intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số hoạt động phát triển tư duy phản biện trong dạy học học phần “Giao thoa văn hóa”

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày một số khái niệm về tư duy phản biện, tầm quan trọng của nó cũng như đề xuất một số hoạt động phát triển tư duy phản biện áp dụng trong dạy học học phần “Giao thoa văn hóa”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số hoạt động phát triển tư duy phản biện trong dạy học học phần “Giao thoa văn hóa”

  1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 52-55 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “GIAO THOA VĂN HÓA” Đỗ Thị Phương Mai - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 02/02/2020; ngày sửa chữa: 18/02/2020; ngày duyệt đăng: 20/02/2020. Abstract: In recent years, critical thinking skill is one of the skills that is focused on developing in the Vietnamese education system, in order to equip learners with the necessary competencies in the process of development and integration with the world. However, the fact is that not all teachers or students can fully understand critical thinking, its importance in education as well as activities to develop critical thinking for learners. This article discusses different viewpoints of critical thinking, its roles and then proposes some activities used to integrate critical thinking skills in teaching Cross-cultural communication module. Keywords: Critical thinking, Cross-cultural communication, teaching and learning. 1. Mở đầu gồm nghiên cứu của Duron, Limbach, và Waugh (2006); Việc phát triển kĩ năng tư duy phản biện (TDPB) đã Yue và Ning (2015) hay nghiên cứu của Sobkowiak và đang được ưu tiên trong giảng dạy tại Việt Nam trong (2016) [6], [7], [8]. Các nghiên cứu này tập trung vào những năm gần đây. Đặc biệt, quá trình giáo dục đại học việc phát triển kĩ năng TDPB nói chung hoặc kĩ năng và sau đại học đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc TDPB kết hợp với kĩ năng liên văn hóa. Tuy nhiên, việc phát triển tư duy độc lập, kĩ năng sáng tạo cũng như khả phát triển TDPB trong môi trường giáo dục Việt Nam năng linh hoạt của người học trong môi trường đa văn còn gặp nhiều khó khăn. hóa. Kĩ năng TDPB được các nhà nghiên cứu như Bài viết trình bày một số khái niệm về TDPB, tầm Davidson (1998), Connolly (2000), hay Sun (2011) [1], quan trọng của nó cũng như đề xuất một số hoạt động [2], [3],… nhấn mạnh là một năng lực quan trọng của phát triển TDPB áp dụng trong dạy học học phần “Giao người học. thoa văn hóa”. Với vai trò là các nhà giáo dục, các giảng viên tại 2. Nội dung nghiên cứu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang hướng tới trang 2.1. Khái quát về tư duy phản biện bị cho học viên không chỉ năng lực ngôn ngữ, kĩ năng sư 2.1.1. Khái niệm tư duy phản biện phạm mà còn cả kiến thức văn hoá và những hiểu biết về Các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau có ảnh hưởng của văn hoá đến các khía cạnh khác nhau của những định nghĩa khác nhau về TDPB. cuộc sống để học viên có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ Theo Jabz (2003), TDPB là sự kết hợp của các kĩ một cách có hiệu quả nhất trong các môi trường văn hoá năng như lập luận dựa trên các bằng chứng, phân tích, khác nhau. Để phát triển được kĩ năng giao tiếp liên văn đánh giá các lập luận và giải quyết vấn đề [9]. hoá, việc đầu tiên người học cần phải học và thực hành Đứng từ góc độ giáo dục, Hendrick (2016) trong đó là khả năng quan sát và diễn giải từ các góc nhìn khác Stuart, D. (2018) coi TDPB là kĩ năng học tập của thế kỉ nhau hay còn gọi là khả năng TDPB để có thể đưa ra các XXI nhằm trang bị cho người học các cách tiếp cận giải giải pháp thích hợp nhất. Do vậy, với đặc thù là một môn quyết vấn đề khác nhau áp dụng cho các lĩnh vực khác học về văn hoá và kĩ năng giao tiếp liên văn hoá, một nhau. Hendrick cũng cho rằng TDPB hoàn toàn có thể trong những mục tiêu quan trọng của môn học Giao thoa được phát triển trong việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ và ngoại văn hoá trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Lí luận ngữ [10]. và phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh là phát Theo Fisher (2001) và Mason (2008), TDPB là một triển kĩ năng TDPB cho học viên thông qua nội dung năng lực tư duy bậc cao dựa trên những lập luận và lí lẽ chương trình và đặc biệt là các hoạt động dạy và học. khoa học nhằm giải thích và đánh giá về những gì mà Đã có một số nghiên cứu về kĩ năng TDPB được tiến con người tiếp nhận thông qua việc tương tác với người hành trong nước và quốc tế. Các nghiên cứu trong nước khác trong những hoàn cảnh nhất định [11, [12]. như nghiên cứu của Phan Thị Hòa [4], Vũ Văn Ban và Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu, TDPB là kĩ Bùi Ngọc Quân [5] chủ yếu nghiên cứu về việc phát triển năng vận dụng tư duy để hình thành và đưa ra các ý kiến, kĩ năng TDPB trong giảng dạy đại học hoặc trong giảng lập luận của bản thân nhằm giải quyết các vấn đề trong dạy tiếng Anh nói chung. Các nghiên cứu quốc tế bao giao tiếp. 52 Email: maidtp@hnue.edu.vn
  2. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 52-55 2.1.2. Vai trò của tư duy phản biện triển thông qua việc hoàn thành các nội dung và hoạt TDPB có vai trò quan trọng trong giáo dục cũng như động dạy và học trong một môn học cụ thể; trong đó, trong cuộc sống. Shakirova cho rằng, TDPB giúp cho môn học cụ thể là môn Giao thoa văn hóa, một học phần người học giải quyết các vấn đề xã hội, khoa học và thực tự chọn dành cho học viên cao học. tiễn [8]. TDPB cũng được coi là một trong những kĩ năng 2.2. Học phần Giao thoa văn hóa cần thiết của công dân thế kỉ XXI, giúp cho người học có “Giao thoa văn hóa” là một học phần tự chọn trong thể đáp ứng được yêu cầu về lực lượng lao động sau khi chương trình dành cho học viên cao học chuyên ngành tốt nghiệp [13]. Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. TDPB có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục Học phần này được xây dựng nhằm cung cấp cho học đại học và sau đại học. Theo Leicester (2010), giáo dục viên một cái nhìn bao quát về giao tiếp đa văn hóa (so đại học và sau đại học có mục tiêu giúp cho người học có sánh giữa các nền văn hóa) và giao tiếp liên văn hóa (giao thể học tập và nghiên cứu hiệu quả nhờ TDPB trong tiếp giữa những người từ các nền văn hóa khác nhau). những hoàn cảnh khác nhau [14]. Chính vì thế, ngoài Học viên sẽ học về các chủ đề khác nhau như ngôn ngữ việc cung cấp kiến thức và thông tin cho người học, và giao tiếp bằng lời của các nền văn hóa, giao tiếp phi người dạy cần thấy rõ vai trò của mình trong việc giúp ngôn ngữ của các nền văn hóa, ảnh hưởng của văn hóa đỡ người học đặt câu hỏi, tìm câu trả lời và tự phản ánh đến sự thể hiện và nhận thức về cảm xúc, bản sắc và giao kiến thức, việc học của bản thân và của mọi người. Như tiếp giữa các nhóm, giao tiếp trong các mối quan hệ liên vậy, trong quá trình dạy và học ở bậc đại học và sau đại văn hóa và thích nghi với một nền văn hóa xa lạ. học, người dạy cần là người hướng dẫn người học đi tìm Một trong những mục tiêu chính của môn học này là kiến thức và tự xây dựng kiến thức cho mình thông qua chuẩn bị cho học viên những kĩ năng và khái niệm về năng lực tư duy và những kĩ năng học tập tích cực và chủ giao thoa văn hóa cơ bản để nghiên cứu những giá trị, động. Đồng thời, người học phải tự xác định mục tiêu niềm tin, phong tục, tập quán và phong cách giao tiếp của học tập là cho chính bản thân họ; do đó, họ cần tự mình các nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt, môn học còn nhằm đi tìm và phát hiện ra tri thức mới. Đó cũng chính là một trang bị cho học viên khả năng tự nghiên cứu, suy luận trong những giải pháp hữu hiệu giúp người học rèn luyện và giải thích các cách hành xử trong giao tiếp ở các môi năng lực học tập suốt đời. Nói cách khác, TDPB giúp cho trường văn hóa khác nhau. Nói cách khác, phát triển người học phát triển tư duy cũng như năng lực tự học của TDPB là một trong những mục tiêu quan trọng của môn bản thân. học Giao thoa văn hóa. 2.1.3. Các