intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh thường gặp ở Ếch

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

331
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ếch giảm ăn, di chuyển chậm - Có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết - Giải phẫu thấy xuất huyết ở hầu hết cơ quan nội tạng, trong xoang bụng thường thấy máu và dịch lỏng màu vàng. Nguyên nhân: - Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila và A. sobriado phát triển .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh thường gặp ở Ếch

  1. ản tin MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ẾCH 1/ Bệnh lỡ loét và đỏ chân: Giai đoạn mắc bệnh: xuất hiện nhiều ở ếch trưởng thành. Triệu chứng bệnh: - Ếch giảm ăn, di chuyển chậm - Có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết - Giải phẫu thấy xuất huyết ở hầu hết cơ quan nội tạng, trong xoang bụng thường thấy máu và dịch lỏng màu vàng. Nguyên nhân: - Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila và A. sobriado phát triển khi môi trường nuôi dơ và khi ếch bị shock
  2. Chữa trị: - Chữa trị khi bệnh mới phát sẽ có tác dụng tốt - Dùng kháng sinh: Norfloxaxine (5g/kg thức ăn), hoặc Oxytetracycline (3-5 g/kg thức ăn) cho ăn liên tục 5-7 ngày - Ngâm ếch trong dung dịch Iodine (PVP Iodine 350: 5 - 10ml/1 m3) Phòng bệnh: - Giữ nước sạch, thường xuyên thay nước và tránh làm cho ếch bị sốc. 2/ Bệnh sình bụng: Giai đoạn mắc bệnh : Ếch con và ếch trưởng thành Triệu chứng bệnh: - Bụng ếch trương phồng lên, ếch nằm yên một chổ - Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên, mỏng và có màu đỏ - Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn Nguyên nhân: - Do ếch ăn thức ăn ôi thiu hay do ăn quá nhiều nên không tiêu hóa được
  3. - Nguồn nước nuôi dơ do ít thay nước Cách chữa trị: - Ngưng cho ăn 1-2 ngày, làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi - Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và Trimethroprim (4 -5 g/kg thức ăn), sử dụng liên tục 5 ngày. Sau đó dùng AP- PRO (Probiotic), Vitamin C – Mix và SPICY (3 – 5g/kg thức ăn) cho ăn 7 – 10 ngày liên tục. Phòng bệnh: - Nên sử dụng thức ăn chuyên dùng cho ếch có hàm lượng protein cao, dễ tiêu hóa hơn so với các chất tinh bột trong thức ăn cho cá. Thức ăn phải được bảo quản kỹ không bị ẩm mốc, hôi thối, không quá hạn sử dụng. - Sau khi cho ăn 4 – 6 giờ phải dọn sạch thức ăn thừa, vệ sinh sàn ăn và phơi cho khô ráo. - Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch. (2 - 3 g men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn) - Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi sạch. - Đối với các mô hình nuôi trong ao định kỳ bón chế phẩm sinh học CF-1100-50x (liều lượng 2 – 3 ml/m3) trộn với Granular Zeolite ( 10 – 20 g/m3), bón 1 – 2tuần/lần.
  4. 3/ Bệnh mù mắt, quẹo cổ: Triệu chứng: - Mắt bị viêm sưng, trắng đục, có mủ ở mí mắt. Thông thường xảy ra trên một mắt trước rồi sau đó lây qua mắt còn lại làm mù cả hai mắt. - Cột sống bị biến dạng làm cho cổ quẹo, thân hơi cong nghiêng, ếch không bơi lội được bình thường mà chỉ xoay tròn hoặc nằm ngữa bụng. Êch bị bệnh không ăn mồi được nên thường là chết sau đó vài hôm. Nguyên nhân: Hiện chưa rõ nguyên nhân, nhưng có tài liệu cho là do vi khuẩn Pseudomonas sp. Chữa trị: - Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh - Khử trùng bể bằng Iodine (PVP Iodine) liều lượng 5 -10 ml/ m3 nước bể hoặc dùng Vetidine (3 -7 ml/m3) nước tạt
  5. khắp nơi trong bể, sau 6 giờ thay nước và bón vôi Calci – 100 (5 – 10g/m3) xử lý liên tục 3 – 4 ngày. Những con bị nhẹ có thể tắm bằng nước muối 2% trong vòng 5 – 10 phút. Phòng bệnh: Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn để phòng vi khuẩn xâm nhập những con còn lại. trường hợp tỷ lệ ếch mắc bệnh nhiều có thể hủy bỏ cả hồ để tránh lây lan cho các hồ khác. 4/Bệnh trùng bánh xe (Trichodiniasis): Giai đoạn mắc bệnh: Nòng nọc Triệu chứng: Khi nòng nọc bị nhiễm bệnh, trên bề mặt cơ thể có một lớp nhớt mỏng màu trắng đục và những đốm xuất huyết. Trường hợp nặng, mang sẽ có màu nhợt nhạt, đuôi và các chi bị thối rửa. Nguyên nhân: Bệnh do tiêm mao trùng thuộc nhóm Trichodina gây ra. Sau khi bị nhiễm bệnh, số ấu trùng chết tăng lên mỗi ngày. Nếu không chữa trị, toàn bộ ấu trùng sẽ chết trong vòng từ 5 - 7 ngày. Cách trị: Sử dụng formol 25ppm liên tục trong 3 ngày sau đó thay nước trong bể nuôi. 5/ Bệnh đốm trắng:
  6. Giai đoạn mắc bệnh: Nòng nọc Triệu chứng: Trên bề mặt cơ thể nòng nọc có những đốm, vết trắng xuất hiện. Nếu bị nặng nòng nọc sẽ nằm ở đáy bể, không vận động. Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Flexibacter columnaris thường gọi là bệnh columnaris. Bệnh thường xuất hiện trong các ao có môi trường nước nuôi kém. Cách trị : Thay nước mới và cho muối ăn có nồng độ 0,5%. 6/ Bệnh bọt khí: Giai đoạn mắc bệnh: Nòng nọc. Triêu chứng: Nòng nọc nhiễm bệnh có bụng phình to chứa đầy chất dịch trong suốt. Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi thiếu thay nước và thường xảy ra trong những trại giống sử dụng trực tiếp nước ngầm không qua xử lý bằng cách sục khí. Cách trị: Chưa có cách chữa trị có hiệu quả, tốt nhất là phòng ngừa. Nuớc ngầm sử dụng để nuôi nòng nọc phải được bơm và sục khí ít nhất 1 ngày trước khi sử dụng. Khi thay nuớc không nên thực hiện quá nhanh, thay quá nhiều.
  7. 7/ Hiện tượng ăn nhau: Nguyên nhân: Nuôi mật độ cao, thức ăn không đủ, kích cỡ nuôi không đồng đều. Phòng chống: -Mật độ không quá cao -Thức ăn phải đủ chất (protein phải đúng), đủ lượng và phân bố đều chia làm nhiều lần trong ngày -Thường xuyên lọc và phân cỡ bể nuôi khi ếch nhỏ dưới 50 g. KS. Nguyệt Thu Thủy sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0