intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xét nghiệm 942 mẫu phân gà thả vườn ở 4 xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: có 335 mẫu nhiễm sán dây, chiếm 35,56%, biến động từ 29,54% đến 44,55%. Gà nhiễm sán dây chủ yếu ở cường độ nhẹ (71,94%) và trung bình (20,30%), cường độ nặng chỉ chiếm 7,76%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 177 - 182<br /> <br /> MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN<br /> TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Thị Ngân*, Nguyễn Thị Kim Lan<br /> Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Xét nghiệm 942 mẫu phân gà thả vườn ở 4 xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái<br /> Nguyên, kết quả cho thấy: có 335 mẫu nhiễm sán dây, chiếm 35,56%, biến động từ 29,54% đến<br /> 44,55%. Gà nhiễm sán dây chủ yếu ở cường độ nhẹ (71,94%) và trung bình (20,30%), cường độ<br /> nặng chỉ chiếm 7,76%.<br /> Mổ khám 115 gà có 42 gà nhiễm sán dây, chiếm 36,52%, biến động từ 26,67% đến 43,75%;<br /> cường độ nhiễm từ 3 – 109 sán/gà. Tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất ở gà trên 6 tháng tuổi (60,20%<br /> khi xét nghiệm phân và 52,00% khi mổ khám), thấp nhất ở gà ≤ 3 tháng tuổi (20,90% khi xét<br /> nghiệm phân và 26,92% khi mổ khám).<br /> Có 5 loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại 4 xã, phường của thành phố Thái Nguyên, gồm: R.<br /> tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, R. volzi, Cotugina digonopora (tần suất xuất hiện tại<br /> các xã, phường từ 50,00% - 100%).<br /> Từ khóa: Sán dây, loài, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, Thái Nguyên.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> <br /> Bệnh sán dây là bệnh thường gặp ở gà, đặc<br /> biệt là gà thả vườn. Sán dây ký sinh ở ruột<br /> non và ruột già, dùng giác bám bám vào niêm<br /> mạc ruột gây tổn thương. Nếu nhiều sán sẽ<br /> làm tắc ruột, thủng ruột, viêm xoang bụng.<br /> Sán dây ký sinh làm gà gầy yếu, còi cọc và có<br /> thể chết nếu mắc bệnh nặng. Trong những năm<br /> gần đây, chăn nuôi gà ở Thái Nguyên phát<br /> triển khá mạnh, trong đó chăn nuôi gà thả<br /> vườn chiếm một số lượng lớn. Tuy nhiên, việc<br /> phòng và trị bệnh sán dây ở gà còn ít được chú<br /> ý. Để có cơ sở khoa học cho công tác phòng và<br /> trị bệnh, chúng tôi đã nghiên cứu một số đặc<br /> điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại<br /> một số xã, phường của thành phố Thái<br /> Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các<br /> biện pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả.<br /> VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Vật liệu<br /> - Mẫu phân tươi của gà thả vườn ở các lứa<br /> tuổi tại 4 xã, phường của thành phố Thái<br /> Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Gà thả vườn (mổ<br /> khám sán dây).<br /> *<br /> <br /> - Kính lúp, kính hiển vi quang học. Glyxerin,<br /> axit lactic, cồn (từ 700 đến 960), thuốc nhuộm<br /> Carmin, Xylen, Bomcanada… và các dụng cụ<br /> thí nghiệm khác.