Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết này muốn đề cập đến thực trạng cũng như những bất cập trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM Hồ Tùng Lâm, Liễu Duy Anh, Hoàng Xuân Tiến* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây ‚nhức nhối‛ cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Tại Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, luật Hôn nhân và Gia đình, luật Trẻ em, Bộ luật Dân sự,… và đặc biệt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và hơn thế nữa dần trở thành như một hiện tượng của xã hội. Chính vì thế, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến thực trạng cũng như những bất cập trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Từ khóa: Bạo lực gia đình, hoàn thiện pháp luật, quyền con người, thành viên gia đình. 1 TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TẠI VIỆT NAM Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng. Ngày càng có nhiều trường hợp bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vẫn chưa thật sự hiệu quả, nhận thức về bạo lực gia đình chưa đầy đủ. Đặc biệt ở một số vùng nông thôn, đa số người dân chưa nhận thức được chính xác như thế nào là bạo lực gia đình, nhầm lẫn giữa bạo lực gia đình với những mâu thuẫn thường gặp hàng ngày trong cuộc sống gia đình. Bạo lực gia đình vẫn chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa được hiểu và thực hiện đúng đã gây ra những vụ việc xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình. Có thể thấy, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe là quyền chính đáng của bất kỳ cá nhân nào, là một trong những vấn đề thuộc về nhân quyền luôn được pháp luật tôn trọng. Tại Việt Nam, vấn đề này được ghi nhận và cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của Nhà nước, đó là Hiến pháp 2013, quy định cụ thể tại các Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 19 và Điều 20. Trong đó tại Điều 19 và Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 ghi nhận như sau: ‚Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. hông ai bị tước đoạt tính mạng trái 1477
- luật. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm‛ [1]. Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 [3], Luật Bình đẳng giới 2006 [2], Luật Trẻ em 2016 [5],… cũng có các quy định liên quan nhằm bảo hộ quyền con người, quyền công dân, thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với quyền được bảo vệ về tính mạng và sức khỏe của mỗi cá nhân, đồng thời, thể hiện được sự nhân văn của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, với nhiều lý do khác nhau mà các vụ bạo lực gia đình vẫn không ngừng gia tăng một cách đáng báo động. Theo kết quả báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 01/07/2008 đến hết ngày 31/07/2018 trong 1.422.067 vụ án ly hôn do Tòa án Nhân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm thì có 1.060.767 vụ án ly hôn xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như bị đánh đập, ngược đãi, tra tấn tình dục,… chiếm 76,7% các vụ án ly hôn. Đây là một con số rất đáng báo động, và càng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong số các vụ bạo lực bị phát hiện, thì nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em, trong đó nạn nhân là phụ nữ chiếm 74% và trẻ em là hơn 11%. Đặc biệt theo, có khoảng 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết thì cuộc đời họ đã từng trải qua ít nhất một trong ba loại bạo lực: thể xác, tình dục và tinh thần. Theo một cuộc điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đối với phụ nữ, thì tỷ lệ từng bị bạo lực về tinh thần, thể chất, tình dục và kinh tế lần lượt là 42,7%, 7,3%, 4,2% và 1,8%. Lý giải về nguyên nhân phụ nữ thường là đối tượng bị bạo lực trong gia đình, thì Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là tư tưởng bất bình đẳng giới, nghĩa là đàn ông được quyền ‚dạy vợ‛ [8]. Chính vì những tư tưởng lạc hậu như vậy mà đã gây ra nhiều vụ bạo lực gia đình thương tâm. Điển hình là vụ việc diễn ra vào ngày 20/08/2019 tại TP. Bắc Kạn, đối tượng Nguyễn Văn L đã hành hung vợ của mình ngay tại nhà riêng, những hình ảnh được camera an ninh trong nhà ghi lại cho thấy, khi người vợ đang bế con nhỏ đứng ngoài cửa thì đột nhiên L vùng dậy lao ra tát tới tấp vào mặt vợ rồi la mắng, sau đó L tiếp tục dùng chân đá vào bụng và dùng tay đánh vào mặt mặc cho người vợ đã có hành động dùng tay để đỡ, khi người vợ bế con nhỏ định bỏ đi vào bên trong nhà