intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài chia sẻ về học ở đại học

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ánh Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một vài chia sẻ về học ở đại học" của cựu sinh viên sẽ giới thiệu tới các bạn một vài kinh nghiệm quý báu đã được các bạn đúc kết qua nhiều năm tháng học ở giảng đường đại học. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài chia sẻ về học ở đại học

MỘT VÀI CHIA SẺ VỀ HỌC Ở ĐẠI HỌC<br /> Nguyễn Thị Chanh<br /> Cựu sinh viên Ngữ Văn Khóa 2006-2010<br /> <br /> <br /> Khi chuyển từ cấp ba lên bậc Đại học, các bạn sẽ gặp nhiều điều bỡ ngỡ bởi mọi<br /> thứ đều khác hoàn toàn so với thời phổ thông. Lúc này, chương trình học và cách giáo<br /> dục dành cho các bạn đã khác. Cho nên, cách học của các bạn cũng cần phải thay đổi.<br /> Nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều bạn sinh viên mới chuyển lên chương trình học đại<br /> học đã bị môi trường mới “hấp dẫn” và theo không kịp với chương trình. Lý do: ở nhà,<br /> các bạn không hề bị cha mẹ quản lý như trước kia vì đa phần các bạn đều đi học xa gia<br /> đình. Quỹ thời gian thường ngày hoàn toàn do chính các bạn sắp xếp. Ở trường, các bạn<br /> không bị quản lý một cách nghiêm ngặt mỗi ngày các bạn có lên lớp hay không? Các bạn<br /> có đi học đúng giờ không? Và không ai kiểm tra bài cũ các bạn mỗi ngày cả! Chính sự<br /> “tự do” này đã khiến các bạn như một chú chim được tháo cũi sổ lồng so với thời học<br /> sinh phải chăm chăm đèn sách mỗi ngày. Và các bạn dần mất đi tinh thần tự giác trong<br /> học tập, một tinh thần cực kì quan trọng khi các bạn bước vào giảng đường đại học.<br /> Học đại học, nghe thoáng qua các bạn sẽ thấy đó là môi trường dễ tính. Nhưng<br /> thực chất, môi trường đại học yêu cầu từ các bạn những điều cao hơn, chuyên sâu hơn<br /> bậc học phổ thông rất nhiều. Môi trường đại học cần đến yếu tố nội lực, mỗi người phải<br /> tự phát huy để hành trang vào đời được vững vàng. Đó là lúc khả năng tự nghiên cứu,<br /> khả năng giao lưu cộng đồng, các tố chất cá nhân cần phải phát huy để con người<br /> độc lập, sáng tạo của bạn được hình thành. Và đó sẽ là bước cơ sở để các bạn hoàn<br /> thiện mình trong bốn năm học trước khi chính thức bước vào đời sống tự lập.<br /> Với những gì đã đi qua suốt thời đại học, hôm nay tôi muốn gửi đến các bạn một<br /> vài điều mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình học tập. Tôi hy vọng nó sẽ có chút<br /> ích lợi với các bạn trong những ngày đầu mới bước vào môi trường này và sẽ có được<br /> thành quả cao nhất trong hành trình học, nghiên cứu của các bạn.<br /> Thứ nhất, nói đến học đại học là nói đến khả năng tự học của mỗi người. Thế<br /> nên, các bạn phải dành thời gian để tự nghiên cứu, tự tìm tòi tài liệu nhiều nhất có<br /> thể. Các bạn phải chăm chỉ và hình thành thói quen tự nghiên cứu tài liệu ngay từ đầu.