intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mùa đông - Đối mặt viêm phế quản

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Bệnh viêm phế quản là bệnh thường gặp và khó đối phó ở trẻ em. Trẻ rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Vì vậy, không được mặc ấm, đi ra gió sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm phế quản. Bệnh này khi đã trở thành mãn tính thì rất khó chữa trị và sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mùa đông - Đối mặt viêm phế quản

  1. Mùa đông - Đối mặt viêm phế quản - Bệnh viêm phế quản là bệnh thường gặp và khó đối phó ở trẻ em. Trẻ rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Vì vậy, không được mặc ấm, đi ra gió sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm phế quản. Bệnh này khi đã trở thành mãn tính thì rất khó chữa trị và sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời. Thế nào là viêm phế quản? Thời tiết và nhiệt độ lên xuống bất thường, mùa đông lạnh, gió to là những tác nhân gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ. Trời lạnh, trong không khí có nhiều loại virus gây các bệnh như, ho, cúm, cảm lạnh hoặc viêm xoang… Khi bé đã bị mắc các bệnh này, nếu không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ dẫn đến viêm phổi và viêm phế quản rất cao.
  2. Khi trẻ có những triệu chứng như sốt và ho kéo dài nên đưa trẻ đi khám. Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng như sốt và ho kéo dài trong vòng 2 – 3 tuần, cổ họng đau rát, đờm có màu xanh, vàng hoặc xám, chứng tỏ trẻ đã bị viêm phế quản. Trẻ em cũng rất nhạy cảm với các loại khói thuốc, khói bụi. Mùa đông, thời tiết hanh khô, các loại khói và bụi lại được dịp hoành hành. Trẻ hít vào khói thuốc và khói bụi nhiều cũng phải đối mặt với nguy cơ bị viêm phế quản. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc và bụi sẽ mặc viêm phế quản mãn tính.
  3. Các loại khói thuốc, bụi đều khiến bé dễ mắc viêm phế quản. Phòng tránh Vì đặc tính nguy hiểm của bệnh, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ trong mùa đông. Không nên cho trẻ đi ra ngoài khi tiết trời quá lạnh và gió to vì thời tiết lạnh sẽ khiến virus thâm nhập dễ dàng và phát triển nhanh hơn. Khi phát hiện con bị ho lâu ngày, dai dẳng, có triệu chứng sốt, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để có liệu pháp an toàn cho bé. Bác sĩ sẽ kê thuốc ho để giúp long đờm ở cổ họng. Mẹ có thể dùng biện pháp thông hút đờm cho trẻ, biện pháp này giúp đờm trong cổ họng và chất nhầy trong phổi được hút ra, cổ họng được thông thoáng. Nếu trẻ bị ho khan, hãy khoan dùng thuốc, vì khi ho, đờm trong cổ họng sẽ bị tống ra ngoài, điều này sẽ giúp trẻ nhanh bình phục hơn.
  4. Mỗi ngày nên cho trẻ uống khoảng 10 cốc nước để tránh tắc nghẽn sung huyết. Không được uống kháng sinh vì kháng sinh không thể vô hiệu hóa các loại virus này. Nếu trẻ bị sốt, hãy cho trẻ uống acetaminophen hay ibuprofen. Khi trẻ thở dốc, ho ra máu, mặt tái mét thì bạn nên đưa trẻ đến viện ngay nếu không trẻ sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong. Trẻ luôn phải được giữ ấm trong mùa đông để tránh nguy cơ mắc bệnh. Điều quan trọng là các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nếu có điều kiện nên dùng máy giữ ẩm để các loại virus không thể phát triển và hoành hành. Phòng ở của bé luôn phải giữ gìn sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc để phòng tránh ngay từ đầu sự thâm nhập của các loại virus đáng sợ kia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2