<br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán<br /> dây ở gà thả vườn tại 4 xã, phường của thành<br /> phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên qua xét<br /> nghiệm phân và mổ khám (tỷ lệ và cường độ<br /> nhiễm sán dây ở các địa phương và ở các lứa<br /> tuổi gà, loài sán dây ký sinh ở gà).<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> - Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm<br /> nhiều bậc.<br /> - Xét nghiệm mẫu phân bằng phương pháp<br /> lắng cặn Benedek (1943).<br /> - Mổ khám gà theo phương pháp mổ khám<br /> không toàn diện (theo tài liệu của Phạm Văn<br /> Khuê và cs, 1996 [1], Nguyễn Thị Kim Lan<br /> và cs, 2008 [4]).<br /> - Định loài sán dây: căn cứ vào hình thái, cấu<br /> tạo của sán dây trưởng thành theo khoá định<br /> loại ghi trong tài liệu của Phan Thế Việt và cs<br /> (1977) [10], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3].<br /> <br /> Tel: 0915217020; E.mail: ngan.cnty@gmail.com<br /> <br /> 177<br /> <br /> Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 177 - 182<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc thành phố<br /> Thái Nguyên<br /> Bảng 1a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên<br /> (qua xét nghiệm phân)<br /> Địa điểm<br /> nghiên cứu<br /> (xã, phường)<br /> <br /> Số mẫu<br /> kiểm<br /> tra<br /> <br /> Số<br /> mẫu<br /> nhiễm<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> nhiễm<br /> (%)<br /> <br /> Thịnh Đán<br /> Quyết Thắng<br /> Tân Cương<br /> Phúc Xuân<br /> <br /> 237<br /> 250<br /> 235<br /> 220<br /> <br /> Tính chung<br /> <br /> 942<br /> <br /> 70<br /> 75<br /> 92<br /> 98<br /> 335<br /> <br /> 29,54<br /> 30,00<br /> 39,15<br /> 44,55<br /> 35,56<br /> <br /> Số<br /> mẫu<br /> 47<br /> 53<br /> 65<br /> 76<br /> 241<br /> <br /> Nhẹ<br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 67,14<br /> 70,67<br /> 70,65<br /> 77,55<br /> 71,94<br /> <br /> Cường độ nhiễm<br /> Trung bình<br /> Số<br /> Tỷ lệ<br /> mẫu<br /> (%)<br /> 14<br /> 20,00<br /> 17<br /> 22,67<br /> 20<br /> 21,74<br /> 17<br /> 17,35<br /> 68<br /> 20,30<br /> <br /> Nặng<br /> Số<br /> Tỷ lệ<br /> mẫu<br /> (%)<br /> 9<br /> 12,86<br /> 5<br /> 6,67<br /> 7<br /> 7,61<br /> 5<br /> 5,10<br /> 26<br /> 7,76<br /> <br /> Bảng 1b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên<br /> (qua mổ khám)<br /> Địa điểm nghiên cứu<br /> (xã, phường)<br /> Thịnh Đán<br /> Quyết Thắng<br /> Tân Cương<br /> Phúc Xuân<br /> Tính chung<br /> <br /> Số gà mổ<br /> khám (con)<br /> 30<br /> 27<br /> 16<br /> 42<br /> 115<br /> <br /> Số gà nhiễm<br /> (con)<br /> 8<br /> 9<br /> 7<br /> 18<br /> 42<br /> <br /> Bảng 1a cho thấy, xét nghiệm 942 mẫu phân<br /> gà thả vườn nuôi tại 4 xã, phường tại thành<br /> phố Thái Nguyên, tỷ lệ mẫu nhiễm sán dây là<br /> 35,56%, biến động từ 29,54% - 44,55%. Gà<br /> nhiễm sán dây chủ yếu ở cường độ nhẹ và<br /> trung bình. Trong đó, gà thả vườn ở xã Phúc<br /> Xuân nhiễm cao nhất (44,55%), tiếp đến là gà<br /> nuôi ở xã Tân Cương (39,15%); phường<br /> Thịnh Đán có tỷ lệ gà nhiễm sán dây thấp<br /> nhất (29,54%).<br /> Kết quả mổ khám gà thả vườn ở bảng 1b cũng<br /> cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các<br /> địa phương: Mổ khám 115 gà có 42 gà nhiễm<br /> sán dây, chiếm tỷ lệ 36,52%. Trong đó, gà<br /> nuôi ở xã Tân Cương và xã Phúc Xuân có tỷ<br /> lệ gà nhiễm sán dây cao hơn gà nuôi ở<br /> phường Thịnh Đán và xã Quyết Thắng. Tỷ lệ<br /> gà thả vườn nhiễm sán dây qua mổ khám tại<br /> các xã, phường biến động từ 26,67% 43,75%. Số lượng sán dây ký sinh biến động<br /> từ 3 – 109 sán/gà.<br /> 178<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm<br /> (%)<br /> 26,67<br /> 33,33<br /> 43,75<br /> 42,86<br /> 36,52<br /> <br /> Cường độ nhiễm<br /> (số lượng sán/ gà)<br /> 3 - 47<br /> 4 - 78<br /> 7 - 109<br /> 5 - 81<br /> 3 - 109<br /> <br /> Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây của gà<br /> ở các địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố<br /> như địa hình, thời tiết khí hậu, điều kiện<br /> chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ<br /> áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… Ở<br /> xã Tân Cương và xã Phúc Xuân, nhiều hộ<br /> chăn nuôi gà theo phương thức tận dụng,<br /> điều kiện vệ sinh thú y kém, đồng thời các<br /> loại ký chủ trung gian phát triển nhiều nên tỷ<br /> lệ gà nhiễm sán dây cao. Kết quả nghiên cứu<br /> của chúng tôi phù hợp với nhận xét của<br /> Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [7]; Dương<br /> Công Thuận (2003) [9]. Kết quả nghiên cứu<br /> của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên<br /> cứu của Đặng Ngọc Thanh và cs (2008) [8]<br /> (mổ 703 gà có 629 gà nhiễm sán dây, chiếm<br /> 89,47%; tỷ lệ nhiễm sán của gà nhà là<br /> 93,40%, gà rừng 83%).<br /> <br /> Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 177 - 182<br /> <br /> Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà<br /> Bảng 2a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua xét nghiệm phân)<br /> Tuổi gà<br /> (tháng)<br /> ≤3<br /> >3-6<br /> >6<br /> Tính chung<br /> <br /> Số mẫu<br /> kiểm<br /> tra<br /> <br /> Số<br /> mẫu<br /> nhiễm<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> nhiễm<br /> (%)<br /> <br /> 67<br /> 185<br /> 98<br /> 350<br /> <br /> 14<br /> 56<br /> 59<br /> 129<br /> <br /> 20,90<br /> 30,27<br /> 60,20<br /> 36,86<br /> <br /> Số<br /> mẫu<br /> 11<br /> 43<br /> 36<br /> 90<br /> <br /> Nhẹ<br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 78,57<br /> 76,79<br /> 61,02<br /> 69,77<br /> <br /> Cường độ nhiễm<br /> Trung bình<br /> Số<br /> Tỷ lệ<br /> mẫu<br /> (%)<br /> 2<br /> 14,29<br /> 10<br /> 17,86<br /> 16<br /> 27,12<br /> 28<br /> 21,71<br /> <br /> Nặng<br /> Số<br /> Tỷ lệ<br /> mẫu<br /> (%)<br /> 1<br /> 7,14<br /> 3<br /> 5,36<br /> 7<br /> 11,86<br /> 11<br /> 8,53<br /> <br /> Bảng 2b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua mổ khám)<br /> Tuổi gà (tháng)<br /> ≤3<br /> >3-6<br /> >6<br /> Tính chung<br /> <br /> Số gà mổ<br /> khám (con)<br /> 13<br /> 52<br /> 50<br /> 115<br /> <br /> Số gà nhiễm<br /> (con)<br /> 2<br /> 14<br /> 26<br /> 42<br /> <br /> Bảng 2a và 2b cho thấy: gà thả vườn ở các<br /> lứa tuổi đều nhiễm sán dây, nhưng lứa tuổi<br /> khác nhau thì tỷ lệ và cường độ nhiễm khác<br /> nhau. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng<br /> theo tuổi gà. Gà dưới 3 tháng tuổi nhiễm sán<br /> dây với tỷ lệ thấp nhất (20,90% qua xét<br /> nghiệm phân và 15,38% qua mổ khám); gà 3<br /> - 6 tháng tuổi nhiễm sán dây 30,27% (qua xét<br /> nghiệm phân) và 26,92% (qua mổ khám); gà<br /> trên 6 tháng tuổi nhiễm tới 60,20% (qua xét<br /> nghiệm phân) và 52,00% (qua mổ khám). Số<br /> lượng sán dây ký sinh biến động từ 3 – 109<br /> sán/gà. Số lượng sán/gà ở lứa tuổi trên 6<br /> tháng cũng nhiều nhất.<br /> Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả<br /> nghiên cứu của Lê Đức Kỷ (1984) [2] (mổ<br /> khám thấy 66% gà nhiễm sán dây, gà 2 tháng<br /> tuổi nhiễm 63%, gà 2 - 6 tháng tuổi nhiễm<br /> 72%); và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu<br /> của Permin A. và cs (2002) [12] (gà con<br /> nhiễm sán dây 94%, gà trưởng thành nhiễm<br /> 100%). Kết quả nghiên cứu của Magwisha H.<br /> B. và cs (2002) [11] cũng cho biết: tỷ lệ<br /> nhiễm sán dây cao ở gà đang tăng trưởng và<br /> gà trưởng thành.<br /> Như vậy, gà ở mọi lứa tuổi đều nhiễm sán<br /> dây, sự cảm nhiễm sán dây có thể xảy ra ngay<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm<br /> (%)<br /> 15,38<br /> 26,92<br /> 52,00<br /> 36,52<br /> <br /> Cường độ nhiễm<br /> (số lượng sán/ gà)<br /> 3 - 24<br /> 4 - 78<br /> 7 - 109<br /> 3 - 109<br /> <br /> từ tháng tuổi đầu, tuổi gà càng lớn thì việc tìm<br /> kiếm thức ăn và ăn các côn trùng càng tăng<br /> lên, đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm sán dây<br /> tăng theo tuổi gà.<br /> Một số đặc điểm phân biệt các loài sán dây<br /> ký sinh ở gà tại thành phố Thái Nguyên<br /> Kết quả ở bảng 3 cho thấy:<br /> Loài R. echinobothrida: kích thước dài đầu<br /> trung bình 0,32 mm, rộng đầu 0,28 mm; giác<br /> bám hình tròn, đường kính 0,124 mm; lỗ sinh<br /> dục nằm ở 1 bên của đốt sán.<br /> Loài R. volzi: kích thước dài đầu trung bình<br /> 0,28 mm, rộng đầu 0,44 mm; giác bám hình<br /> bầu dục, dài trung bình 0,17 mm, rộng trung<br /> bình 0,14 mm; lỗ sinh dục nằm ở 1 bên của<br /> đốt sán.<br /> Loài R. tetragona: kích thước dài đầu trung<br /> bình 0,25 mm, rộng đầu 0,23 mm; giác bám<br /> hình bầu dục, dài trung bình 0,17 mm, rộng<br /> trung bình 0,10; lỗ sinh dục nằm ở 1 phía.<br /> Loài R. cesticillus: kích thước dài đầu trung<br /> bình 0,14 mm, rộng trung bình 0,29 mm; giác<br /> bám hình tròn nhỏ, đường kính trung bình<br /> 0,12 mm; lỗ sinh dục xen kẽ không đều.<br /> 179<br /> <br /> Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 177 - 182<br /> <br /> Bảng 3. Một số đặc điểm phân biệt các loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn<br /> tại thành phố Thái Nguyên<br /> KT đầu (mm)<br /> ( X±<br /> <br /> Loài sán dây<br /> <br /> mx<br /> <br /> KT giác bám (mm)<br /> ( X±<br /> <br /> mx<br /> <br /> Dài<br /> <br /> )<br /> Rộng<br /> <br /> R. echinobothrida<br /> (n = 2)<br /> <br /> 0,32 ± 0,09<br /> <br /> 0,28 ± 0,04<br /> <br /> R volzi<br /> (n = 8)<br /> <br /> 0,28 ± 0,02<br /> <br /> 0,44 ± 0,01<br /> <br /> 0,17 ± 0,01<br /> <br /> 0,14 ± 0,01<br /> <br /> Bầu<br /> dục<br /> <br /> Cotugnia<br /> digonopora<br /> (n = 3)<br /> <br /> 0,56 ± 0,06<br /> <br /> 0,98 ± 0,04<br /> <br /> 0,36 ± 0,02<br /> <br /> 0,43 ± 0,01<br /> <br /> Bầu<br /> dục<br /> <br /> R. tetragona<br /> (n = 4)<br /> <br /> 0,25 ± 0,01<br /> <br /> 0,23 ± 0,01<br /> <br /> 0,17 ± 0,01<br /> <br /> 0,10 ± 0,02<br /> <br /> Bầu<br /> dục<br /> <br /> R. cesticillus<br /> (n = 2)<br /> <br /> 0,14 ± 0,01<br /> <br /> 0,29 ± 0,02<br /> <br /> Dài<br /> <br /> )<br /> Rộng<br /> <br /> Hình<br /> dạng<br /> giác<br /> bám<br /> <br /> 0,124<br /> <br /> Tròn<br /> <br /> Tròn<br /> nhỏ<br /> <br /> 0,12 ± 0,06<br /> <br /> Vị trí<br /> lỗ<br /> sinh<br /> dục<br /> Nằm ở<br /> 1 bên<br /> đốt sán<br /> Nằm ở<br /> 1 bên<br /> đốt sán<br /> Nằm ở<br /> 2 bên<br /> đốt sán<br /> Nằm ở<br /> 1 bên<br /> đốt sán<br /> Xen kẽ<br /> không<br /> đều<br /> <br /> Loài Cotugnia digonopora: kích thước dài đầu trung bình 0,56 mm, rộng trung bình 0,98 mm;<br /> giác bám hình bầu dục, dài trung bình 0,36 mm, rộng trung bình 0,43 mm; lỗ sinh dục nằm ở 2<br /> bên đốt sán.<br /> Như vậy, từ kết quả đo kích thước và giám định được hình thái của các loài sán dây ký sinh ở gà<br /> tại thành phố Thái Nguyên, dựa theo khoá định loài của Nguyễn Thị Kỳ, 1994 [3], chúng tôi xác<br /> định được 5 loài sán dây ký sinh phổ biến ở gà nuôi tại thành phố Thái Nguyên.<br /> <br /> Sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn ở một số xã, phường thuộc thành<br /> phố Thái Nguyên<br /> Bảng 4. Những loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên<br /> <br /> Thành phần loài sán dây<br /> R. echinothrida<br /> (Megnin, 1880)<br /> R. tetragona<br /> (Molin, 1858)<br /> R. cesticillus<br /> (Molin, 1858)<br /> R. volzi<br /> (Fuhrmann, 1905)<br /> Cotugniadigonopora<br /> (Pasquale,1890)<br /> <br /> Vị trí ký<br /> sinh<br /> Ruột non<br /> Ruột già<br /> Ruột non<br /> Ruột già<br /> Ruột non<br /> Ruột già<br /> Ruột non<br /> Ruột già<br /> Ruột non<br /> <br /> Phân bố (xã, phường)<br /> Thịnh<br /> Đán<br /> <br /> Quyết<br /> Thắng<br /> <br /> Tân<br /> Cương<br /> <br /> Phúc<br /> Xuân<br /> <br /> Tần suất<br /> xuất hiện<br /> (%)<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 100<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 100<br /> <br /> +<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 75,00<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> 50,00<br /> <br /> -<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> -<br /> <br /> 50,00<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> Ruột non<br /> 3<br /> 4<br /> Ruột già<br /> * Ghi chú: (+): Có phát hiện thấy ; (-): Không phát hiện thấy.<br /> Tổng loài phát hiện<br /> <br /> 180<br /> <br /> Nguyễn Thị Ngân và Đtg<br /> <br /> Hình 1. Phần đầu<br /> R. tetragona<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Hình 2. Phần đầu<br /> R. echinobothrida<br /> <br /> 112(12)/2: 177 - 182<br /> <br /> Hình 3. Đỉnh đầu<br /> Cotugina digonopora<br /> <br /> Hình 4.<br /> Phần đầu<br /> R. cesticillus<br /> <br /> Hình 5.<br /> Phần đầu<br /> R. volzi<br /> <br /> Kết quả của bảng 4 cho thấy: Gà nuôi ở 4 địa<br /> điểm của thành phố Thái Nguyên nhiễm 5<br /> loài sán dây: R. echinobothrida, R. volzi, R.<br /> tetragona,<br /> R.<br /> cesticillus,<br /> Cotugnia<br /> digonopora. Trong đó, loài Cotugnia<br /> digonopora thuộc giống Cotugnia, họ<br /> Davaineidae, lớp Cestoda. Loài R.<br /> echinobothrida, R. volzi, R. tetragona, R.<br /> cesticillus thuộc phân giống Raillietina, họ<br /> Davaineidae của lớp Cestoda. Đây là 5 loài<br /> sán dây phổ biến và gây tác hại lớn cho gà<br /> của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt<br /> Nam. Trong đường tiêu hoá gà, 5 loài sán dây<br /> trên ký sinh ở ruột non và ruột già, ký sinh<br /> nhiều ở 2 vị trí là hồi tràng (thuộc ruột non)<br /> và đoạn đầu manh tràng (thuộc ruột già).<br /> Thành phần loài sán dây ở gà thả vườn ở tỉnh<br /> Thái Nguyên cũng tương đồng với dẫn liệu<br /> của các tác giả Phan Thế Việt và cs (1977)<br /> [10]; Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3]; Nguyễn Thị<br /> Lê và cs (1996) [6]; Phạm Sỹ Lăng và Phan<br /> Địch Lân (2002) [7]; Nguyễn Thị Kim Lan<br /> (2011) [5].<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> - Gà thả vườn ở 4 xã, phường thuộc thành<br /> phố Thái Nguyên nhiễm sán dây với tỷ lệ<br /> 35,56% (qua xét nghiệm phân) và 36,52%<br /> (qua mổ khám); trong đó có 7,76% nhiễm ở<br /> cường độ nặng. Số lượng sán/ gà biến động<br /> từ 3 - 109 con.<br /> - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần<br /> theo tuổi, gà trên 6 tháng tuổi nhiễm sán với<br /> tỷ lệ 60,20% (qua xét nghiệm phân) và<br /> 52,00% (qua mổ khám).<br /> - Gà nuôi ở 4 xã, phường của thành phố Thái<br /> Nguyên<br /> nhiễm<br /> 5<br /> loài<br /> sán<br /> dây:<br /> R. tetragona, R. echinobothrida, R.cesticillus,<br /> R. volzi, Cotugnia digonopora. Tần suất xuất<br /> hiện các loài trên tại các xã, phường từ<br /> 50,00% - 100%.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Phạm Văn Khuê và cs (1996), Ký sinh trùng<br /> thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 33 - 36, 156<br /> - 165.<br /> 2. Lê Đức Kỷ ( 1984), Phòng và chữa bệnh cho<br /> gà nuôi trong gia đình, Nxb Nông nghiệp – Hà<br /> Nội, tr. 59 - 61.<br /> <br /> 181<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1