thì L bất ngờ vung tay tát tung một cái tát rất mạnh vào mặt vợ mình. Tiếp đó, vào ngày 27/08/2019, tại quận Long Biên (Hà Nội), lại xảy ra một vụ bạo lực gia đình khác, theo đoạn băng ghi hình lại cảnh hành hung, khi người vợ đang bế đứa con nhỏ mới sinh, thì người chồng liên tục chỉ tay, chửi bới người vợ, sau đó hùng hổ vơ lấy thiết bị điều khiển tivi và những viên sỏi dưới góc cây cảnh gần đó trong nhà ném thẳng vào người vợ, chưa dừng lại ở đó, người chồng tiếp tục lao tới thẳng tay tát mạnh vào mặt vợ mình, lúc này người vợ quay lại nói gì đó với người chồng thì tiếp tục bị anh này dùng hai tay tát tới tấp vào mặt khiến chị ngã xuống nền nhà, trong tay vẫn ôm chặt đứa bé [10]. Đây là hai trong số nhiều vụ bạo lực gia đình được công khai trước dư luận, tuy đã có sự quan tâm của các cấp, các ngành nhưng công tác phòng, chống bạo lực gia đình đến nay vẫn chưa thu được những kết quả như mong muốn. Từ thực tiễn nói trên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc 1478
- trong công tác lập pháp của nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên vấn đề về phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật Việt Nam ghi nhận bằng một văn bản Luật chuyên ngành. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì có thể hiểu: ‚Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình‛ [4]. Quy định này, đã định nghĩa được đâu là một hành vi bạo lực gia đình, đây là một bước ngoặt quan trọng, giải thích cho mọi người có thể hiểu hành vi bạo lực gia đình là như thế nào, giúp cho mỗi cá nhân biết kiềm chế hành vi của bản thân đối với các thành viên khác trong cuộc sống gia đình hàng ngày, góp phần hạn chế các vụ bạo lực gia đình, đồng thời giúp cho hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vụ việc có liên quan đến bạo lực gia đình trở nên dễ thực thi. Song bên cạnh những mặt tích cực, thì việc Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 cũng còn nhiều bất cập ngay trong những nội dung mà Luật này quy định, cụ thể là về mặt từ ngữ pháp lý của nội dung mà Luật quy định. Mặt khác, mặc dù đã được Luật hóa, nhưng quy định về phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn nhiều rào cản pháp lý, chưa được quy định cụ thể, điều này khiến cho các vụ bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên nhưng chưa được xử lý triệt để, dẫn đến nhiều trường hợp khách thể được pháp luật bảo hộ bị xâm phạm một cách trầm trọng. 2 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý để tạo cơ sở cho mỗi cá nhân có quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của họ. Đồng thời, để thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 215/QĐ-TTg ban hành ngày 06/02/2014 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, với mục tiêu: ‚Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc‛ [11]. Để đáp ứng Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, cũng như để khắc phục những bất cập còn tồn tại, theo tác giả, cần phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan theo hướng sau: Thứ nhất, cần phân loại cụ thể hành vi của từng nhóm hành vi bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 để thống nhất với các luật khác. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 ghi nhận về khái niệm bạo lực gia đình như sau: ‚Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình‛ [4]. Quy định này đã chỉ rõ ra được 3 nhóm hành vi bạo lực được pháp luật thừa nhận, bao gồm: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần và bạo lực về kinh tế nhưng lại không đưa ra phân loại hành vi của từng nhóm. Chính vì thế, để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cũng như giúp cho người dân dễ hiểu về vấn đề bạo lực gia đình, theo tác giả, cần quy định rõ ràng về phân loại hành vi cụ thể trong từng 1479
- nhóm hành vi về bạo lực gia đình như sau: ‚Bạo lực về thể chất là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của họ; bạo lực về tinh thần là hành vi sử dụng những ngôn từ, lời nói làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình; bạo lực về kinh tế là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình như xâm phạm các quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản,…‛. Việc quy định cụ thể phân loại rõ ràng từng nhóm hành vi, sẽ giúp người thực hiện hành vi bạo lực biết kiềm chế hành vi của mình cũng như giúp cho nạn nhân dễ dàng xác định được hành vi bạo lực gia đình để tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuận lợi trong công