intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đặc điểm địa chất các thành tạo basalt-diabas Cẩm Thủy, Viên Nam mức tuổi Mesozoi muộn Tây Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số đặc điểm địa chất các thành tạo basalt-diabas Cẩm Thủy, Viên Nam mức tuổi Mesozoi muộn Tây Bắc Việt Nam" dựa trên kết quả phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, có cơ sở để các tác giả đề xuất một cách nhìn khác về các thành tạo magma mafic Cẩm Thủy, Viên Nam khu vực Tây bắc Việt Nam. Magma mafic Cẩm Thủy, Viên Nam không phải là phun trào kiểu phân tầng. Chúng là các thể phun trào-xâm nhập nông do phân dị kết tinh từ các khối dung thể ở các độ sâu khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đặc điểm địa chất các thành tạo basalt-diabas Cẩm Thủy, Viên Nam mức tuổi Mesozoi muộn Tây Bắc Việt Nam

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐCKHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Một số đặc điểm địa chất các thành tạo basalt-diabas Cẩm Thủy,Viên Nam mức tuổi Mesozoi muộn Tây Bắc Việt Nam Lê Tiến Dũng1, Nguyễn Hữu Trọng1,3,, Trương Đức Tuấn2, Nguyễn Khắc Giảng1, Trương Xuân Luận3, Tô Xuân Bản1,3, Phạm Trung Hiếu4, Trần Văn Đức1, Hà Thành Như1,3, Nguyễn Thị Ly Ly5, Trần Bá Duy5, Phạm Văn Nam5 1 Trung tâm Triển khai Công nghệ Khoáng chất 2 Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc 3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 4 Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh 5 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản TÓM TẮT Kết quả phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, có cơ sở để các tác giả đề xuất một cách nhìn khác về các thành tạo magma mafic Cẩm Thủy, Viên Nam khu vực Tây bắc Việt Nam. Magma mafic Cẩm Thủy, Viên Nam không phải là phun trào kiểu phân tầng. Chúng là các thể phun trào-xâm nhập nông do phân dị kết tinh từ các khối dung thể ở các độ sâu khác nhau. Thành phần thạch học bao gồm các đá basalt porphyrit, diabas; khối lượng không nhiều các đá basalt komatit, đá vụn núi lửa (pyroclastic) và các xenolit siêu mafic. Thế nằm địa chất là các thể tường (dike), tường vòng, phân nhánh, khối núi dạng vòm, phân bố định hướng theo phương tây bắc-đông nam, song song với đường phương đới uốn nếp Mesozoi và rift nội lục Sông Đà. Đặc điểm biến chất không đều các mỏ than hệ tầng Suối Bàng trong mối liên quan với không gian phân bố của các khối magma Cẩm Thủy, Viên Nam và nhiều dẫn liệu khác là cơ sở xác định tuổi địa chất của các thành tạo phun trào basalt-diabas Cẩm Thủy, Viên Nam trong khoảng Mesozoi muộn (Jura- Kreta), trẻ hơn tầng chứa than phong phú các hóa đá định tầng tuổi Nori-Reti. Trên quy mô khu vực, mức tuổi Mesozoi muộn của các thành tạo basalt-diabas Cẩm Thủy, Viên Nam tương đồng với mức tuổi của các loạt thể tường dolerit Karoo (Nam Phi), khối dolerit Tasmania (Nam Cực) lớn nhất thế giới quy mô đến 40.000 km3, liên quan với phá vỡ siêu lục địa Gondvana trong kỷ Jura ở Nam bán cầu. Từ khóa: basalt; diabas; đá vụn núi lửa; Cẩm Thủy; Viên Nam. 1. Mở đầu Các đá phun trào basalt Viên Nam, basalt Cẩm Thuỷ có khối lượng lớn trong khu vực Tây Bắc Việt Nam (TBVN). Nhiều kết quả của các đề án, đề tài khoa học công nghệ đã được công bố với rất nhiều số liệu phân tích thạch học, hoá học, địa hoá, đồng vị, tuổi tuyệt đối .v.v. trong các phòng thí nghiệm quốc tế có độ chính xác cao, đã mô tả được thành phần thạch học, các đặc điểm thạch địa hoá, tuổi tuyệt đối, luận giải bối cảnh địa động lực.v.v. Đa số các nhà Địa chất (Nguyễn Xuân Bao, 1970; Bùi Phú Mỹ, Trần Đăng Tuyết, 1973; Phan Trường Thị và nnk, 1974; Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1980; Bùi