intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài nhận định về phát triển bền vững ngành du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một vài nhận định về phát triển bền vững ngành du lịch trình bày nội hàm, thực chất, nội dung và nguyên tắc của phát triển ngành du lịch bền vững; Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; Con đường phát triển bền vững ngành du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài nhận định về phát triển bền vững ngành du lịch

  1. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH Trương Ngọc Quỳnh(*) SOME COMMENTS ON THE SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT Abstract When the concept "sustainable development" is raised, many scholars have studied the developments and effects of the tourism industry. Although there have been many studies on the concept of sustainable development in the tourism industry, so far there have not been any concepts approved by the common consent. Nowadays, they recognize that this concept is in harmony with nature, culture, society and ecological environment. However with the rapid growth, and just in a short time, tourism industry has become a sector attracting many workers, contributing a high proportion of GDP, and having a big effect on economic, and making people think and discuss the directions of tourism development. With the strategic proposal of the sustainable tourism development, confronting with current situation of the tourism industry, seeking solutions with a view to protect and develop, finding out about the development strategies will help the tourism industry make new advances in the context of economic globalization today. * Hiện nay, “phát triển bền vững” đã trở thành chiến lược quan trọng trong mối quan hệ kinh tế, dân số, tài nguyên, môi trường giữa các quốc gia.Việc đưa ra những chiến lược này là vô cùng cấp thiết, nhất là trong tình hình thế giới phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, và nguồn tài nguyên cạn kiệt.Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng.Từ đó, xuất hiện khái niệm về phát triển bền vững. I. Nội hàm, thực chất, nội dung và nguyên tắc của phát triển ngành du lịch bền vững 1. Nội hàm Khái niệm phát triển bền vững ngành du lịch được đưa ra khi ngành du lịch phải đối mặt với các vấn đề kinh tế, xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 khi khái niệm “phát triển bền vững” được nêu ra đã đồng thời kéo theo sự ra đời của khái niệm “du lịch bền vững”. Năm 1993, tờ báo “Du lịch bền vững” (Journal of Sustainable Tourism) của Anh ra đời, đã đưa công tác nghiên cứu ngành du lịch bước vào một trang mới. Tháng 4 năm 1995, tổ chức UNESCO, tổ chức du lịch thế giới, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc đã tiến hành Hội nghị du lịch bền vững thế giới tại Tây Ban Nha. Hội nghị đã thông qua “Hiến chương phát triển du lịch bền vững” và “Kế hoạch hành động phát triển du lịch bền vững”.Hai văn kiện này đã trở thành hệ thống chuẩn tắc, cung cấp cho các nước nội dung cụ thể trong việc phát triển du lịch bền vững, đánh dấu giai đoạn tiến hành thực tiễn của công tác này. 1. Thực chất Trong một thời gian dài, con người chìm đắm trong niềm vui gặt hái lợi nhuận của ngành du lịch mà cho rằng du lịch là “ngành công nghiệp không khói”, do đó liệt đây vào ngành ưu tiên phát triển, khiến nguồn tài nguyên du lịch bị khai thác quá độ, cộng thêm việc quản lý kém hiệu quả tại các khu du lịch khiến môi trường – điều kiện để phát triển du lịch – (*) ThS., Trường Cao đẳng Văn hoá và Du lịch Sài Gòn (SAIGONACT).