<br /> Ngoài tài liệu thầy cô giới thiệu, các bạn hãy tìm đọc những tài liệu liên quan trong thư<br /> viện, càng mở rộng bao nhiêu càng tốt cho việc học và hành sau này bấy nhiêu. Việc tự<br /> học của bạn cũng cực kì quan trọng vì một số lý do sau:<br /> Đầu tiên: chú ý một chút, các bạn sẽ thấy những năm đầu chương trình học nặng<br /> hơn về sau. Đặc biệt trong hai năm đầu, môn học nhiều hơn, học trình/ tín chỉ cũng nhiều<br /> hơn và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của cả 4 năm. Nếu lúc mới vào bạn không cố<br /> gắng học cho tốt thì đến hai năm cuối khi đi vào học chuyên ngành, các bạn khó gỡ lại<br /> điểm số vì hai năm cuối khi đi sâu vào kiến thức chuyên môn, môn học ít lại  học trình/<br /> tín chỉ ít lại  có cố gắng thì điểm số cũng khó để kéo lại được. Trong khi đó, điểm kết<br /> quả cuối cùng của các bạn được cộng từ năm nhất đến năm cuối. Cho nên nếu bạn cố<br /> gắng chăm chỉ học từ ban đầu, các bạn sẽ không phải lo sợ bị khống chế điểm về sau. Mà<br /> điều này chỉ đạt được khi các bạn phát huy khả năng tự học của chính mình.<br /> Thứ hai, học ở đại học, cái thầy cô mang đến cho các bạn chỉ là sườn chỉ dẫn phác<br /> thảo. Còn nội dung sâu bên trong là kiến thức sẽ theo và giúp ích cho các bạn sau này thì<br /> chỉ có các bạn mới quyết định được. Tôi ví dụ, chúng tôi học chuyên ngành Ngữ văn.<br /> Chúng tôi sẽ được học những tác giả nổi tiếng của các nước có nền văn học phát triển rực<br /> rỡ. Tuy nhiên, không thầy cô nào có thể đưa vào đầu chúng tôi hàng trăm tác phẩm từ cổ<br /> chí kim, từ Đông sang Tây mà chúng tôi bắt buộc phải nắm nếu muốn mai này làm việc<br /> cho tốt (Tôi nói là làm việc cho tốt, không phải làm cho có). Và tất nhiên, chỉ khi chúng<br /> tôi tự học, tự nghiên cứu tìm tòi về các tác phẩm ấy thì kiến thức thực tiễn ấy mới thuộc<br /> về chúng tôi. Học đại học không giống như phổ thông, thầy đưa bao nhiêu trò chép bấy<br /> nhiêu rồi học thuộc là đủ. Mà bạn phải học làm sao để biến kiến thức sách vở thành cái<br /> của mình để mai này phục vụ cho chính công việc của mình. Cái thầy cô đưa cho bạn chỉ<br /> là những gợi mở cơ bản, nói cách khác thầy cô là người hướng dẫn, chỉ lối cho bạn đi,<br /> còn đi đến hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của<br /> các bạn.<br /> Cuối cùng, các bạn phải nhớ môi trường đại học nhằm để đào tạo ra con người có<br /> tri thức, có đạo đức, và đặc biệt là phải có khả năng độc lập trong tư duy, trong làm việc<br /> để khi đi làm các bạn sẽ hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Thế nên, nếu các bạn<br /> không tự mình rèn luyện khả năng tự nghiên cứu và độc lập trong học tập, lúc ra trường<br /> các bạn sẽ thấy rất khó khăn khi đi xin việc, làm việc và cảm thấy áp lực từ nhiều thứ<br /> mang lại vì khả năng làm việc độc lập chưa có. Học ở bậc này, không ai kiểm tra hay<br /> quản lý các bạn, hoặc có thì cũng không gay gắt như học phổ thông, hãy cẩn thận với<br /> điều đó! Nếu phát huy khả năng tự học ngay từ lúc đầu, các bạn sẽ nhận ra một điều “thời<br /> gian không bao giờ là đủ cho việc học”. Còn nếu bị sự tự do cuốn hút, các bạn sẽ không<br /> đủ thời gian cho những việc ăn, ngủ, la cà, đi chơi,… Việc các bạn tự học sẽ không chỉ<br /> giúp các bạn có thành tích tốt ngay từ đầu, mà còn giúp cho bạn hình thành khả năng độc<br /> lập trong công việc sau này.<br /> Thế nên, điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ đến các bạn là cố gắng tự giác trong học tập,<br /> nghiên cứu. Đừng bao giờ để nước đến chân mới nhảy ở các kì thi hoặc kiểm tra. Các bạn<br /> hãy nhớ lúc này, các bạn học là để vào đời làm việc chứ không còn đơn giản học để lên<br /> lớp hay thi cử đơn thuần nữa. Cái gì áp dụng vào đời sống cũng cần có chiều sâu và sự<br /> am hiểu thực sự. Và, điều đó chỉ có thể khi các bạn luôn tìm tòi học hỏi.<br /> Thứ hai, các bạn hãy cố gắng tham gia dự và viết bài nghiên cứu khoa học do<br /> khoa, trường tổ chức. Ở trên, tôi nói đến việc các bạn tự học. Để khả năng ấy được cọ<br /> xát và trở thành một yếu tố tích cực cho bạn, hãy cố gắng viết bài nghiên cứu. Đây là lúc<br /> khả năng làm việc độc lập của bạn phát huy nhiều nhất vì các bạn được làm với cái mà<br /> các bạn tự lựa chọn, đam mê và các bạn phải tự mình làm. Thật ra nhiều bạn sinh viên tỏ<br /> ra rất ngại làm nghiên cứu, vì nó khá mệt! Làm một bài nghiên cứu buộc các bạn phải đi<br /> tìm ra đề tài, tư liệu và viết làm sao cho hoàn chỉnh, thuyết phục được người nghe về tính<br /> thiết thực mà đề tài bạn làm. Quả là chặng đường gian nan đúng không? Nhưng điều gì<br /> cũng có giá của nó. Các bạn đừng quên về việc năm cuối bạn sẽ thường phải hoàn thành<br /> một đề tài luận văn tốt nghiệp trước khi ra trường. Đó là một công trình nghiên cứu với<br /> yêu cầu cao hơn một bài viết nghiên cứu khoa học bình thường. Song, nếu lúc đi học bạn<br /> chưa từng viết nghiên cứu thì đến lúc đó bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc hoàn<br /> thành đề tài. Còn nếu đã từng một lần tham gia viết bài nghiên cứu, bạn sẽ thấy lợi ích to<br /> lớn của nó vì các kĩ năng và các bước để hoàn thiện công trình các bạn đã nắm rõ trong<br /> tay. Như thế, vừa luyện kĩ năng viết và cách làm bài, vừa luyện cả việc tự mình tư duy và<br /> phát triển khả năng độc lập, sáng tạo để trong công việc bạn sẽ không còn lúng túng.<br /> Ngoài ra, viết bài nghiên cứu nhiều các bạn sẽ được chứng nhận và tô hồng thêm cho<br /> thành tích học tập của mình nữa đấy. Có nhiều lợi ích từ việc này thế nên các bạn hãy<br /> chăm chỉ viết bài nghiên cứu nhé!<br /> Thứ ba, các bạn hãy tích cực tham gia các phong trào của đoàn lớp, trường tổ<br /> chức: tham quan, du lịch, dã ngoại, tham gia chiến dịch mùa hè xanh,… Học đại<br /> học, không phải chỉ vững về kiến thức là đủ, yêu cầu về khả năng giao tiếp và hòa nhập<br /> với cộng đồng cũng đặt ra rất cao đối với một sinh viên. Khi tham gia vào các hoạt động<br /> mang tính tập thể, các bạn có dịp giao lưu và học hỏi nhiều điều. Đừng coi nhẹ việc này<br /> vì nó rất thiết thực cho cá nhân bạn. Thực tế giữa trường lớp và môi trường làm việc khác<br /> nhau rất nhiều. Khi đi làm, đó là môi trường tựa như “làm dâu trăm họ”. Để làm việc<br /> được ở nơi bạn đã đấu với nhiều hồ sơ khác và có được, không phải chỉ cần đến kiến thức<br /> và khả năng làm việc, mà nó còn cần đến kĩ năng giao tiếp, tính hòa nhập tập thể để bạn<br /> cảm thấy vui và tiếp tục công việc. Thực tế, có nhiều bạn khi đi làm do kém về khả năng<br /> này đã luôn cảm thấy mệt mỏi. Thay vì vui khi có công việc thì họ luôn cảm thấy ức chế<br /> và áp lực bởi môi trường làm việc. Nhưng điều đó không hẳn chỉ do nơi làm mà còn do ở<br /> cá nhân bạn. Ngoài ra, tham gia nhiều các hoạt động không chỉ mang lại cho các bạn lợi<br /> thế về sự tự tin và chủ động trước đông người, mà còn để lại cho thời sinh viên của các<br /> bạn nhiều kỉ niệm đẹp. Những điều mà sau này khi đi làm bạn sẽ không thể có được. Thế<br /> nên, tham gia vào các hoạt động tập thể sẽ không bao giờ thừa, các bạn hãy cố gắng tham<br /> gia để tích lũy được nhiều kinh nghiệm cuộc sống.<br /> Thứ tư, nếu có thể, các bạn hãy đi làm thêm nhưng đừng lạm dụng rồi quên<br /> đi nhiệm vụ chính là phải học tập. Vào dịp nghỉ hè hoặc thời gian học của bạn không<br /> quá nhiều, các bạn hãy tìm một công việc bán thời gian, việc thời vụ làm ngắn ngày: phát<br /> tờ rơi, nhân viên phục vụ, nhân viên quảng cáo sản phẩm tại các siêu thị, nhân viên bán<br /> hàng, gia sư,... Không có gì dạy bạn tốt bằng chính môi trường thực tế. Khi đi làm thêm,<br /> là lúc các bạn chập chững luyện cho mình khả năng đi vào cuộc sống trên chính đôi chân<br /> mình. Các bạn sẽ tiếp xúc với môi trường làm việc ở các dạng khác nhau và đúc rút được<br /> những kinh nghiệm quý báu từ cuộc sống, phục vụ cho chính công việc các bạn sau này.<br /> Đặc biệt, nhiều vị trí làm thêm là cơ hội cho các bạn luyện tập khả năng ngoại ngữ rất tốt<br /> và mở rộng các mối quan hệ có thể hữu ích cho công việc mai sau. Thực tế chúng tôi thấy<br /> rằng, sinh viên nào từng đi làm thêm trong thời gian đi học thường vững vàng hơn sau<br /> khi tốt nghiệp. Họ hòa nhập với môi trường làm việc cũng tốt hơn.<br /> Trên đây là một số điều bản thân tôi đã trải qua và muốn chia sẻ cùng các bạn. Nói<br /> chung đôi khi bạn cũng đừng quá lo lắng vào điểm số và chỉ học theo kiểu học gạo, tức<br /> chỉ biết kiến thức sách vở mà quên rằng kiến thức cuộc sống cũng rất quan trọng. Học đại<br /> học sẽ gắn liền với việc bạn ra và đi làm, nên hãy chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức<br /> và kĩ năng sống, giao tiếp để sau này để lúc đi vào công việc sẽ không gặp nhiều trở ngại.<br /> Phương châm “Thà đổ mồ hôi trong phòng học, còn hơn rớt nước mắt trong phòng làm<br /> việc”, nên các bạn hãy cố gắng hoàn thiện tính tự giác, khả năng tự nghiên cứu, làm việc<br /> độc lập của bản thân để kết quả học tập được tốt, và mai này sẽ vững vàng trên đường<br /> đời.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2