intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số suy nghĩ về những biện pháp sinh học và IPM trên cây trồng đang được

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

228
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số suy nghĩ về những biện pháp sinh học và IPM trên cây trồng đang được áp dụng Trong thời gian qua chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng sử dụng các biện pháp sinh học, canh tác hữu cơ, trồng cây cách ly trong nhà lưới trong hệ thống IPM nhằm làm giảm sâu bệnh hại. Để góp phần thảo luận, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến như sau: 1. Nhiều nơi đang sử dụng chế phẩm EM (effective micro-organism) đưa vào đất, nhằm làm phong phú hóa hệ thống VSV đất. Nói chung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số suy nghĩ về những biện pháp sinh học và IPM trên cây trồng đang được

  1. Một số suy nghĩ về những biện pháp sinh học và IPM trên cây trồng đang được áp dụng Trong thời gian qua chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng sử dụng các biện pháp sinh học, canh tác hữu cơ, trồng cây cách ly trong nhà lưới trong hệ thống IPM nhằm làm giảm sâu bệnh hại. Để góp phần thảo luận, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến như sau: 1. Nhiều nơi đang sử dụng chế phẩm EM (effective micro-organism) đưa vào đất, nhằm làm phong phú hóa hệ thống VSV đất. Nói chung biện pháp này đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có những mặt hạn chế, vì đối với mỗi loại đất và cây trồng đều có sẵn hệ thống EM tương ứng của chúng (không phải nhờ con ngươi đưa vào đất mới có). Tuy nhiên, do thiếu điều kiện đất bị thoái hóa nên chúng không phát triển được. Nay ta đưa EM vào đất nhưng điều kiện sống cho chúng không được cải thiện, thì chúng cũng chỉ phát huy tác dụng một cách hạn chế và chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Như vậy, thay vì đưa EM vào đất, ta bón nhiều hữu cơ, hạn chế tối đa những tác động có hại của hóa chất, tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng trong đất, dần dần môi trường sống được cải thiện, quần thể VSV có ích sẽ được phát triển một cách tự nhiên, phong phú, tương ứng với từng loại cây trồng một cách bền vững. Điều này đã có nhiều minh chứng rất rõ trong thực tế sản xuất. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2003) bón phân hữu cơ đã làm tăng chủng loại và
  2. số lượng vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn khoáng hóa, xạ khuẩn, và các loài nấm có ích rất rõ rệt. Theo Mai Văn Trị và Nguyễn Thị Thúy Bình (2003) bón phân hữu cơ sinh học đã làm tăng sự hoạt động của VSV đối kháng Actinomycetes dẫn đến ngăn chặn sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora, làm gia tăng tỷ lệ sống của cây sầu riêng trong vườn ươm. 2. Cũng đã có nhiều công trình chứng minh hiệu quả của việc bón phân hữu cơ sinh học nhằm làm tăng VSV có ích, VSV đối kháng để cải tạo đất, làm giảm áp lực sâu bệnh, làm tăng năng suất và chất lượng rau quả. Tuy nhiên những kết quả đó vẫn còn rất khiêm tốn. Sở dĩ như vậy vì trong sản xuất chúng ta sử dụng phân hữu cơ còn những hạn chế sau đây: - Phần lớn phân hữu cơ sinh học được sử dụng chất lượng còn thấp, khôngđủ dinh dưỡng nên hiệu quả trên cây trồng không rõ ràng. - Phân hữu cơ sinh học có tác dụng chậm nên phải bón nhiều năm mới thể hiện rõ tác dụng. Hơn nữa đất của chúng ta đã bị thoái hóa lâu ngày, nên không thể cải tạo nhanh chóng được. Tuy nhiên, việc áp dụng canh tác hữu cơ của chúng ta chỉ mới bắt đầu. - Trong sản xuất vẫn còn quá lạm dụng các biện pháp hóa học, làm hạn chế tác dụng của phân hữu cơ sinh học. 3. Hiện nay chúng ta đang cố gắng nhân nuôi một