  2. bị phá hoại nặng nề. Lúc ngày, người ta mới ý thức được sự mất cân bằng giữa ngành du lịch và môi trường. Hòa chung với trào lưu phát triển bền vững của thế giới, các chiến lược phát triển bền vững ngành du lịch được đề ra là: Du lịch, tự nhiên, văn hóa xã hội và môi trường là một thể hài hòa thống nhất, thực hiện việc phát triển ngành du lịch hiện tại và tương lai, không gây tổn hại tới lợi ích hiện tại và tương lai của khu du lịch. Việc thực hiện chiến lược du lịch phát triển bền vững là phát triển hài hòa với tự nhiên, và đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của con người. 2. Thuộc tính Chiến lược phát triển du lịch bền vững tốt nhất trong tương lai phải căn cứ vào không gian khu vực nhất định, mà khu vực là một tổng thể của hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Từ góc độ này mà nói, phát triển bền vững ngành du lịch chắc chắn bao gồm thuộc tính khu vực. - Tính chỉnh thể: Thuộc tính này được quyết định bỏi hệ thống tự nhiên – kinh tế – xã hội của khu vực nhất định, đòi hỏi phải có tính tổng thể và hài hòa, có lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa lợi ích khu vực và lợi ích toàn cầu. Phát triển chỉnh thể cũng có nghĩa là lợi ích phải được suy xét tới nhiều phương diện, để các phương diện có thể phát triển hài hòa và cân bằng. - Tính sai biệt: Giữa các khu vực chắc chắn có tồn tại sự khác biệt. Chính vì có sự khác biệt về nguồn tài nguyên du lịch, đặc trưng địa lý, mức độ phát triển kinh tế, cơ hội phát triển du lịch mà tạo ra sự khác biệt về khu vực trong công tác phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, con người là chủ thể tham dự vào hoạt động của khu vực, con người ở từng khu vực có sự khác biệt về trình độ văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử truyền thống, thái độ và cách nhìn nhận nên cũng tạo ra sự khác biệt trong phát triển du lịch bền vững. - Tính cạnh tranh: Tính cạnh tranh trong phát triển du lịch bền vững bắt nguồn từ chọn lựa của khách du lịch đối với khu du lịch. Trong phạm vi thế giới, dòng khách du lịch có thể tập trung nhiều vào một nơi nào đó, hay tập trung ít vào nơi nào đó. - Tính tiết kiệm: Việc phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên du lịch, tránh gây khó khăn cho ngành du lịch trong tương lai. Là một loại tài nguyên môi trường, tài nguyên du lịch cũng rất khan hiếm, điều này đòi hỏi phải phát huy được hiệu suất sử dụng và tiềm lực của nguồn tài nguyên du lịch. Hơn nữa, đây là một quá trình có sự biến đổi về thời gian nên có tính chu kỳ nhất định. 3. Nội dung a. Tăng cường sự hiểu biết của xã hội về tác dụng tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội, từ đó tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của con người. Những tác dụng phụ mà ngành du lịch mang lại đã nêu trên đây là những nội dung không thể coi nhẹ. Vậy phải làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường? Phải lấy kinh tế hay môi trường là trung tâm? Việc hài hòa giữa kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra cho công tác phát triển du lịch bền vững. b. Đề xướng phát triển công bằng Phát triển hài hòa giữa kinh tế du lịch và môi trường sinh thái đòi hỏi chúng ta không được thiên lệch về phía nào. Như trong “Tuyên ngôn Rio” được thông qua trong Đại hội môi trường và phát triển Liên Hợp Quốc năm 1992 đã nêu: “Để thực hiện phát triển bền vững, công tác bảo vệ môi trường phải là một bộ phận trong tiến trình phát triển đó, không thể suy xét khi tách rời bộ phận này.” Phát triển bền vững nghĩa là sự phát triển của hiện tại không được gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tương lai, đòi hỏi phải có sự phát triển công bằng và cân bằng giữa hiện tại và tương lai. c. Nâng cao chất lượng sống và môi trường sống của dân cư tại địa phương có khu du lịch
  3. Sự phát triển hợp lý của ngành du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khu du lịch như: Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, làm đẹp cảnh quan môi trường sống v.v. Phát triển bền vững ngành du lịch đòi hỏi phải mang lại lợi ích và sự phát triển cho cả khu vực và dân cư địa phương có khu du lịch. Chỉ có như vậy, ngành du lịch mới nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương. d. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mang lại trải nghiệm du lịch chất lượng cao cho khách du lịch Khách du lịch là cơ sở của phát triển du lịch bền vững, nếu không có khách du lịch thì ngành du lịch không thể phát triển, càng không thể nói đến phát triển bền vững. Trong thời đại mà ngành du lịch cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút khách tham quan chính là mấu chốt quyết định sự tồn vong của ngành du lịch. e. Xây dựng quan niệm mới, bảo vệ môi trường sinh thái để ngành du lịch có thể phát triển trong tương lai Phát triển ngành du lịch bền vững đòi hỏi chúng ta phải xây dựng quan niệm mới về sự phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên, tự giác bảo vệ môi trường, để các thế hệ tương lai vẫn có thể sử dụng nguồn tài nguyên môi trường. 4. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Phát triển bền vững ngành du lịch có nội hàm phong phú, đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc sau: a. Vừa phát triển vừa hạn chế Căn cứ của phát triển du lịch bền vững chính là ở chỗ “phát triển”, phát triển là trọng điểm của ngành du lịch, mà phát triển bền vững đòi hỏi phải có phương pháp, con đường và trọng điểm. Mục đích của phát triển ngành du lịch bền vững là đáp ứng nhu cầu về sản phẩm du lịch chất lượng cao của khách hàng, là đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện tại và tương lai của cư dân địa phương du lịch.Nhưng đồng thời, muốn không ảnh hưởng tới nhu cầu phát triển của thế hệ sau thì lại cần phải hạn chế việc sử dụng tài nguyên du lịch_cơ sở để ngành du lịch phát triển.Việc hạn chế đó tất nhiên chỉ là tương đối. b. Nguyên tắc phát triển bền vững Phát triển bền vững ngành du lịch tức là trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào đó vẫn duy trì được khả năng phát triển của bản thân. Điều kiện chủ yếu để ngành du lịch phát triển bền vững chính là việc tận dụng lâu dài tài nguyên du lịch và duy trì sự cân bằng của hệ thống sinh thái du lịch, trọng tâm là phát triển du lịch mà không ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường du lịch. c. Nguyên tắc công bằng Tính công bằng trong phát triển bền vững ngành du lịch được thể hiện ở hai phương diện sau: (1) Tính công bằng theo chiều ngang của cùng một thế hệ. Hai chủ đề lớn của thế giới hiện nay là hòa bình và phát triển. Là một trong hai chủ đề lớn đó, phát triển đòi hỏi sự phát triển chung của toàn thế giới. Hiện trạng của thế giới hiện nay là lưỡng cực hóa, khoảng cách giàu nghèo quá lớn. Trước tình hình đó, việc thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu là không thể. Do đó, điều cần nhấn mạnh là mang lại quyền phát triển công bằng cho nhân dân các khu vực trên thế giới. Là một bộ phận của thế giới, ngành du lịch cũng cần thể hiện được sự công bằng đó. (2) Sự công bằng theo chiều dọc giữa các thế hệ. Nguồn tài nguyên du lịch là không thể tái sinh và hữu hạn. Con người của thế hệ này không thể chỉ dựa vào nhu cầu của mình mà sử dụng, khai thác quá mức nguồn tài nguyên hữu hạn đó, mà còn cần phải cho các thế hệ sau cũng có quyền và cơ hội được sử dụng nguồn tài nguyên ấy. d. Nguyên tắc tính chung
  4. “Bảo vệ địa cầu của con người” là mục tiêu phát triển bền vững của toàn thế giới, mà trong đó có ngành du lịch. Việc thực hiện phát triển bền vững đòi hỏi toàn thế giới phải chung tay góp sức. Giống như “Tuyên ngôn Rio” đã ghi: Nỗ lực đạt được lợi ích chung trên mọi phương diện, nhận thức được tính chỉnh thể và tính sinh tồn tương hỗ của ngôi nhà chung_địa cầu. II. Con đường phát triển bền vững ngành du lịch 1. Chú trọng giáo dục ý thức, kết hợp sử dụng pháp luật Du lịch là hoạt động tổng hợp lấy con người là trọng tâm, tác hại mà ngành du lịch gây cho môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người mà ra. Do đó, muốn thực hiện phát triển bền vững ngành du lịch phải tiến hành giáo dục con người, bao gồm cả khách du lịch và dân cư vùng du lịch. Từ đó, trong quá trình tham gia vào các hoạt động du lịch, họ sẽ tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Về việc giáo dục khách tham quan, cần làm cho quan niệm về phát triển bền vững ngành du lịch thẩm thấu vào họ, bồi dưỡng ý thức tự giác bảo vệ môi trường ở họ.Ngoài ra, còn cần giúp đỡ các ban ngành địa phương nơi có cảnh quan du lịch nâng cao nhận thức về tính cấp thiết cũng như mức độ quan trọng của phát triển du lịch bền vững, từ đó nhận được sự ủng hộ lớn nhất của chính quyền địa phương. Không thể phủ nhận rằng, dù công tác tuyên truyền được tiến hành như thế nào thì vẫn tồn tại tình trạng một số người cố ý phá hoại môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên để đạt lợi ích cá nhân. Do đó, cần phải có hệ thống pháp quy kiện toàn về phát triển du lịch bền vững, sử dụng pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi phá hoại. 2. Dựa vào sức tải du lịch để phán đoán xem việc khai thác du lịch có lợi cho phát triển bền vững ngành du lịch hay không Tuy du lịch là ngành phát triển theo mùa, dễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nên khó phán đoán chuẩn xác. Tuy vậy, đây là nhân tố cơ bản nhất trong việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.Dựa trên cơ sở xác định sức tải du lịch và bảo vệ môi trường để tiến hành phát triển khu du lịch mới giúp ngành du lịch phát triển bền vững. 3. Đề xướng và phát triển du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới, loại hình này vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm du lịch khó quên, đồng thời lại giúp bảo vệ cảnh quan khu du lịch. Do đó, đây là một trong những lựa chọn phù hợp và lý tưởng nhất cho phát triển du lịch bền vững cả trong hiện tại và tương lai. 4. Đánh giá ảnh hưởng môi trường Việc đánh giá ảnh hưởng môi trường vốn là một phần trong công tác phân tích vốn và thu lợi của Mỹ, sau dần được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề. Môi trường là cơ sở để phát triển du lịch, chất lượng môi trường khu du lịch tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng tực tiếp tới chất lượng sản phẩm du lịch.Đưa việc đánh giá môi trường vào trong công tác phát triển tài nguyên du lịch sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về những ảnh hưởng của ngành du lịch đối với môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội. Lấy kết quả đánh giá môi trường làm căn cứ lý luận sẽ giúp các nhà đầu tư du lịch, các ban ngành quản lý du lịch giảm thiểu hoặc loại bỏ một số nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, khai thác những hạng mục đầu tư có tiềm năng nhỏ, tránh lãng phí vốn. Việc đánh giá môi trường là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường, là hệ thống phân tích và đánh giá môi trường hữu hiệu cần áp dụng trong việc thực hiện du lịch bền vững. 5. Thay đổi quan niệm về phát triển du lịch và mô hình kinh doanh du lịch Trước đây, mô hình khai thác tài nguyên mưu cầu tăng trưởng kinh tế là phiến diện, hiện đã trở nên lỗi thời. Việc thay đổi mô hình và phương thức khai thác tài nguyên kiểu cũ là căn cứ lý luận chỉ đạo công tác phát triển du lịch bền vững, nâng cao tần suất sử dụng nguồn tài nguyên du lịch. Cở sở phát triển của ngành du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội. Ngành du lịch truyền thống tuy mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương nơi có khu du lịch,
  5. nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều tác dụng phụ như ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên v.v. Những điều này đòi hỏi con người tạm gạt sang một bên niềm vui kinh tế mà ngành du lịch mang tới để định hướng lại con đường phát triển ngành du lịch. Phát triển bền vững ngành du lịch là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho ngành du lịch hiện nay, tuy nhiên hiện ngành du lịch nước ta vẫn còn nhiều nhân tố cản trở chúng ta thực hiện công cuộc này. Việc giải quyết những vấn đề này đòi hỏi dựa vào việc quy hoạch và quản lý khoa học, cơ chế kiện toàn, hệ thống pháp luật hoàn thiện, khoa học kỹ thuật và phát triển quan trọng hơn nữa là dựa vào ý thức và hành động của toàn dân.Chỉ khi ngành du lịch đạt tới trạng thái phát triển ổn định trường kỳ thì mới có thể trở thành ngành trụ cột trong nền kinh tế nước nhà. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Thị Thoa, “Phát triển bền vững du lịch”, http://www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=2979 2. Dương Văn Sáu, “Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh khủng hoảng tài chính công và suy thoái kinh tế ở châu Âu hiện nay”, http://huc.edu.vn/chi-tiet/1813/Phat-trien-du- lich-ben-vung-trong-boi-canh-khung-hoang-tai-chinh-cong-va-suy-thoai-kinh-te-o-Chau-Au- hien-nay.html 3. “Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường”, http://voer.edu.vn/m/nhan-dinh-chung-ve-phat-trien-du-lich-ben-vung-tu-goc-do-moi- truong/89a47d15 4. Ngô Chung Hồng, Hồng Thường Minh, Chung Lâm Sinh, “Nghiên cứu về nhận thức và thái độ của người dân với du lịch sinh thái”, “Báo du lịch”, năm 2005. 5. Hoàng Tục Hoa, “Nghiên cứu về cách quản lý khu du lịch tại Trung Quốc”, “Báo quản lý du lịch”, năm 2007. TÓM TẮT Khi khái niệm “phát triển bền vững” được nêu ra,ngày càng có nhiều nghiên cứu về sự phát triển và ảnh hưởng của ngành du lịch. Có rất nhiều nghiên cứu về khái niệm phát triển bền vững ngành du lịch, nhưng hiện vẫn chưa đưa ra được khái niệm thống nhất. Hiện nay, quan điểm về phát triển bền vững ngành du lịch được công nhận về bản chất phải hài hòa với tự nhiên, xã hội, văn hóa và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển chóng mặt, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ngành du lịch đã trở thành loại hình ngành nghề thu hút được nhiều lao động, đóng tỉ trọng cao trong GDP, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế, khiến người ta phải suy nghĩ và thảo luận về phương hướng phát triển ngành này. Cùng với việc đề xuất chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch, việc đối mặt với hiện trạng ngành, tìm kiếm biện pháp bảo vệ và phát triển, tìm hiểu toàn diện các chiến lược phát triển sẽ giúp ngành du lịch có được những bước tiến mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2