YOMEDIA
ADSENSE
Mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND
144
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thực trạng và giải pháp Kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán ngân sách và các cấp của địa phương; việc tuẩn thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý sử dụng NSĐP, tiền và tài sản nhà nước do địa phương quản lý sử dụng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND
- Mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND trong kiểm toán ngân sách địa phương – Thực trạng và giải pháp Kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán ngân sách và các cấp của địa phương; việc tuẩn thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý sử dụng NSĐP, tiền và tài sản nhà nước do địa phương quản lý sử dụng. hoạt động kiểm toán NSĐP bao gồm cả kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; có thể được vận dụng các hình thức kiểm toán đa dạng: kiểm toán trước, trong và sau
- khi thực hiện dự toán ngân sách; phạm vi bao gồm ngân sách của tất cả các cấp của địa phương. Kể từ khi thành lập đến nay (tháng 7/1994), cơ quan KTNN đã tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP của tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước (khoảng 3-4 lượt kiểm toán/tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hoạt động kiểm toán NSĐP đã mang lại những ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, quản lý, điều hành ngân sách các cấp ở địa phương; đồng thời cũng đã từng bước đổi mới và có những cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý và điều hành ngân sách các cấp địa phương như: định hình mô hình tổ chức cuộ kiểm toán, mục tiêu, nội dung, trình tự thực hiện, hồ sơ biểu mẫu kiểm toán…Những kết quả bước đầu đó góp phần từng
- bước nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP. Để đảm bảo chất lượng, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán NSĐP cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa KTNN với Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) trong quá trình kiểm toán. Trong những năm qua, mối quan hệ giữa KTNN với UBND và HĐND các cấp đó được thiết lập trong quá trình thực hiện kiểm toán NSĐP. Thông qua mối quan hệ đó có những tác động tích cực đến chất lượng hoạt động kiểm toán; đồng thời, giúp UBND các cấp nâng cao chất lượng quản lý, HĐND các cấp thực hiện tốt chức năng giám sát NSNN các cấp ở địa phương. Thực trạng mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND Mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND được thiết lập và
- duy trì trong cả 4 khâu của quy trình kiểm toán, cụ thể như sau: Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương. Hàng năm, khi kế hoạch kiểm toán được Tổng KTNN quyết định và phân giao, các đơn vị sẽ bắt đầu triển khai việc lập kế hoạch kiểm toán. Khi triển khai lập kế hoạch kiểm toán, các KTNN chuyên ngành và khu vực gửi công văn gửi đến UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan, trong đó có HĐND tỉnh để yêu cầu cung cấp thông tin về năm ngân sách được kiểm toán. Các đơn vị cử cán bộ đến địa phương để khảo sát thu thập thông tin cần thiết. Ngoài buổi làm việc với UBND, các ngành có liên quan, bộ phận khảo sát sẽ trực tiếp làm việc với các cơ quan thuộc tỉnh như Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, Đòan khảo sát còn làm việc với Thanh tra tỉnh để
- nắm bắt kế hoạch thanh tra đã được UBND tỉnh phê duyệt để tránh chồng chéo giữa kế hoạch thanh tra, kiểm toán. Khi thực hiện khảo sát Đoàn cũng dành thời gian làm việc với thường trực UBND tỉnh, Ban Kinh tế- Ngân sách của HĐND tỉnh để nắm bắt về hoạt động giám sát của HĐND, tình hình kinh tế - xã hộ của địa phương qua hoạt động của HĐND; đồng thời đề nghị HĐND đưa ra các yêu cầu, nội dung, đơn vị đợc kiểm toán nếu thấy cần thiết để phục vụ cho việc giám sát của HĐND. Thông thường nội dung này là vấn đề quan tâm của KTNN nhưng trên thực tế lại ít thu hút sự quan tâm của thường trực HĐND. Ít có HĐND nào đưa ra các yêu cầu về nội dung, đơn vị được kiểm toán hoặc cung cấp thông tin để KTNN có thể đi sâu kiểm toán. Sau đó, Đoàn khảo sát có buổi làm việc với UBND tỉnh có đại