  3. số VSV như virus, nấm, tuyến trùng đối kháng để phòng trừ sâu bệnh hại. Ví dụ như sử dụng nuclea polyhedrosis virus (NPV), Bacillus thuringiensis (BT), tuyến trùng đối kháng, nấm Metarhizium spp. để trừ sâu, dùng một số chủng VSV đối kháng để trừ nấm gây bệnh… Việc sử dụng VSV đối kháng như là thuốc BVTV sinh học, thực chất chúng ta cũng chỉ là bắt chước VSV đối kháng trong đất, nhưng chỉ ly trích ra được một vài chủng đối kháng riêng lẻ nên thường không đủ sức khống chế sâu bệnh bệnh hại ở mức độ hữu hiệu cao. Nhìn chung phương pháp này bước đầu có hiệu quả nhưng còn rất hạn chế nên khó trở thành có giá trị hàng hóa trong sản xuất, nhất là trong điều kiện kỹ thuật sinh học còn thấp kém như ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nếu như chúng ta biết chăm sóc tạo điều kiện sống trong đất được tốt (chủ yếu là môi trường hữu cơ) cũng như quần thể VSV có ích, các loài VSV đối kháng trong đất cũng sẽ phát triển một cách phong phú đủ sức khống chế sâu bệnh hại một cách hữu hiệu. Do đó, biện pháp khử trùng đất và tưới thuốc vào đất để phòng trừ những sâu bệnh trong đất chỉ là một biện pháp tình thế. Nếu sử dụng những biện pháp đó một cách lâu dài cùng với lạm dụng bón nhiều phân hóa học sẽ giết chết những VSV vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái trong đất đưa đến hậu quả lợi bất cập hại. 4. Trong nhiều chương trình sản xuất rau an toàn chúng ta trồng rau cách ly trong nhà lưới, nhưng thực chất trong điều kiện nhiệt đới ẩm như nước ta, nhà lưới không cách ly được côn trùng một cách triệt để, nhất là đối với côn trùng chích hút nhỏ bé.
  4. Trong nhiều trường hợp chính trong nhà lưới mật độ sâu bệnh trên cây trồng lại cao hơn ở bên ngoài (vấn đề này khác với việc bao trái bằng các túi riêng biệt có thể cách ly được nhiều loại sâu bệnh). Tuy nhiên, việc đầu tư cho nhà lưới để trồng rau lại rất tốn kém. Trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc có mô hình trồng rau an toàn trên cơ sở sử dụng phân hữu cơ và hệ thống VSV có ích EM là chính, cộng với các biện pháp quản lý đồng ruộng thật chặt chẽ, mà không phải sử dụng đến nhà lưới cách ly. Mô hình này rất thành công và giá thành sản xuất rau an toàn lại rẻ… Từ những kết quả của một số biện pháp như đã nêu trên, theo chúng tôi cũng nên có suy nghĩ điều chỉnh để việc quản lý dịch hại tiến hành được thực tế, và có hiệu quả hơn. Xây dựng mô hình ipm cây rau quả trên cơ sở giữ gìn cân bằng sinh thái trong đất Như vậy, trong chiến lược IPM cùng với việc bảo vệ cân bằng sinh thái giữa thiên địch và sâu hại trên cây trồng, phần trên mặt đất, chúng ta phải quan tâm nhiều đến sự cân bằng dinh dưỡng trong đất để tạo sự cân bằng giữa VSV có ích (kể cả VSV tạo dinh dưỡng và VSV đối kháng) và VSV gây bệnh hại trong đất. Nói chung, đó là giữ gìn sự cân bằng sinh thái trong đất. Đất là một tập hợp hoạt động của nhiều cơ thể sống có hại và có hại, đất luôn chứa đựng những phản ứng hóa học chuyển động theo hai chiều có lợi và có hại, chúng tạo cho cây trồng khỏe mạnh hay phát sinh dịch bệnh,…Nói chung IPM phải đi từ đất, vì đất là cơ
  5. sở sự sống của cây trồng, và của muôn loài sinh vật sống trên hành tinh của chúng ta. Vừa qua chúng ta đã có nhiều mô hình IPM khác nhau, mức độ thành công của mỗi mô hình cũng rất khác nhau… đã đến lúc cần phải tổng kết lại và rút ra những mô hình hữu ích nhất cho năng suất và chất lượng của cây trồng. Trong đó, vấn đề tạo mô hình IPM trên cơ sở giữ gìn sự cân bằng sinh thái trong đất dựa trên nền phân hữu cơ sinh học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0