), 779-796. 15. Lafuente, E. M., & Vaillant, Y. (2013). Age driven influence of role-models on entrepreneurship in a transition economy. Journal of Small Business and Enterprise Development, 20(1), 181-203. 16. Laspita, S., Breugst, N., Heblich, S., & Patzelt, H. (2012). Intergenerational transmission of entrepreneurial intentions. Journal of business venturing, 27(4), 414-435. 17. Ozgen, E., & Baron, R. A. (2007). Social sources of information in opportunity recognition: Effects of mentors, industry networks, and professional forums. Journal of business venturing, 22(2), 174-192. 18. Reynolds, P., Bosma, N., Autio, E., Hunt, S., De Bono, N., Servais, I., . . . Chin, N. (2005). Global entrepreneurship monitor: Data collection design and implementation 1998–2003. Small Business Economics, 24(3), 205-231. 19. Robert, P., & Bukodi, E. (2000). Who are the entrepreneurs and where do they come from? Transition to self-employment before, under and after communism in Hungary. International Review of Sociology, 10(1), 147-171. 20. Runst, P. (2013). Post‐Socialist Culture and Entrepreneurship. American Journal of Economics and Sociology, 72(3), 593-626. 21. Schwartz, S. H., & Bardi, A. (1997). Influences of adaptation to communist rule on value priorities in Eastern Europe. Political psychology, 18(2), 385-410. 22. Smallbone, D., & Welter, F. (2001). The distinctiveness of entrepreneurship in transition economies. Small Business Economics, 16(4), 249-262. 23. Stanfield, B., & Fuchs-Schündeln, N. (2007). Good-bye Lenin (or not?): The effect of communism on people's preferences. The American Economic Review, 97(4), 1507-1528. 24. Sztompka, P. (1996). Looking back: The year 1989 as a cultural and civilizational break. Communist and Post-Communist Studies, 29(2), 115-129. 25. Thompson, P., Jones-Evans, D., & Kwong, C. (2012). Entrepreneurship in deprived urban communities: the case of Wales. Entrepreneurship Research Journal, 2(1). 26. Tran, H. T. (2019). Institutional quality and market selection in the transition to market economy. Journal of business venturing, 34(5), 105890. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 81 27. Vaillant, Y., & Lafuente, E. (2007). Do different institutional frameworks condition the influence of local fear of failure and entrepreneurial examples over entrepreneurial activity? Entrepreneurship and Regional Development, 19(4), 313-337. 28. Welter, F. (2006). Entrepreneurship in West and East Germany. International Journal of Entrepreneurship and Small Business, 4(2), 97-109. 29. Welter, F. (2011). Contextualizing entrepreneurship—conceptual challenges and ways forward. Entrepreneurship theory and practice, 35(1), 165-184. d 30. Wennberg, K., Pathak, S., & Autio, E. (2013). How culture moulds the effects of self-efficacy and fear of failure on entrepreneurship. Entrepreneurship & Regional Development, 25(9-10), 756-780. 31. Wyrwich, M. (2012). Regional entrepreneurial heritage in a socialist and a postsocialist economy. Economic Geography, 88(4), 423-445. 32. Wyrwich, M. (2013). Can socioeconomic heritage produce a lost generation with regard to entrepreneurship? Journal of business venturing, 28(5), 667-682. 33. Wyrwich, M., Stuetzer, M., & Sternberg, R. (2016). Entrepreneurial role models, fear of failure, and institutional approval of entrepreneurship: A tale of two regions. Small Business Economics, 46(3), 467-492. Phụ lục Bảng 4: Các yếu tố quyết định sự tham gia vào hoạt động khởi nghiệp (hồi quy logistic) Mô hình I Mô hình II Chỉ số odds ratio Chỉ số odds ratio (sai số chuẩn) (sai số chuẩn) Nam .976 .989 (.048) (.048) Tuổi 1.224*** 1.236*** (.016) (.017) Tuổi2 .998*** .998*** (.00017) (.00017) Thu nhập hộ gia đình 1.196*** 1.195*** (.021) (.021) Trình độ học vấn .646*** .646*** (.015) (.015) Các hình mẫu doanh nhân 1.942*** 2.990*** (.099) (.482) Quan hệ tương tác Tuổi x hình mẫu khởi nghiệp .988* (.004) Số lượng quan sát 7,764 7,764 Pseudo R2 0.1070 0.1078 Lưu ý: Biến nhị phân bằng 1 nếu người trả lời bảng khảo sát là người tự làm chủ kinh doanh. Những mức ý nghĩa thống kê: * p
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)