- diện của HĐND và các Sở, ban ngành có liên quan để thống nhất sơ bộ về nội dung và đơn vị dự kiểm kiểm toán. Trong khâu thực hiện kiểm toán NSĐP. Sau khi kế hoạch kiểm toán được phê duyệt, các KTNN chuyên ngành, khu vực sẽ triển khai kiểm toán tại địa phương. Đoàn kiểm toán sẽ làm việc với UBND tỉnh về nội dung, phạm vi kiểm toán, đơn vị được kiểm toán theo quyết định kiểm toán. Đồng thời, Đoàn kiểm toán đề nghị UBND tỉnh giao cho một đơn vị thường trực thay mặt UBND tỉnh để thường xuyên trao đổi thông tin giữa đoàn kiểm toán với địa phương. Thông thường sở Tài chính được giao nhiệm vụ thường trực, thay mặt địa phương điều phối các đơn vị ở địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán với tư cách là đơn vị được kiểm toán. Sở Tài chính là đơn vị
- thường xuyên nắm bắt, trao đổi thông tin giữa đoàn kiểm toán với UBND tỉnh. Trong quá trình kiểm toán, nếu có phát sinh vướng mắc hoặc bất cứ khó khăn nào, đoàn kiểm toán sẽ trao đổi với địa phương thông qua Sở Tài chính hoặc làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh, hoặc có thể trao đổi với lãnh đạo tỉnh, các Sở, ban ngành có liên quan với tư cách là những nhà quản lý điều hành ngân sách ở địa phương để củng cố thêm bằng chứng và có thêm thông tin về các vấn đề đó phát hiện. Đồng thời, nếu phát hiện những vấn đề nghiêm trọng, đoàn kiểm toán sẽ trực tiếp làm việc với Lãnh đạo tỉnh để thông báo hoặc có biện pháp ngăn chặn những thất thoát có thể xảy ra. Đoàn kiểm toán còn bố trí thời gian làm việc với Thường trực HĐND về một số nội dung: (1) Định kỳ thông báo sơ bộ kế hoạch
- thực hiện nhiệm vụ kiểm toán mà đoàn kiểm toán đang triển khai tại địa phương; (2) Thông báo những vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán liên quan đến HĐND hoặc cần có sự giúp đỡ của HĐND; (3) trao đổi thông tin liên quan đến các phát hiện kiểm toán, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND để củng cố các bằng chứng cho nhận định, đánh giá về các phát hiện của kiểm toán viên. Trong khâu lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Kết thúc kiểm toán, đoàn kiểm toán lập báo cáo kiểm toán trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt. Theo quy định của Luật KTNN, dự thảo báo cáo kiểm toán được gửi cho UBND tỉnh với tư cách là đơn vị được kiểm toán để tham gia ý kiến vào dự thảo báo cóa. Ý kiến của UBND tỉnh là căn cứ quan trọng giúp KTNN
- xem xét để bảo đảm của kết luận, kiến nghị kiểm toán trung thực, khách quan, và sát hợp với thực tế, nhất là đối với các vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Dự thảo báo cáo kiểm toán còn được thông qua hội nghị của KTNN thông báo có đại diện của các sở, ban ngành và các đơn vị được kiểm toán để lấy ý kiến lần cuối UBND tỉnh về các đơn vị. Nội dung báo cáo kiểm toán đề cập đến các phát hiện, kết luận và kiến nghị đối với quyết toán ngân sách địa phương cũng như công tác quản lý ngân sách ở địa phương qua công tác kiểm toán. Các kiến nghị gồm: (1) Kiến nghị UBND tỉnh và các Sở, ban ngành có liên quan về những vấn đề đó phát hiện qua kiểm toán cần phải thực hiện, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm hoặc cải tiến công tác quản lý tài
- chính ngân sách ở địa phương. (2) Kiến nghị HĐND tỉnh liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mình như kiến nghị phê chuẩn quyết toán ngân sách, hủy bỏ các văn bản trái pháp luật thuộc thẩm quyền, ra nghị quyết về việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán. Trong khâu kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Việc tổ chức thực hiện kiến nghị kiểm toán thuộc nhiệm vụ của UBND tỉnh. Đồng thời, với văn bản phát hành báo cáo kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước còn có công văn gửi trực tiếp Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo và yêu cầu thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN. Sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành, có thể được HĐND ra nghị quyết yêu cầu thực hiện kiến nghị kiểm toán, UBND tỉnh có trách nhiệm