Minh Tâm và nnk 2010; Phan Cự Tiến, 1977; Polyakov G.V, Nguyễn Trọng Yên, 1996; Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009, Trần Trọng Hòa, 2001; Nguyễn Hoàng và nnk 2004.v.v.): phun trào Cẩm Thuỷ và Viên Nam có mức tuổi Permi muộn (P3ct) và Triat sớm (T1vn); có mối quan hệ chuyển tiếp lên phía trên với các đá trầm tích hệ tầng Yên Duyệt (P3yd) hoặc các đá trầm tích màu đỏ hệ tầng Cò Nòi (T1cn); chúng có mối liên quan với giai đoạn sinh khoáng Paleozoi muộn-Mesozoi sớm. Trong các văn liệu địa chất, magma Cẩm Thủy, Viên Nam được mô tả như những đá núi lửa phân tầng; chưa chú ý đến sự có mặt các đá xâm nhập nông diabas; chưa phát hiện được các đới biến chất tiếp xúc nhiệt nằm ven rìa các khối magma và do đó chưa làm rõ được thế nằm địa chất, bản chất mối quan hệ nằm kề giữa các khối đá magma Cẩm Thủy, Viên Nam với các tầng đá trầm tích vây quanh. Việc xem các đá phun trào Cẩm Thủy, Viên Nam TBVN có mức tuổi Permi muộn hoặc Triat sớm, có tính phân tầng, đã gây ra khá nhiều rắc rối khi vẽ các bản đồ địa chất; một số phân vị địa tầng trên các bản đồ có thành phần thạch học và vị trí địa chất không hợp lý; một số cấu tạo địa chất cũng như một số luận giải khoa học thiếu tính thuyết phục. Tác giả liên hệ Email: nguyenhuutrong@humg.edu.vn 92
  2. Bằng các phương pháp địa chất truyền thống: quan sát mô tả các mặt cắt, thành lập và phân tích các bản đồ thạch học cấu trúc, xác định và mô tả các tổ hợp cộng sinh khoáng vật, phân tích mối quan hệ giữa các tổ hợp đá, tham khảo và phân tích các nguồn tài liệu .v.v. các tác giả có một cách nhìn khác về thành phần thạch học, hình dạng thế nằm, vị trí và tuổi địa chất của các đá phun trào mafic Cẩm Thủy, Viên Nam khu vực Tây Bắc Việt Nam (Hình 1). Việc nhận dạng đúng đắn và khách quan vị trí địa chất của các tổ hợp đá, sử dụng có chọn lọc các nguồn thông tin và các kết quả phân tích.v.v. có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong các hoạt động nghiên cứu, điều tra địa chất TBVN cũng như khu vực Thanh Hóa. Trong hình 1, có thể nhận thấy các trung tâm núi lửa Phong Thổ-Nậm Xe (Lai Châu); Bắc Yên-Phù Yên; Thuận Châu-Mường La (Sơn La); -Kim Bôi (Hoà Bình); Viên Nam-Ba Vì (Hà Nội); Cẩm Thủy (Thanh Hoá). Các khối đá có thế nằm là các thể tường, tường vòng, tường phân nhánh, các khối núi dạng vòm. Hình 1. Sơ đồ phân bố các thành tạo phun trào-xâm nhập nông Mesozoi muộn Cẩm Thủy, Viên Nam TBVN (thành lập: Lê Tiến Dũng, Trương Đức Tuấn. Nguyễn Hữu Trọng, 2022). 2. Đặc điểm thành phần thạch học Thành phần thạch học bao gồm nhóm đá phun trào: basalt-komatit, basalt porphyrit, đá vụn núi lửa và nhóm đá xâm nhập nông (á phun trào): diabas, microgabro. Ngoài ra, trong một số vị trí cục bộ, còn có các xenolit đá siêu mafic quy mô và khối lượng nhỏ. Basalt komatit phân bố rất hạn chế trong khu vực Nậm Muội, Tạ Khoa (Sơn La). Tại khu vực Nậm Muội, phần trên gồm các đá basalt porphyrit, phần dưới gồm đá basalt olivin, basalt komatit và các thể xâm nhập nông (Polyakov G.V., Nguyễn Trọng Yên, 1996; Bùi Minh Tâm và nnk, 2010); khối lượng các đá komatit và basalt komatit không nhiều so với các đá basalt và diabas. Basalt porphyrit tập trung phân bố trong các khối basalt kích thước nhỏ, phần trên cùng của các khối basalt quy mô lớn; giữa các loại đá basalt chuyển tiếp từ từ, không có ranh giới rõ ràng, không tạo nên các tập hoặc các dòng dung nham riêng biệt; thủy tinh trong phần nền bị biến đổi thành các khoáng vật thứ sinh, không thấy thủy tinh nguyên sinh chưa bị biến đổi. Đá vụn núi lửa (pyroclastic) gồm dăm kết tuf, sạn kết tuf và cát kết tuf basalt, agglomerat basalt; ranh giới giữa các đá basalt, diabas và đá vụn núi lửa bị xóa nhòa, không rõ ràng. Điều đó cho thấy, các vụ phun núi lửa có quy mô nhỏ, xảy ra ngay khi các khối dung thể còn ở trạng thái chảy dẻo. Hình 2. Vết lộ TH.228. Diabas khối Phù Luông Hình 3. Lát mỏng TH.228 (NC +, X50): (Thanh Hóa). Ảnh Nguyễn Khắc Giảng, 2021 Diabas khối Phù Luông (Thanh Hóa).Ảnh Nguyễn Hữu Trọng, 2022. 93