đường hướng dạy tư duy phản biện 2.3. Một số hoạt động phát triển tư duy phản biện trong Norris (1985) trích dẫn trong Aigirl, T. (2007) [15] dạy và học học phần Giao thoa văn hóa cho rằng, có bốn đường hướng cơ bản được sử dụng để 2.3.1. Tranh biện di động (Walking debate) dạy TDPB. Cụ thể: Hoạt động này được thực hiện nhằm tạo cho người - Đường hướng chung: Đường hướng này dạy TDPB học cơ hội đưa ra ý kiến của mình trong một cuộc tranh như một khóa học riêng biệt, độc lập với các môn học. biện. Người học cũng có thể lắng nghe và nghiên cứu các Các kĩ năng TDPB sẽ được dạy trong một khóa học riêng ý kiến mới, sau đó đưa ra các biện minh cho ý kiến của và người học có thể lĩnh hội và phát triển các kĩ năng đó mình. Trong hoạt động này, ngoài TDPB, người học còn một cách độc lập với nội dung và kiến thức của các môn có thể phát triển năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ học khác. thuyết phục và ngôn ngữ mô tả. - Đường hướng kết hợp: Đường hướng này dạy cả Hoạt động này có thể được vận dụng trong hoạt động nội dung môn học và các kĩ năng TDPB. Nói cách khác, dạy và học môn Giao thoa văn hóa như sau: theo đường hướng này, các kĩ năng TDPB được dạy trong nội dung của một môn học cụ thể. - Chủ đề bài học: Ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn - Đường hướng tích hợp: Đường hướng này cũng dạy từ của các nền văn hóa khác nhau. TDPB cùng với nội dung một môn học cụ thể nhưng - Các bước tiến hành: trong đường hướng này, TDPB được coi là kết quả của + Giáo viên chia lớp học thành hai 2 khu vực, một việc tương tác với và học tập các nội dung của một môn khu vực có ghi “Đồng ý” (Agree) và khu vực khác ghi học cụ thể. “Không đồng ý” (Disagree). - Đường hướng hỗn hợp: Là đường hướng kết hợp + Giáo viên viết lên bảng hoặc chiếu lên slide một ý của ba đường hướng nêu trên. kiến về chủ đề giao tiếp bằng ngôn từ của người Mĩ. Ví Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng đường dụ như: “Người Mĩ có xu hướng truyền tải toàn bộ thông hướng tích hợp, đường hướng cho rằng TDPB được phát điệp của họ bằng lời nói và ít chú ý đến ngôn ngữ cơ thể” 53
  3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 52-55 hoặc “Người Mĩ không thích nói chuyện phiếm trước khi (2) Tình huống 2: Linda tham gia vào một buổi thảo nói về các vấn đề quan trọng”. luận nhóm do giáo sư giao cho. Chủ đề của buổi thảo + Học viên đưa ra quan điểm của mình về ý kiến này luận là “Sốc văn hóa”. Ming, một học viên từ Đài Loan bằng cách tìm một vị trí đứng phù hợp với quan điểm của dường như là người duy nhất thảo luận. Tuy nhiên, anh mình (đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đã cho). ta là chỉ nói về quê hương mình - Đài Loan thay vì nói về + Một số học viên được yêu cầu trình bày và giải chủ đề được giao. Trong khi đó, Yuki từ Nhật Bản và Lam thích ý kiến của mình. Các học viên có thể thay đổi quan từ Việt Nam thì lại không nói một lời nào. Nếu bạn là điểm của mình sau khi lắng nghe ý kiến của người khác, Linda, bạn sẽ làm gì? và do đó họ sẽ thay đổi chỗ đứng của mình. Những học (3) Tình huống 3: Nhóm nghiên cứu sinh của bạn gồm viên này cũng được yêu cầu giải thích về sự thay đổi ý 2 người Trung Quốc, một bạn người Lào, 1 bạn Hàn Quốc, kiến của mình. và 1 bạn người Mĩ. Đây là cuộc gặp mặt đầu tiên trong năm + Giáo viên có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau của nhóm bạn. Tuy nhiên, hai học viên người Trung Quốc trong khoảng thời gian cho phép về đặc điểm giao tiếp lại thì thầm và nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông bằng ngôn từ của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, của họ. Vậy, các học viên khác nên làm gì? đặc biệt là các nước như Anh, Mĩ, Việt Nam. + Các nhóm thảo luận tình huống, phân vai, rồi thảo luận về từng vai trong khoảng thời gian đã cho. Như vậy, qua hoạt động này, người học được tự do đưa quan điểm của mình. Đồng thời, họ cũng có cơ hội + Các nhóm trình bày tình huống trước lớp. Giáo viên trình bày các quan điểm đó bằng cách đưa ra các lập luận, khuyến khích người học phản biện lẫn nhau trong quá minh chứng khác nhau. Nói cách khác, TDPB của người trình đóng vai để giúp cho tình huống trở nên sinh động học đã được phát huy tối đa trong hoạt động này. và thực tế hơn. 2.3.2. Hoạt động đóng vai (Role play) + Các nhóm còn lại và giáo viên ghi chép lại những nhận xét về cách đóng vai, sau đó thảo luận và nhận xét. Đóng vai là một hoạt động phát triển TDPB của người học thông qua việc tổ chức cho người học một số 2.3.3. Bốn góc (Four corners) cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định. Qua đó, Hoạt động này có thể được tiến hành sau mỗi bài học người học có thể rèn luyện được kĩ năng giao tiếp trong hoặc cuối khóa học. Các bước cụ thể như sau: một môi trường văn hóa. Schmidt (2016) cho rằng hoạt + Giáo viên bố trí ở bốn góc lớp bốn tờ giấy A0. động đóng vai có thể kết hợp với hoạt động thảo luận và + Giáo viên viết lên mỗi tờ giấy A0 một câu hỏi: TDPB nên được lồng ghép trong các hoạt động đóng vai (1) What has been the most valuable or most bằng cách giao cho người học một tình huống và một vai important thing that you have learned in this lesson so cụ thể [9]. Người học sẽ nghiên cứu vai của họ và tìm ra far? (Điều giá trị nhất hoặc quan trọng nhất mà em đã các lập luận cũng như chứng cứ cho quan điểm của mình. học được trong bài học ngày hôm nay là gì) Cuối cùng, người học có thể tham gia một cuộc thảo luận (2) What have we discussed that you do not really nhỏ về chủ đề đã cho. understand? (Trong số những điều đã thảo luận, phần Hoạt động này có thể tiến hành như sau: nào em không hiểu rõ?) - Chủ đề bài học: Sốc văn hóa và thích ứng văn hóa (3) What can the students do to make this a better - Các bước tiến hành: class? (Học viên có thể làm gì để giúp cho bài học đạt + Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm hiệu quả tốt hơn?) sẽ được giao một tình huống liên quan đến chủ đề “Sốc (4) What can the teacher do to make this a better văn hóa và thích ứng văn hóa” và quy định thời gian cụ class? (Giáo viên có thể làm gì để giúp cho bài học đạt thể. Một số tình huống ví dụ như sau: hiệu quả tốt hơn?) (1) Tình huống 1: Hàng tuần, trường bạn tổ chức một + Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm sự kiện mang tên “Gặp gỡ cuối tuần” nơi mà các học được trang bị một bút màu khác nhau. Giáo viên yêu cầu viên trong nước và quốc tế có thể tụ tập và gặp gỡ. Tom, học viên di chuyển theo vòng tròn đi quanh các góc lớp một học viên người Mĩ thường xuyên tham dự sự kiện và lần lượt trả lời bốn câu hỏi đã cho. Mỗi nhóm học viên này. Hôm nay, Tom rủ Sam, một người bạn Mĩ của anh sẽ đứng tại vị trí của tờ giấy có câu hỏi, thảo luận và viết đến tham dự sự kiện. Họ ngồi cùng bàn với một số học câu trả lời. Học viên có thời gian khoảng 4-5 phút để trả viên quốc tế, gồm có 1 học viên người Việt, một học viên lời một câu hỏi. Ấn Độ và một học viên người Hàn Quốc. Tất cả mọi Cuối cùng, giáo viên cùng học viên sẽ xem xét lại các người đều im lặng. Các học viên nên làm gì để phá vỡ sự câu trả lời. Nếu cần thiết giáo viên có thể yêu cầu học im lặng này? viên làm rõ các ý kiến của mình hoặc đưa ra các ví dụ 54
  4. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 52-55 minh họa cho ý kiến của mình. Giáo viên cũng có thể Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi cùng học viên chỉnh sửa các thông tin chưa rõ ràng. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong đề tài nghiên 2.3.4. Hoạt động viết tạp chí ba phần (Writing a triple- cứu khoa học cấp trường, mã số SPHN18-09. entry journal) Hoạt động này giúp cho học viên phát triển TDPB; Tài liệu tham khảo đồng thời, nó cũng giúp người học kết nối các kiến thức [1] Davidson, B.W. (1998). A case for critical thinking trong và ngoài trường học. Hoạt động này có thể tiến in the English language classroom. TESOL hành sau bất cứ một bài học nào. Học viên sẽ tiến hành quarterly, Vol. 32 (1), pp. 119-123. viết tạp chí ba phần như sau: [2] Connolly, M. (2000). What we think we know about + Phần 1: Học viên viết về một số điểm mà họ đã học critical thinking. CELE Journal, Vol. 8, về một chủ đề nhất định của môn học Giao thoa văn hóa. (http://www.asiau.ac.jp/english/cele/articles/Conno Các điểm đó có thể lấy từ trong bài giảng của giáo viên, lly_Critical-Thinking.htm). trong các thảo luận trên lớp, trong các bài đọc hoặc trong [3] Sun, Y. (2011). Toward a Critical Thinking- bài tập được giao. oriented Curriculum for English Majors. Foreign + Phần 2: Học viên bình luận về những điều đã học. Languages in China, Vol. 8(3), pp. 49-58. Giáo viên nên khuyến khích học viên được tự do đưa ra [4] Phan Thị Hòa (2017). Bàn về tư duy phản biện. Tạp chí ý kiến của mình, kể cả các quan điểm khác biệt. Khoa học, Trường Đại học Đồng Nai, số 5, tr 23-30. + Phần 3: Phần này có thể coi như một bức thư gửi [5] Vũ Văn Ban - Bùi Ngọc Quân (2017). Rèn luyện khả cho giáo viên. Giáo viên sẽ yêu cầu học viên thoải mái năng tư duy phản biện cho sinh viên trong quá trình dạy đưa ra ý kiến của họ về lớp học, các chủ đề họ đang học, học bậc đại học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư công việc của họ, đề cập đến những câu hỏi họ đang băn phạm TP. Hồ Chí Minh, tập 14, số 7, tr 125-132. khoăn trong đầu, những mong đợi của học về quá trình học môn Giao thoa văn hóa, mô tả kinh nghiệm, cảm xúc [6] Duron, R. - Limbach, B. - Waugh, W. (2006). của họ,… Critical thinking framework for any discipline. International Journal of Teaching and Learning in Có thể thấy, hoạt động này đã góp phần phát triển Higher Education, Vol. 17(2), pp. 160-166. TDPB của người học vì trong hoạt động này, học viên có [7] Yue, J. Y. - Ning, P. Y. (2015). The cultivation of thể tự mình tra cứu các thông tin quan trọng, hình thành quan điểm và đưa ra các câu hỏi về chủ đề bài học; đồng critical thinking skills in tntercultulral thời, thông qua hoạt động này, học viên cũng có thể suy communication course. Cross-Cultural nghĩ về lộ trình học của mình và qua đó tự đưa ra các Communication, Vol. 11, No. 3, , pp. 47-51. mục tiêu cụ thể. Nói cách khác, họ đã suy nghĩ một cách [8] Shakirova DM (2007). Technology for the shaping of có chủ ý và hệ thống về việc học của mình. college students’ and upper-grade students’ critical thinking. Russ. Educ. Soc., Vol. 49(9), pp. 42-52. Hoạt động này có thể được theo sau bởi hoạt động thảo luận theo cặp hoặc nhóm. Nếu thời gian cho phép, học viên [9] Jabr, D. (2003). Teaching critical thinking in the có thể so sánh tạp chí của mình với một bạn khác, theo English language classroom: the case of Palestine. nhóm hoặc một số học viên sẽ trình bày các nội dung của Mediterranean Journal of Educational Studies, Vol. tạp chí mình trước lớp. Thông qua đó, học viên có thể phát 8(2), pp. 137-162. triển TDPB cũng như các kĩ năng xã hội khác. [10] Stuart, D. (2018). These 6 things: How to focus your 3. Kết luận teaching on what matters most. Sage Publications. Có thể thấy, tầm quan trọng của việc phát triển TDPB [11] Fisher, A (2001). Critical thinking: An introduction. cũng như năng lực giao tiếp liên văn hóa đã được các nhà Cambridge University Press. nghiên cứu thừa nhận trong thời gian gần đây. Do đó, [12] Mason, M (2008). Critical thinking and learning. việc tích hợp các kĩ năng TDPB vào khóa học Giao thoa Oxford: Blackwell. văn hóa là một điều vô cùng cần thiết. Các hoạt động đề [13] Robles, M.M. (2015). Executive perceptions of the xuất trong khuôn khổ bài viết này có thể được áp dụng top 10 soft skills needed in today’s workplace. một cách linh hoạt trong các môi trường học tập khác Business Communication Quarterly, Vol. 75(4), pp. nhau. Thông qua đó, giáo viên có thể giúp cho người học 453-465. phát triển TDPB cũng như các kĩ năng cần thiết khác để [14] Leicester, M (2010). Teaching critical thinking người học không chỉ giải quyết các vấn đề học tập trong skills. New York: Continuum. một môn học cụ thể mà còn có thể giải quyết các vấn đề [15] Aigirl, T. (2007). Creativity: A handbook for học tập khác cũng như các vấn đề trong cuộc sống. teachers. World Scientific Publishing Company. 55
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0