Mười Lời Khuyên Thực Tế<br />
Cho<br />
<br />
Phóng Viên Môi Trường<br />
Tác giả: Peter Nelson<br />
Tài liệu của Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế<br />
Với sự hỗ trợ của Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu<br />
và<br />
Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur<br />
<br />
Tác quyền: Copyright © 1995 thuộc về International Center for Journalists<br />
ISBN Number 0-9626584-6-4<br />
Tác quyền được bảo vệ. Không phần nào của tài liệu này được chế lại hoặc sao chép<br />
mà không có sự đồng ý bằng lời của nhà xuất bản.<br />
Tài liệu được dịch với sự cho phép của Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế (ICFJ).<br />
Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận nhằm đào tạo và<br />
hỗ trợ các nhà báo chuyên nghiệp khắp thế giới. Trung tâm được đặt tại thủ đô<br />
Washington, ngọai ô Reston, bang Virginia và tổ chức các chương trình với tài trợ từ<br />
đóng góp của ngành báo chí Mỹ, tiền chính phủ và tư nhân. Trung tâm kỷ niệm 10 năm<br />
đầu tiên phục vụ báo chí quốc tế vào năm 1995.<br />
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:<br />
The Center for Foreign Journalists<br />
11690-A Sunrise Valley Drive<br />
Reston, Virginia 22091-1409 USA<br />
Tel: (703) 620-5984 • Fax: (703) 620-6790<br />
Telex: 265132 CFJ UR • E-mail: editor@cfj.org<br />
• • • • •<br />
Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu (World Wide Fund for Nature-WWF) là tổ chức bảo<br />
tồn tư nhân quốc tế lớn nhất thế giới với 28 đơn vị và Tổ chức Quốc gia Trực thuộc khắp<br />
thế giới và hơn 5,2 triệu ủng hộ viên thường xuyên. Mục đích của WWF là bảo tồn thiên<br />
nhiên và sinh thái bằng cách bảo vệ các giống loài và sự đa dạng sinh học; bằng cách bảo<br />
đảm việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên có thể tái tạo một cách bền vững cho cả bây giờ<br />
lẫn tương lai; và bằng cách đẩy mạnh các họat động giảm ô nhiễm, khai thác và sử dụng<br />
tài nguyên hoang phí. Tại Canada và Mỹ, WWF tiếp tục mang tên Quỹ Đời Sống Hoang<br />
Dã Thế Giới (World Wildlife Fund).<br />
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:<br />
Conservation News Service<br />
WWF<br />
CH-1196 Gland, Switzerland<br />
<br />
Giới thiệu tác giả<br />
Peter Nelson là phóng viên tự do thường trú ở Washington, D.C. Từ 1990-1992, ông là<br />
tổng biên tập của Greenwire, một hãng tin về môi trường. Ông chuyên viết về môi<br />
trường, phát triển và chính trị liên quan đến môi trường tại Mỹ. Nelson cũng đã làm việc<br />
cho hãng tin chính trị The Hotline. Năm 1988, ông tốt nghiệp Đại học McGill ở<br />
Montreal, Canada với bằng cử nhân khoa học chính trị.<br />
Mục lục<br />
Lời nói đầu<br />
Giới thiệu<br />
Nội dung:<br />
1) Viết bài độc đáo<br />
2) Xây dựng và duy trì nguồn tin tốt<br />
3) Hãy chuẩn bị trước<br />
4) Giải nghĩa các thuật ngữ môi trường<br />
5) Làm bài viết sống và có liên quan<br />
6) Suy nghĩ hai lần về các con số<br />
7) Đưa tin khoa học một cách cẩn thận<br />
8) Tìm kiếm các lợi ích ẩn<br />
9) Bài cần cân xứng<br />
10) Đừng quên những bài tiếp theo<br />
Kết luận<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Mười Lời Khuyên Thực Tế Cho Phóng Viên Môi Trường là tài liệu thứ hai trong loạt<br />
những hướng dẫn về kỹ thuật viết báo chuyên môn do Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế<br />
(ICFJ) xuất bản. Giống như tài liệu đầu, tên là Mười Lời Khuyên Thực Tế Cho Phóng<br />
Viên Thương Mại và Kinh Tế, mục đích là giúp nhiều đối tượng phóng viên, biên tập viên<br />
khắp thế giới, dù kiến thức của họ ở mức mới vào nghề hay chuyên gia. Ý tưởng viết tài<br />
liệu này đã đến sau một lọat các seminar về môi trường do nhân viên CFJ thực hiện. Họ<br />
phát hiện rằng các nhà báo thiếu các tài liệu về cách viết, và nhu cầu này rất lớn.<br />
Các lời khuyên này chủ yếu dành cho phóng viên. Những ai còn mới trong lĩnh vực<br />
môi trường có thể dùng cuốn sách nhỏ này như là sách hướng dẫn còn những người có<br />
kinh nghiệm có thể dùng sách để suy nghĩ lại cách xây dựng nguồn tin hay theo dõi tin<br />
bài hàng ngày. Biên tập viên, “người gác cửa” cho những gì xuất hiện trên báo hay truyền<br />