tác quản lý, xử phạt, nếu như có dấu hiệu của tội phạm thì dễ dàng chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm. Thứ hai, quy định về biện pháp cấm tiếp xúc trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 và tại Điều 8 Nghị định 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định khái niệm về biện pháp cấm tiếp xúc thì có thể hiểu: ‚Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30 m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân hoặc sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân‛ [6]. Việc quy định việc cấm tiếp xúc trong một thời gian giữa người có hành vi bạo lực và nạn nhân là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động và cũng là để giáo dục người có hành vi bạo lực về tội lỗi của họ. Tuy nhiên, tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về điều kiện để áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc như sau:‚Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình‛ [4]. Quy định này, chưa thật sự khả thi, bởi vì hầu hết nạn nhân bị bạo lực là người vợ, người con trong đó nhiều người bị phụ thuộc vào người chồng về kinh tế, đặc biệt là người phụ nữ lại rất gắn bó với con cái, nên dù bị đối xử tàn nhẫn nhưng họ vẫn có thể cam chịu, tiếp tục sống chung với người có hành vi bạo lực. Thậm chí, có trường hợp người dân xung quanh gia đình có xảy ra hành vi bạo lực gia đình phát hiện và tố cáo lên cơ quan chức năng tại địa phương để nhờ sự can thiệp từ chính quyền, tuy nhiên nhiều trường hợp, cơ quan chức năng cũng không có hành động can thiệp nào, huống gì là phải chờ có đơn từ người bị bạo hành. Do đó, việc quy định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ‚có đơn yêu cầu của nạn nhân, có sự đồng ý của nạn nhân‛ là hoàn toàn chưa phù hợp với thực tiễn và chưa bảo vệ được các nạn nhân của bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Điển hình là vụ việc bé Vũ.Q. , sinh năm 2009, học sinh tại một trường tiểu học trên địa bàn Quận 3, TP.HCM nghi bị cha ruột và mẹ kế hành hạ đánh đập, mẹ ruột của bé K đã gửi đơn ra Tòa án kiện Chủ tịch UBND phường nơi bé K cư trú vì cho rằng cán bộ này đã không ban hành quyết định can thiệp, cách ly bảo vệ trẻ em bị bạo hành theo đúng quy định pháp luật [9]. 1480
- Bên cạnh đó, tại Điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: ‚Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc‛ [4]. Điều này là không khả thi, vì đa số hành vi bạo lực gia đình xảy ra với những người trong gia đình, sống chung trong một mái nhà nên họ không có nơi ở khác. Cùng với đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 giải thích về cụm từ ‚nơi ở khác nhau‛ thì: ‚Nơi ở khác nhau bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở‛ [6]. Như vậy, nạn nhân của bạo lực gia đình tiếp tục bị thiệt thòi, họ bị tổn thương, và để tránh những tổn thương này họ bị buộc phải rời khỏi nhà của mình. Những người khác nhìn vào có thể cho rằng đó là ‚hình phạt‛cho những người không biết cam chịu mà lên tiếng đòi công bằng cho mình. Trong khi đó, kẻ có hành vi bạo hành lại đương nhiên được ở nhà của mình, và việc nạn nhân không ở đó, thậm chí có khi là mong muốn của kẻ có hành vi bạo hành, nên họ có thể hoàn toàn không quan tâm. Quy định này vừa nhìn vào thì có thể thấy có lẽ dựa trên quy định về tự do cư trú của cá nhân, mà quên rằng nạn nhân cũng bắt buộc phải chọn nơi ở khác do những hành vi trái pháp luật của người có hành vi bạo lực; và những người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị tước bỏ quyền tự do lựa chọn nơi cư trú vì bản thân họ đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, theo kiến nghị của tác giả, khi áp dụng biện pháp này, trong một số trường hợp không cần đến sự yêu cầu hay cho phép của nạn nhân như trường hợp hành vi bạo lực gây tổn hại hết sức nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của nạn nhân; hành vi lặp lại nhiều lần; người có hành vi đã được giáo dục mà tiếp tục vi phạm… Đồng thời, nếu thực hiện cấm tiếp xúc thì người thực hiện hành vi có thể phải rời khỏi nơi cư trú nếu nạn nhân không tìm được nơi ở khác thích hợp và đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc gia đình, con cái của nạn nhân. Trường hợp nạn nhân hoàn toàn bị lệ thuộc vào kinh tế thì khi cách li có thể xem xét việc yêu cầu cấp dưỡng cho nạn nhân. Thứ ba, tại Chương IV Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình từ Điều 33 đến Điều 41. Tuy nhiên, những quy định này còn quá khái quát về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thi hành pháp luật, mà không đề ra được cơ chế cho việc thực thi trên thực tế. Vì vậy, theo tác giả, cần phải quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cụ thể cần quy định việc tuyên truyền là một trách nhiệm xuyên suốt và thường xuyên của một số cơ quan, tổ chức cụ thể tại địa phương, cơ sở như Hội phụ nữ, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em,… Mặt khác, cũng cần phải quy định những biện pháp xử lý cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã bổ sung một số biện pháp xử lý nghiêm đối với cán bộ, cơ quan, tổ chức phòng, chống bạo lực gia đình có hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như tại Điều 62 của Nghị định này thì ‚nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nếu tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nạn 1481
- nhân hoặc cố ý tiết lộ, tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng‛, tại Điều 63 quy định ‚nếu tổ chức, cá nhân có hành vi đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái luật sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng‛, ‚đối với việc cố tình thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi hoặc lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị phạt từ 10 - 30 triệu đồng‛ [7]. Tuy nhiên, Nghị định 167/2013/NĐ-CP lại không đề cập gì đến hình thức xử phạt cho những hành vi như dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Do đó, tác giả kiến nghị cần phải bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng như quy định thêm những chế tài xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan, tổ chức làm trái quy định của pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình như việc không phát hiện, không can thiệp, không ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực gia đình, để cho các vụ bạo lực gia đình xảy ra liên tục và kéo dài. Thứ tư, quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện nay, theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này còn chưa hợp lý, bởi mức hình phạt nhìn chung còn thấp, cụ thể như tại điểm b Khoản 1 Điều 58 và Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì ‚hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình hoặc hành vi ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì mức phạt tiền chỉ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng‛ [7]. Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Ngay cả với những hình phạt cao hơn thì đối với những người có điều kiện kinh tế thì phạt tiền cũng không có ý nghĩa giáo dục họ. Ngược lại, trong nhiều trường hợp biện pháp này có thể trở thành ‚con dao hai lưỡi‛, khiến tình trạng bạo lực nghiêm trọng hơn, người có hành vi bạo lực vì phải nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh vi hơn…Ngoài ra, những trường hợp người nộp phạt không có thu nhập thì việc phạt tiền đối với họ dường như không có nhiều ý nghĩa. Trường hợp chồng nát rượu, không công ăn việc làm mà còn có hành vi đánh đập vợ con thì câu hỏi đặt ra ‚ai là người phải nộp phạt?‛. Pháp luật có quy định việc cưỡng chế, kê biên thi hành án, nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, nếu áp dụng chế tài này thì cơ quan thi hành án cũng gặp không ít khó khăn và hơn nữa quyền lợi về tài sản của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Do đó, rất nhiều trường hợp nạn nhân phải đi nộp thay cho người có hành vi vi phạm, và như vậy thì không thể giáo dục người vi phạm mà chỉ làm nạn nhân không muốn tố cáo nữa nếu tiếp tục bị bạo lực. 1482
- Xuất phát từ bất cập trên, theo tác giả kiến nghị, pháp luật cần quy định lại ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi bạo lực gia đình, thì cần áp dụng song song hình thức phạt lao động công ích đối với hành vi này. Biện pháp này có thể mang tính khả thi cao hơn vì nó có ý nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân. Hơn nữa, biện pháp này còn giáo dục tích cực đối với những cá nhân khác, họ không muốn hình thức xử phạt công khai, có nhiều người biết tới như vậy, nên sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp này thì cũng thấy đây là biện pháp còn khá mới ở nước ta, nên cũng có thể quy định một cách mềm dẻo, linh hoạt, cụ thể là ‚chỉ áp dụng bắt buộc đối với người có hành vi tái phạm; tính thời gian lao động công ích tương đương với số tiền phạt. Nhưng nếu đã bị áp dụng hình thức xử phạt này thì không được cho phép thay thế bằng phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật‛. Đồng thời, nếu như người có hành vi vi phạm lần đầu thì nên áp dụng hình thức phạt tiền, tuy nhiên mức phạt tiền hiện nay là còn quá thấp, như ví dụ tại Điểm b Khoản 1 Điều 58 và Khoản 5 Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP mà tác giả vừa nêu trên, chính vì thế cũng cần xem xét và sửa đổi, bổ sung Nghị định 167/2013/NĐ-CP để tăng mức tiền phạt lên gấp 10 lần mức phạt hiện nay tại tất cả các Điều có quy định về xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình trong Nghị định, nhằm đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. 