- tổ chức thực hiện kiến nghị kiểm toán. UBND có trách nhiệm báo cáo KTNN về kết quả thực hiện kến nghị kiểm toán. Định kỳ, sau một khoảng thời gian nhất định, KTNN sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và báo cáo Tổng KTNN kết quả thực hiện kiến nghị và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị tại địa phương. Trong những năm gần đây, KTNN còn tổ chức một số hội thảo, tọa đàm với HĐND, UBND, các Sở, ban ngành của các địa phương về thực trạng và giải pháp nâng cáo chất lượng kiểm toán NSĐP, đồng thời lắng nghe ý kiến của các địa phương về tổ chức và hoạt động của KTNN. Qua phân tích hiện trạng mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND trong kiểm toán ngân sách địa phương chúng ta có thể
- thấy một số ưu điểm như sau: - Thứ nhất, giữa KTNN với HĐND và UBND đã hình thành mối quan hệ với nhau trong quá trình thựchiện kiểm toán ngân sách địa phương. Với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, KTNN thực hiện quyền kiểm toán đoío với NSĐP mà chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng là UBND tỉnh. UBND chịu trách nhiệm phối hợp với KTNN với tư cách là đơn vị được kiểm toán; HĐND với tư cách là đơn vị thụ hưởng NSĐP chịu trách nhiệm giải trình. Mặt khác, với tư cách là cơ quan dân cử ở địa phương, thực hiện quyết định, giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, HĐND sử dụng kết quả kiểm toán của KTNN để phục vụ cho hoạt động của mình. Đây là mối quan hệ trao đổi thông tin, sử dụng kết quả hoạt động của cơ quan chuyên môn. Khi kiểm
- toán ngân sách địa phương, KTNN cơ bản đã thiết lập quân hệ chặt chẽ với UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phối hợp tổ chức, chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, quan hệ với HĐND để trao đổi thông tin liên quan đến ngân sách địa phương khi thực hiện kiểm toán. - Thứ hai, chất lượng, mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND ngày càng được nanag cao và đi vào thực chất phục vụ cho hoạt động của mỗi cơ quan. Từ khi Luận KTNN có hiệu lực, mối quan hệ giữa các cơ quan trên đã không ngừng được củng cố tăng cường. UBND, HĐND đã quan tâm hơn đến tổ chức và hoạt động của KTNN, đã sử dụng nhiều hơn kết quả kiểm toán phục vụ hoạt động điều hành, quản lý và giám sát ngân sách. Ngược lại, KTNN cũng đã chú trọng hơn mối quan hệ phối hợp
- với UBND, và HĐND: chú ý đến các thông tin do UBND cấp, Lãnh dạo UBND cung cấp và các thông tin nhận được từ HĐND, coi đây là nguồn thông tin quan trọng phục vụ công tác kiểm toán. Việc trao đổi thông tin giữa đoàn kiểm toán với HĐND và UBND đã trở nên thường xuyên hơn và có chất lượng hơn. - Ba là, chất lượng kiểm toán được nâng cao thông qua mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND. Từ việc trao đổi thông tin giữa KTNN với các cơ quan chính quyền địa phương, nhất là thông tin yêu cầu của HĐND phục vụ giám sát, thông tin yêu cầu của UBND trong việc điều hành ngân sách đó, giúp cho hoạt động kiểm toán hướng đúng trọng tâm, trọng điểm, có thông tin sát thực về thực trạng quản lý ngân sách ở địa phương, từ đó mà hướng các kết luận, kiến nghị của KTNN vào đúng yêu cầu của
- công tác quản lý tài chính ngân sách ở địa phương. Các kết luận và kiến nghị của KTNN phù hợp với thực tiễn của địa phương nên tính thực thi sẽ cao hơn, chất lượng hơn, đảm bảo được thực hiện đầy đủ hơn. Mặt khác, qua mói quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND thể hiện sự quan tâm của địa phương đến hoạt động kiểm toán đó giúp cho các KTV quan tâm hơn đến chất lượng kiểm toán, quan tâm hơn đến các phát hiện, kết luận và kiến nghị để đảm bảo thực thi, phù hợp với thực tiễn. Các đơn vị được kiểm toán ở địa phương cũng chú ý hơn đến hoạt động kiểm toán, cung cấp thông tin cho kiểm toán kịp thời, đầy đủ hơn, từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng kiểm toán. - Bốn là, chất lượng công tác quản lý tài chính được nâng cao nên tiết kiệm được thời gian, nhân lực trong mỗi cuộc kiểm toán.
