YOMEDIA
ADSENSE
Một số thuật ngữ Quang học Vật lý
71
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu trình bày về một số khái niệm về Các dạng bức xạ quang học, Tính chất cơ bản của bức xạ quang học, Bức xạ ánh sáng, Sự lan truyền ánh sáng trong môi trường,.... Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thuật ngữ phần quang học. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số thuật ngữ Quang học Vật lý
- Phần 1 Khái niệm chung 1.Оптическое излучение Optische Strahlung Optical radiation Bức xạ quang học: là bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong dải từ 0,1Ao (ăng strong) đến 1 cm (dải quang học) 2.Поток излучение Strahlungsfluss Radiant flux Dòng bức xạ : Là công suất bức xạ quang học trung bình tính theo một đơn vị thời gian, lớn hơn rất nhiều so với chu kì dao động ánh sáng. 3.Оптический спектрOptischesch Spektrum – Optical spectrum –Quang phổ : Là toàn bộ các bức xạ đơn sắc bao trùm bức xạ đã cho. 4.Скорость света Lichtdeschwidigkeit Velocity of light Vận tốc ánh sáng : Tốc độ lan truyền bức xạ điện từ. Phần 2 Các dạng bức xạ quang học 5.Монохроматическое излучение Monochromatische Stralung Monochromatic radiation Bức xạ đơn sắc: Bức xạ quang học đặc trưng bởi một tần số dao động sáng nào đó. 6.Немонохроматическое излучение – Mischstrahlung –Complex radiation Bức xạ phức : Bức xạ quang học đặc trưng bởi toàn bộ các tần số dao động ánh sáng. 7.Рентгеновское излучение – Röntgenstrahlung – Xrays : Bức xạ Rơn ghen : Bức xạ quang học có bước sóng nằm trong dải từ 0,1 đến 50 Ao. 8.Ультрафиолетовое излучение – Ultraviolette Strahlung –Ultraviolet radiation Bức xạ tử ngoại : Bức xạ quang học có bước sóng nằm trong dải từ 50Ao đến 0,40 μ (mi crông) 9.Видимое излучение –Licht. Sichtbare Strahlung –Visible light Bức xạ nhìn thấy : Bức xạ quang học có bước sóng nằm trong dải từ 0,4 đến 0,76 μ. 10. Инфракрасное излучение –Ultrаrote Strahlung –Infrared radiation Bức xạ hồng ngoại: Bức xạ quang học có bước sóng nằm trong dải từ 0,76 μ đến 1 cm.
- 11. Равновесное излучение – Temperaturgleichgewichts Strahlung – Blackody radiation Bức xạ cân bằng : Bức xạ quang học phát ra từ hệ vật lý cân bằng nhiệt động. Phần 3 Tính chất cơ bản của bức xạ quang học. 12.Световые волны –Lichtwellen – Light waves –Sóng ánh sáng : Là sóng điện từ trong dải tần quang học. 13.Электрический вектор – Elektrischer Vektor –Electric vectorVéctơ ánh sáng : Véctơ cường độ điện trường của sóng ánh sáng. 14.Магнитный вектор –Magnetischer Vektor – Magnetic vector Véctơ cường độ từ trường của sóng ánh sáng. 15.Световые колебания – Lichtschwingungen –Light vibrations –Dao động ánh sáng : Dao động của cường độ điện trường và từ trường xét tại một điểm nào đó thuộc sóng sánh sáng. 16.Плоскость поляризации –Polarisationsebene –Plane of polarisation Mặt phẳng phân cực : Mặt phẳng chứa véctơ ánh sáng và hướng lan truyền sóng điện từ. 17.Монохроматическая световая волна – Monochromatische Lichtwelle – Monochromatic light wave –Sóng ánh sáng đơn sắc : Sóng ánh sáng có một tần số dao động bất kì nào đó. 18.Бегущая световая волна –Fortschereitende Lichtwelle – Progressive light wave –Sóng tiến : Sóng ánh sáng có cường độ điện trường và cường độ tự trường cùng pha, thay đổi từ điểm này tới điểm khác theo phương lan truyền của sóng ánh sáng. 19.Стоячая световая волна –Stehende LichtwelleStanding light wave – Sóng dừng: Sóng ánh sáng mà dao động của véctơ điện trường và từ trường dịch pha đi một khoảng p/2, ngoài ra mỗi véctơ tại một thời điểm bất kỳ có pha giống nhau tai tất cả các điểm, còn biên độ thay đổi theo chu kì từ điểm này tới điểm kia.
- 20.Волновая поверхность –Wellenfläche Wave surface Mặt sóng : Bề mặt ở tất cả các điểm của nó các dao động sáng có cùng một pha. 21.Фронт световой волны –Lichtwellenfront – Light wavefront Mặt đầu sóng: Là vị trí hình học của các điểm mà tại một thời điểm đã cho nhiễu loạn ánh sáng đi đến. 22.Плоская световая волная –Eben Lichtwelle – Plane wave of light – Sóng phẳng : Sóng ánh sáng có mặt đầu sóng dạng mặt phẳng. 23.Сферическая световая волна –Sphärische Lichtwelle – Spherical wave of light –Sóng cầu : Sóng ánh sáng có mặt đầu sóng dạng mặt cầu. 24.Когентные световые волны – Koherente Lichtwellen –Coherent light waves – Sóng kết hợp : Sóng ánh sáng có hiệu pha các dao động sáng không đổi trong một khoảng thời gian đã cho. 25.Длина световой волны –Wellenlänge –Light wavelength Bước sóng : Khoảng cách mà mặt đầu sóng của ánh sáng đơn sắc lan truyền đi trong môi trường đã cho sau một chu kì dao động. 26.Волновое число – Schwingungszahl – Wave number Số sóng : Đại lượng ngược với bước sóng. 27.Световой луч – Tia sáng : Đường thẳng mà năng lượng ánh sáng truyền dọc theo nó. 28.Фазовая скорость света –Phasenlichtgeschwindigkeit –Phase velocity of light Tốc độ pha của ánh sáng : Vận tốc lan truyền pha của ánh sáng đơn sắc. 29.Групповая скорость света –Gruppenlichtgenschwindigkeit – Group velocity of light Vận tốc nhóm của ánh sáng : Vận tốc lan truyền của điểm đặc trưng bao quanh nhóm sóng ánh sáng đủ gần theo tần số. 30.Поляризация света –Polarisation –Polarization of light Sự phân cực ánh sáng : Tính chất của ánh sáng đặc trưng bởi sự sắp xếp có trật tự về không gian thời gian hướng của véc tơ điện trường và từ trường.
- 31.Поляризованный светPolarisiertes Licht – Polarized light – Ánh sáng phân cực: ánh sáng có hướng của véc tơ điện trường, từ trường sắp xếp theo trật tự nhất định. 32.Естественный свет –Naturliches Licht –Unpolarized light – Ánh sáng không phân cực (Ánh sáng tự nhiên) : Ánh sáng có véc tơ điện , từ trường thay đổi hướng hỗn loạn. 33.Частично поляризованный –Theilweise polarisiertes Licht – Partly polarized light –Ánh sáng phân cực từng phần : Ánh sáng bao gồm cả thành phần ánh sáng tự nhiên và ánh sáng phân cực. 34.Степень поляризации –Polarisationsgrad – Degree of polarization Mức độ phân cực . 35.Деполяризация – Deplolarisation – Decrease of polarization – Sự khử phân cực : Sự suy giảm mức độ phân cực của ánh sáng. 36.Линейно поляризованный свет –Linearpolarisiertes Licht – Linearly polarized light – Ánh sáng phân cực thẳng: ánh sáng có hướng dao động của véc tơ điện trường và từ trường ở một điểm bất kì trong không gian vẫn giữ không đổi trong một khoảng thời gian. 37.Поляризованный покругу свет – Zirkularpolarisiertes Licht – Circularly polarized light – Ánh sáng phân cực tròn: Ánh sáng có véc tơ điện trường và từ trường ở một điểm không gian bất kì quay đều, đầu mút của các véc tơ vẽ lên vòng tròn, 38. Эллиптически полизованный свет – Elliptisch polarisiertes Licht – Ellliptically polarized light – Ánh sáng phân cực elíp: Ánh sáng có véc tơ điện trường và từ trường ở điểm bất kì trong không gian quay mà các đầu mút vẽ lên hình elíp. 39.Фотон –Photon – Photon – Phôtông : Là phần tử ánh sáng. 40.Световой квант –Light quantum Lượng tử : Năng lượng của phôtông.
- 41.Квантовый переход – Quanten Übergang –Quantum transition Chuyển vị lượng tử: Chuyển tiếp của hệ thống từ trạng thái lượng tử này sang trạng thái khác. 42.Квант энергииQuantum. Lichtquantum –Quantum of energy Lượng tử năng lượng: Năng lượng được truyền đi hoặc được nhận bởi hệ bất kì trạng thái chuyển tiếp lượng tử của nó 43.Интерференция свет –Interferenz des Lichtes –Interference of light Sự giao thoa ánh sáng: Hiện tượng xuất hiện khi cộng các sóng ánh sáng và có cường độ của ánh sáng hợp thành phụ thuộc vào hiệu các sóng chồng chập, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tổng các cường độ của chúng. 44.Оптическая длина пути – Optische Weglänge – Optical path length Chiều dài đường quang : bằng tổng của các tích giữa đường truyền tia đơn sắc qua các môi trường khác nhau với chiết suất tương ứng của những môi trường này. 45.Разность хода – Gangunterschied – Path difference Hiệu đường truyền: Đại lượng bằng hiệu các chiều dài đường quang của hai tia sáng. 46.Скачок фаз – Phasensprung –Phase change Sự nhảy pha (chuyển pha): Sự thay đổi pha của sóng ánh sáng tại mặt phân cách hai môi trường khi có phản xạ hoặc khúc xạ. 47.Порядок интерференции –Ordnungszahl Order of interference Bậc giao thoa Đại lượng bằng tổng đại số độ nhảy pha tính theo đơn vị 2p và hiệu đường truyền của các tia giao thoa tính theo chiều dài bước sóng. 48.Интерференционная полоса –Interferenzstreifen –Interference fringe – Vân giao thoa : Vạch xuất hiện trong hình giao thoa liên tục đi qua các điểm có cùng hiệu pha đối với các tia giao thoa. 49.Полосы равного наклона – Streifen gleicher Neigung – Fringes of costant inclination – Vân đồng độ nghiêng : Các vân giao thoa định vị ở vô cùng
- và được tạo thành do ánh sáng đi qua tấm phẳng song song, ngoài ra vị trí xác định của vân giao thoa phù hợp với độ dốc như nhau của các tia. 50.Полосы равной толщины – Streifen gleicher Dicke Fringes of constant optical thickness – Vân đồng độ dầy : Các vân giao thoa được tạo thành dọc theo các đường có chiều dầy quang học giống nhau của các lớp xảy ra giao thoa. 51.Ахроматические полосы – Farbloser Streifen – achromatic fringes – Vân tiêu sắc : Các vân giao thoa không màu được tạo thành từ sự giao thoa của các nguồn sáng có phổ bức xạ liên tục ở cùng một bậc giao thoa đối với tất các bước sóng 52.Дифракция Френеля – Beugung – Diffraction of light Nhiễu xạ : Hiện tượng quy ước lệch bản chất sóng của ánh sáng so với quy luật lan truyền quang hình học xuất hiện khi ánh sáng đi qua môi trường có độ không đồng nhất rõ rệt. 53.Дифракция Френеля – Fresnelsche Beugungserscheinungen – Fresnel difrraction Nhiễu xạ Fresnel : Nhiễu xạ ánh sáng quan sát được trên những khoảng cách tại đó kích thước góc của độ không đồng nhất quang học lớn hơn nhiều tỉ lệ chiều dài bước sóng chia cho kích thước tuyến tính của độ không đồng nhất đó. 54.Дифракция Фраунгофера –Frauhofersche Beugungserscheinungen – Fraunofer diffraction Nhiễu xạ Frauhôphơ : Nhiễu xạ ánh sáng quan sát được trên những khoảng cách tại đó kích thước góc của độ không đồng nhất quang học nhỏ hơn nhiều tỉ lệ chiều dài bước sóng chia cho kích thước tuyến tính của độ không đồng nhất đó. 55.Интерференционная картина – Interferenzbild – Interference pattern – Hình giao thoa: Phân bố cường độ ánh sáng nhận được do giao thoa tại vị trí quan sát thấy nó.
- 56.Дифракционная картина – Beugungsbild – Diffraction pattern – Hình nhiễu xạ : Hình giao thoa xuất hiện khi có giao thoa ánh sáng nhiễu xạ tại môi trường quang học không đồng nhất. Phần 4 Bức xạ ánh sáng 57.Излучение света – Strahlung – Emission of light Bức xạ ánh sáng : Quá trình nhờ đó xuất hiện sóng ánh sáng. 58.Тепловое излучение –Temperaturstrahlung –Temperature radiation Bức xạ nhiệt : Bức xạ quang học xuất hiện do tính đến nhiệt năng bức xạ của hệ thống. 59.Резонансное излучение – Resonanzstrahlung – Resonance radiation Bức xạ cộng hưởng : Bức xạ quang học xuất hiện khi có chuyển tiếp lượng tử giữa các mức phi giả bền bị kích thích và mức cơ bản. 60.Черенковское излучение – Tscherenkowsche Strahlung – Cerenkov radiation Bức xạ Che ren kop : Bức xạ quang học xuất hiện khi có chuyển động của các phần tử mang điện trong môi trường với vận tốc vượt quá tốc độ pha của ánh sáng trong môi trường này. 61.