3 KẾT LUẬN Mặc dù Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình, nhưng qua thực tế cho thấy, bạo lực gia đình vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đang tác động tiêu cực tới sự phát triển của xã hội, trong khi đó vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, những quy định của pháp luật cũng còn rất nhiều hạn chế. Do đó việc hoàn thiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia đình là rất cần thiết, vì pháp luật là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đem lại hạnh phúc cho con người nói chung và người phụ nữ nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiến pháp 2013 ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [2] Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [3] Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [4] Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1483
- [5] Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ban hành ngày 05 tháng 04 năm 2016 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [6] Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. [7] Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. [8] Ngọc Châu, Bạo lực gia đình gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm, hoinongdan.org.vn, ngày 26/08/2019. http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1145/87893/bao-luc-gia-dinh- gay-thiet-hai-khoang-178-gdp-moi-nam truy cập ngày 16/04/2020. [9] Nhân Sơn, Kiện chủ tịch phường vì không quyết định can thiệp, cách ly bảo vệ trẻ bị bạo hành, Công an nhân dân online, ngày 09/11/2019. http://cand.com.vn/Phap-luat/Kien-chu- tich-phuong-vi-khong-quyet-dinh-can-thiep-cach-ly-bao-ve-tre-bi-bao-hanh-569173/ truy cập ngày 29/06/2020. [10] Quang Minh, Chống bạo hành gia đình: Cần sự chung tay của toàn xã hội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 18/09/2019. http://dangcongsan.vn/ban-doc/chong-bao-hanh- gia-dinh-can-su-chung-tay-cua-toan-xa-hoi-535355.html truy cập ngày 17/04/2020. [11] Quyết định số 215/QĐ-TTg ban hành ngày 06/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. 1484
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và mối quan hệ giữa hai chế tài
6 p | 246 | 11
-
Bị hại trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
6 p | 102 | 9
-
Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm và một số kiến nghị hoàn thiện
9 p | 15 | 8
-
Thực trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật
12 p | 10 | 8
-
Những quy định mới về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện
7 p | 105 | 7
-
Pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và một số kiến nghị hoàn thiện
13 p | 10 | 7
-
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật hàng hải Việt Nam
5 p | 104 | 7
-
Một số bất cập trên thực tiễn khi triển khai Luật Luật sư và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
5 p | 27 | 6
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 p | 11 | 6
-
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức phạt tiền trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam hiện nay
7 p | 21 | 6
-
Chế định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện
12 p | 107 | 5
-
Khởi kiện vụ án hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
12 p | 17 | 5
-
Áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện
6 p | 11 | 4
-
Bản chất pháp lý của hòa giải thành và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải thành
12 p | 53 | 4
-
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia có yếu tố nước ngoài
7 p | 70 | 2
-
Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về dây họ
6 p | 60 | 2
-
Thực trạng pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện
8 p | 49 | 2
-
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của bộ luật hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
7 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn