intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh thường gặp trên tôm càng xanh

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

348
lượt xem
115
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Vĩnh Long diện tích nuôi tôm càng xanh không lớn, quy mô nhỏ tuy nhiên người nuôi cũng cần phải lưu ý một số bệnh thường gặp trên tôm càng để có thể sử lý khi con tôm nuôi gặp sự cố:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh thường gặp trên tôm càng xanh

  1. Những bệnh thường gặp trên tôm càng xanh Ở Vĩnh Long diện tích nuôi tôm càng xanh không lớn, quy mô nhỏ tuy nhiên người nuôi cũng cần phải lưu ý một số bệnh thường gặp trên tôm càng để có thể sử lý khi con tôm nuôi gặp sự cố: Bệnh đóng rong (bẫy lột xác): Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn dạng sợi hoặc đơn thuần chỉ là do rong tảo bám bên ngoài vỏ tôm gây ra, ở những ao nuôi nhiều dinh dưỡng thường mắc bệnh này, khi tôm bị bệnh đặc biệt là ở giai ấu trùng và tôm bột tỉ lệ chếy rất cao. Dấu hiệu khi tôm nhiễm bệnh vi khuẩn dạng sợi bám ở các lông tơ của chân đuôi, chân bụng, chân ngực, vẩu râu, phụ bộ miệng và mang khi tôm bị bệnh nặng mang tôm sẽ có màu vàng đến xanh tùy theo lợi rong tảo mắc vào đám vi khuẩn. Khi bị bệnh sẽ cản trở hô hấp, lột vỏ, hoạt động của tôm gây chậm lớn hay gây chết tôm Phòng trị bệnh: phòng bệnh bằng cách quản lý tốt nước trong ao nuôi định kỳ bón vôi cải thiện môi trường nước, định kỳ thay nước trong ao nuôi, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để tôm lột xác dễ dàng……trị bệnh có thể sử dụng BKC, thuốc tím (2.5 – 5 ppm) trong 4 giờ, formaline 10 – 25 ppm, Chloramine T (5 ppm) để trị bệnh đối với trường hợp tôm mới chớm bệnh hợp, sử dụng vôi kết hợp với thay nước trong ao nuôi nếu chỉ đơn thuần là rong tảo bám trên vỏ tôm tạo điều kiện cho tôm lột xác bỏ lớp vỏ củ. trường hợp tôm bị bệnh nặng bất khả kháng có thể sử dụng Neomycine 10 ppm, Streptomycine 1 – 4 ppm trộn vào thức ăn cho tôm ăn Bệnh đen mang Nguyên nhân do môi trường nước ao dơ có nhiều chất hữu cơ, hoặc nước lấy từ bên ngoài vào có nhiều vật chất lơ lững sẽ bám vào mang tôm khi tôm hô hấp, bệnh không gây thiệt hại nhiều tuy nhiên cũng làm cản trở hô hấp làm chậm quá trình phát triển của tôm Phòng bệnh: quản lý môi trường nước ao nuôi tốt, khi thay nước cần phải chú ý chất lượng nước bên ngoài. Trị bệnh bằng cách bón vôi xử lý nước, thay nước mới để tôm lột xác
  2. Bệnh ăn mòn phụ bộ Bệnh do vi khuẩn gây ra chủ yếu là: Vibrio alginolitycus, V. harveyi, V. parahaemolyticus và một số loài khác thuộc giống Vibrio gây ra. Dấu hiệu khi tôm bị bệnh thường bơi lội mất phương hướng, các bộ phận như vỏ, phụ bộ chân, râu và mang có màu đen hay đỏ nâu, vỏ và các phụ bộ bị ăn mòn, ấu trùng tôm bị bệnh thường có màu đen trên đỉnh các phụ bộ, tôm bỏ ăn ruột rỗng Vi khuẩn tồn tại dưới nền đáy ao sau khi thu hoạch vì vậy cần phải cải tạo thật kỹ trước khi thả nuôi, quản lý môi trường ao nuôi tốt, hạn chế gây sốc và thương tích cho tôm Bệnh đục cơ Đây là bệnh mà hiện nay gây ra tổn thất rất nặng cho người nuôi và cả những trại giống tôm càng xanh. Nguyên nhân gây ra bệnh này trước đây có một số ý kiến cho rằng là do vi khuẩn tuy nhiên hiện nay đã xác định được bệnh là do virus MrNV và XSV gây ra, virus sẽ gây hoại tử cơ, virus có độc tính cao có thể gây chết đến 100% chỉ trong vòng 2 – 3 ngày khi có dấu hiệu bệnh. Biểu hiện của tôm bị bệnh là cơ của phần đuôi hoặc phần bụng có màu trắng đục nếu tôm bị bệnh nặng thì cơ toàn thân có màu trắng đục Phòng trị bệnh: Bệnh do virus gây ra không có cách trị chỉ phòng bệnh bằng cách: Chon tôm bố mẹ không bị bệnh cho sinh sản, khi mua giống cần chọn những nơi có uy tín và có giấy kiểm nghiệm của các phiòng thí nghiệm Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp PCR hoặc ELISA hiện nay khôa thủy sản trường ĐHCT có xét hiệm PCR cho bệnh này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2