  3. Diabas, microgabro. Đá có cấu tạo khối đồng nhất, gồm ban tinh và vi tinh plagioclas (pl), pyroxen (px), các khoáng vật thứ sinh như epidot (ep), chlorit (cl)(Hình 2, 3). Các hạt khoáng vật của diabas có kích thước rất nhỏ, ẩn tinh, do đó trong các mô tả địa chất thường khó phân biệt với các đá basalt. Đặc điểm phân bố của diabas đã được mô tả trong một số văn liệu địa chất (Đỗ Đình Toát và nnk,1973; Phạm Xuân Anh, 1989, Đỗ Văn Chi,1992; Lê Tiến Dũng và nnk, 2001, 2022). Theo đó, các đá diabas có mặt trong các khối basalt quy mô lớn, phần bóc lộ sâu, trung tâm các khối phun trào, có quan hệ chuyển tiếp với các đá basalt vây quanh. Tại khu vực đập thủy điện Hòa Bình, lỗ khoan LK66 sâu 39,9m (Đỗ Đình Toát và nnk,1973) diabas porphyrit olivin (tướng á núi lửa) gặp ở độ sâu 27,2-39,90m. Khu vực thủy điện Sơn La (Lê Tiến Dũng và nnk, 2001), các đá basalt kết tinh tốt, giầu ban tinh, không có thủy tinh chuyển dần thành dolerit (diabas) có mặt ở các phần bóc mòn sâu. Khu vực Cẩm Thủy, Quan Hóa (Phạm Xuân Anh, 1989; Đỗ Văn Chi, 1992) diabas được mô tả trong phức hệ xâm nhập Điền Thượng gồm diabas và gabrodiabas, dạng thấu kính diện tích 0,10 đến 1,70 km2 có quan hệ chuyển tiếp với các đá phun trào basalt. Mặt cắt địa chất phía bờ trái hồ Hòa Bình (Lê Tiến Dũng và nnk, 2022) cũng cho thấy, khối basalt diabas Viên Nam xuyên cắt, gây biến chất tiếp xúc nhiệt các tầng đá carbonat vây quanh (Hình 4). Tại ranh giới tiếp xúc, đá vôi tái kết tinh thành đá hoa màu trắng, thành phần khoáng vật gồm calcit, tremolit, phlogophit. Hình 4. Mặt cắt ven bờ trái hồ Hòa Bình mô tả mối quan hệ xuyên cắt giữa đá phun trào-xâm nhập nông basalt diabas Viên Nam với các đá trầm tích lục nguyên carbonat vây quanh (Lê Tiến Dũng và nnk, 2022). Ký hiệu: 1. Gabroperidotit; 2. Đá phiến sét argilit, cát kết dạng quarsit, đá vôi màu xám; 3. Diabas và basalt; 4. Đá vôi xám xanh; 5-6. Đới biến chất tiếp xúc nhiệt (5. Đá hoa, 6. Đá hoa calcit- tremolit-phlogopit). Các thành tạo magma mafic Viên Nam, Cẩm Thủy TBVN có một khối lượng lớn đá xâm nhập nông diabas, chúng có quan hệ chuyển tiếp với các đá phun trào basalt. Tổ hợp thạch học basalt và diabas tạo nên các khối phun trào-xâm nhập nông. Các khối phun trào-xâm nhập nông Cẩm Thủy, Viên Nam khu vực TBVN có thể so sánh với các thành tạo magma đã được mô tả trong các văn liệu địa chất. Tại khu bảo tồn quốc gia sông Yukon-Charley, vùng Alaska (Geologic Resources Inventory (GRI) Digital Geologic Data for Yukon-Charley Rivers National Preserve, 2021) gồm basalt, microgabro, diabas Đệ tam, tuổi tuyệt đối 57 Tr.n theo phương pháp Ar-Ar trong biotit. Các đá diabas ở đây có cấu tạo khối, kiến trúc toàn tinh, không có thủy tinh. Đáng lưu ý, vào những năm 1976, trong các văn liệu địa chất, đá diabas ở đây cũng đã từng được mô tả là đá basalt hạt mịn đến hạt thô. 3. Dạng nằm của các khối phun trào-xâm nhập nông Cẩm Thủy, Viên Nam Phân tích tài liệu thực tế và bản đồ địa chất, cho thấy dạng nằm của các khối phun trào-xâm nhập nông Cẩm Thủy, Viên Nam là các thể tường, seri (cụm) thể tường (dikes, dike swarms) dạng tuyến phương TB- ĐN, kiểu tường vòng (ring dikes), thể tường phân nhánh (branching dike), các khối núi dạng vòm (dome- shaped massif), các trung tâm núi lửa. Chúng có mối quan hệ xuyên cắt, gây biến chất tiếp xúc nhiệt, biến chất trao đổi các tầng đá mức tuổi từ Tiền Cambri, Paleozoi đến Mesozoi sớm. Đặc điểm cấu trúc địa chất, dạng nằm các khối magma Cẩm Thủy, Viên Nam rất xa lạ với thế nằm dạng lớp phủ thường thấy trong tầng basalt Kainozoi khu vực Tây Nguyên (Việt Nam) và các nơi khác. 94