- Thông qua mối quan hệ phối hợp giữa KTNN với UBND và HĐND đã góp phần nâng cao chất lượng công tác tài chính kiểm toán tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc địa phương. Các đơn vị luôn phải chú trọng đến công tác quản lý ngân sách thuộc mình phụ trách. Các kết luận và kiến nghị kiểm toán được thực thi đầy đủ hơn, từ đó nâng cao chất lượng quản lý tài chính ngân sách tại địa phương nói chung, các đơn vị được kiểm toán nói riêng. Thông qua chất lượng quản lý tài chính đó tạo điều kiện để KTNN giảm bớt được thời gian, nhân lực cho mỗi cuộc kiểm toán và từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán NSĐP. Gần 15 năm qua, cùng với sự phát triển và trưởng thành của KTNN, mối quan hệ giữa KTNN và UBND & HĐND đã đạt được
- những thành tựu và ưu điểm trên, nhưng xét về tổng thể trong đó vẫn tồn tại một số hạn chế sau: - Một là, mối quan hệ phối hợp giữa KTNN với HĐND và UBND chưa đồng đều giữa các địa phương mà tùy thuộc vào nhận thức về hoạt động kiểm toán của Lãnh đạo từng địa phương cũng như lãnh đạo từng kiểm toán khu vực và các trưởng đoàn kiểm toán. Nguyên nhân quan trọng đầu tiên là nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng và lợi ích của công tác kiểm toán nhìn chung còn chưa đầy đủ. Cán bộ kiểm toán cũng như địa phương chưa thấu hiểu lợi ích và hiệu quả của quan hệ phối hợp. Một mặt, UBND và HĐND chưa khai thác sử dụng đầy đủ các thông tin trong báo cáo kiểm toán, mặt khác cũng chưa đưa ra yêu cầu cho kiểm toán để phục vụ chức năng quản lý điều hành
- và giám sát của mình, còn có những lo ngại về sự chồng chéo trong hoạt động giữa KTNN với hoạt động giám sát cơ bản của HĐND. Thực tế là từ khi Luật KTNN có hiệu lực đến nay, KTNN chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào của UBND và HĐND các cấp trong vấn đề kiểm toán ngân sách địa phương, mặc dù Luật KTNN có quy định thẩm quyền này. - Hai là, mối quan hệ giữa KTNN với HĐND và UBND còn thiếu tính liên tục do cơ chế cung cấp thông tin giữa địa phương và KTNN chưa được xác lập và quy định rõ ràng. Việc cung cấp, trao đổi thông tin chưa được thực hiện theo yêu cầu cơ bản của mỗi bên, nhất là khi KTNN yêu cầu khi thực hiện các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương. Dữ liệu thông tin về tài chính – ngân sách ở KTNN Trung ương (TW) cũng như ở từng kiểm toán khu
- vực còn thiếu tính đồng bộ, hệ thống và cập nhật. - Ba là, quan hệ phối hợp giữa KTNN với HĐND và UBND mới chủ yếu diễn ra ở cấp tỉnh, các cấp chính quyền khác như quận, huyện, xã phường, thị trấn hầu như chưa có gì. - Bốn là, trong việc xây dựng, quyết định dự toán ngân sách địa phương thì hầu như cũng chưa có mối quan hệ gì giữa KTNN với HĐND và UBND các cấp. Hàng năm KTNN TW mới chỉ cử một số cán bộ, KTV tham gia thảo luận ngân sách (vòng 1) giữa Bộ Tài chính và lãnh đạo địa phương theo yêu cầu của Bộ Tài chính. - Năm là, việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán nhìn chung còn rất hạn chế. Mặc dù khi phát hành báo cáo kiểm toán, Tổng KTNN đều có văn bản gửi chủ tịch UBND cấp tỉnh thông báo kết quả và yêu cầu thực hiện kết luận, kiến nghị của
- KTNN nhưng việc xử lý kết quả kiểm toán mới chỉ chủ yếu dừng ở việc xử lý tài chính (thu, nộp ngân sách; điều chỉnh quyết toán…) còn việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến các sai phạm do KTNN phát hiện còn chưa được quan tâm đúng mức và kịp thời.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn