intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kỹ thuật sinh sản cá lóc)

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

204
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn bị cho cá đẻ: - Có thể cho cá đẻ trong bể xi măng có diện tích vài m2 đến vài chục m2, hồ trải bạt...Nơi cho cá đẻ cần yên tĩnh, dụng cụ cho cá đẻ phải có lưới che chắn. - Mực nước trong bể đẻ khoảng 40 - 60 cm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kỹ thuật sinh sản cá lóc)

  1. Một số kỹ thuật sinh sản cá lóc) 1. Chuẩn bị cho cá đẻ: - Có thể cho cá đẻ trong bể xi măng có diện tích vài m2 đến vài chục m2, hồ trải bạt...Nơi cho cá đẻ cần yên tĩnh, dụng cụ cho cá đẻ phải có lưới che chắn. - Mực nước trong bể đẻ khoảng 40 - 60 cm. - Giá thể: Cần chuẩn bị giá thể cho cá đẻ là lục bình hay dây nylon buộc lại thành bó. 2. Chọn cá bố mẹ cho sinh sản: Chú ý thao tác nhẹ nhàng khi tiến hành chọn cá cho đẻ. - Cá đực: Có hình thon dài đầu nhỏ, lỗ sinh dục cách xa lỗ hậu môn và có màu hơi đỏ. - Cá cái: Có bụng to tròn đều mềm vừa phải, kết hợp dùng que thăm trứng cho thấy trứng có màu vàng
  2. tươi, kích thước trứng dao động từ 1,2 - 1,6mm – Trước khi tiêm kích dục tố cho cá đẻ 2 – 3 giờ cần đưa cá vào bể hoặc vèo cho cá khoẻ mạnh. 3. Kỹ thuật sinh sản: Để nâng cao hiệu quả sinh sản của cá, con người đã dùng nhiều phương pháp tác động đến quá trình sinh sản bằng cách gây ra những tác động bên ngoài và bên trong cơ thể cá. Nhưng phổ biến nhất là dùng các loại kích dục tố để kích thích cho cá sinh sản. Hiện nay, các loại kích dục tố thường dùng là: HCG, LHRHa + Dom, não thùy ... Có thể cho cá lóc đẻ theo phương pháp sau: Cho cá đẻ trong ao đất: Chọn một ao mới, dọn sạch cỏ, tát hết nước, vét hết bùn và bón vôi cải tạo đáy ao (7 - 10 kg/100 m2). Sau
  3. đó phơi đáy ao 2 - 3 ngày, lấy nước vào ao qua lưới lọc. Mực nước trong ao 1,2 - 1,5m. Sau đó dùng lá dừa cắm trong ao làm tổ cho cá. Mỗi tổ cách nhau 3 - 4 m, trong tổ để sẵn một ít cỏ nước hoặc rơm rạ đã rửa sạch. Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành chọn lựa cá thả vào. Cách làm này, thời gian cá đẻ sẽ kéo dài hơn (vì mức độ thành thục của cá không đồng đều). Tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh và nở của trứng cao hơn vì chỉ những cá có độ thành thục như nhau tự tìm đến và bắt cặp với nhau đẻ trứng. Sau khi cá đẻ xong tùy điều kiện cụ thể mà có thể vớt trứng lên ấp riêng hoặc đợi khi cá nở vớt lên ương trong giai. 4. Ấp trứng: - Trứng cá lóc thuộc loại trứng nổi, đường kính trứng sau khi trương nước khoảng 1,2 - 1,3 mm. Trứng có màu vàng rơm hoặc vàng cam nhạt.
  4. - Dụng cụ ấp: Có thể tận dụng nhiều dụng cụ khác nhau để ấp trứng cá lóc như thau, chậu, bể xi măng hoặc bồn đất lót cao su, ... Dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ, đặt nơi thoáng mát dễ chăm sóc, quản lý. Có thể dùng dụng cụ cho cá đẻ để ấp cá nhưng phải thay 2/3 lượng nước cũ trong bể đẻ bằng nước mới, đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra cũng có thể cá bố mẹ ấp trứng dưới ao, chờ khi cá nở vớt cá bột lên. - Nước ấp trứng: Nước dùng để ấp trứng phải là nước sạch, được lắng lọc trước khi dùng ấp. - Mực nước trung bình khi ấp trứng cá lóc khoảng 20 - 25 cm. - Mật độ ấp: 2.000 trứng/lít nước trong điều kiện nước tĩnh. - Mật độ 4.000 trứng/lít nước trong điều kiện nước có sục khí.
  5. - Chăm sóc trứng: Khi có trứng hư (trứng có màu trắng đục) cần phải vớt bỏ, nên thay 1/3 – 1/2 lượng nước trong bể ấp. - Thời gian ấp: Ấp trứng trong điều kiện nhiệt độ 28 – 300C, sau khoảng 14 – 20 giờ cá nở, nếu nhiệt độ 24 – 260C có thể kéo dài đến 30giờ, 2 – 3 ngày sau khi cá nở chuyển đi ương. Triệu Thị Y Vanne Trung tâm giống thủy sản An Giang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2