  4. Hình 5. Thể tường phân nhánh khu vực Phong Thổ (a) và thể tường vòng khu vực Cẩm Thủy (b). Trích dẫn bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000; Lê Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Trọng, Trương Đức Tuấn bổ sung, chỉnh sửa, 2022. Ký hiệu 1. Trầm tích màu đỏ Kreta; 2. Trầm tích Mesozoi sớm; 3. Trầm tích, biến chất Paleozoi; 4. Vành biến chất tiếp xúc nhiệt; 5. Phun trào-xâm nhập nông basalt, diabas Cẩm Thủy, Viên Nam. Thể tường là dạng nằm phổ biến nhất, có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều dày. Thành phần thạch học gồm các đá komatit, diabas, basalt porphyrit, basalt komatit, dăm kết tuf basalt. Thể tường có chiều dài lớn nhất đến 150 km, chiều dày 0,3 km đến 5,0 km định hướng song song với đường phương đới uốn nếp Mesozoi mộn. Tổng chiều dài của tất cả các thể tường lên đến trên 1200 km. Thể tường Nậm Muội gồm các đá basalt komatit, basalt olivin, phần dưới sâu có các thể á núi lửa thành phần komatit và komatit- peridotit, chiều dài gần 45 km, chiều dày 0,5 đến 2 km; thể tường Pa Tần-Quỳnh Nhai gồm diabas, basalt dài 65 km, chiều dày 0,3 km đến 5 km. Các thể tường đặc biệt có cấu tạo phân nhánh, tường vòng (Hình 5). Các khối núi dạng vòm tiêu biểu gồm Viên Nam, Ba Vì (Hà Nội); Kim Bôi, Đồi Bù (Hoà Bình); Phù Luông, Núi Hác, Bù Mong (Thanh Hoá). Diện tích mỗi khối núi từ 20 đến 50-70 km2, bề mặt dốc 20 đến 30o, các đỉnh độ cao từ 500-600 m đến 1300m. Các trung tâm phun trào là nơi tập trung khối lượng lớn và mật độ cao các khối đá phun trào, bao gồm: Phong Thổ-Nậm Xe (Lai Châu); Bắc Yên-Phù Yên, Thuận Châu-Mường La (Sơn La); Kim Bôi (Hoà Bình); Ba Vì (Hà Nội); Cẩm Thủy (Thanh Hoá). Quy mô các thể tường diabas-basalt Cẩm Thủy, Viên Nam có thể so sánh với các seri thể tường diabas, dolerit ở Karoo (Nam Phi), dolerit vùng Ferrar (Nam Cực).v.v. Khối dolerit Tasmania lớn nhất thế giới quy mô đến 40.000 km3 (Leaman, David 2002) liên quan đến sự phá vỡ siêu lục địa Gondvana trong kỷ Jura. Các thể tường, tường vòng, tường phân nhánh của các khối đá magma mafic Viên Nam, Cẩm Thủy đang mô tả, trùng với các đường nứt vỡ lớn phương TBĐN trên tầng đá cứng Tiền Cambri, Paleozoi và Meszoi sớm. Các đường nứt vỡ kích thước lớn, có độ sâu khác nhau, là kết quả của quá trình căng giãn, làm mỏng vỏ thạch quyển (K. H. Olsen (Editer) 1995; Olivier Merle, 2011; Sascha Brune, 2018 ), là các kênh dẫn các dung thể magma mafic trạng thái nóng chảy từ dưới sâu. Trên bình đồ hiện đại, các đường nứt vỡ được lấp đầy bởi các khối đá basalt komatit, diabas, phun trào basalt, đá vụn núi lửa và các xenolit đá siêu mafic. Magma mafics Cẩm Thủy, Viên Nam gồm các đá komatit, basalt và và á phun trào diabas tương đồng với tổ hợp phun trào-xâm nhập nông (á xâm nhập) ). Chúng là kết quả của quá trình phân dị kết tinh từ các khối dung thể mafic , ở các quy mô và độ sâu khác nhau trong giai đoạn Mesozoi sớm. Bộ phận dung thể nằm ở trung tâm hoặc dưới sâu, tốc độ nguội lạnh chậm, tạo nên các đá toàn tinh dolerit và diabas; bộ phận dung thể nằm gần mặt đất, ven rìa hoặc trên mái các khối lớn, tốc độ nguội lạnh nhanh, tạo thành các loại đá basalt có nhiều vi tinh, thủy tinh, hạnh nhân. 4. Nguồn nhiệt từ các khối basalt Cẩm Thủy, Viên Nam là nguyên nhân gây biến chất không đồng đều các mỏ than hệ tầng Suối Bàng mức tuổi Nori-Reti Khi nghiên cứu về than khu vực đông nam Sông Đà (Trịnh Ích, Phạm Hồng Quế, 1977) đã phát hiện ra một vấn đề rất lý thú. Đó là: trình độ biến chất không đồng đều của các mỏ than trong hệ tầng Suối Bàng (T3n-r). Cụ thể: các mỏ than Đồi Hoa, Đầm Đùn, Đầm Hồng, Đầm Bông, Yên Thái thuộc loại than gầy kết dính, hàm lượng chất bốc Vch = 16,34 đến 22,8%; mỏ than Làng Vọ thuộc loại than gầy, Vch =9,48% giống như than antracit Cẩm Phả. Các Ông giải thích biến chất không đều các vỉa than Suối Bàng liên quan với 95