Синхротронное излучение – Synchrotron radiation Bức xạ Xincrô tron : Bức xạ quang học xuất hiện khi có chuyển động của các điện tử tương đối theo quỹ đạo cong. 62.Спонтанное излучение – Ursprungliche Strahlung – Spontaneous radiation Bức xạ tự phát : Sự phát ra ánh sáng, xuất hiện mà không có sự tác động của trường điện từ bên ngoài. 63.Вынужденное излучение – Laserstrahlung – Induced radiation Bức xạ kích thích: Bức xạ quang học xuất hiện dưới tác động của bức xạ khác, rơi vào hệ thống, thể tích, iôn, phân tử đang xét, và được đặc trưng không những bởi tần số và hướng rọi bức xạ mà còn phù hợp về pha. 64.Люминесценция – Lumineszenz – Luminescence Bức xạ tự phát của vật chất bị kích thích do năng lượng bất kì, ngoại trừ nhiệt năng
- Phần 5 Đặc tính phổ và năng lượng của bức xạ quang học 65.Интенсивность излучения – Strahlungsintensität – Intensity of radiation Cường độ bức xạ : Đại lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương biên độ dao động sáng. 66.Плотность энергии излучения – Energiedichte – Radiant energy density Mật độ năng lượng bức xạ: Năng lượng sáng, được mang tới một đon vị thể tích. 67.Энергетическая сила света – Strahlstärke –Radiant intensity Cường độ bức xạ: Dòng bức xạ theo hướng đã biết được mang tới một đơn vị góc khối. 68. Энергетическая светимость – Spezifische Ausstrahlung – Radiant emittance Độ trưng bức xạ : Dòng bức xạ được đem đến một đơn vị bề mặt bức xạ. 69. Энергетическая освещенность – Bestrahlungsstärke – Irradiance Độ rọi : Dòng bức xạ chiếu vào bề mặt, được đem tới một đơn vị diện tích của nó. 70. Энергетическая яркость –Strahldichte – Radiance Độ chói : Dòng bức xạ đi qua bề mặt theo hướng xác định, mang đến một đơn vị góc khối và đến một đơn vị diện tích vuông góc với hướng lan truyền bức xạ. 71.Спектральная плотность энергетической яркости – Spektrale Dichte – Spectral concentration of a radiometric quantity Mật độ phổ độ chói: Giới hạn của tỉ lệ độ chói tương ứng với đoạn phổ hẹp trên chiều rộng phổ đó. 72.Абсолютно черное тело – Schwarzer Körper – Blackbody Vật đen tuyệt đối : Vật thể có hệ số hấp thụ bằng 1 đơn vị đối với tất cả các tần số, hướng truyền và phân cực của sóng ánh sáng. 73.Серое тело – Grauer Strahler – grey body Vật xám : Vật thể có hệ số hấp thụ nhỏ hơn 1 đơn vị và không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng, hướng lan truyền và sự phân cực. 74.Яркостная температура – Schwarze Temperature – Radiance temperature Nhiệt độ chói: Nhiệt độ của vật đen tuyệt đối trong đó mật độ phổ độ chói của nó đối với một bước sóng bất kì bằng mật độ phổ độ chói của nguồn đã cho cũng đối với bước sóng ấy.
- 75.Цветовая температура – Verteilungstemperatur – Colour temperature Nhiệt độ màu: Nhiệt độ của vật đen tuyệt đối tại đó các phân bố tương đối của mật độ phổ độ chói của vật này và của nguồn đã cho lớn nhất gần với vùng phổ nhìn thấy. 76.Радиационная температура – Gesammtsstrahlungstemperatur – Full radiator temperature Nhiệt độ phóng xạ: Nhiệt độ của vật đen tuyệt đối tại đó, độ chói tích phân của nó theo toàn bộ phổ bằng với độ chói tích phân của nguồn đã cho. 77.Коэффициент излучения – Emissionsgrad – Emissivity Hệ số phát xạ (bức xạ) : Đại lượng bằng tỉ lệ của độ chói của nguồn đã cho so với độ chói của vật đen tuyệt đối ở cùng một nhiệt độ giống nhau. 78.Спектр испускания – Emissionsspektrum – Emission spectrum Phổ phát xạ (bức xạ) : Phổ bức xạ, phát ra từ nguồn sáng. 79. Спектр поглощения – Absorptionsspektrum – Absorption spectrum Phổ hấp thụ : Phổ bức xạ, bị hấp thụ bởi vật chất. 80. Спектральная линия испускания Emissionslinie – Emission line Phổ phát xạ: Phổ phát ra, chiếm khoảng hẹp mà bề rộng của nó nhỏ hơn nhiều tần số trung bình của dao động sáng trong khoảng đó. 81. Спектральная линия поглощения – Absorptionslinie – Absorption line Phổ hấp thụ : Phổ hấp thụ, chiếm khoảng hẹp mà bề rộng của nó nhỏ hơn nhiều tần số trung bình của dao động sáng trong khoảng đó. 82.Глубина в линии поглощения – Stärke der Absorption – Absorptive power – Lực hấp thụ : Đại lượng bằng tỉ lệ của công suất bức xạ quang học bị hấp thụ bởi vật chất tại bước sóng đã cho, so với công suất bức xạ của bước sóng ấy chiếu tới bề mặt. 83.Ширина спектральной линии – Hallbbreitswerte – Spectral line width Độ rộng phổ : Đại lượng bằng khoảng cách giữa các điểm trong phổ, tại đó cường độ phát xạ hoặc lực hấp thụ bằng nửa giá trị cực đại.
- 84.Линейчатый спектр – Linienspektrum – Line spectrum Phổ vạch : Phổ bao gồm các vạch phổ phát xạ hoặc các vạch phổ hấp thụ. 85.Непрерывный спектр – Kontinuirliches Spektrum – Continuous spectrum Phổ liên tục: Phổ phát xạ hoặc phổ hấp thụ chiếm liên tục khoảng tần số đối chiếu với tần số trung bình của dao động sáng. 86.Вращательный спектр – Rotationsspektrum – Rotational spectrum Phổ quay: Phổ xuất hiện do các chuyển tiếp lượng tử, tại đó chỉ có năng lượng quay của các phân tử thay đổi. 87.Вращательноколебательный спектр – Rotationsschwingungsspektrum – Vibration rotation spectrum Phổ quay rung: Phổ xuất hiện do các chuyển tiếp lượng tử, tại đó năng lượng chuyển động quay và dao động của phân tử bị thay đổi. 88.Электронный спектр – Elektronenspektrum – Electronic spectrum Phổ điện tử : Phổ xuất hiện do các chuyển tiếp lượng tử tại đó xảy ra thay đổi của năng lượng lớp vỏ điện tử của phân tử. 89.Квантовое состояние – Quantenzustand – Quantum state Trạng thái lượng tử : Một trong những trạng thái ổn định rời rác có thể của hệ các phần tử tác động lẫn nhau. 90. Квантовые числа Quantenzahl – Quantum numbers – Số lượng tử : Các tham số (số) xác định trạng thái hệ thống. 91.Уровень энергии – Energieniveau – Energy level Mức năng lượng : Giá trị bằng số năng lượng của trạng thái lượng tử của hệ. 92.Терм – Term – Term Hạng thức: Giá trị năng lượng của trạng thái lượng tử của hệ, lấy theo giá trị tuyệt đối. 93.Мультиплетный терм – Multiplettsterm – Multiplet term Hạng thức phức: Toàn bộ các hạng thức có số lượng tử spin và quỹ đạo chính đã biết nhưng có số lượng tử khác nhau của mômen lượng toàn phần của chuyển động nguyên tử.
- 94.Мультиплет – Multipletts – Multiplets – Toàn bộ các đường phôr, xuất hiện khi có chuyển tiếp giữa hai hạng thức phức. 95.Основное состояние – Normalzustand – Ground state Trạng thái nền: Trạng thái lượng tử của hệ thống có năng lượng mức tối thiểu. 96.Возбужденное состояние – Angeregter Zustand – Excited state Trạng thái bị kích thích: Trạng thái lượng tử của hệ thống có năng lượng vượt quá năng lượng của trạng thái cơ bản. 97.Длительность возбужденного состояния – Anregungsdauer – Lifetime of the excited state Thời gian tồn tại của trạng thái bị kích thích. 98.Метастабильное состояние – Metastabiler Zustand – Metastable state Trạng thái giả bền: trạng thái bị kích thích mà các chuyển tiếp lượng tử từ nó bị bao toàn bộ bởi bức xạ tự phát , có xác suất thấp. 99 Потенциал возбуждения – Anregungspotential – Critical potential – thế tới hạn: Đại lượng bằng tỉ số của hiệu năng lượng trạng thái bị kích thích và trạng thái cơ sở trên điện tích của điện tử. 100.Спектральная серия – Spektralserie – Spectral series – Dãy phổ : Toàn bộ các vạch phổ xuất hiện do có các chuyển tiếp giữa dãy trạng thái có năng lượng lớn đặc trưng bởi một giá trị của số lượng tử quỹ đạo, và toàn bộ trạng thái có năng lượng thấp. 101.Эффект Зеемана – Zeeman –Efekt – Zeeman effect Hiệu ứng Zeman: Sự tách các vạch phổ gây ra do tác động từ trường ngoài lên vật chất bức xạ hoặc hấp thụ ánh sáng. 102.Эффект Штарка – StarkesEffekt – Stark effect Hiệu ứng Stắc : Sự tách và dịch chuyển các vạch phổ gây ra bởi tác động của điện trường ngoài lên vật chất bức xạ hoặc hấp thụ ánh sáng. Phần 6 Sự lan truyền ánh sáng trong môi trường
- 103.Оптически изотропная среда – Optisch isotropes Medium Optically isotropic medium – Môi trường quang học đẳng hướng: Môi trường trong đó tốc độ lan truyền ánh sáng giống nhau theo mọi hướng. 104.Диспергирующая среда – Dispergierendes Medium – Dispersive medium Môi trường tán sắc: Môi trường trong đó xảy ra hiện tượng tán sắc. 105.Оптически однородная среда – Optisch homogenes Medium – Optically homogeneous medium – Môi trường quang học đồng nhất : Môi trường trong đó hệ số khúc xạ không phụ thuộc vào toạ độ. 106.Оптически неоднородная среда Optisch inhomogenes Medium – Optically inhomogeneous medium – Môi trường quang học không đồng nhất : Môi trường trong đó hệ số khúc xạ phụ thuộc vào toạ độ. 107.Мутная среда – Trübungsmedium – Translucent medium Môi trường mờ: Môi trường tại đó xảy ra tán xạ ánh sáng 108.Просветленная поверхность – Antireflection surface Bề mặt khử phản xạ : Bề mặt có hệ số phản xạ giảm bằng cách phủ lên nó các lớp màng mỏng trong suốt. 109.Преломление света – Brechung Refraktion – Refraction of light Sự khúc xạ ánh sáng: Sự thay đổi hướng truyền ánh sáng khi nó đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường hoặc vào môi trường từ điểm này đến điểm kia mà chiết suất thay đổi. 110.Астрономическая рефракция – Astronomische Refraktion Astronomical refraction – Khúc xạ thiên văn: Khúc xạ ánh sáng trong không gian trái đất hoặc hành tinh khác, dẫn đến sự thay đổi giữa hướng thực và hướng nhìn thấy thiên thể. 111.Поглощение света – Strahlungsabsorption Sự hấp thụ ánh sáng : Sự suy yêu ánh sáng khi đi qua vật chất do sự biến đổi năng lượng sáng thành các dạng năng lượng khác.
- 112.Отражение света – Reflexion – Reflection of light Sự phản xạ ánh sáng: Hiện tượng trong đó ánh sáng chiếu tới bề mặt phân cách giữa hai môi trường có chiết suất khác nhau thì một phần hoặc toàn bộ quay trở lại môi trường ấy 113.Оптически гладкая поверхность – Vollkommen spiegelnde Fläche – Smooth optical surface Bề mặt quang học phẳng : Mặt có bán kính cong mà khi di chuyển dọc theo bề mặt những khoảng cách bằng bước sóng ánh sáng thì thấy được sự thay đổi nhỏ hơn rất nhiều. 114.Зеркальное отражение – Gerichte Reflexion – Specular reflection Phản xạ gương : Sự phản xạ ánh sáng từ bề mặt quang học phẳng. 115.Шероховатая поверхность – Rauhe Fläche – Rough surface – Bề mặt nhám : Bề mặt có bán kính cong mà khi di chuyển dọc theo bề mặt những khoảng bằng bước sóng ánh sáng thì có thể thấy được sự thay đổi so sánh được với bước sóng ánh sáng. 116.Диффузное отражение – Gestreute Reflexion – Diffuse reflection Phản xạ khuyếch tán: Phản xạ của ánh sáng từ bề mặt nhám. 117.Селективное отражение – Selektive Reflexion – Selective reflection Phản xạ lựa chọn: Phản xạ ánh sáng bởi vật chất, có hệ số phản xạ thay đổi theo phổ. 118.Полное внутреннее отражение – Total Reflexion – Total internal reflection Phản xạ trong toàn phần: Phản xạ ánh sáng từ môi trường quang học mật độ nhỏ hơn với sự quay toàn phần tia sáng trở lại môi trường ban đầu. 119.Угол падения – Einfallswinkel – Angle of incidence – Góc tới: Góc tạo thành bởi tia đi vào bề mặt phân cách hai môi trường và pháp tuyến với mặt này tại điểm tới. 120.Угол Брюстера – Polarisationswinkel – Brewster’s angle – Góc Briu xtơ: Góc tới mà ánh sáng có véc tơ điện trường nằm trong mặt phẳng tới, không bị phản xạ.
- 121.Угол отражения – Spiegelungswinkel – Angle of reflection – Góc phản xạ: Góc được tạo bởi tia sáng phản xạ từ bề mặt phân cách giữa hai môi trường và pháp tuyến của bề mặt tại điểm phản xạ. 122.Угол преломления – Brechungswinkel – angle of reflection – Góc khúc xạ : Góc được tạo bởi tia khúc xạ tại mặt phân cách giữa hai môi trường và pháp tuyến với bề mặt tại điểm khúc xạ. 123.Плоскость падения – Einfallsebene – Plane of incidence Mặt phẳng tới: Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với phần tử bề mặt tại điểm tới. 124.Рассеяние света –Streuung. – Scattering Sự tán xạ: Hiện tượng chùm sáng lan truyền trong môi trường bị lệch theo nhiều hướng khác nhau. 125.Молекулярное рассеянние света – Molekular Streuung Molecular scattering Sự tán xạ phân tử: Sự tán xạ ánh sáng gây ra bởi sự thăng giáng các tham số khác nhau của môi trường trong đó ánh sáng lan truyền. 126.Релеевское рассеяние – Rayling–Streuung – Rayleigh scatterring Sự tán xạ Rayleigh : Sự tán xạ ánh sáng gây ra bởi sự thăng giáng nhiệt của mật độ môi trường. 127.Комбинационное рассеяние света – Raman Effekt – Raman scatterring – Tán xạ liên hợp:Tán xạ phân tử của ánh sáng trong đó tần số của ánh sáng tán xạ là liên hợp (tổng và hiệu) của tần số dao động của ánh sáng chiếu tới với các tần số dao động riêng của chất tán xạ. 128.Дисперсия света – Dispersion – Dispersion Sự tán sắc : Hiện tượng được quy ước sự phụ thuộc của tốc độ lan truyền ánh sáng vào tần số dao động sáng. 129.Дисперсия вещества Dispersion – Dispersion Sự tán sắc của vật chất: Đại lượng diễn tả sự phụ thuộc của hệ số khúc xạ vào bước sóng ánh sáng và bằng đạo hàm của hệ số này theo bước sóng. 130.Нормальная дисперсия вещества – Normale Dispersion –Normal dispersion Độ tán sắc trung bình: Độ tán sắc của vật chất có giá trị âm.
- 131.Аномальная дисперсия вещества Anormale Dispersion Anomalous dispersionĐộ tán sắc dị thường: Độ tán sắc của vật chất có giá trị dương. 132.Коэффициент преломления – Brechungsindex –Refractive index Chiết suất: Đại lượng bằng tỉ số của vận tốc ánh sáng trong chân không so với vận tốc pha của ánh sáng trong môi trường đã cho. 133. Коэффициент пропускания – Transmissionsgrad – Transmittance Hệ số thấu qua: Tỉ số dòng bức xạ đi xuyên qua vật thể đã cho so với dòng bức xạ đến vật thể. 134.Оптическая плотность – Schwärzung. Optische Dichte – Optical density Mật độ quang học: Lôgarit thập phân của đại lượng nghịch đảo với hệ số thấu qua. 135.Прозрачность – Durchsichtigkeytsmodul – Transparency Độ trong suốt: Tỉ số của dòng bức xạ đi vào môi trường không thay đổi hướng truyền bằng 1 đơn vị so với dòng bức xạ đi vào môi trường này ở dạng chùm song song. 136. Коэффициент поглощения – Absorptionsgrad – Absorptance Hệ số hấp thụ :Tỉ số dòng bức xạ bị hấp thụ bởi vật thể đã cho so với dòng bức xạ chiều tới vật thể. 137. Коэффициент отражения – Reflexionsgrad – Reflectance Hệ số phản xạ : Tỉ số dòng bức xạ bị phản xạ bởi vật thể đã cho so với dòng bức xạ chiếu đến vật thể. 138. Коэффициент рассеяния – Factor of scattering Hệ số tán xạ: Tỉ số dòng bức xạ bị tán xạ bởi vật thể với dòng bức xạ chiếu tới vật thể. 139. Коэффициент ослабления – Durchsichtigkeitsgrad – Attenuation factor Hệ số suy giảm: Tỉ số tổng dòng bức xạ bị hấp thụ, phản xạ và tán xạ bởi vật thể đã cho so với dòng bức xạ chiếu tới vật thể. 140.Показатель поглощения – Extinktionsmodul – Absorption coefficient Độ hấp xạ: Đại lượng nghịch đảo của khoảng cách trên đó dòng bức xạ tạo thành chùm song song, bị suy giảm do hấp thụ trong môi trường đi 10 lần.
- 141. Показатель рассеяния – Streuungsmodul – Coefficient of scattering Độ tản xạ: Đại lượng nghịch đảo của khoảng cách trên đó dòng bức xạ tạo thành chùm song song, bị suy giảm do hấp thụ và tán xạ trong môi trường đi 10 lần 142. Показатель ослабления – Extinktionsmodul – Attenuation coefficient Độ suy giảm : Đại lượng nghịch đảo của khoảng cách trên đó dòng bức xạ tạo thành chùm song song, bị suy giảm do tác động đồng thời của hấp thụ và tán xạ trong môi trường đi 10 lần 143.Удельный показатель поглощения – Extinktionskoeffizient Tỉ số hiệu độ hấp thụ của dung dịch và dung môi so với nồng độ chất bị hoà tan. 144 Оптическая анизотропная среда – Optisch anisotropes Medium – Optically anisotropic medium Môi trường quang học dị hướng : Môi trường trong đó hệ số khúc xạ phụ thuộc vào hướng dao động của véc tơ điện trường của sóng ánh sáng. 145.Двойное лучепреломление – Doppelbrechung – Birefringence Lưỡng chiết: Sự tách đôi tia sáng khi có khúc xạ tại giới hạn với môi trường dị hướng. 146.Электрическое двойное лучепреломление – KerrEffekt – Electrooptic effect Hiệu ứng quang điện Kerr: Lưỡng chiết, được gây ra bởi tác động của điện trường lên vật chất, trong đó ánh sáng lan truyền. 147.Магнитное двойное лучепреломление – Magnetooptische KerrEffekt – Magnetooptic effect Hiệu ứng quang từ (lưỡng chiết từ): Lưỡng chiết do tác động của từ trường đến vật chất làm môi trường lan truyền ánh sáng. 148.Оптическая ось кристалла – Optische Kristallachse – Optic axis of a crystal Trục quang của tinh thể: Hướng trong tinh thể, dọc theo nó tốc độ ánh sáng không phụ thuộc vào hướng phân cực. 149.Одноосный кристалл – Einaxiger Kristall – Uniaxial – Tinh thể đơn trục : Tinh thể có một trục quang. 150.Двуосный кристалл – Zweiaxiger Kristall Biaxial crystal –Tinh thể lưỡng trục : Tinh thể có hai trục quang.
- 151.Главное сечение в кристалле – Haupt schnitte des Kristalles – Principal plane of a crystal Mặt phẳng chính trong tinh thể: a, Trong tinh thể đơn trục: mặt phẳng chứa tia sáng đã cho và quang trục ; b,Trong tinh thể lưỡng trục: mặt phẳng chứa hai trục quang. 152.Обыкновенный луч – Ordentlicher Strahl – Ordinary ray – Tia thường:Tia sáng phân cực thẳng, tốc độ lan truyền của nó trong tinh thể không phụ thuộc vào hướng. 153. Необыкновенный луч – Aussordentlicher Strahl – Extraordinary ray – Tia dị thường:Tia sáng phân cực thẳng, tốc độ lan truyền của nó trong tinh thể phụ thuộc vào hướng 154.Положительный кристалл – Positiver Kristall – Positive crystal – Tinh thể dương: Tinh thể có hệ số khúc xạ của tia dị thường lớn hơn hệ số khúc xạ của tia thường. 155.Отрицательный кристалл – Negativer Kristall – Negative crystal – Tinh thể âm: Tinh thể có chiết suất đối với tia dị thường nhỏ hơn chiết suất đối với tia thường. 156.Дихроизм – Dichroismus – Dichroism – Tính lưỡng sắc : Hiện tượng hấp thụ tia khác nhau với hướng phân cực khác nhau trong môi trường dị hướng. 157.Вращение плоскости поляризации – Drehung der Polarisationsebene Sự quay mặt phẳng phân cực: Sự quay mặt phẳng dao động sáng, phụ thuộc vào chiều dài tia sáng trong vật chất mà nó truyền qua. 158.Магнитное вращение плоскости поляризации – Faraday Effekt – Faraday rotation Sự quay mặt phẳng phân cực từ (Hiệu ứng Fa ra đây): Sự quay mặt phẳng phân cực do tác động của từ trường ngoài lên vật chất cho ánh sáng truyền qua. 159.Оптически активное вещество Optisch aktiver Stoff – Optically active substance Chất siêu quang: Chất trong nó có sự quay mặt phẳng phân cực
- 160.Постоянная вращения – Spezifische Drehung – Specific rotation – Hằng số (bất biến) quay: Tỉ số góc quay mặt phẳng phân cực trong chất siêu quang so với chiều dài quãng đường vòng này đi được. 161.Вращательная дисперсия – Dispersion der Drehung – Rotatory dispersion Độ tán sắc quay: Đại lượng diễn tả sự phụ thuộc của bất biến quay vào bước sóng ánh sáng và bằng đạo hàm của bất biến quay theo bước sóng . 162.Внутренняя коническая рефракция – Innere konische Refraktion – Internal conical refraction Sự khúc xạ côn trong: Sự khúc xạ của các tia sáng trong tinh thể lưỡng trục, trong đó tập hợp hướng của các tia khúc xạ trong tinh thể tương ứng với một hướng tia bên ngoài tinh thể, tạo thành bề mặt hình nón . 163 Внешняя коническая рефракция – Aussere konische Refraktion – External conical refraction Sự khúc xạ côn ngoài: Sự khúc xạ của các tia sáng trong tinh thể lưỡng trục, trong đó tập hợp hướng của các tia khúc xạ ngoài tinh thể tương ứng với một hướng tia trong tinh thể, tạo thành bề hình nón. 164.Хроматическая поляризация – Chromatische Polarisation Sự phân cực màu : Hiện tượng được quy ước về sự giao thoa hai tia không đơn sắc, bị phân cực trong các mặt phẳng vuông góc với nhau, đi qua môi trường dị hướng và được dẫn đến một mặt phẳng phân cực.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn