intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong hoạch định chính sách phát triển theo hướng bền vững ở nước ta

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nội dung về biến đổi khí hậu ở Việt Nam theo kịch bản mới nhất, một số đề xuất nghiên cứu phục vụ thực hiện lồng ghép biến đổi khí hậu trong hoạch định chính sách phát triển theo hướng bền vững ở nước ta. Kính mời quý đọc giả xem nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong hoạch định chính sách phát triển theo hướng bền vững ở nước ta

  1. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA Nguyễn Danh Sơn và Trương Đức Trí Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Biến đổi Khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường Abstract Climate Change (CC) is first an environmental problem. The impacts of CC are large and comprehensive, especially on the lives of poor people whose livelihoods depend on nature. Under the impact of CC, nature is experiencing major changes, even deformations, preventing the environment from being able to carry out its normal functions. It is forecasted that Vietnam will be one of the five countries most impacted by CC, and these impacts will be felt widely throughout the country, including in the Red River and Mekong deltas, the northern and central highlands and the central and southern coastal regions. Vietnam understands the threat posed by CC on the sustainable development process and the Prime Minister has recently promulgated (2 December 2008) the National Target Program to respond to Climate Change, which indicates that “the tasks to respond to climate change must be integrated into development strategies, programmes, plans and planning in all sectors and at all levels” and ministries, sectors and localities are asked to integrate CC issues into their socio-economic development strategies, master plans and other plans. This report is presented in two parts: the first part describes briefly a picture of CC in Vietnam based on the recent scenario announced by MONRE, with initial identification of CC impacts, which serves as background for the second part giving some recommendations on integrating CC issues into policy-making toward sustainability in Vietnam in the coming period. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Các tác động của biến đổi khí hậu là to lớn, toàn diện, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới cuộc sống của con người, đặc biệt là người nghèo mà nguồn sinh kế của họ phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, môi trường tự nhiên có những thay đổi lớn, thậm chí còn bị biến dạng, làm cho môi trường không thể đảm nhận đầy đủ những chức năng vốn có của nó. Biến đổi khí hậu (tăng nhiệt độ, nước biển dâng) được dự báo là sẽ có tác động mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên mà Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, vùng núi phía Bắc, vùng duyên hải miền Trung và miền Nam phải chịu tác động trực tiếp nhiều nhất. Các tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu và đang gây các hệ lụy, hậu quả lớn cho cuộc sống và phát triển của con người và nền kinh tế nước ta. Việt Nam đã nhận biết các nguy cơ từ sự tác động của biến đổi khí hậu đối với tiến trình phát triển 197
  2. đất nước theo hướng bền vững và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008), trong đó xác định “ứng phó với biến đổi khí hậu là yếu tố quan trọng, đảm bảo phát triển bền vững”, “Các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương” và yêu cầu các bộ, ngành và địa phương “Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành và địa phương”. Bài viết này đề cập tới việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong hoạch định chính sách phát triển theo hướng bền vững ở nước ta, với kết cấu trình bày như sau: Phần đầu phác họa bức tranh về biến đổi khí hậu theo kịch bản mới nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cùng với nhận dạng ban đầu về tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường tự nhiên ở Việt Nam làm cơ sở. Phần tiếp theo, đề xuất nghiên cứu phục vụ thực hiện lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong hoạch định chính sách phát triển theo hướng bền vững ở nước ta trong một số năm trước mắt. Dưới đây là những nội dung cụ thể theo kết cấu trình bày nêu trên. 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM THEO KỊCH BẢN MỚI NHẤT Theo kết quả phân tích, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5-0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980-1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)). Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21 có thể được tóm tắt như sau: 1.1. Về nhiệt độ Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của Việt Nam. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9oC và ít hơn ở các vùng khí hậu phía Nam, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4oC. - Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999 (Bảng 1). 198
  3. Bảng 1. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-199 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 Bắc Trung Bộ 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8 Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0 - Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng 3,1-3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, Đông Bắc là 3,2oC, đồng bằng Bắc Bộ là 3,1oC và Bắc Trung Bộ là 3,6oC. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,4 oC ở Nam Trung Bộ, 2,1oC ở Tây Nguyên và 2,6oC ở Nam Bộ. 1.2. Về lượng mưa Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu. - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1-2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3-6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7-10% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999. - Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7-8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2-3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999 (Bảng 2). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%. 199
  4. Bảng 2. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,7 7,4 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5 - Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999, khoảng 9-10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4-5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6-9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13-22% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1-2%. 1.3. Kịch bản nước biển dâng Báo cáo lần thứ 4 của IPCC ước tính, mực nước biển dâng khoảng 0,26-0,59 m vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tương đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng là thiên thấp so với số liệu quan trắc tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiên thấp này là do các mô hình toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 0,5-1,4 m vào năm 2100. Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI). Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33 cm và đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng thêm từ 64 đến 100 cm so với thời kỳ 1980-1999 (Bảng 3). 200
  5. Bảng 3. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Kịch bản 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100 Theo kịch bản mới nhất về biến đổi khí hậu ở Việt Nam mà Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố (tháng 9/2009) thì: - Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,3oC so với trung bình thời kỳ 1980- 1999. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8oC ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng thì nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. - Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc, mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. - Vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30 cm và đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980-1999. Cũng lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu ở nước ta nêu trên được khuyến cáo là lựa chọn ban đầu ở mức trung bình và sẽ tiếp tục được cập nhật định kỳ vào cuối năm 2010 và 2015. Nghĩa là, nếu không có hành động ứng phó kịp thời và tích cực thì biến đổi khí hậu có thể còn ở mức cao hơn. Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cũng tính toán rằng, nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn và khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%1. Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhận dạng ban đầu về tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường tự nhiên ở nước ta từ giác độ đối chiếu với các mục tiêu phát triển bền vững như khái quát tại Bảng 4 dưới đây. Bảng 4. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu tới các mục tiêu thiên niên kỷ Các mục tiêu Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu thiên niên kỷ và mực nước biển dâng Mục tiêu 1: Xóa + Tác động tới tài sản, sinh kế bao gồm nhà cửa, nguồn cấp nước, sức bỏ tình trạng khỏe và hạ tầng kỹ thuật. Những tác động này có thể làm suy giảm khả 1 Theo tài liệu Hội thảo “Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội, 2008. 201
  6. Các mục tiêu Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu thiên niên kỷ và mực nước biển dâng nghèo cùng cực năng của con người trong việc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo; và thiếu đói + Giảm sản lượng nông nghiệp, ảnh hưởng tới an ninh lương thực; + Thay đổi trong hệ thống tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật và năng suất lao động có thể làm giảm các cơ hội thu nhập và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế; + Các sức ép xã hội có nguồn gốc từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể dẫn tới xung đột, mất ổn định cuộc sống và sinh kế, buộc các cộng đồng phải di cư. Mục tiêu 2: Phổ + Mất tài sản, sinh kế và thảm họa tự nhiên làm giảm các cơ hội được cập giáo dục tiểu giáo dục đào tạo chính quy, nhiều trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái) có thể học buộc phải nghỉ học nhằm giúp gia đình tạo việc làm, tăng thu nhập hoặc giúp đỡ những thành viên gia đình bị ốm; + Suy dinh dưỡng và bệnh tật cũng làm giảm tỷ lệ đến trường và khả năng học tập của trẻ em; + Thay đổi nơi sống và di cư có thể làm giảm cơ hội đến trường. Mục tiêu 3: Tăng + Sự gia tăng bất bình đẳng về giới do các sinh kế của phụ nữ ngày cường bình đẳng càng phụ thuộc vào môi trường và các điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều nam, nữ và nâng này có thể dẫn tới suy giảm sức khỏe và giảm thời gian tham gia vào cao vị thế cho phụ các quy trình ra quyết định và tăng thu nhập; nữ + Phụ nữ và trẻ em gái thường phải đảm nhiệm việc nội trợ, giáo dục con cái và lo thực phẩm cho gia đình. Trong bối cảnh tác động của BĐKH ngày càng gia tăng, họ phải đối mặt thêm với nhiều khó khăn, gia tăng công việc gia đình, giảm cơ hội được giải phóng và bình đẳng; + Ở các gia đình nghèo, phụ nữ thường phải quản lý tài sản, nhưng các tài sản này thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ do các thảm họa có liên quan đến khí hậu. Mục tiêu 4: Giảm + Tử vong và bệnh tật có xu hướng gia tăng do thiên tai như bão, lũ, tỷ lệ tử vong của hạn và các đợt nắng nóng kéo dài; trẻ em + Trẻ em và phụ nữ mang thai thường là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ bị lây truyền các bệnh truyền nhiễm do côn trùng như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não và các bệnh dịch lây truyền qua đường nước hoặc vệ sinh kém. Những bệnh dịch này có thể gia tăng do BĐKH và làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ em. Mục tiêu 5: Tăng + Giảm chất lượng nước và số lượng nước sạch, nguy cơ gia tăng các cường sức khỏe bệnh truyền nhiễm do BĐKH là yếu tố đe dọa sức khỏe sinh sản, điều bà mẹ kiện nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; + Thảm họa thiên nhiên gây mất mùa, đói kém, di cư do BĐKH có thể 202
  7. Các mục tiêu Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu thiên niên kỷ và mực nước biển dâng tác động tới an ninh lương thực và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em. Mục tiêu 6: + Sức ép về tài nguyên nước và điều kiện thời tiết sẽ làm gia tăng bệnh Phòng chống dịch, kể cả HIV/AIDS; BĐKH có thể làm tăng sự lây lan và bùng phát HIV/AIDS, sốt một số bệnh truyền nhiễm qua côn trùng và thức ăn/nguồn nước. Một rột và các bệnh số bệnh mới hoặc trước đây không có ở Việt Nam có thể xuất hiện, các khác bệnh đã bị kiềm chế có nguy cơ quay lại, lan rộng sang các vùng mới do thay đổi thời tiết, khí hậu; + Di cư tăng và mật độ dân số cao do ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng, thiên tai có thể làm tăng sự lây lan các bệnh truyền nhiễm và bệnh xã hội, kể cả HIV/AIDS và sốt rét. Các cá nhân và gia đình sống chung với HIV hoặc bị ảnh hưởng, có tỷ lệ tài sản sinh kế thấp, hệ miễn dịch yếu và suy dinh dưỡng cao sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do tác động của BĐKH và thiên tai, dẫn đến tăng nguy cơ lây truyền, làm giảm, thậm chí triệt tiêu hiệu quả các hoạt động phòng chống. Mục tiêu 7: Đảm + Các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của BĐKH có thể gây thay đổi bảo bền vững về và suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái, giảm đa môi trường dạng sinh học, tăng ô nhiễm môi trường, là một thách thức lớn cho phát triển bền vững; + BĐKH có thể thay đổi quá trình tương tác giữa hệ sinh thái và con người, dẫn tới mất đa dạng sinh học và các nguồn bổ trợ cuộc sống cơ bản từ tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế con người đối với nhiều cộng đồng. Mục tiêu 8: Thiết + BĐKH là một thách thức toàn cầu. Quá trình ứng phó đòi hỏi sự hợp lập quan hệ đối tác toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển để đối phó và tác toàn cầu vì thích ứng với các tác động tiêu cực của BĐKH; phát triển + Quan hệ quốc tế và các mối tương tác địa lý, chính trị có thể bị ảnh hưởng do các tác động của BĐKH và xung đột liên quan đến tài nguyên, lãnh thổ và môi trường. 2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ THỰC HIỆN LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA Chính sách phát triển ở đây được hiểu là sách lược và kế hoạch phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển là văn bản thể hiện chính sách phát triển. Lồng ghép hay tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển là hoạt động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển, bao gồm từ chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch phát triển, các nhiệm vụ và sản phẩm của kế hoạch cho tới 203
  8. các phương tiện, điều kiện thực hiện kế hoạch phát triển cho phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với kế hoạch phát triển. Từ nay cho đến cuối năm 2010, các bộ/ngành/địa phương đang và sẽ tiến hành xây dựng và soạn thảo quy hoạch phát triển 10 năm (2011-2020) và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015) của mình với yêu cầu lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu có liên quan theo kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố. Đây cũng là thời điểm thích hợp để tích hợp/lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 10 năm tới (2011-2020) ở các cấp (quốc gia, bộ/ngành/địa phương). Vừa qua (tháng 10/2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn về Khung xây dựng kế hoạch hành động của các bộ/ngành/địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu mà nội dung chính là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực của các bộ/ngành/địa phương quản lý và trên cơ sở đánh giá đó, xây dựng và lựa chọn giải pháp ứng phó. Các kết quả đánh giá và lựa chọn giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ được lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của bộ/ngành/địa phương giai đoạn 2011-2020. Lồng ghép là công việc quen thuộc với các nhà quy hoạch, lập kế hoạch và hoạch định chính sách phát triển và chúng ta đã và đang tiếp tục làm tốt công việc này đối với các vấn đề như nghèo đói, bảo vệ môi trường, vệ sinh, nước sạch… Tuy vậy, đối với vấn đề biến đổi khí hậu thì đây còn là mới mẻ, không dễ dàng và cho đến nay chưa có bộ/ngành/địa phương nào thực hiện việc lồng ghép này. Nó mới mẻ bởi vì biến đổi khí hậu là vấn đề mới được nhận biết và cảnh báo với các nguy cơ tác động tiêu cực ngày càng to lớn tới hoạt động kinh tế và đời sống của đất nước. Công việc này không dễ dàng vì việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu vừa không dễ phân biệt với các hiện tượng thay đổi khí hậu, thời tiết thông thường mà con người vẫn thường gặp và ứng phó, thích nghi trong cuộc sống hàng ngày, lại vừa khó đánh giá tác động của biến đổi khí hậu do biến đổi khí hậu diễn ra mặc dù thể hiện bề ngoài có vẻ không phũ phàng, quyết liệt như bão, lũ, dịch bệnh, nhưng lại là nguyên nhân khách quan làm gia tăng mức độ và quy mô tác động phũ phàng, quyết liệt của các hiện tượng khí hậu, thời tiết thông thường. Do vậy, để có thể lồng ghép, thì điều quan trọng đầu tiên là nhận biết cụ thể và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Công việc này (nhận biết và đánh giá tác động) chủ yếu là của các nhà khoa học với sứ mạng cung cấp luận cứ khoa học cho việc ứng phó là công việc của các nhà quản lý, hoạch định chính sách phát triển. Cho đến nay, theo sự nhìn nhận của chúng tôi, các nghiên cứu ở nước ta mới chỉ ở mức nhận biết một cách sơ bộ và đánh giá định tính tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các đối tượng (lĩnh vực, khu vực, con người…) là to lớn và trên quy mô lớn, còn rất ít các nghiên cứu định lượng cụ thể (về kinh tế, về xã hội, về môi trường) những tác động ảnh hưởng này và càng ít hơn các nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ứng phó. Trên thế giới, theo những thông tin mà chúng tôi cập nhật được, cũng không có nhiều công bố về đánh giá định lượng cụ thể như vậy. Đối với Việt Nam, công việc này (đánh giá định lượng) lại là cần thiết, cấp bách vì Việt Nam thuộc khu vực chịu tác động ảnh hưởng lớn nhất, nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Những con số đánh giá định lượng sẽ giúp cho công việc lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu tìm được sự đồng thuận nhanh hơn, tốt hơn trong bối 204
  9. cảnh nguồn lực hạn chế. Trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường, chắc chắn sẽ tốt hơn nếu có những đánh giá định lượng cụ thể về tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường tự nhiên nói chung cũng như đối với các thành phần môi trường ở Việt Nam, tương tự như đánh giá định lượng về kinh tế-xã hội của thế giới là “biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Đến 2080, sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2-4%, giá sẽ tăng 13-45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%”, hay cảnh báo của nhà nghiên cứu Nicholas Stern rằng việc tăng nhiệt độ của Trái đất có thể sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu xuống khoảng 20% nếu không có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu và nếu chúng ta hành động thì tổn thất GDP của nền kinh tế toàn cầu chỉ còn là khoảng 1% 2. Theo chúng tôi, rất cần có sự phối hợp tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, bắt đầu từ nghiên cứu đánh giá về biến đổi khí hậu tới các khu vực, lĩnh vực, cộng đồng nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất. Các khu vực, lĩnh vực, cộng đồng nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam bước đầu đã được xác định như nêu ở Bảng 5. Bảng 5. Các đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở Việt Nam Vùng nhạy cảm, Yếu tố tác động Cộng đồng dễ bị tổn thương dễ bị tổn thương Sự gia tăng nhiệt + Vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc + Nông dân nghèo độ và Bắc Trung Bộ + Các dân tộc thiểu số, người già, + Đồng bằng Bắc Bộ trẻ em, phụ nữ Nước biển dâng + Dải ven biển, nhất là những + Dân cư ven biển, nhất là nông vùng thường bị ảnh hưởng của dân nghèo, ngư dân bão, nước dâng, lũ lụt (đồng bằng + Người già, phụ nữ, trẻ em sông Cửu Long, sông Hồng, ven biển Trung Bộ) + Hải đảo Lũ lụt, lũ quét và + Dải ven biển (bao gồm cả đồng + Dân cư ven biển sạt lở đất bằng châu thổ và các vùng đất + Dân cư miền núi, nhất là dân tộc ngập nước: đồng bằng và ven thiểu số biển Bắc Bộ, ĐBSCL, ven biển + Người già, phụ nữ, trẻ em Trung Bộ) + Vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Bão và áp thấp + Dải ven biển, nhất là Trung Bộ, + Dân cư ven biển, nhất là ngư dân nhiệt đới đồng bằng sông Hồng, sông Cửu + Người già, phụ nữ, trẻ em Long + Hải đảo 2 Tài liệu Hội thảo “Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, ngày 31/7 – 1/8/2009 tại Quảng Nam. 205
  10. Vùng nhạy cảm, Yếu tố tác động Cộng đồng dễ bị tổn thương dễ bị tổn thương Hạn hán + Trung Bộ, nhất là Nam Trung + Nông dân, nhất là các dân tộc Bộ thiểu số ở Nam Trung Bộ và Tây + Đồng bằng và trung du Bắc Bộ Nguyên + Đồng bằng sông Cửu Long + Người già, phụ nữ, trẻ em + Tây Nguyên Các hiện tượng + Dải ven biển Trung Bộ + Nông dân, nhất là ở miền núi khí hậu cực đoan + Vùng núi và trung du Bắc Bộ Bắc Bộ và Trung Bộ khác + Người già, phụ nữ, trẻ em Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Bảng 4 và Bảng 5 cho thấy có nhiều việc phải làm, trong đó liên quan tới hoạt động nghiên cứu khoa học về môi trường và phát triển bền vững là các vấn đề môi trường tự nhiên ở các khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Có lẽ ngay từ bây giờ cần thiết kế và đề xuất một chương trình nghiên cứu quốc gia toàn diện và “dài hơi” về môi trường dưới tác động của biến đổi khí hậu. Tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 về ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, đã xác định nhiệm vụ “xây dựng chương trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu” với mục tiêu “cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu” và các chỉ tiêu sau: 2.1. Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2010 + Hoàn thành việc thiết kế và xây dựng khung cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu. + Xây dựng được chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu, xác định được các nhiệm vụ khoa học công nghệ và bắt đầu triển khai thực hiện. 2.2. Chỉ tiêu thực hiện đến năm 2015 + Hoàn thiện và cập nhật cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu. + Triển khai có hiệu quả chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu tại các bộ, ngành và địa phương. + Cập nhật và triển khai có hiệu quả các nghiên cứu về bản chất, diễn biến, kịch bản và tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực, khu vực và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn và sẵn sàng hợp tác, phối hợp đề xuất thực hiện các vấn đề nghiên cứu lựa chọn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, nhằm lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành và địa phương trong giai đoạn 2010-2015. 206
  11. LỜI KẾT Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, nhưng đối với Việt Nam lại càng cấp bách, đòi hỏi hành động ngay và sớm nhất có thể. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với yêu cầu các bộ/ngành/địa phương lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mình ngay từ bây giờ (chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển 2010) cũng như cho giai đoạn 2011-2020. Một số ý kiến sơ bộ nêu trên phản ánh nhu cầu hoạch định chính sách phát triển với việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu và hy vọng là hữu ích đối với việc thảo luận của Hội thảo. 207
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1