  5. chế độ địa nhiệt: mỏ than biến chất cao Làng Vọ, nằm ở trung tâm đới Ninh Bình, nơi có chế độ địa nhiệt tương đối cao, phân dị kiến tạo mạnh, bề dày trầm tích lớn (>1000 m); các mỏ than biến chất thấp Đồi Hoa nằm ở rìa đới Ninh Bình, nơi có chế độ địa nhiệt thấp, bề dày trầm tích nhỏ (600-700 m). Tài liệu địa chất khu vực Thanh Hoá (Nguyễn Đình Xoan, 1983), than khu mỏ Yên Duyệt, Phú Mỹ, Thiên Linh (Cẩm Thuỷ) cũng là loại antraxit, Vch = 5,65-6,10 % giống than Làng Vọ. Phân tích bản đồ địa chất tờ Ninh Bình, Hà Nội (Định Minh Mộng,1976; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2005), nhận thấy quy luât: các mỏ than antraxit biến chất cao Làng Vọ, Yên Duyệt, Phú Mỹ, Thiên Linh nằm gần các khối magma mafic Cẩm Thủy Viên Nam, từ 0,20 đến 2,00 km; các mỏ than gầy biến chất thấp Đồi Hoa, Đầm Đùn, Bảo Hiệu Đoàn Kết nằm xa khối magma, từ 13,00 đến 26,00 km (Bảng 1, Hình 6). Bảng 1. Một số đặc điểm biến chất than trong khu vực Ninh Bình, Thanh Hoá (theo tài liệu của Trịnh Ích, Phạm Hồng Quế, 1977 và Nguyễn Đình Xoan, 1983) Khoảng cách Wpt Qch Sch Vch STT Tên mỏ than đến khối basalt (%) (kcal/kg) (%) (%) (km) Nhóm mỏ than biến chất cao 1 Làng Vọ (Lạc Sơn, Hòa Bình) 3,42 8100 3,71 9,48 1,50 Yên Duyệt (Cẩm Thuỷ, Thanh 2 5,45 7723 5,09 5,65 0,20 Hóa) 3 Phú Mỹ (Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa) 5,50 6850 5,01 5,90 0,50 Thiên Linh (Cẩm Thuỷ, Thanh 4 4,60 7540 4,20 6,10 2,00 Hóa) Nhóm mỏ than biến chất thấp 1 Yên Thái (Yên Thuỷ. Hòa Bình) 4,80 7880 0,85 22,80 13,00 2 Đầm Bông (Yên Thuỷ, Hòa Bình) 5,60 8210 1,34 21,40 15,00 3 Đầm Hồng (Lạc Thuỷ, Hòa Bình) 4,20 7980 0,80 16,34 20,00 4 Đồi Hoa (Lạc Thuỷ, Hòa Bình) 5,40 8120 1,10 20,60 26,00 5 Đầm Đùn (Nho Quan, Ninh Bình) 5,16 8050 0,50 19,86 24,00 Hình 6. Sơ đồ phân bố các mỏ than Suối Bàng khu vực Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá và các khối basalt diabas Cẩm Thủy, Viên Nam (thành lập: Trương Đức Tuấn, 2022). 96
  6. Mặt cắt địa chất mỏ than Ninh Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) (Ngô Tất Chính, 1988) có các đá phun trào basalt dạng vỉa và thấu kính nằm xen với tầng đá chứa than. Than Ninh Sơn có mức biến chất cao, tương tự như than Làng Vọ (Hoà Bình). Phân tích chi tiết các mặt cắt địa chất thấy rằng, các thể thấu kính, thể vỉa giả tầng có thành phần là diabas liên quan gốc rễ với khối xâm nhập nông diabas ẩn, tương tự khu vực mỏ NKN thôn 5, Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội (Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Mỏ-Địa chất, 2020). Từ các dẫn liệu nêu trên, thấy rằng: nguồn nhiệt từ các khối dung thể magma mafic Cẩm Thủy, Viên Nam là nguyên nhân làm tăng mức độ biến chất của than, làm giảm hàm lượng chất bốc (Vch). Chúng là nguyên nhân trực tiếp gây ra quá trình biến chất không đồng đều các vỉa than hệ tầng Suối Bàng. Cùng với các dữ liệu trong các công trình đã được công bố (Lê Tiến Dũng, Phùng Văn Hoài và nnk, 2001; Lê Tiến Dũng, Nguyễn Khắc Giảng và nnk, 2018; Lê Tiến Dũng, Tô Xuân Bản và nnk, 2022, Tô Xuân Bản, Phạm Trường Sinh, Lê Tiến Dũng, 2008) đây là một dẫn chứng rất đáng quan tâm và cho thấy: các khối magma basalt Cẩm Thủy, Viên Nam có tuổi địa chất trẻ hơn trầm tích chứa than hệ tầng Suối Bàng (Vũ Khúc và nnk, 2002; Toshifumi Komatsu et al, 2017) rất phong phú các hóa đá định tầng Nori-Reti. Tuổi địa chất hợp lý của các thành tạo phun trào-á xâm nhập Viên Nam, Cẩm Thủy trong khoảng Jura-Kreta, như bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần miền Bắc của Đovjikov A. E, năm 1965. 5. Kết luận Thành phần thạch học của các thành tạo phun trào-xâm nhập nông Viên Nam, Cẩm Thủy khu vực TBVN gồm diabas, basalt, một khối lượng không lớn đá basalt komatit và đá vụn núi lửa. 2. Thế nằm các thành tạo phun trào-xâm nhập nông Cẩm Thủy, Viên Nam là các thể tường, thể tường phân nhánh, tường vòng, khối núi dạng vòm. Chúng là sản phẩm phân dị kết tinh từ các khối dung thể mafic lấp đầy các đường nứt vỡ lớn trên tầng đá cứng đã được cố kết, làm vát mỏng vỏ thạch quyển trong quá trình hoạt động của đới rift nội lục Sông Đà. Mức độ biến chất không đều của các mỏ than hệ tầng Suối Bàng mức tuổi Nori-Reti trong mối liên quan với các khối đá magma Cẩm Thủy, Viên Nam và nhiều dẫn chứng khác là các bằng chứng rất tin cậy về khoảng tuổi Mesozoi muộn (Jura-Kreta) của các đá phun trào-xâm nhập nông Cẩm Thủy, Viên Nam khu vực TBVN. Việc xác định khoảng tuổi Jura-Kreta cho các thành tạo Cẩm Thủy, Viên Nam khu vực TBVN là không có gì mới theo tài liệu bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần miền Bắc của Đovjikov A. E, năm 1965. Việc xác định và mô tả magma Cẩm Thủy, Viên Nam là các thành tạo phun trào-xâm nhập nông, dạng nằm là các thể tường, tường phân nhánh, tường vòng, khối núi dạng vòm, mức tuổi Mesozoi muộn (Jura- Kreta) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Góp phần nhận dạng, hoàn thiện bình đồ cấu trúc địa chất khu vực TBVN và tây bắc Thanh Hóa; sáng tỏ lịch sử phát triển của đới rift nội lục Sông Đà; luận giải quy luật phân bố và mức độ bóc mòn của các khối magma; xác lập các mô hình quặng hoá nội sinh; dự báo các khoáng sản ẩn sâu trong các tầng đá biến chất Tiền Cambri, các tầng trầm tích lục nguyên-carbonat Paleozoi đến Mesozoi sớm vây quanh các khối magma basalt-diabas với vai trò là môi trường chứa; phân tích và đánh giá điều kiện địa chất và tính ổn định của các công trình xây dựng lớn như thuỷ điện Sơn La, Hòa Bình, các dự án thủy điện tích năng trong tương lai ở khu vực TBVN. Lời cảm ơn Báo cáo được hỗ trợ và là sản phầm của đề tài KHCN "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xác định nguồn gốc, điều kiện thành tạo, quy luật phân bố và tiềm năng khoáng sản vàng ẩn sâu trong cấu trúc nếp lồi tây bắc Thanh Hóa" mã số ĐTĐL.CN-85/21. Để hoàn thành bài viết, các tác giả đã tổng hợp nhiều tài liệu thu được trong các hoạt động địa chất khu vực Tây Bắc; đã sử dụng và phân tích nhiều tài liệu của các Nhà địa chất đã công bố hoặc lưu trữ có liên quan với đối tượng nghiên cứu. Tài liệu tham khảo Australian Stratigraphic Units Database 2020. Definition card for: Galiwinku Dolerite Australian Government. Geoscience Australia. Bùi Minh Tâm (chủ biên) 2010. Hoạt động magma Việt Nam. Xb Viện KH Địa chất và Khoáng sản,. Bùi Phú Mỹ, Trần Đăng Tuyết, 1973. Đá phun trào bazơ ở Phong Thổ-Sình Hồ. Tạp chí Địa chất, số 106, Hà Nội. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2005. Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000, tờ Ninh Bình, Hà Nội, Kim Bình-Lao Cai, Phong Sa Lỳ-Điện Biên Phủ, Hà Nội. Xb Địa chất, Hà Nội. Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Mỏ-Địa chất, 2020. Báo cáo thăm dò nước khoáng nóng Thôn 5, xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội. Lưu trữ địa chất, Hà Nội. Đinh Minh Mộng, 1976. Địa chất tờ Ninh Bình (F-48-XXXIV) tỷ lệ 1:200.000. Lưu trữ Địa chất, HN. Đovjikov A. E (chủ biên), 1965. Địa chất miền Bắc Việt Nam . Nxb KHKT, Hà Nội. 97
  7. Đỗ Đình Toát, La Thị Chích, 1973. Đặc điểm thạch học của tướng họng núi lửa vùng Hòa Bình-Suối Rút. Tạp chí Địa chất, số 107, Hà Nội. Đỗ Văn Chi (chủ biên), 1992. Báo cáo kết quả đo vẽ và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50,.000 nhóm tờ Quan Hóa, Vụ Bản. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. K. H. Olsen (Editer) 1995. Continental rifts: evolution, structure, tectonics. Elsevier Science B.V. Sara Burgerhartstraat 25 P.O. Box 211, 1000 AE Amsterdam, The Netherlands. Leaman, D. E, 2002. The Rock that Makes Tasmania. Leaman Geophysics, ISBN 0-9581199-0-2 p. 117. Lê Tiến Dũng, Phùng Văn Hoài, Lê Thanh Mẽ, Phạm Vân Anh, Trần Trọng Phát, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Cảnh Tuân. 2001. Về vị trí địa tầng của thành tạo phun trào basalt ở dọc sông Đà đoạn Tạ Bú - Pa Vinh ( thuỷ điện Sơn La). Tạp chí Địa chất, số 261, Hà Nội. Lê Tiến Dũng, Nguyễn Khắc Giảng, Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Hữu Trọng, Tô Xuân Bản và nnk, 2018. Đặc điểm thành phần thạch học các thành tạo trầm tích lục nguyên - carbonat và mối quan hệ với các đá núi lửa khu vực Tú Lệ. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, tập 59, kỳ 5 (2018) 1-13. Hà Nội. Lê Tiến Dũng, Tô Xuân Bản, Nguyễn Khắc Giảng, Trần Văn Đức, Nguyễn Hữu Trọng, Phạm Thị Vân Anh, Lưu Huy Linh, Đặng Tuấn Hùng, Lê Hồng Anh, Nguyễn Mai Dung, Trương Đức Tuấn, 2022. Đặc điểm địa chất và tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Hoà Bình. Bài đã được chấp nhận đăng trong tạp chí Địa chất, Hà Nội. Ngô Tất Chính, 1988. Tìm kiếm đánh gía than khu đồi Ninh Sơn, Hà Sơn Bình. Lưu trữ Địa chất, HN. Nguyễn Đình Xoan, 1983. Tìm kiếm than vùng Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. Nguyễn Hoàng, Nguyễn Đắc Lư, Nguyễn Văn Can, 2004. Đá phun trào Paleozoi Sông Đà: tuổi Rb-Sr vùng Đồi Bù. Tạp chí Địa chất, số 281, Hà Nội. Nguyễn Xuân Bao, 1970. Tài liệu mới về cấu tạo địa chất vùng Vạn Yên. Tạp chí Địa chất, số 91-92, Hà Nội. Olivier Merle, 2011. A simple continental rift classification. Tectonophysics 513 (2011) 88–95. Phạm Xuân Anh (chủ biên), 1989. Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Cẩm Thủy. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. Phan Cự Tiến, 1977. Về sự phân định các thống Pecmi muộn và Triat sớm ở tây bắc Bắc Bộ. TC ĐC, số 131, HN Phan Trường Thị, Lê Văn Cự, Đỗ Đình Toát, Phan Văn Quýnh, 1974. Địa tầng và thạch học các đá núi lửa vùng Hòa Bình-Suối Rút. Tạp chí Địa chất, số 113, Hà Nội. Polyakov G.V, Nguyễn Trọng Yên (đồng chủ biên), 1996. Các thành tạo mafic - siêu mafic Permi - Trias miền Bắc Việt Nam. Nxb KH & KT, Hà Nội. Tô Xuân Bản, Phạm Trường Sinh, Lê Tiến Dũng, 2008. Một số ý kiến về vị trí địa chất các thành tạo bazan tuyến Hoà Bình- Sơn La trên bản đồ địa chất. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học đại học Mỏ- Địa chất lần thứ 17, số 21, Hà Nội. Toshifumi Komatsu , Yasunari Shigeta , Hung D. Doan , Ha T. Trinh , Hung B. Nguyen, Minh T. Nguyen , Nao Kusuhashi , Takanobu Tsuihiji, Takumi Maekawa, Julien Legrand and Makoto Manabe, 2017. Upper Triassic (Carnian) mollusks from the Suoi Bang Formation in Me area, Ninh Binh Province, northern Vietnam. Bull. Natl. Mus. Nat. Sci., Ser. C, 43, pp. 1–10, December 22, 2017. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (tổng chủ biên), 1980. Địa chất Việt Nam, tập 1: Địa tầng (thuyết minh bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000). Xb Cục Địa chất, Hà Nội. Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009. Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Xb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Trần Trọng Hoà, 2001. Phân chia và đối sánh các tổ hợp bazantoid Permi Trias đới Sông Đà. TCĐC, số 265, HN. Trịnh Ích, Phạm Hồng Quế, 1977. Bàn thêm về than Triat muộn vùng đông nam Sông Đà. TC ĐC, số 130, Hà Nội. Trương Xuân Luận, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Khắc Giảng, Nguyễn Hữu Trọng, Tô Xuân Bản, Trương Đức Tuấn, Nguyễn Khương Duy, Trần Văn Nam, 2021. Báo cáo bước 1, kết quả thực hiện đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xác định nguồn gốc, điều kiện thành tạo, quy luật phân bố và tiềm năng khoáng sản vàng ẩn sâu trong cấu trúc nếp lồi tây bắc Thanh Hóa" mã số ĐTĐL.CN-85/21. Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội. Vũ Khúc, Phạm Đình Trưởng, Lê Thanh Hựu, 2002. Một số vấn đề về địa tầng Mesozoi ở Tây Bắc Bộ. Tạp chí Địa chất, số 269, Hà Nội. Ye. K. Ustiyev, 1969. Volcanic, subvolcanic and plutonic series of the Northeastern Asia and the general problem of the volcano-plutonic formations. Bulletin Volcanologique, Volume 33, Issue 4, pp.1274-1287. U.S. Department of the Interior, National Park Service, Natural Resource Stewardship and Science Directorate, Geologic Resources Division, 2021.Geologic Resources Inventory (GRI) Digital Geologic Data for Yukon-Charley Rivers National Preserve. 98
  8. ABSTRACT Some geological features of basalt-diabas formations in Cam Thuy and Vien Nam aged Late Mesozoic age in Northwest Vietnam Le Tien Dung 1, Nguyen Huu Trong 1,*, Truong Duc Tuan 2, Nguyen Khac Giang 1, Truong Xuan Luan 3, To Xuan Ban 1, Pham Trung Hieu 4, Tran Van Duc 1, Ha Thanh Nhu 1, Nguyen Thi Ly Ly 5, Tran Ba Duy 5 , Pham Van Nam 5 1 Center of Mineral Technological Development 2 North Vietnam Geological Mapping Interdivision 3 Hanoi University of Mining and Geology 4 Ho Chi Minh City National University 5 Scientific Institute of Minerals and Geology The results of the analysis and synthesis from many sources of data provide a basis for the authors to propose a different view of the Cam Thuy and Vien Nam mafic formations in the Northwest region of Vietnam. Magma mafic of Cam Thuy and Vien Nam series are not a stratified volcanic rock. They are hypabyssal or subvolcanic bodies due to differentiation crystallization from melting bodies at various depths.The petrographic composition includes porphyry basalt rocks, diabase, a small amount of komatiite basalt and pyroclastic rocks. The geological distribution form are the dikes, ring, branching, dome-shaped massif, distributed in the northwest-southeast direction, parallel to the strike line of Mesozoic folding zone and Song Da inland rift. The data of uneven metamorphic levels of coal mines in Suoi Bang Formation in relation to the spatial distribution of Cam Thuy and Vien Nam magmatic bodies and many other references are the basis for determining the geological age of the basalt-diabase volcanic-hypabyssal series in Cam Thuy, Vien Nam between late Mesozoi, younger than Suoi Bang coal bearing stratum rich in Norian- Rhaetian determined fossils. On a regional scale, the late Mesozoic age of Cam Thuy-Vien Nam basalt- diabase hypabyssal series coincides with the age of the Karoo dolerite dike series (South Africa), the world largest Tasmanian dolerite massif (Antarctica) with the volume to 40,000 km3, related to the breakup of the Gondvana supercontinent during the Jurassic period in the Southern Hemisphere. Keywords: basalt; diabas; pyroclastic; Cam Thuy; Vien Nam. 99
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2