intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn đối với nền kinh tế - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tín dụng BĐS, tín dụng chứng khoán, điều hành và quản lý tín dụng, một số vấn đề khác đang đặt ra về quan hệ tín dụng với khách hàng, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn bền vững đối với nền kinh tế, đề xuất một số khuyến nghị có liên quan theo mục tiêu nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn đối với nền kinh tế - Thực trạng và giải pháp

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG AN TOÀN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Lê Văn Hải TÓM TẮT Đầu tư vốn tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế tiếp tục là vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm lớn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác nhau. Bài viết tập trung phân tích khái quát thực trạng tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng đối với nền kinh tế trong bối cảnh mới đó là 2 năm bị đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng lớn về diễn biến của thị trường thế giời từ cuối tháng 2/2022 đến nay. Nghiên cứu này cũng đi sâu phân tích rủi ro tín dụng bất động sản, khái quát tín dụng đầu tư chứng khoán, hai lĩnh vực đang tiếp tục nóng lên trong dư luận hiện nay. Bài viết cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tín dụng BĐS, tín dụng chứng khoán, điều hành và quản lý tín dụng, một số vấn đề khác đang đặt ra về quan hệ tín dụng với khách hàng, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn bền vững đối với nền kinh tế, đề xuất một số khuyến nghị có liên quan theo mục tiêu nghiên cứu. Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, an toàn, bền vững ABSTRACT SOME ISSUES ABOUT CREDIT GROWTH SECURITY SAFETY FOR THE ECONOMY - SITUATION AND SOLUTIONS Investment of bank credit capital for the economy continues to be a topical issue, attracting great attention of various agencies, organizations, businesses and individuals. The article focuses on general analysis of the current situation of credit growth of the banking system to the economy in the new context of 2 years of the Covid-19 pandemic and great influence on the movements of the world market. from the end of February 2022 to present. This study also goes into depth analysis of credit risk in real estate, overview of credit for securities investment, two areas that are continuing to heat up in public opinion today. The article also gives some comments and assessments on real estate credit, securities credit, credit management and administration, some other issues raised about credit relationship with customers, in order to ensure safe and sustainable credit growth for the economy, proposing some relevant recommendations according to research objectives. Keywords: credit growth, safety, sustainability 1. MỞ ĐẦU Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cho đến nay, vốn đầu tư phát triển nền kinh tế Việt Nam được thực hiện qua rất nhiều kênh khác nhau: phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, đầu tư công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân khác và vốn tín dụng ngân hàng. Mặc dù có nhiều kênh huy động và đầu tư vốn phát triển như vậy, nhưng đến nay vốn tín dụng ngân hàng vẫn chiếm chủ lực. Bởi vì, vốn FDI và vốn đầu tư tư nhân cũng chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Vốn đầu tư công có nguồn quan trọng là phát hành trái phiếu Chính phủ mà các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam là người mua nhiều nhất. Bên cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư công cũng là vốn mồi cho sự gia tăng của vốn 493
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tín dụng ngân hàng, nhất là các lĩnh vực có liên quan, như: hoạt động thi công dự án của các nhà thầu, sản xuất và cung ứng nguyên nhiên vật liệu,…cho các dự án đầu tư công. Vì vậy tăng trưởng an toàn dư nợ vôn tín dụng ngân hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển bền vững nền kinh tế. Do đó, phân tích thực trạng vốn tín dụng cho nền kinh tế nói chung, lĩnh vực Bất động sản (BĐS) nói riêng và chứng khoán nói riêng, đưa ra đánh giá về vấn đề đặt ra, khuyến nghị giải pháp là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa thiết thực. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết về thực tiễn điều hành cơ chế, chính sách, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu, tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, như NHNN, Hiệp hội Ngân hàng, NHTM,…đưa ra nhận xét và khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan thực trạng diễn biến dư nợ tín dụng nền kinh tế Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2022, dư nợ tín dụng ngân hàng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,62%. Đây là mức tăng trưởng dư nợ rất cao, gấp gần 2 lần mức tăng cùng kỳ 2 năm gần đây và cao hơn bình quân cùng kỳ từ năm 2010 đến nay. Trong số đó, có một số NHTM đã đạt mức tăng trưởng dư nợ trên 10% trong 5 tháng đầu năm và đạt gần 2/3 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được NHNN giao cho từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022) Với mức độ tăng trưởng tín dụng như trên, dư luận và giới nghiên cứu đặt ra câu hỏi, vậy thì tín dụng có tăng trưởng nóng không? Tín dụng có tiềm ẩn rủi ro chi nền kinh tế, nhất là vấn đề lạm phát hay không? Để trả lời cho các vấn đề đặt ra như vậy, trước hết phân tích cụ thể có thể thấy, tăng trưởng tín dụng đó là do nhu cầu vốn của nền kinh tế phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, do tác động tích cực của việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do với các khối và các nước trên thế giới. Còn về lạm phát, chỉ số CPI tăng khá so vơi cùng kỳ chủ yếu do giá cả các măt hàng quan trọng trên thị trường quốc tế tăng, tác động đến thị trường trong nước, chứ không phải do vấn đề tiền tệ, do tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM được kiểm soát chặt chẽ, các khoản nợ xấu cũ được quyết liệt xử lý bằng tổng hợp các biện pháp, nhất là bán tài sản đảm bảo tiền vay, thu hồi nợ. Xem xét chi tiết hơn về tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2022, thì có 4/5 lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế, như: nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông sản sạch có mức tăng cao hơn cùng kỳ. Bên cạnh đó, có 3/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của ngành ngân hàng. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể về diễn biến cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong thời gian qua, đến tháng 4/2022, dư nợ vốn tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm khoảng 0,5% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Đến hết tháng 5/2022 tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 0,48% do sự sụt giảm của Chỉ số VN-Index, công ty chứng khoán và nhà đầu tư đẩy mạnh bán cổ phiếu ra thị trường và do tổng dư nợ nền kinh tế tăng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022) 494
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tính đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của TCTD đạt 2.288.278 tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 20,44% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%. Đến hết tháng 5/2022 dư nợ lĩnh vực bất động sản về cơ bản không thay đổi so với cuối tháng 4/2022 do các TCTD thận trọng hơn trong cho vay lĩnh vực này, giao dịch bất động sản trong tháng 5 trầm lắng và NHNN liên tục đưa ra các cảnh báo về cho vay BĐS. Bên cạnh đó là việc xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật đối với một số doanh nghiệp BĐS trong việc phát hành và sử dụng tiền phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng dành cho lĩnh vực bất động sản đang có xu hướng giảm mạnh, từ mức 26% năm 2018 giảm xuống còn 12% vào năm 2021 và dự báo sẽ giảm xuống chỉ còn 9-10% vào năm 2022. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022) Quay trở lại phân tích dư nợ tín dụng ngân hàng trong những tháng đầu năm 2022, có thể thấy, mức tăng đó phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP, lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, hằng năm NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của các hệ thống TCTD; đồng thời, có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, bảo đảm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trọng với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh. NHNN chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp. 3.2. Phân tích rủi ro tín dụng bất động sản Hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng BĐS của các TCTD là cho vay trung, dài hạn, với thời hạn 10 - 25 năm, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa vốn, cho vay lĩnh vực này đem lại rủi ro rất lớn cho các NHTM VNBA (2017-2022). Khảo sát cụ thể về tín dụng BĐS của các TCTD có thể thấy, tính đến cuối năm 2021, Techcombank là NHTM cho vay kinh doanh BĐS nhiều nhất với dư nợ 95.913 tỷ đồng, chiếm 27,6% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Tỷ trọng này ở mức rất cao khi khảo sát cho thấy, không ngân hàng nào có tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh BĐS vượt quá 30%. Dư nợ cho vay kinh doanh BĐS của Techcombank cũng đã tăng 4.500 tỷ đồng so với năm 2020 nhưng tỷ trọng lại giảm hơn 5,3 điểm %. Thực tế, việc số dư cho vay kinh doanh BĐS tăng lên mà tỷ trọng lại giảm xuống xuất hiện ở hầu hết các NHTM chứ không riêng Techcombank. Tại thời điểm cuối tháng 3/2022, Techcombank đã ban hành văn bản nội bộ siết chặt hơn việc giải ngân các khoản vay mua BĐS, với lý giải để đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Do đó, trong 5 tháng đầu năm 2022 dư nợ tín dụng BĐS của Techcombank hầu như không tăng NHTM (2020 - 2022). Tham khảo tỷ trọng cho vay kinh doanh BĐS trên tổng dư nợ của các NHTM dẫn đầu về lĩnh vực này ở hình vẽ dưới đây. 495
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hình số 1: Tỷ trọng cho vay kinh doanh BĐS trên tổng dư nợ Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022)– Hình vẽ của dantri.vn Cũng tính đến hết năm 2021, dư nợ cho vay BĐS của Sacombank chiếm khoảng 22% tổng dư nợ, tương đương hơn 85.000 tỷ đồng. Trong đó, cho vay người dân xây, sửa nhà chiếm đến 60% dư nợ cho vay BĐS của ngân hàng này. Cho vay phát triển dự án chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ NHTM (2020 - 2022). Các NHTM có tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh BĐS cao, lên tới trên 20% còn có Eximbank và VietBank. Eximbank cho vay BĐS gần 28.700 tỷ đồng, trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng này là 114.700 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 25%. Còn VietBank có mức dư nợ cho vay trong lĩnh vực BĐS chỉ là khoảng 10.900 tỷ đồng, nhưng vì dư nợ cho vay khách hàng ở mức trung bình, khoảng 50.530 tỷ đồng nên tỷ lệ lên tới 21,6% NHTM (2020 - 2022). Đến hết năm 2021, VPBank có quy mô dư nợ cho vay BĐS là 42.567 tỷ đồng, chiếm 12% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay BĐS trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tại Vietcapital Bank là 15,7%, tương đương 7.300 tỷ đồng; tại MSB là 11,95%, tương đương 12.100 tỷ đồng; tại SHB là 6,75%, tương đương 24.400 tỷ đồng; tại MB là 3,5%, tương đương 12.632 tỷ đồng NHTM (2020 - 2022). Ở nhóm NHTM NN, cũng tính đến hết năm 2021 Agribank dư nợ cho vay BĐS khoảng 17.900 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,36% tổng dư nợ. BIDV thì cho vay nhóm khách hàng này gần 31.900 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,35%. Trong khi đó, Vietcombank, VietinBank không thuyết minh tỷ trọng cho vay BĐS trên báo cáo tài chính, nhưng ước tính chỉ chiếm khoảng dưới 2% tổng dư nợ của mỗi ngân hàng NHTM (2020 - 2022). Về nợ xấu lĩnh vực bất động sản của các TCTD có thể thấy như sau: 496
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hình số 2: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu đối với BĐS qua các năm 2017-2021 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022)– Hình vẽ của dantri.vn Thực tiễn tại các NHTM các nguồn vốn cho vay BĐS đều đi vào nhu cầu mua nhà thật, cho vay khách hàng đầu cơ không nhiều, thủ tục pháp lý đảm bảo nên rủi ro nợ xấu không cao. Chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS ngày càng được cải thiện tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực BĐS đã giảm dần. Cụ thể, năm 2017, tỷ lệ nợ xấu là 2,48%; năm 2018 là 3,66%; năm 2019, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,87%. Đến năm 2020, con số này là 1,69% và của năm 2021 là 1,92% VNBA (2017-2022). 3.3. Khái quát rủi ro đầu tư cho vay chứng khoán Đến cuối năm 2021, ước tính dư nợ cho khách hàng vay đầu tư chứng khoán, mà chủ yếu là cho vay margin tại các Công ty chứng khoán trên toàn Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đạt khoảng 193.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng ứng trước tiền bán chứng khoán, tăng gần 90% so với thời điểm tháng 6/2021. Đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Đó là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên, tức là NHTM, công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế có thể lên tới hơn 240.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều khoản vay với mục đích tiêu dùng của khách hàng tại các NHTM và công ty tài chính tiêu dùng, nhưng thực chất là đầu tư chứng khoán, ước tính khoảng 80.000 tỷ đồng. Nên con số thực tế vốn vay từ các định chế tài chính: công ty chứng khoán, công ty tài chính tiêu dùng, NHTM… để đầu tư chứng khoán trên toàn TTCK Việt Nam đến hết năm 2021 là rất lớn VNBA (2017-2022). Trong 7 tháng đầu năm 2022, các con số tín dụng chứng khoán nói trên cũng có biến động theo xu hướng giảm, nhưng tổng các khoản cho vay của các công ty chứng khoán và NHTM đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán ước tính cũng lên tới 290.000 tỷ đồng. Bên cạnh tín dụng chứng khoán nói trên, thì rủi ro đối với NHTM đầu tư vào chứng khoán nợ, tức là mua Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cũng đang tiềm ần rất lớn. Trước đây, TPDN, do các TCTD phát hành có hệ số rủi ro thấp hơn, mà TCTD khác đầu tư (sở hữu) không phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng hiện nay, NHNN đã có quy định TCTD phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, cũng như tách bạch trong việc xác định các loại vốn để kê tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Các NHTM sử dụng số vốn khá lớn của mình đầu tư vào TPDN, trong đó có nhiều DN kinh doanh bất động sản rất nhiều rủi ro. Ước tính, đến hết tháng 7/2022, tổng số vốn của các NHTM đầu tư vào TPDN lên tới trên 500.000 tỷ đồng VNBA (2017-2022). 497
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.4. Một số vấn đề đặt ra hiện nay Năm 2022 và tiếp đó là năm 2023, sức ép tăng trưởng tín dụng ngân hàng rất lớn do cộng hưởng nhiều yếu tố, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục hồi nhanh sau đại dịch Covid- 19; các hợp đồng xuất khẩu liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm khiến nguồn vốn phục hồi kinh tế phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng. Đồng thời việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng theo Nghị quyết của Quốc hội trong năm 2022- 2023 trước bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng và tỷ lệ tín dụng/GDP đã ở mức cao khiến công tác điều hành tín dụng của NHNN gặp nhiều thách thức. Lãi suất cho vay vẫn còn cao mặc dù Chính phủ nhiều lần có chỉ đạo, nhưng đến nay vẫn chưa giảm. Các công cụ điều hành lãi suất nói riêng và điều hành chính sách tiền tệ nói chung của NHNN ít tác động đến lãi suất trên thị trường. Trong khi đó NH Trung ương nhiều nước điều hành rất linh hoạt công cụ dự trữ bắt buộc thì NHNN Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn giữ nguyên tỷ lệ này. Hạn mức tín dụng được NHNN đưa vào sử dụng trở lại từ năm 2011 đến nay chưa có dấu hiệu bỏ. Đây là biện pháp hành chính, điều hành trực tiếp theo dạng cơ chế xin cho, can thiệp sâu và hoạt động của NHTM. Tuy nhiên NHNN vẫn đưa ra các căn cứ thiếu thuyết bị để duy trì biện pháp áp đặt này với lý do tỷ lệ tín dụng so với GDP ở mức cao, đây là biện pháp hiệu quả để hạn chế tín dụng. Điều này càng chứng tỏ các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thiếu hiệu quả, không tác động đến thị trường tiền tệ. Nhiều NHTM hiện nay đã hết hạn mức tín dụng hoặc gần hết hạn mức tín dụng. Nhiều doanh nghiệp có dự án tốt, được đánh giá là có hiệu quả nhưng không vay được vốn do NHTM hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, phải chờ vì đang xin và chưa được cho. Thực trạng này gâp áp lực gia tăng lãi suất cho vay, thiếu vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Hiện nay chưa tìm thấy ngân hàng trung ương nào trên thế giới hàng năm, hàng quý chia nhỏ hạn mức tín dụng cho từng NHTM với các lĩnh vực cho vay khác nhau, chia và phân bổ hạn mức tín dụng thành một số đợt trong năm, xem xét điều chỉnh định kỳ như NHNN Việt Nam đang làm. Hoặc có mô hình nào hiệu quả thì đưa ra thuyết phục thị trường và áp dụng theo. Cơ chế phân bổ này đi ngược sự phát triển và tiến bộ của thị trường, của chính sách, của xu hướng hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Để thực hiện một biện pháp quản lý, cơ chế hay công cụ điều hành thì NHNN cần phải có căn cứ thực tế, tính khoa học và tính pháp lý của cơ chế. Trong đó tính pháp lý là đầu tiên để có thể xem đến có khoa học hay không và có phù hợp với thực tế hay không. Trong 27 điểm quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN theo Luật NHNN, không có điểm cơ sở nào cho phép NHNN được quyền phân bổ hạn mức tín dụng cho các NHTM như thời gian qua. Tương tự, Luật Các tổ chức tín dụng (và sửa đổi sau đó) không hề có một từ khóa nào quy định về "hạn mức", "chỉ tiêu", "phân bổ", "giới hạn" về tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng NHTM cả. Đành rằng các luật thường có điểm "các nội dung khác", "các trường hợp khác", "trong trường hợp đặc biệt"… thì có thể tạo cơ sở pháp lý nhất định… Ví như trong Luật NHNN có điểm cuối cùng là NHNN được thực hiện "Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt hoặc cá biệt…, thì đó là mang tính tình huống. "Không có một tình huống đặc biệt, cá biệt hoặc bất thường… mà lại thực hiện quá lâu dài cả, từ năm 2011 cho đến nay. 498
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Nợ xấu đang tiềm ẩn ở mức rất cao. Công cụ xử lý nợ xấu qua VAMC hầu như không có hiệu quả, hầu như không phát mại được khoản tài sản đảm bảo tiền vay nào để thu hồi nợ. Nhiều NHTM đã mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC trước đó. Bộ máy của VAMC cồng kềnh, chi phí hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn điều lệ được ngân sách cấp đem gửi NHTM lấy lãi suất. Các tổ chức hỗ trợ vốn cho SMEs trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư hầu như không phát huy được hiệu quả như mong đợi, quy mô hoạt động rất thấp, trong khi đó bộ máy thì cồng kềnh, thiếu năng động. Trong khi đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động rất khó khăn, không phát huy vai trò đối với nền kinh tế. Việc tiếp cận tin dụng của các DN, người dân còn khó khăn, thủ tục hành chính về cho vay vẫn còn nặng nề. Công nghệ 4.0 chưa được ứng dụng rộng rãi và đồng bộ trong hoạt động tín dụng của TCTD đối với khách hàng. Tín dụng đen vẫn còn tồn tại, vẫn len lỏi tại các vùng nông thôn, các khu vực nhà trọ của công nhân, gây bất ổn kinh tế - xã hội cho các khu vực này, chưa có biện pháp kiểm soát triệt để. 3.5. Khuyến nghị giải pháp Từ thực tiễn diễn biến dư nợ đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói chung cũng như những vấn đề đặt ra được phân tích ở trên, để góp phần đảm bảo tăng trưởng cho vay ổn định, bền vững, kiểm soát rủi ro BĐS và chứng khoán, bài viết xin có môt số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, thực tế lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS có mức độ rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, vì thế cần có các giải pháp kiểm soát hiệu quả. Bởi vì thị trường BĐS biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo BĐS, đấu giá đất với giá cao bất thường... ảnh hưởng đến cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó là rủi ro đầu tư vào chứng khoán, TPDN, trong điều kiện giá cổ phiếu biến động mạnh và theo chiều hướng đi xuống. Nhiều doanh nghiệp phát hành TPDN kinh doanh kém hiệu quả, nguy cơ cao mất khả năng thanh toán. Do đó cả NHNN và chính bản thân các NHTM cần tăng cường giám sát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng với lĩnh vực chứng khoán, BĐS để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống. NHNN cần quyết liệt trọng kiểm soát chặt chẽ tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có đầu tư, kinh doanh BĐS. Tuy nhiên đối với người mua nhà ở tự sử dụng, tiêu dùng, hay nhu cầu vay mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân hay nhà ở thương mại giá rẻ... thì cần được NHNN tạo điều kiện thuận lợi về cả biện pháp quản lý lẫn công cụ điều hành. NHNN tăng cường thanh gia, giám sát hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng BĐS, hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay chứng khoán nói riêng của các NHTM. Riêng hoạt động cho vay tiêu dùng cần thanh tra đảm bảo các NHTM thực sự minh bạch đối tượng đầu tư, mục đích sử dụng vốn của khách hàng, quy định về trích lập dự phòng rủi ro. Hai là, căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP, lạm phát, hàng năm cũng như năm 2022 NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của cả hệ thống tổ chức tín dụng, tuy nhiên NHNN cần chủ động điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, không nên cứng nhắc hay chậm chế, để đến đầu quý IV hàng năm mới thông báo chủ tiêu tưng trưởng tín dụng bổ sung. Bên cạnh đó, NHNN cần sớm bỏ công cu hành chính này, thay bằng các công cụ gián tiếp. Trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần bảo đảm cung cấp vốn hiệu quả, kịp thời cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trong với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh, tác động giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ. NHNN 499
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cần sớm giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ giải phóng trên 50.000 tỷ đồng vốn để các NHTM cho vay các nhu cầu của nền kinh tế, tác động giảm lãi suất trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp và các công cụ điều hành chính sách. Cụ thể như việc xác định và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng cần được dựa trên cơ sở phân tích sát thực tế hơn tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng. Ba là, NHNN cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp. Bốn là, nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế "tín dụng đen", ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lóp dân cư. Năm là, Bộ Tài chính, NHNN cần phối hợp phân tích, đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động, vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu hiện nay, kiến nghị Chính phủ có biện pháp phù hợp, tiết kiệm nguồn lực của ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, NHNN và Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng cần phối hợp đánh giá thực trạng cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ SMEs của các Tổ chức trực thuộc Bộ KH&ĐT, có kiến nghị kịp thời, điều chỉnh phù hợp, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính công, tinh giản bộ máy và biên chế. 4. KẾT LUẬN Để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng an toàn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch và tận dụng các lợi thế của Hiệp định thương mại tự do với các nước, NHNN cần điều hành linh hoạt chinh sách tiền tệ. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ ngành có liên quan trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách thương mại và chính sách đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GSO (2017-2022): Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng và các năm 2017-2022-Tổng cục Thống kê truy cập tại địa chỉ: www.gso.gov.vn 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022): Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề, bản cứng, ban hành tháng 11/2020, tháng 1/2021 và tháng 5/2022. 3. NHTM (2020 - 2022): “Báo cáo tài chính quý II; quý III và quý IV/2021, quý I/2022” truy cập trang web các NHTM; thời gian truy cập, từ ngày 26-28/5/2022. 4. VNBA (2017-2022): Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; truy cập tại www.vnba.org.vn: các mục: Thông tin hoạt động các NHTM hội viên hàng, tháng, các năm2017-2022; truy cập từ ngày 26/7/2022 đến 12/8/2022. --- Thông tin tác giả: TS. Lê Văn Hải Trưởng Khoa Tài chính Trường ĐH Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Số 36 Tôn Thất Đạm – Quận 1 – TP HCM Emai: lehaigv@yahoo.com Điện thoại: 0946464648 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng 500
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1