hình, cũng có thể sử dụng các lời khuyên để học thêm cách làm tin môi trường rõ hơn và<br />
hữu ích hơn cho bạn đọc. Một câu thường hay nghe ở mỗi seminar về môi trường của<br />
trung tâm cho phóng viên là: “Hãy nói với biên tập viên của tôi!”<br />
Một trong những sợi chỉ xuyên suốt cuốn sách là các tin môi trường đều khác nhau.<br />
Tin về môi trường rất rộng bao gồm tất cả những gì trong cuộc sống, có quan hệ khăng<br />
khít với các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa và kinh tế. Tin về môi trường phức tạp<br />
nên không theo các công thức hay cách giải thích thông thường. Tin môi trường đòi hỏi<br />
kỹ thuật và kỹ năng. Đưa tin về môi trường không thể chính xác vì khoa học môi trường<br />
không chính xác – không chính xác về nguồn tin, dữ liệu, phương pháp luận khoa học và<br />
giải pháp. Và còn có ảnh hưởng tình cảm lên con người nữa.<br />
Nói chung, muốn viết giỏi về môi trường cần những yêu cầu chung để làm báo tốt như<br />
phải viết hấp dẫn, viết rõ ràng, giải thích những điều phức tạp cho độc giả; và đưa ra giải<br />
pháp – không phải chỉ vấn đề.<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Báo chí môi trường là một hiện tượng tương đối mới. Cách đây 30 năm, ít phóng viên<br />
viết sâu về đề tài này. Quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa phải là<br />
vấn đề của rộng rãi công chúng. Ngày nay, hầu hết các cơ quan thông tấn đều nhận ra<br />
rằng môi trường là chuyện lớn, và khi có thể thì sử dụng nhiều nguồn lực để đưa tin môi<br />
trường.<br />
Đưa tin môi trường không còn bị coi là chuyện xa lạ nữa. Nhưng nó sẽ là vấn đề phức<br />
tạp, có thể như vậy. Các vấn đề môi trường có liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội và<br />
sức khỏe cộng đồng. Chúng vượt khỏi phạm vi biên giới. Ở các nước đang phát triển nơi<br />
nhu cầu tăng trưởng rất mạnh và nguy cơ tổn hại môi trường rất lớn, vấn đề này càng<br />
phải đề cao. Đưa tin kịp thời và chính xác trở nên cần thiết hơn bao giờ.<br />
Hai điều cần nhớ<br />
1) Phóng viên phải nhớ tới độc giả của mình.<br />
2) Phóng viên nên đặt câu hỏi.<br />
Tôi nghĩ hầu hết các bài viết đều có thể được làm hay hơn bằng cách áp dụng các<br />
nguyên tắc cơ bản đó. Dù rõ ràng là vậy nhưng lại dễ bị quên.<br />
Trách nhiệm chính của phóng viên là với độc giả hay khán giả. Nhiều người chỉ sử<br />
dụng tin tức làm nguồn thông tin duy nhất cho các vấn đề môi trường vốn phức tạp. Điều<br />
này có nghĩa phóng viên như là người dạy để giải thích các vấn đề kỹ thuật khi viết một<br />
bài hay, hấp dẫn.<br />
Khi phóng viên mang độc giả trong đầu, họ thấy phải viết rõ ràng hơn và cung cấp đầy<br />
đủ thông tin liên quan để làm bài viết có nghĩa. Có nhà báo biện hộ rằng họ chỉ viết cho<br />
lượng độc giả giới hạn là các chuyên gia và phần lớn người ta không chú ý đến tin môi<br />
môi trường. Tôi không đồng ý. Mọi người đều quan tâm đến môi trường.<br />
Nhắc phóng viên đặt thêm câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn. Đơn giản vì đó là điều họ làm.<br />
Nhưng quá nhiều phóng viên không hỏi đủ câu hỏi và không đủ lý giải cho bài viết của<br />
mình để người đọc hay khán giả hiểu.<br />
Có phóng viên bị nguồn tin làm cho sợ, có thể sợ vì lý do khoa học. Kết quả là nhà báo<br />
không tìm đủ thông tin họ cần như định nghĩa một thuật ngữ kỹ thuật, tầm quan trọng của<br />
một kết quả, hay vấn đề được đồng ý về mặt khoa học như thế nào.<br />
Bạn dễ gật đầu khi nguồn tin thao thao vì bạn giả vờ hiểu. Nhiều nhà báo sợ phải cho<br />
thấy mình còn thiếu kiến thức hay sợ câu hỏi của mình ngớ ngẩn. Đối với nhà báo, không<br />
câu hỏi nào là ngớ ngẩn. Chỉ có những câu không cần thiết thôi. Rõ ràng người ta không<br />
hỏi một nhà khoa học nổi tiếng thế giới tên ông ta viết thế nào. Chuẩn bị trước khi phỏng<br />
vấn là cần thiết, và điều này được đề cập ở chỗ khác trong sách này. Bất cứ cái gì có thể<br />
giúp phóng viên hiểu rõ vấn đề hơn thì nên hỏi. Có thể hơi bối rối khi thú nhận bạn<br />
không biết điều gì đó, nhưng chẳng tốt hơn mang tiếng viết ẩu sao?<br />
Những lời khuyên trong sách này đi từ cách tìm ra những ý mới để viết đến cách xử lý<br />
số liệu. Rõ ràng đây không phải là một tập sách đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn.<br />
<br />